Ở thời điểm hiện nay còn có ý kiến khác nhau về nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu thì việc khí hậu trên hành tinh Trái Đất đang nóng lên, kéo theo nó là việc tan băng ở Bắc và Nam Cực cũng như mực nước biển trung bình đang dâng lên từ hơn một thế kỷ qua là một thực tế mà nhân loại phải ứng phó.
Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã nhận định rằng những hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu trực tiếp tác động đến sự sinh tồn của loài người, cụ thể đến Tài nguyên nước, Năng lượng, Sức khỏe con người, Nông nghiệp và an ninh lương thực và Đa dạng sinh học. Năm lĩnh vực này lại có liên quan mật thiết với nhau.
Là một quốc gia nằm trên bao lơn của Biển Đông thông ra Thái Bình Dương, với hơn 75% dân số sống dọc theo một bờ biển dài hơn 3200 km và tại hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, Việt Nam thuộc vào loại các nước bị uy hiếp nhiều nhất bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng. Câu hỏi hiện nay không còn là “Liệu các hiện tượng có ảnh hưởng đến đất nước ta hay không?”mà là “Ứng phó như thế nào để giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ tối đa thành quả lao động quá khứ và tiếp tục phát triển bền vững”. Đặc biệt , trong lĩnh vực du lịch sinh thái biển cần phải dược quan tâm nhiều hơn nữa.
Trước những vấn đề nóng bỏng của khoa học môi trường đồng thời để nâng cao vốn kiến thức của mình em xin trình bày về : Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đối với du lịch sinh thái biển.
Được sự tận tình giúp đỡ cuả thầy TSKH. Lê Huy Bá , cùng với những cố gắng trong việc thu thập thông tin nhưng không tránh khỏi những sai sót . Mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến để bài làm được hoàn thiện hơn.
28 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3258 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đối với du lịch sinh thái biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN KHCN & QLMT
dóc
ĐỀ TÀI :
GVHD : TSKH.LÊ HUY BÁ
SVTH : PHẠM THỊ TUYẾT NHUNG
MSSV : 0772710
TP. HỒ CHÍ MINH – 2009
LỜI MỞ ĐẦU
Ở thời điểm hiện nay còn có ý kiến khác nhau về nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu thì việc khí hậu trên hành tinh Trái Đất đang nóng lên, kéo theo nó là việc tan băng ở Bắc và Nam Cực cũng như mực nước biển trung bình đang dâng lên từ hơn một thế kỷ qua là một thực tế mà nhân loại phải ứng phó. Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã nhận định rằng những hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu trực tiếp tác động đến sự sinh tồn của loài người, cụ thể đến Tài nguyên nước, Năng lượng, Sức khỏe con người, Nông nghiệp và an ninh lương thực và Đa dạng sinh học. Năm lĩnh vực này lại có liên quan mật thiết với nhau. Là một quốc gia nằm trên bao lơn của Biển Đông thông ra Thái Bình Dương, với hơn 75% dân số sống dọc theo một bờ biển dài hơn 3200 km và tại hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, Việt Nam thuộc vào loại các nước bị uy hiếp nhiều nhất bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng. Câu hỏi hiện nay không còn là “Liệu các hiện tượng có ảnh hưởng đến đất nước ta hay không?”mà là “Ứng phó như thế nào để giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ tối đa thành quả lao động quá khứ và tiếp tục phát triển bền vững”. Đặc biệt , trong lĩnh vực du lịch sinh thái biển cần phải dược quan tâm nhiều hơn nữa.
Trước những vấn đề nóng bỏng của khoa học môi trường đồng thời để nâng cao vốn kiến thức của mình em xin trình bày về : Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đối với du lịch sinh thái biển.
Được sự tận tình giúp đỡ cuả thầy TSKH. Lê Huy Bá , cùng với những cố gắng trong việc thu thập thông tin nhưng không tránh khỏi những sai sót . Mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến để bài làm được hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
PHẦN MỘT
GIỚI THIỆU CHUNG
1.Biến đổi khí hậu là gì?
Nhiệt độ mặt đất trung bình toàn cầu
từ 1856 đến 2005.
Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu (tiếng Anh: global warming) là hiện tượng tăng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái đất mà người ta đã quan sát được trong các thập kỷ gần đây. Trong thế kỉ 20, nhiệt độ trung bình của không khí gần mặt đất đã tăng 0,6 ± 0,2 °C (1,1 ± 0,4 °F) .
