Đề tài Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

Văn kiện đại hội X, XI của Đảng đã nhấn mạnh đến việc đổi mới hệ thống giáo dục - Đào tạo nhằm phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao và nhanh chóng xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, dân tộc vùng miền. Do vậy, coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương là nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Công tác hướng nghiệp phải bám sát xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương thì mới thực hiện được nhiệm vụ của GD trong phát triển nguồn nhân lực. Chỉ thị số 33/2003/CT - BGD&ĐT ngày 23/7/2003 về việc tăng cường GDHN cho học sinh phổ thông đã nêu rõ: “.Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện đã được xác định trong Luật giáo dục. Chủ trương đổi mới chương trình GDPT hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào phân luồng học sinh chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội.” Giáo dục dân tộc, vùng cao có vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Chỉ có bằng con đường phát triển giáo dục mới có thể nhanh chóng đưa vùng cao và vùng dân tộc thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, giảm dần khoảng cách giữa vùng cao và vùng dân tộc với vùng đồng bằng. Đảng và nhà nước ta đã xác định GDHN đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số của nhà trường Trung học phổ thông nhằm giáo dục đào tạo con em các dân tộc ở vùng cao trở thành những hạt giống tốt, những cán bộ cốt cán, những người lao động giỏi, biết tổ chức cuộc sống gia đình văn minh ấm no, hạnh phúc, biết góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh. Đồng thời phải đào tạo các em trở thành cán bộ và người lao động mới có nhân cách, phẩm chất, năng lực mang bản sắc dân tộc, thích ứng với yêu cầu đào tạo nghề nghiệp hoặc công tác xã hội ở địa phương. Thực hiện chủ trương chính sách của nhà nước, trong nhiều năm qua, các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án của BGD & ĐT đã triển khai ở các tỉnh vùng cao, vùng dân tộc như chương trình VII, dự án V, đã có nhiều công trình nghiên cứu và thực nghiệm về công tác GD hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh dân tộc, vùng cao của Trung tâm nghiên cứu giáo dục dân tộc Bộ giáo dục - Đào tạo và của nhiều nhà khoa học trong nước được triển khai có hiệu quả tại các trường. Nhờ đó nhiều trường đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ GD hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh, góp phần đáng kể vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương trên cả nước.

doc103 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5041 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Văn kiện đại hội X, XI của Đảng đã nhấn mạnh đến việc đổi mới hệ thống giáo dục - Đào tạo nhằm phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao và nhanh chóng xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, dân tộc vùng miền... Do vậy, coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương là nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Công tác hướng nghiệp phải bám sát xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương thì mới thực hiện được nhiệm vụ của GD trong phát triển nguồn nhân lực. Chỉ thị số 33/2003/CT - BGD&ĐT ngày 23/7/2003 về việc tăng cường GDHN cho học sinh phổ thông đã nêu rõ: “...Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện đã được xác định trong Luật giáo dục. Chủ trương đổi mới chương trình GDPT hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào phân luồng học sinh chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội...” Giáo dục dân tộc, vùng cao có vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Chỉ có bằng con đường phát triển giáo dục mới có thể nhanh chóng đưa vùng cao và vùng dân tộc thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, giảm dần khoảng cách giữa vùng cao và vùng dân tộc với vùng đồng bằng. Đảng và nhà nước ta đã xác định GDHN đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số của nhà trường Trung học phổ thông nhằm giáo dục đào tạo con em các dân tộc ở vùng cao trở thành những hạt giống tốt, những cán bộ cốt cán, những người lao động giỏi, biết tổ chức cuộc sống gia đình văn minh ấm no, hạnh phúc, biết góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh. Đồng thời phải đào