Đề tài Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Nhà máy bia Đông Nam Á

Từ sau Đại hội VI, nền kinh tế Việt Nam bước sang một giai đoạn mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau tham gai vào nền kinh tế ngày càng nhiều và phức tạp. Điều đó đã tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn các sản phẩm khác nhau theo nhu cầu riêng. Do vậy, để có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau về nhiều phương diện. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, chất lượng sản phẩm được coi là phương tiện cạnh tranh hiệu quả nhất để giành thắng lới. Có thể nói, từ khi có chính sách mở cửa nền kinh tế thì sản xuất kinh doanh đã thực sự trở thành "trận chiến nóng bỏng" với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Thêm vào đó, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu của con người đối với các sản phẩm, hàng hoá không chỉ dừng lại ở số lượng mà cả chất lượng sản phẩm cũng ngày càng được người tiêu dùng quan tâm nhiều. Để đạt được các mục tiêu của mình, các doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm của mình. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đáng kể nhất vẫn là chất lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm ra cho mình những giải pháp tối ưu để có được sản phẩm có chất lượng cao, thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng - đó chính là con đường duy nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài.

pdf77 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2879 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Nhà máy bia Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Nhà máy bia Đông Nam Á” GVHD: PGS.TS Hoàng Đức Thân MỤC LỤC Trang Lời nói đầu.....................................................................................................1 Phần I. Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm ............................................2 I-Chất lượng sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.3 1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm. .....................................................3 2. Phân loại chất lượng sản phẩm ............................................................7 a) Phân loại chất lượng theo hệ thống ISO 9000. ................................ 7 b) Phân loại theo mục đích công dụng của sản phẩm. ......................... 8 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. ...............................8 a) Nhóm nhân tố khách quan ............................................................. 8 b) Nhóm các nhân tố chủ quan.......................................................... 11 4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm .......................................14 a) Nhóm các chỉ tiêu không so sánh được......................................... 14 b) Nhóm chỉ tiêu có thể so sánh được ............................................... 15 II- Quản lý chất lượng sản phẩm............................................................... 16 1. Một số quan điểm về quản lý chất lượng sản phẩm và các giai đoạn phát triển nhận thức về quản lý chất lượng sản phẩm. .......................16 a) Một số quan điểm về quản trị chất lượng sản phẩm ...................... 16 b) Các giai đoạn phát triển nhận thức về quản lý chất lượng sản phẩm ............................................................................................ 17 2. Nội dung công tác quản lý chất lượng trong doanh nghiệp. ...............19 a) Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế. ........................................ 19 b) Quản lý chất lượng trong khâu cung ứng nguyên vật liệu đầu vào ............................................................................................... 20 c) Quản lý chất lượng khâu sản xuất. ................................................ 21 d) Quản lý chất lượng trong và sau khi bán....................................... 22 3. Các công cụ sử dụng trong quản lý chất lượng sản phẩm ..................23 a) Biểu đồ luồng ............................................................................... 23 b) Mô hình Ishikawa (mô hình xương cá)......................................... 24 c) Biểu đồ Pareto .............................................................................. 25 d) Các mô hình phân tán. (Biểu đồ tán xạ)....................................... 27 4. Một số mô hình quản lý chất lưọng....................................................27 a) Mô hình quản lý chất lượng sản phẩm toàn diện........................... 27 b) Mô hình tổ chức quản lý chất lượng ISO-9000 ............................. 29 III-Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm ..................... 31 1.Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam ..................31 2.Vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm ..................................32 Phần II. Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm của nhà máy bia đông nam Á.....................................................................................34 I. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nhà máy bia đông nam á ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm............................................................................. 34 1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy bia Đông Nam Á. ....34 2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý. ................................................36 a. Nhiệm vụ của một phòng ban chính của nhà máy. ........................ 