Theo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ Việt Nam): Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất
Theo Công ước khung về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc UNFCCC : Biến đổi khí hậu là một sự thay đổi trong khí hậu do tác động trực tiếp hay gián tiếp của các hoạt động con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu, bên cạnh sự biến động của khí hậu tự nhiên, được quan sát qua nhiều thời kỳ (theo Công ước khung về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc UNFCCC).
2.Nguyên nhân gây biến đôi khí hậu:
Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phát xả khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và Metan CH4) là nguyên nhân hàng đầu của BĐKH, đặc biệt kể từ 1950 khi thế giới đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và tiêu dùng, liên quan với điều đó là sự tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, sản xuất xi măng, phá rừng và gia tăng chăn nuôi đại gia súc (phát xả nhiều phân gia súc tạo ra nguồn tăng Metan), khai hoang các vùng đất ngập nước chứa than bùn..
Với sự tăng lên không ngừng của các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, Trái đất trở thành một quả cầu giữ nhiệt, và từ đó nhiệt độ của nó không ngừng tăng lên theo thời gian
Các nhân tố ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu
3.Hậu quả
Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số ví dụ:
Băng tan tại hai cực làm nước biển dâng cao, dẫn đến nguy cơ mất đi vĩnh viễn của những đảo quốc có độ cao xấp xỉ mực nước biển và những vùng đất thấp ven biển.
Nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật trước giờ chỉ quen sống trong khí hậu lạnh giá,....
Nhiệt độ tăng từ 0,1-0,2oC mỗi 10 năm, làm cho các quốc gia Châu Phi sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng
Băng tan ở hai cực Gấu Bắc Cực nhịn đói
4.Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới
Một cuộc nghiên cứu mới về khí hậu cho thấy trong 25 năm qua vành đai nhiệt đới của Trái đất đã mở rộng thêm vài trăm km về phía hai cực của trái đất, khiến cho các khu vực cận nhiệt đới càng trở nên khô hạn.
Bằng cách sử dụng bốn phương pháp đánh giá khí tượng khác nhau, các nhóm nghiên cứu độc lập đã phát hiện thấy từ năm 1979, vành đai áp thấp nhiệt đới đã tăng từ 2 đến 4,8 vĩ độ. Kết quả là vành đai nhiệt đới mở rộng về phía cực Nam và Bắc tổng cộng từ 225 đến 530 km.
Phương pháp chính xác định vành đai nhiệt đới là theo dõi các dòng gió xoáy đánh dấu rìa của vùng nhiệt đới. Các nhà khí tượng nhận thấy các dòng gió xoáy nhiễu loạn nhiệt đới đang hoạt động trên diện rộng hơn so với hai thập niên trước, chứng tỏ vành đai nhiệt đới đã mở rộng.
Ngoài ra, các nhà khí tượng còn xác định sự mở rộng của vành đai nhiệt đới thông qua việc đánh giá lượng ozone trong khí quyển, độ sâu của tầng đối lưu, và mức độ khí hậu khô hạn tại những vùng cận nhiệt đới.
Các nhà khí tượng từ lâu đã dự đoán do tác động của của sự biến đổi khí hậu mà con người gây ra, vành đai nhiệt đới có xu hướng mở rộng cho tới cuối thế kỷ 21, song đã phải bất ngờ trước mức độ mở rộng hơn so với dự kiến của họ.
Khí hậu là trạng thái khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng bởi các trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi nước, mây, gió...Như vậy, khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và nó thường có tính chất ổn định, ít thay đổi. Trong lịch sử địa chất của trái đất chúng ta, sự biến đổi khí hậu đã từng nhiều lần xẩy ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà chúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã xãy ra cách đây 10.000 năm và hiện nay là giai đoạn ấm lên của thời kỳ gian băng. Xét về nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này, chúng ta có thể thấy đó là do sự tiến động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái đất, sự thay đổi quỹ đạo quay của trái đất quanh mặt trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc biệt là sự thay đổi trong thành phần khí quyển.
Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà chúng ta gọi đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính.Có thể hiểu sơ lược là: nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi lượng nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Chính lượng khí CO2 chứa nhiều trong khí quyển sẽ tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất. Cùng với khí CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, CH4, CFC. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá..), nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4oC đến 5,8oC từ 1990 đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng sống của con người.
Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ sau đây: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Số lượng các trận bão lớn, lốc xoáy cường độ mạnh tăng gấp đôi, trùng hợp với nhiệt độ bề mặt đại dương tăng lên. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương (2004) cướp đi sinh mạng 225 000 người thuộc 11 quốc gia, hay cơn bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ (2005) gây thương vong lên đến hàng ngàn người và thiệt hại kinh tế ước tính 25 tỷ USD, và gần đây nhất siêu bão Nargis đánh vào Myanmar (2008) là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất năm qua tính theo số lượng người thiệt mạng. Trận bão này giết chết hơn 135.000 người và đẩy hơn một triệu người vào cảnh không nhà cửa. Tính ra, thiên tai đã cướp đi mạng sống của hơn 220.000 người trong năm 2008 và gây thiệt hại khoảng 200 tỷ USD, biến nó thành một trong những năm đáng sợ nhất trong lịch sử loài người tính theo tổn thất thiên tai về người và của. Diễn biến mới nhất của thiên tai là trận cháy rừng khủng khiếp do thời tiết quá khô hạn vừa xãy ra ở nước Úc (2/2009) đã giết chết ít nhất 210 người và làm bị thương hơn 500 người cùng những thiệt hại nặng nề về vật chất. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90%.cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất.
Dự báo về mực nước biển dâng
Nhiều nghiên cứu trong khuôn khổ Tổ chức liên chính phủ về Biến đổi khi hậu (IPCC) đã đánh giá thực tế quá trình mực nước biển dâng trên thế giới trong 120 năm qua, từ 1880 đến năm 2000, và từ đó đã dự báo các kịch bản mức nước biển dâng đến cuối thế kỷ XXI, tuỳ theo các kịch bản về hiệu ứng nhà kính và tan băngMức độ nghiêm trọng của biển dâng tác động lên các châu thổ trên thế giới, tình hình xâm thực của các bờ biển, và tác động lên cư dân ở những nơi này cũng đã được dự báo.
Đối với khu vực Đông Dương, IPCC dự báo nhiệt độ sẽ gia tăng +1°C vào 2010 - 2039, và +3° đến +4°C vào 2070 – 2099; vũ lượng sẽ giảm 20 mm vào 2010 – 2039, rồi sau đó tăng +60 mm vào 2070 – 2099; mực nước biển dâng cao 6 cm/năm, đạt mức 20 cm vào 2030, và 88 cm vào 2100.
Qua các đo đạc đã được tiến hành, IPCC đã ghi nhận những biến đổi về nhiệt độ nước biển bề mặt và mực nước biển ở Đông Nam Á. Hình 4 và Hình 5.Qua các dự báo trên, Việt Nam được liệt vào các địa bàn bị uy hiếp nghiêm trọng nhất.
Hình 3. Dự báo ảnh hưởng của biển dâng đến bờ biển và cư dân ven biển
Dự báo tác động của biển dâng lên môi tường tự nhiên.Khi mực nước biển dâng, hậu quả dễ thấy nhất là nhiều vùng sẽ bị ngập. Nhưng hậu quả của biển dâng không phải chỉ có ngập tĩnh.Động lực biển vùng ven bờ và cửa sông, sóng vỡ khi tiếp cận bờ sẽ tác động mạnh hơn lên đường bờ, bãi triều. Bờ biển bị xâm thực và cơ sở hạ tầng ven biển bị đe dọa lớn hơn.
Ở các đồng bằng ven biển, độ ngập sâu hơn, thời gian ngập kéo dài hơn. Xâm nhập mặn sẽ vào sâu hơn, nguồn nước ngọt khan hiếm hơn. Chế độ thủy văn, thủy lực trên từng địa bàn và trên cả đồng bằng sẽ có những thay đổi, khiến cho động thái bồi xói bờ sông, cù lao, cồn bãi, bồi lắng phù sa trên hệ thống sông chính và vùng cửa sông cũng
5.Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐK.
Một số phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam tại Hà Nôi tháng 2/2008, được trình bày tóm tắt dưới đây.