tạo các em trở thành cán bộ và người lao động mới có nhân cách, phẩm chất, năng lực mang bản sắc dân tộc, thích ứng với yêu cầu đào tạo nghề nghiệp hoặc công tác xã hội ở địa phương. Thực hiện chủ trương chính sách của nhà nước, trong nhiều năm qua, các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án của BGD & ĐT đã triển khai ở các tỉnh vùng cao, vùng dân tộc như chương trình VII, dự án V, đã có nhiều công trình nghiên cứu và thực nghiệm về công tác GD hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh dân tộc, vùng cao của Trung tâm nghiên cứu giáo dục dân tộc Bộ giáo dục - Đào tạo và của nhiều nhà khoa học trong nước được triển khai có hiệu quả tại các trường. Nhờ đó nhiều trường đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ GD hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh, góp phần đáng kể vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương trên cả nước. Trong nhiều năm qua các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nguồn đào tạo cán bộ cho huyện nhà, nhiều thế hệ học sinh của các nhà trường đã trưởng thành cung cấp nguồn nhân lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Song trong thời gian gần đây khi yêu cầu chất lượng đào tạo nguồn cán bộ được nâng cao nhất là đội ngũ cán bộ xã, bản ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn, để đáp ứng được sự phát triển KT - XH, giữ vững ổn định trật tự chính trị ở vùng cao biên giới của địa phương và sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung, chương trình, phương thức đào tạo trong hệ thống giáo dục THPT thì cần phải có những biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp phù hợp và hiệu quả hơn mới đáp ứng được những yêu cầu của huyện, của tỉnh về nguồn cán bộ dân tộc vùng cao trong giai đoạn hiện nay. Căn cứ vào những lý do trên tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, khảo sát thực trạng quản lý GDHN ở các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai để đề xuất các biện pháp QL GDHN của hiệu trưởng nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị tạo nguồn đào tạo cán bộ xã của các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai. Chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THPT phụ thuộc một phần vào chất lượng giáo dục hướng nghiệp. Theo đó, nếu đề xuất và vận dụng các biện pháp quản lý GDHN của Hiệu trưởng sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDHN cho học sinh nhằm tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 3.1. Khách thể nghiên cứu: Giáo dục hướng nghiệp của trường trung học phổ thông theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lí GDHN ở các trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: Áp dụng đồng bộ những biện pháp quản lý GDHN ở các trường THPT huyện Mường Khương sẽ đạt những hiệu quả nhất định, đáp ứng mục tiêu giáo dục trong trường THPT, góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 5.1. Những vấn đề lí luận liên quan đến QL giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT. 5.2. Thực trạng QL GDHN ở các trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai. 5.3. Đề xuất các Biện pháp QL GDHN ở các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã. 6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 6.1. Phạm vi nghiên cứu: Những biện pháp quản lí GDHN ở trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã người dân tộc thiểu số. 6.2. Giới hạn nghiên cứu: - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các Biện pháp QL GDHN ở các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai. - Giới hạn thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2010 đến tháng 10/2011. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sưu tầm, nghiên cứu tài liệu và cơ sở lý luận, phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết, phương pháp phân tích và tổng hợp. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát, phương pháp so sánh thực nghiệm, phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý GDHN. 3. Phương pháp hỗ trợ: Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu; Sử dụng biểu bảng, sơ đồ, hình vẽ để minh hoạ. 8. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Về mặt lý luận, những kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng nhằm xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp hướng nghiệp cho học sinh THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho những người làm công tác giáo dục hướng nghiệp thấy được thực trạng biện pháp quản lý của công tác này để từ đó đưa ra các biện pháp, chủ trương phù hợp; đồng thời kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng làm tư liệu phục vụ công tác bồi dưỡng chuyên đề “Quản lý hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ở trường THPT ” cho cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai. 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài các phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT. Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của Hiệu trưởng các trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. VÀI NÉT SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1. Giáo dục hướng nghiệp một số nước trên thế giới Ở lĩnh vực nghề nghiệp, việc chọn nghề và nhất là mối quan hệ giữa người lao động với nghề nghiệp, đã được nhiều nhà khoa học của nhiều quốc gia quan tâm nghiên cứu nhằm giúp cho thanh thiếu niên học sinh có sự chọn lựa nghề nghiệp sao cho phù hợp với năng lực, thể lực, trí tuệ, hứng thú cá nhân và yêu cầu kinh tế của đất nước. Cộng hòa Pháp là một trong những nước đã phát triển hướng học, hướng nghiệp và tư vấn nghề sớm nhất trên thế giới.Thế kỷ 19 (năm 1848), những người làm công tác hướng nghiệp ở Pháp đã xuất bản cuốn sách: “Hướng nghiệp chọn nghề” nhằm giúp đỡ thanh niên trong việc lựa chọn nghề nghiệp để sử dụng có hiệu quả năng lực lao động của thế hệ trẻ. Ngày 25/12/1922 Bộ Công nghiệp và Thương nghiệp Cộng hòa Pháp đã ban hành nghị định về công tác hướng học, hướng nghiệp và thành lập Sở Hướng nghiệp cho thanh niên dưới 18 tuổi; tới ngày 24/5/1938 công tác hướng nghiệp đã mang tính pháp lý thông qua quyết định ban hành chứng chỉ hướng nghiệp bắt buộc đối với tất cả thanh niên dưới 17 tuổi, trước khi trở thành người làm việc trong các xí nghiệp thủ công, công nghệ hoặc thương nghiệp. Từ năm 1960, Pháp đã tiến hành thành lập hệ thống các trung tâm thông tin hướng học và hướng nghiệp từ Bộ Giáo dục đến khu, tỉnh, huyện và cụm trường. Năm 1975, nước Pháp đã tiến hành cải cách giáo dục để hiện đại hóa nền giáo dục. Cải cách giáo dục ở Pháp chú ý đặc biệt chăm lo giảng dạy lao động và nghề nghiệp cho học sinh, khắc phục khuynh hướng và quan niệm coi giáo dục lao động là một hoạt động giáo dục loại hai (tức là đứng sau các môn khoa học). Nhà trường Pháp hiện nay đã giảm bớt tính hàn lâm trong việc cung cấp các kiến thức khoa học, tăng tỉ trọng kiến thức có ý nghĩa thực dụng và ý nghĩa hướng nghiệp để giúp cho học sinh trung học chuẩn bị đi vào đào tạo và cuộc sống nghề nghiệp. Ở Liên Xô (cũ), công tác hướng nghiệp được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm như: E.A Klimov, V.N. Supkin, V.P Gribanov, V.A Kruchetxki... [23]. Nghiên cứu của các tác giả tập trung vào hứng thú nghề nghiệp, động cơ chọn nghề, các giá trị về nghề mà học sinh quan tâm, đồng thời đưa ra những chỉ dẫn để giúp học sinh chọn nghề tốt hơn. Ở Nhật Bản, đã từ lâu giáo dục Nhật Bản chú ý đến vấn đề hoàn thiện nội dung, hình thức dạy học kĩ thuật nhằm cung cấp tri thức, rèn luyện kĩ năng lao động nghề nghiệp và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông. Chính vì vậy, ở Nhật Bản trong những năm qua, nhiều cuộc cải cách giáo dục đã được tiến hành với mục đích đảm bảo cho giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế cụ thể của đất nước. Trong đó có nhiều biện pháp đã được áp dụng để nâng cao trình độ đào tạo về hướng nghiệp và khoa học tự nhiên trong các trường phổ thông. Về giáo dục hướng nghiệp, quan điểm của UNESCO cũng cho rằng giáo dục trung học là giai đoạn mà thế hệ trẻ lựa chọn cho mình con đường bước vào cuộc sống lao động thực sự. Hướng nghiệp tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn một trong nhiều con đường khác nhau. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, các nước như Pháp, Mỹ, Anh đã thành lập các phòng hướng nghiệp, với các trắc nghiệm, họ đã tư vấn cho thanh niên ở đó chọn được những nghề thích hợp với khả năng của bản thân và các nghề đang có nhu cầu tuyển dụng trong xã hội. 1.1.2. Giáo dục hướng nghiệp và vấn đề tạo nguồn cán bộ DTTS ở Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất coi trọng việc vận dụng sáng tạo các quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lê nin nhằm đào tạo lớp người lao động mới. Từ năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”. Người cũng đã khẳng định: “Nhà trường xã hội chủ nghĩa là nhà trường: - Học đi với lao động - Lý luận đi với thực hành - Cần cù đi với tiết kiệm.”