36 b. Đặc điểm lao động của nhà máy. .................................................. 37 3. Đặc điểm về quy trình công nghệ chế biến sản phẩm.........................39 4. Đặc điểm về vốn kinh doanh. ............................................................43 a. Tài sản cố định.............................................................................. 43 b. Tài sản lưu động. .......................................................................... 44 II. Phân tích thực trạng CLSP của nhà máy bia Đông nam Á.................... 44 1. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy .....................44 2. Tình hình sản phẩm và chất lượng sản phẩm của nhà máy.................47 3. Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm của nhà máy ......................49 4. Tính toán các chỉ tiêu so sánh chất lượng ở nhà máy ........................50 III. Đánh giá chung tình hình quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà máy bia ĐNA. .......................................................................................53 1. Thành tựu ..........................................................................................53 2. Tồn tại:..............................................................................................54 3. Nguyên nhân tồn tại...........................................................................55 Phần III. Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Nhà máy Bia Đông Nam Á ...................................................................................55 I - Phương hướng sản xuất kinh doanh của Nhà máy Bia Đông Nam Á. .. 55 1. Những thuận lợi và khó khăn của nhà máy. .......................................55 2. Mục tiêu và phương hướng sản xuất kinh doanh ..............................56 II. Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà máy bia Đông Nam Á.................................................................................................. 58 1. Đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất ............................................58 a/ Căn cứ đề xuất giải pháp :............................................................. 58 b/ Nội dung và điều kiện áp dụng biện pháp : ................................... 59 2. Biện pháp bảo đảm chất lượng nguyên vật liệu :................................60 a/ Căn cứ đề xuất giải pháp :............................................................. 60 b. Nội dung và điều kiện áp dụng biện pháp. .................................... 61 3. Biện pháp về quản lý chất lượng sản phẩm........................................63 a. Căn cứ đưa ra giải pháp. ............................................................... 63 b. Nội dung và điều kiện áp dụng biện pháp. .................................... 64 4. Biện pháp về nhân sự.........................................................................65 a. Căn cứ đưa ra giải pháp. ............................................................... 65 b. Nội dung và điều kiện áp dụng biện pháp. .................................... 66 Kết luận........................................................................................................68 Phụ lục 1: Sơ đồ bộ máy quản lý Nhà Máy............................................. 696 Phụ lục 2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bia.................................. 707 Phụ lục 3: Bảng cân đối kế toán Nhà máy bia Đông Nam Á năm 1999 .. 718 Danh mục tài liệu tham khảo......................................................................70 1 LỜI NÓI ĐẦU Từ sau Đại hội VI, nền kinh tế Việt Nam bước sang một giai đoạn mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau tham gai vào nền kinh tế ngày càng nhiều và phức tạp. Điều đó đã tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn các sản phẩm khác nhau theo nhu cầu riêng. Do vậy, để có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau về nhiều phương diện. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, chất lượng sản phẩm được coi là phương tiện cạnh tranh hiệu quả nhất để giành thắng lới. Có thể nói, từ khi có chính sách mở cửa nền kinh tế thì sản xuất kinh doanh đã thực sự trở thành "trận chiến nóng bỏng" với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Thêm vào đó, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu của con người đối với các sản phẩm, hàng hoá không chỉ dừng lại ở số lượng mà cả chất lượng sản phẩm cũng ngày càng được người tiêu dùng quan tâm nhiều. Để đạt được các mục tiêu của mình, các doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm của mình. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đáng kể nhất vẫn là chất lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm ra cho mình những giải pháp tối ưu để có được sản phẩm có chất lượng cao, thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng - đó chính là con đường duy nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài. Nhà máy bia Đông Nam Á, tiền thân là Hợp tác xã Ba Nhất, trải qua hơn 30 năm phát triển Nhà máy đã từng bước vươn lên thành một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường. Nhà máy luôn luôn đặt mục tiêu chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Vì hơn bao giờ hết Nhà máy biết rằng không chỉ có các doanh nghiệp Việt Nam, mà còn có cả các hãng nước ngoài cùng tham gia vào việc cung ứng loại nước giải khát này trên thị trường. Chính vì vậy mà Công ty luôn đầu tư vào việc cải tiến đổi mới công nghệ, trang thiết bị, đào tạo nhân tố con người ... nhằm nâng cao chất lượng của mình. Trong quá trình thực tập tại Nhà máy bia Đông Nam Á em đã chọn đề tài: 2 "Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Nhà máy bia Đông Nam Á" Nhằm góp phần vào việc tìm ra những quan điểm hướng đi và biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm của Nhà máy. Đề tài được xây dựng và triển khai theo các phần sau: Phần I : Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm. Phần II : Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm của Nhà máy bia Đông Nam Á. Phần III: Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Nhà máy bia Đông Nam Á. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Hoàng Đức Thân, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ làm việc tại Nhà máy bia Đông Nam Á đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đề này. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 3 I-CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm. Trong cuộc sống hàng ngày, thuật ngữ chất lượng thường xuyên được nhắc tới, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được thấu đáo và sử dụng đúng các thuật ngữ này. Có rất nhiều các quan điểm khác nhau được các nhà nghiên cứu đưa ra trên cơ sở nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Theo Philip.B.Groby cho rằng: "Chất lượng là sự phù hợp với những yêu cầu hay đặc tính nhất định". J.Jujan lại cho rằng: : "Chất lượng là sự phù hợp với các mục đích và việc sử dụng". Các khái niệm trên được nhìn nhận một cách linh hoạt và gắn liền nhu cầu, mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông: " Chất lượng là tổng thể những tính chất, những thuộc tính cơ bản của sự vật.. làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác". Theo tiêu chuẩn số 8402-86 (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO) và tiêu chuẩn số TCVN 5814-94 (Tiêu chuẩn Việt nam): "Chất lượng là tập hợp các đặc tính của 1 thực thể, đối tượng; tạo cho chúng khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn": Các khái niệm đưa ra trên đây cho dù được tiếp cận dưới góc độ nào đều phải đảm bảo được 2 đặc trưng chủ yếu. -Chất lượng luôn luôn gắn liền với thực thể vật chất nhất định, không có chất lượng tách biệt khỏi thực thể. Thực thể được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là sản phẩm mà còn bao hàm cả các hoạt động, quá trình, doanh nghiệp hay con người. -Chất lượng được đo bằng sự thoả mãn nhu cầu. Nhu cầu bao gồm cả những nhu cầu đã nêu ra và những nhu cầu tiềm ẩn được phát hiện trong quá trình sử dụng. Trong những năm trước đây, quan điểm của các quốc gia thuộc hệ thống XNCN cho rằng chất lượng sản phẩm đồng nhất với giá trị sử dụng của 4 sản phẩm. Họ cho rằng, :"Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các đặc tính kỹ thuật, kinh tế của sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó". Quan điểm này được xem xét dưới góc độ của nhà sản xuất. Theo đó, chất lượng sản phẩm được xem xét biệt lập, tách rời với nhu cầu, sự biến động của thị trường, hiệu quả kinh tế và các điều kiện của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan điểm này lại phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung mọi vấn đề đều được thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch, sản phẩm sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng ít chú ý tới vấn đề chất lượng sản phẩm, mà nếu có cũng chỉ trên giấy tờ, khẩu hiệu mà thôi. Nhưng năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh, cũng như chịu mọi trách nhiệm về sự phát triển của công ty mình. Cùng tồn tại trong một môi trường, điều kiện, các doanh nghiệp vừa bình đẳng vừa cạnh tranh với nhau để vươn lên tồn tại, phát triển, suy cho cùng vấn đề tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định đến sự tồn tại cảu doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Chính vì vậy, mà nảy sinh nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm theo hướng công nghệ là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành sản phẩm, có thể đo được hoặc so sánh được, nó phản ánh giá trị sử dụng và chắc năng của sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Trong những điều kiện xác định về kinh tế xã hội, quan điểm này đã phản ánh đúng bản chất của sản phẩm về mặt kỹ thuật. Nhưng ở đây, nó chỉ là 1 chỉ tiêu kỹ thuật, không gắn liền với những biến đổi của nhu cầu thị trường, cũng như điều kiện sản xuất và hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, mỗi nước mỗi khu vực cụ thể. Do vậy, điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ chất lượng sản phẩm không cải tiến kịp thời, khả năng tiêu thụ kém và không phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên quan điểm này để dùng đánh giá được chất lượng sản phẩm, đồng thời có thể cải tiến, hoàn thiện sản phẩm (về mặt kỹ thuật) thông qua việc xác đinh rõ những đặc tính hoặc chỉ tiêu của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tiếp cận theo hướng khách