Bảng 1.Thông báo Quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam (so với năm 1990)
Năm
Nhiệt độ tăng thêm(0C)
Mực nước biển tăng thêm (cm)
2010
0,3-0,5
9
2050
1,1-1,8
33
2100
1,5-2,5
45
Chú ý: rằng số liệu trên chưa tính đến tính ì của khí hậu và đặc điểm sụt hạ địa chất địa phương
Bảng 2.Kịch bản BĐKH các vùng của Việt Nam (nhiệt độ tăng thêm 0C so với năm 1990)
Năm
Tây Bắc
Đông Bắc
Đồng bằng BB
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây nguyên
Nam Bộ
2050
1,41
1,66
1,44
1,68
1,13
1,01
1,21
2100
3,49
4,38
3,71
3,88
2,77
2,39
2,80
Bảng 3. Kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam so với năm 1990
Kịch bản / năm
2050
2100
A1F1
13,7
39,7
A2
12,5
33,1
A1B
13,3
31,5
B2
12,8
28,8
A1T
12,7
27,9
B1
13,4
26,9
Chú ý: số liệu chưa tính đến biên độ sụt hạ địa chất địa phương
Tính trung bình của cả 6 kịch bản thì đến cuối thế kỷ 21 nhiệt đô có khả năng tăng thêm 2,80C, mực nước biển dâng cao thêm 37cm chưa tính đến sự tan băng mà chỉ tính đến sự dãn nở nước đại dương. IPCC cũng dự báo rằng cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể tăng thêm tối đa 81 cm .Tuy nhiên các nhà khoa học Anh cho rằng con số đó chưa phản ánh đúng, nước biển cuối thế kỷ 21 có thể tăng thêm đến 163 cm- tức là gấp đôi số liệu dự báo của IPCC.
Xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam:
Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam
Nhiệt độ ở các vùng ven biển tăng chậm hơn các vùng sâu hơn trong lục địa
Đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ có thể tăng thêm từ 4,0 đến 4,50C theo kịch bản cao nhất và 2,0 đến 2,20C theo kịch bản thấp nhất
Biên độ dâng cao mực nước biển ở nước ta là khá lớn theo tất cả các kịch bản, măc dù vậy vẫn chỉ là tương đương hoặc thấp hơn chút ít so với dự báo của IPCC năm 2007
- BĐKH kéo theo hiện tượng El Nino, làm giảm đến 20-25% lượng mưa ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, gây ra hạn hán không chỉ phổ biến và kéo dài mà thậm chí còn gây khô hạn thời đoạn ngay trong thời gian El Nino. Tác động này ở Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên lớn hơn Nam Tây Nguyên
Những nhận định trên đây là cơ sở để nhận diện một số tác động của BĐKH đối với biển Việt Nam.
PHẦN HAI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI DU LỊCH SINH THÁI BIỂN VIỆT NAM
1.Hệ sinh thái Biển và Vùng bờ
Biển Đông (vùng biển đông Việt Nam) là một biển rìa lục địa (marginal sea), một phần của Thái Bình Dương, bao phủ một diện tích từ Singapore tới eo biển Đài Loan với diện tích áng chừng khoảng 3.500.000 km². Đây là một hình thể biển lớn nhất sau năm đại dương. Các đảo ở Biển Đông có số lượng nhiều, tập hợp thành một số quần đảo. Vùng biển này và phần lớn các đảo không có người ở của nó là mục tiêu tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia xung quanh. Những tranh chấp đó cũng thể hiện ở số lượng tên gọi được sử dụng để chỉ vùng biển này.
Biển Đông là một vùng biển có ý nghĩa địa chính trị vô cùng quan trọng. Nó là đường hàng hải đông đúc thứ hai trên thế giới, trong khi nếu tính theo tổng lượng hàng hoá thương mại chuyển qua hàng năm, hơn 50% đi qua Eo biển Malacca, Eo Sunda, và Eo Lombok. Hơn 1.6 triệu m³ (10 triệu barrel) dầu thô được chuyển qua eo biển Malacca hàng ngày, nơi thường xảy ra các vụ hải tặc, nhưng hiện đã giảm nhiều so với giữa thế kỷ 20.
Vùng này đã được xác định có trữ lượng dầu mỏ khoảng 1.2 km³ (7.7 tỷ barrel), với ước tính tổng khối lượng là 4.5 km³ (28 tỷ barrel). Trữ lượng Khí gas tự nhiên được ước tính khoảng 7.500 km³ (266 nghìn tỷ feet khối).
Theo những nghiên cứu do Sở môi trường và các nguồn lợi tự nhiên Philippine, vùng biển này chiếm một phần ba toàn bộ đa dạng sinh học biển thế giới, vì vậy nó là vùng rất quan trọng đối với hệ sinh thái.
Việt Nam được thiên nhiên ưu ái cho một bờ biển dài, có rất nhiều đảo và giàu tài nguyên; các hệ sinh thái biển chủ yếu được phân bố dọc theo vùng lãnh hải gần bờ và gồm có các rặng san hô, tảo biển và rừng ngập mặn.
Các hệ sinh thái có năng suất sinh học cao được phân bố dọc theo vùng lãnh hải gần bờ mặc dù chúng nhỏ hơn rất nhiều lần so với các hệ sinh thái ở xa bờ. Trong số những hệ sinh thái đó có các vùng đầm lầy thủy triều, các khu rừng ngập mặn, vùng cửa sông, các khu đầm phá, vịnh nhỏ, những rặng san sô, các vùng châu thổ, các bãi cát ven biển, đảo, bãi đất lầy theo thủy triều, thềm lục địa mềm và cung, các đìa nuôi trồng thủy sản nước lợ. Những khu hệ sinh thái này có các cấu trúc và chức năng khác nhau, như điều hòa khí hậu, nhưng là nơi cư trú vô cùng quan trọng và là nơi sinh sản của hàng ngàn loài sinh vật biển và các loài chim nước.
Việt Nam có 3.260 km bờ biển, đứng thứ 27 trong 156 quốc gia có biển trên thế giới; với vùng biển rộng gần 1 triệu km2 và khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ..., Việt Nam có quá nhiều lợi thế để phát triển du lịch biển, đảo so với nhiều nước trong khu vực. Việt Nam có đủ các điều kiện tự nhiên phát triển đa dạng các loại hình du lịch biển đảo như du lịch sinh thái, khoa học, lặn ngầm, tắm biển, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thể thao giải trí, lặn biển, du ngoạn... lặn biển...
Đánh giá về tiềm năng phát triển du lịch biển, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng: Du lịch biển Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển hơn so với du lịch trên đất liền. Vì nước ta có nhiều bãi biển khá bằng phẳng, nước biển trong, sóng gió vừa phải, không có chỗ nước xoáy, không có sinh vật gây hại. Sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên biển-đảo, hang động ngầm, cảnh quan ngầm của các rạn san hô với phong cảnh thiên nhiên và các giá trị văn hoá xã hội vùng ven biển...
Các giá trị vốn có nói trên rất thích hợp cho việc phát triển các cụm hoặc khu du lịch tập trung với các loại hình đa dạng như du lịch sinh thái, khoa học, lặn ngầm, tắm biển, thể thao giải trí, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, mạo hiểm du ngoạn, du lịch lặn... Hiện nay, các loại hình du lịch biển này đã bắt đầu phát triển ở Nha Trang dựa trên cơ sở khai thác các giá trị dịch vụ của rạn san hô. Bên cạnh đó, nước ta còn có lợi thế phát triển du lịch biển là do có vùng biển rộng, bờ biển dài, nhiều đảo khí hậu nhiệt đới gió mùa, bãi biển đẹp, lại giàu đa dạng sinh học, nhiều phong cảnh đẹp, và di tích lịch sử ven biển.
Dọc ven biển nước ta đã xác định được khoảng 126 bãi cát biển có thể chứa khoảng vài chục đến vài trăm ngàn người, trong đó có khoảng 20 bãi cát biển đạt tiêu chuẩn quốc tế, dài 16km. Đó là chưa kể đến hàng trăm bãi biển nhỏ, đẹp, nằm ven các vụng, vũng tĩnh lặng, ven các đảo hoang thuộc quần đảo Tây Bắc vịnh Bắc Bộ, quần đảo Cát Bà, Cù Lao Chàm, cụm đảo Hòn Mun, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc. Tuy sức chứa khách không lớn, nhưng rất thích hợp với loại hình du lịch picnic, du ngoạn của các nhóm nhỏ du khách yêu thiên nhiên.
Những phong cảnh đẹp, kỳ thú trên biển cũng là lợi thế thu hút khách du lịch đến với Việt Nam như: năm 1994, vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới; năm 2003, vịnh Nha Trang (năm 2003), vịnh Lăng Cô (năm 2009) được công nhận là một trong 30 vịnh đẹp nhất thế giới. Việt Nam còn có 17 khu bảo tồn biển đang được quy hoạch trình Chính phủ phê duyệt sẽ góp phần phát triển du lịch sinh thái biển và là nơi phát triển các nghề mới cho người dân như câu cá, đánh cá giải trí, nuôi cá cảnh san hô; hai thành phố ven biển là Huế và Hội An được công nhận là Di sản văn hoá Thế giới. Ngoài ra, các khu di sản thế giới Thánh địa Mỹ Sơn và Động Phong Nha đều nằm ven biển. Tất cả, không chỉ để duy trì nguồn lợi đa dạng sinh học cho vùng biển, mà còn là "cơ sở tài nguyên" để phát triển thành những cụm du lịch liên hoàn và du lịch sinh thái biển trong tương lai.
Du lịch sinh thái biển Việt Nam
2. Ảnh hưởng của BĐKH đối với du lịch sinh thái biển
Trong lịch sử xa xôi hàng trăm, n