. Trong bài báo “Học hay, cày giỏi”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến một yếu tố mới của giáo dục. Đó là, “Việc cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất công nghiệp và nông nghiệp” và “Những ngành sản xuất chủ yếu” trong xã hội. Đó cũng chính là những nội dung giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp của giáo dục nước ta lúc bấy giờ. Ngày 19/3/1981, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 126/CP về “Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường”. Có thể coi quyết định này là một mốc quan trọng đối với sự phát triển giáo dục trong hệ thống nhà trường phổ thông, bởi từ thời điểm ấy, hướng nghiệp được chính thức coi như là một môn học và đồng thời được coi như một hoạt động có trong các tiết dạy của các môn học. Những vấn đề GDHN ở trường THPT đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đề cập tới ở nhiều góc độ khác nhau như: Phạm Tất Dong [10, 11], Trần Khánh Đức [13], Hà Thế Truyền [36,37], Đặng Danh Ánh [01, 02], Nguyễn Viết Sự [26, 27], Nguyễn Bá Minh [22], Nguyễn Đức Trí [34,35], Nguyễn Văn Lê - Hà Thế Truyền - Bùi Văn Quân [19]. Trong các công trình nghiên cứu về công tác hướng nghiệp đã tập trung vào những vấn đề như: + Vấn đề lịch sử phát triển hệ thống công tác hướng nghiệp ở các nước trên thế giới và ở Việt nam. + Bản chất khoa học của công tác hướng nghiệp + Mục đích, nhiệm vụ, vai trò của công tác hướng nghiệp + Nội dung cơ bản và các hình thức hướng nghiệp. + Vấn đề tổ chức và điều khiển công tác hướng nghiệp. + Quan điểm mới về giáo dục hướng nghiệp, coi hướng nghiệp là loại hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau nhằm giúp cho con người chọn nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội và nguyện vọng, sở trường của cá nhân. Đổi mới nội dung hướng nghiệp trong nhà trường hiện nay đang là một yêu cầu ngày càng cấp thiết và xác định trong những năm tới, công tác hướng nghiệp phải đóng góp hơn nữa vào việc giải quyết việc làm cho thanh thiếu niên, định hướng thế hệ trẻ vào những lĩnh vực sản xuất cần phát triển, tạo ra cho mỗi thanh, thiếu niên nhiều khả năng để tự tạo ra việc làm. Nhìn chung các công trình của các tác giả đều tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn của hoạt động hướng nghiệp với mục đích, ý nghĩa, nội dung, hình thức tổ chức hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Về lĩnh vực nghiên cứu giáo dục hướng nghiệp và vấn đề tạo nguồn đào tạo cán bộ đối với trường THPT, riêng về mảng phổ thông Dân tộc nội trú đã có các tác giả và nhóm nghiên cứu: Phạm Đình Thái [28], Trần Thanh Phúc [24, 25], Bùi Thị Ngọc Diệp [12]. Các công trình nghiên cứu đều tập trung vào các vấn đề: + Tổng kết và đánh giá công tác giáo dục toàn diện cho học sinh DTNT và vấn đề tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số cho các địa phương ở hệ thống trường PTDTNT + Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo và đổi mới phương thức đào tạo cho các trường PTDTNT nhằm đáp ứng được yêu cầu của giáo dục học sinh dân tộc trong thời kỳ mới + Nghiên cứu về lý luận GDHN cho học sinh dân tộc nội trú đặc biệt là học sinh THPT ở trường DTNT Tỉnh + Đánh giá thực trạng giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề ở các trường PTDTNT trên toàn quốc và đề ra các giải pháp thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn cán bộ dân tộc cho các địa phương. Các công trình nghiên cứu đã đề cập tương đối toàn diện tới các mặt giáo dục đào tạo của trường PTDTNT đặc biệt là công tác hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh được coi là một trong những hoạt động cơ bản hình thành nhân cách người cán bộ dân tộc nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của trường PTDTNT tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các địa phương từ năm 1990 trở lại đây. Song hiện nay, trong bối cảnh KT - XH của đất nước có nhiều thay đổi, yêu cầu về nguồn cán bộ dân tộc được nâng lên cả về số lượng với những tiêu chí cao hơn về năng lực và phẩm chất cộng với sự cải cách về quản lý hành chính đang được thực hiện ở khắp các địa phương trên cả nước thì nhu cầu về nguồn cán bộ cấp xã trở nên cấp thiết. Giáo dục hướng nghiệp để đáp ứng nhu cầu này trong các trường THPT là vấn đề chưa được đề cập một cách sâu sắc và có tính rộng rãi trong các công trình nghiên cứu nêu trên. Các trường THPT trong huyện thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương là đào tạo học sinh theo hướng nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực nên công tác GD nói chung và GDHN nói riêng phải đáp ứng được yêu cầu của GD THPT, đồng thời đáp ứng nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo nhân lực cho địa phương. Đó chính là quan điểm mà nhóm nghiên cứu đề tài đúc rút được qua các công trình nêu trên để thực hiện trong việc giải quyết các nhiệm vụ đã đặt ra. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG TỈNH LÀO CAI 1.2.1. Giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp 1.2.1.1. Giáo dục Hướng nghiệp 1) Quan niệm về Giáo dục hướng nghiệp “GDHN là hệ thống các biện pháp giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ tư tưởng, tâm lý, tri thức, kỹ năng để họ có thể sẵn sàng đi vào ngành nghề, vào lao động sản xuất và cuộc sống. GDHN góp phần phát huy năng lực, sở trường của từng người, đồng thời góp phần điều chỉnh nguyện vọng của cá nhân sao cho phù hợp với nhu cầu phân công lao động trong xã hội. Có thể nói ngắn gọn là GDHN là hướng dẫn cho học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường sớm có ‎‎ý thức về một nghề mà sau này các em sẽ chọn”. [21,tr115‎] 2) Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp Theo chỉ thị số 33/2003/CT-BGD&ĐT thì GDHN có nhiệm vụ: - Giáo dục thái độ và ‎ý thức đúng đắn với nghề nghiệp. - Tổ chức cho học sinh học tập làm quen với một số nghề phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương. - Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất. - Động viên hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hoá. Ngoài ra nhiệm vụ của GDHN là phải làm cho học sinh có thể thích ứng với sự dịch chuyển của cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lao động trong xã hội và địa phương, nâng cao hiểu biết về an toàn lao động. Đồng thời còn rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, thao tác kỹ thuật, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tính toán và khả năng vận dụng kỹ thuật vào thực tiễn cho học sinh. 3) Các con đường hướng nghiệp Để thực hiện được nhiệm vụ trên, GDHN trong trường phổ thông được thực hiện qua bốn con đường: - Hướng nghiệp qua dạy các môn văn hóa. - Hướng nghiệp qua dạy kỹ thuật công nghệ và dạy nghề phổ thông. - Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp (SHHN). - Hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khóa (HĐNK) 4) Nguyên tắc của giáo dục hướng nghiệp a) Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục Đảm bảo tính giáo dục là nguyên tắc cao nhất của GDHN trong trường THPT, nó đòi hỏi GDHN trong trường phổ thông phải vừa góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh vừa phải tiến hành đồng bộ với các mặt giáo dục khác nhằm đảm bảo giáo dục toàn diện. Đảm bảo tính giáo dục trong GDHN còn có nghĩa là phải tránh các tư tưởng lệch lạc xảy ra trong trường học, tư tưởng cường điệu hoá hay coi nhẹ một mặt nào đó trong quá trình giáo dục. b) Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục KTTH trong GDHN Trong quá trình giáo dục ở trường THPT thì giáo dục lao động (GDLĐ), giáo dục kỹ thuật tổng hợp (KTTH) và GDHN là 3 quá trình giáo dục riêng biệt song chúng có mối quan hệ khăng khít với nhau, cùng nhau thực hiện mục tiêu chung là đào tạo con người lao động mới. Mối quan hệ này được biểu diễn bằng sơ đồ 1.1  Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa GDLĐ, GDHN và giáo dục KTTH GDLĐ trong trường phổ thông phải tuân theo tinh thần KTTH trong đó nội dung chính là trang bị cho học sinh những nguyên lý cơ bản chung nhất của quá trình sản xuất đồng thời rèn luyện cho học sinh sử dụng và điều khiển được công cụ sản xuất cơ bản của một số ngành nghề chính. Giáo dục KTTH có mục đích góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, có khả năng lao động sáng tạo và có tiềm lực để chuyển đổi nghề khi kỹ thuật và qui trình công nghệ đổi mới. Do vậy GDLĐ, giáo dục KTTH, GDHN tuy không đồng nhất với nhau nhưng đều có chung mục tiêu là đào tạo con người không những sẵn
Luận văn liên quan