hàng là các đặc tính của sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng và có khả năng thoả mãn nhu cầu của họ. Theo cách tiếp cận này thì chỉ có những đặc tính của sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng mới được coi là chất lượng sản phẩm. Mức độ thoả mãn nhu cầu là cơ sở để đánh giá chất lượng sản phẩm . ở đây, chất lượng sản phẩm không cần thiết phải tốt nhất, cao nhất mà chỉ cần nó 5 phù hợp và đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng. Khách hàng chính là người xác định chất lượng của sản phẩm chứ không phải nhà sản xuất hay nhà quản lý. Do đó, sản phẩm hàng hoá cần phải được cải tiến, đổi mới một cách thường xuyên và kịp thời về chất lượng để thoả mãn 1 cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Đây cũng chính là khó khăn lớn mà nhà sản xuất- kinh doanh phải tự tìm ra câu trả lời và hướng đi lên của doanh nghiệp. Theo các hướng tiếp cận trên đây, để giảm đi những hạn chế của từng quan niệm, tổ chức ISO đã đưa ra khái niệm về chất lượng sản phẩm như sau: "Chất lượng sản phẩm là một tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng); tạo cho thực thể (đối tượng) đó có khả năng thoả mãn nhu cầu xác định hoặc tiềm ẩn". Quan niệm này phản ánh được chính xác, đầy đủ, bao quát nhất những vấn đề liên quan tới chất lượng sản phẩm, từ các yếu tố, đặc tính cơ lý hoá liên quan đến nội tại sản phẩm tới nhứng yếu tố chủ quan trong quá trình mua sắm và sử dụng của người tiêu dùng: đó là khả năng thoả mãn nhu cầu. Chính vì sự kết hợp này mà khái niệm trên đây được chấp nhận khá phổ biến. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhưng trái lại, việc nâng cao chất lượng sản phẩm lại bị giới hạn bởi công nghệ và các điều kiện kinh tế xã hội khác. Do đó, chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế thị trường được coi là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm, được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được và phù hợp với những điều kiênj kinh tế - xã hội và kỹ thuật hiện tại, thoả mãn được nhu cầu nhất định của xã hội. Gắn liền với quan niệm này là khái niệm chất lượng tối ưu và chất lượng toàn diện. Điều này có nghĩa là lợi ích thu được từ chất lượng sản phẩm nằm trong mối tương quan chặt chẽ với những chi phí lao động xã hội cần thiết. Ngày nay, chất lượng sản phẩm còn gắn liền với các yếu tố giá cả và dịch vụ sau khi bán hàng. Vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn, thanh toán thuận tiện ngày càng trở nên quan trọng hơn. Và khi các phương pháp sản xuất mới: Just in time; Non stock production ngày càng phát triển đến 1 hình thái mới là chất lượng tổng hợp phản ánh 1 cách trung thực trình độ quản lý của mỗi doanh nghiệp thông qua 4 yếu tố chính được thể hiện trên mô hình sau. 6 Từ các phân tích trên ta có thể rút ra một số đặc điểm sau đây của chất lượng. Chất lượng được đo bởi thoả mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải được coi là sản phẩm chất lượng kém, dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà sản xuất định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình. Do chất lượng được đo bởi sự thoả mãn mà nhu cầu, không gian, điều kiện sử dụng. Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thoả mãn những nhu cầu cụ thể. Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng có thể đảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được chúng trong quá trình sử dụng. Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hoá như ta vẫn hiểu hàng ngày. Chất lượng còn áp dụng cho mọi thực thể, đó có thể là sản phẩm, hay một hoạt động, một quá trình, một doanh nghiệp hay một con người. Mặt khác, khi nói đến chất lượng chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố giá cả và dịch vụ sau khi bán. Đó là những yếu tố mà khách hàng nào cũng quan tâma sau khi thấy sản phẩm của họ định mua thoả mãn nhu cầu của họ. Ngoài ra vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn là yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất hiện đại, nhất là các phương pháp dự trữ bằng không đang phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây. 7 2. Phân loại chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là 1 phạm trù tổng hợp cả về kinh tế-kỹ thuật, xã hội gắn với mọi mặt của quá trình phát triển. Do đó, việc phân loại chất lượng sản phẩm được phân theo hai tiêu thức sau tuỳ thuộc vào các điều kiện nghiên cứu thiết kế, sản xuất, tiêu thụ... a) Phân loại chất lượng theo hệ thống ISO 9000. Theo tiêu thức này, chất lượng sản phẩm được chia thành các loại sau: -Chất lượng thiết kế. Chất lượng thiết kế của sản phẩm là bảo đảm đúng các thông số trong thiết kế được ghi lại bằng văn bản trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường, các đặc điểm của sản xuất, tiêu dùng và tham khảo các chỉ tiêu chất lượng cả các mặt hàng cùng loại. -Chất lượng tiêu chuẩn Là mức chất lượng bảo đảm đúng các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm do các tổ chức quốc tế, nhà nước hay các cơ quan có thẩm quyền quy định. +Tiêu chuẩn quốc tế: Là tiêu chuẩn do các tổ chức chất lượng quốc tế nghiên cứu, điều chỉnh và triển khai trên phạm vi thế giới và được chấp nhận ở các nước khác nhau. +Tiêu chuẩn quốc gia: Là tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành, được xây dựng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới