Đề tài Biện pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu ở Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí

Tự do hoá thương mại đã kích thích sự phát triển thương mại quốc tế, tạo ra môi trường kinh doanh toàn cầu, làm cho người tiêu dùng ở bất cứ nơi đâu cũng có thể lựa chọn hàng hoá dịch vụ theo khả năng và nhu cầu. Các doanh nghiệp ngày nay tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế và phục vụ con người ở mọi nơi trên hành tinh này bằng hoạt động kinh doanh quốc tế. Nếu xem xét dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu là hình thức cơ bản đầu tiên của các doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh quốc tế. Xuất khẩu mang một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà toàn đảng toàn dân ta đang ra sức thực hiện. Để đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, nhiệm vụ lớn lao không dành cho ai khác ngoài các doanh nghiệp. Và doanh nghiệp nào tổ chức được hoạt động xuất khẩu một cách thường xuyên thì doanh nghiệp đó đang thể hiện hành động cao trong kinh doanh quốc tế, đóng góp khối lượng lớn ngoại tệ vào ngân quỹ quốc gia nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế của toàn xã hội. Suốt một quá trình thực tập gần hai tháng tại Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí, với tư cách là một quan sát viên ngoài cuộc, tôi đã may mắn được Quý công ty cung cấp các tài liệu và chứng kiến một phần hoạt động sản xuất kinh doanh tại đây, để rồi quyết định lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu ở Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí” cho bản chuyên đề thực tập của mình. Bài viết được coi như là một đề tài khoa nhỏ, chắc chắn còn non kinh nghiệm và nhiều thiếu sót nhưng nó thể hiện sự quan tâm của tôi về sự phức tạp và rủi ro của chiến lược định hướng vào xuất khẩu mà chúng ta đang thực hiện. Đề tài được chia làm hai phần như sau: - Phần 1: Thực trạng xuất khẩu tại Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. - Phần 2: Một số biện pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu ở Elmaco.

doc57 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2280 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu ở Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tự do hoá thương mại đã kích thích sự phát triển thương mại quốc tế, tạo ra môi trường kinh doanh toàn cầu, làm cho người tiêu dùng ở bất cứ nơi đâu cũng có thể lựa chọn hàng hoá dịch vụ theo khả năng và nhu cầu. Các doanh nghiệp ngày nay tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế và phục vụ con người ở mọi nơi trên hành tinh này bằng hoạt động kinh doanh quốc tế. Nếu xem xét dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu là hình thức cơ bản đầu tiên của các doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh quốc tế. Xuất khẩu mang một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà toàn đảng toàn dân ta đang ra sức thực hiện. Để đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, nhiệm vụ lớn lao không dành cho ai khác ngoài các doanh nghiệp. Và doanh nghiệp nào tổ chức được hoạt động xuất khẩu một cách thường xuyên thì doanh nghiệp đó đang thể hiện hành động cao trong kinh doanh quốc tế, đóng góp khối lượng lớn ngoại tệ vào ngân quỹ quốc gia nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế của toàn xã hội. Suốt một quá trình thực tập gần hai tháng tại Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí, với tư cách là một quan sát viên ngoài cuộc, tôi đã may mắn được Quý công ty cung cấp các tài liệu và chứng kiến một phần hoạt động sản xuất kinh doanh tại đây, để rồi quyết định lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu ở Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí” cho bản chuyên đề thực tập của mình. Bài viết được coi như là một đề tài khoa nhỏ, chắc chắn còn non kinh nghiệm và nhiều thiếu sót nhưng nó thể hiện sự quan tâm của tôi về sự phức tạp và rủi ro của chiến lược định hướng vào xuất khẩu mà chúng ta đang thực hiện. Đề tài được chia làm hai phần như sau: - Phần 1: Thực trạng xuất khẩu tại Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. - Phần 2: Một số biện pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu ở Elmaco. Trong quá trình thực tập, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của anh Vũ Văn Thân- Trưởng phòng kế hoạch đầu tư và các anh chị trong Công ty để tôi hoàn thành bản chuyên đề một cách có hiệu quả nhất. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Th.s Trương Đức Lực- Giảng viên của khoa quản trị kinh doanh, trường ĐHKTQD đã có những sự điều chỉnh ngay từ ban đầu, giúp tôi có cơ sở lập kế hoạch hoàn thành đề tài này. Hà nội, tháng 5 năm 2004. Sinh viên: Lê Phương Nam PHẦN 1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ DỤNG CỤ CƠ KHÍ (ELMACO ) 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: Tóm tắt một số nét cơ bản: - Tên Công ty: Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí - Tên giao dịch: ELMACO - Trụ sở chính: Đặt tại 240- 242 Phố Tôn Đức Thắng- Quận Đống Đa- Hà Nội với tổng diện tích 2.052 m2. - Ngày thành lập chính thức: 22/ 12/ 1971. - Loại hình doanh nghiệp: DNNN trực thuộc Bộ Thương Mại - Chức năng: Sản xuất- Kinh doanh ngành hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1971 theo quyết định của Bộ vật tư với mục ddích ban đầu là tổ choc kinh doanh các mặt hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. Từ năm 1971 đến năm 1975, Công ty chuyên doanh ngành hàng của trung ương có nhiệm vụ tập hợp nhu cầu và rót hàng cho các công ty Vật tư tổng hợp các tỉnh và các công ty hoá chất. Phương thức kinh doanh lúc này hoàn toàn qua hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu, địa chỉ danh mụ hàng hoá với mức giá do nhà nước quy định. Từ năm 1976 đến 1985, phương thức kinh doanh vấn giữ nguyên. Nhưng Công ty đã mở rộng phạm vi kinh doanh trên cả nước, từ một công ty chỉ chuyên doanh ngành hàng trung ương đã có thêm choc năng mới là công ty khu vực, vừa điều hành vừa đáp ứng nhu cầu trực tiếp. Năm 1985, Tổng công ty Hoá chất- Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí được thành lập lại và Công ty vật liệu điện là doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Hoá chất- Vật liệu điện và dụng cơ khí. Cũng trong thời gian này Công ty đã đổi tên thành tên gọi như hiện nay. Năm 1993, theo Nghị định 388/ HĐBT, Công ty được thành lập lại theo Quyết định số 613/ TM- TCCB ngày 28/ 5/ 1993 của Bộ trưởng bộ Thương mại. Và đến năm 1994, Công ty chính thức trực thuộc Bộ Thương mại. Khi nhà nước ta bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường cùng với việc mở cửa hội nhập, quan hệ giao dịch của Công ty không chỉ còn phạm vi trong nước mà đã mở rộng ra bên ngoài quốc gia. Điều này đòi hỏi Công typhải có một thương hiệu và biểu trưng cho chính mình: Cái tên giao dịch ELMACO- Electrial Materials And Merchanical instruments Corporation đảa đời như kà một biểu trưng khẳng định vị thế của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước. Bước vào cơ chế mới, cuộc chiến sinh tồn giữa các doanh nghiệp mới thực sự quyết liệt. Kẻ mạnh tiếp tục đứng vững nhưng phải luôn đổi mới, còn người thua đành chấp nhận bị đào thải. Elmaco sớm nhận thức rõ điều đó và đã kịp thời thay đổi, bắt đầu từ việc nhìn lại quan điểm: Hàng hoá trước kia chỉ là những thứ vật chất được nhà nước giao nhiệm vụ phân phối theo đúng chỉ tiêu định mức. Nó không phải là cái đem bán để thu chênh lệch( lợi nhuận ) và người được cấp phát chưa chắc đã thoả mãn nhu cầu của họ. Elmaco đồng ý cách nhìn nhận lại của nhà nước về hang hoá, nghĩa là cần đói xử với hàng hoá đúng với tư cách là hàng hoá. Phương châm của Công ty lúc này là: “ Bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mà Elmaco có” đi lion là hoạt động đa dạng hoá mặt hàng và lĩnh vực kinh doanh nhằm khai thác và tạn dụng hết dù là những tiềm năng nhỏ bé nhất. Nhưng sau giai đoạn thành công( 1987- 1994 ) có tính đột phá, đến cuối năm 1994 đã bắt đầu có những dáu hiệu trì trệ, bất ổn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Elmaco mà nguyên nhân trước hết là do sự mất cân đối giữa tiềm lựcvà quy mô hoạt động. Điều này phần nào lý giải tại sao giai đoạn1995- 1999 doanh thu của Công ty liên tục giảm. Tuy nhiên, với các giải pháp đồng bộ từ tổ chức, cơ cấu kinh doanh, cách thức quản lý điều hành, Công ty Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí đã lấy lại thế phát triển trong những điều kiện hết sức khó khăn và cạnh tranh khốc liệt. Bắt đầu từ năm 2000 doanh thu đã tăng trở lại và doanh thu năm sau lại cao hơn năm trước, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất kinh doanh tiếp tục được nâng cao,…. Hiện nay, ngoài trụ sở chính đặt tai 240- 242 Tôn Đức Thắng, Công ty Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí còn có hai nhà máy trực tiếp sản xuất, chế tạo đặt tại Gia Lâm- Hà Nội cùng rất nhiều chi nhánh ở thành phố HCM, Quảng Trị, Thái Nguyên, …. Ngoài ra Elmaco còn thiết lập được mối quan hệ ban hàng với các doanh nghiệp ở một số quốc gia khác như: TQ, Đài Loan, Hàn quốc … Biểu đồ 1: Doanh thu qua các năm 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh 1.1.2.1. Chức năng Với đặc điểm là một doanh nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vừa hoạt động trong lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ Elmaco có thể thực hiện được các chức năng sau: - Kinh doanh các loại vật tư , hàng hoá thuộc ngành hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí - Trực tiếp nhập khẩu các mặt hàng Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí, vật tư liên quan để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước - Trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng Vật liệu điện, Dụng cụ cơ khí và hàng hoá khác từ dặt hàng gia công hoặc thông qua góp vốn liên doanh, liên kết - Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, làm đại lí, làm các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp - Tổ chức sản xuất, gia công , liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư sản xuất với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước 1.1.2.2. Nhiệm vụ Với các chức năng cơ bản trên, Elmaco đã đề ra nhiệm vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời quyết tâm nghiêm túc thực hiện: - Tuân thủ các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty - Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp dồng kinh tế, hợp đồng ngoại thương kí kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoàI nước - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty - Khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn do nhà nước cấp, tự khai thác các nguồn vốn hỗ trợ, đảm bảo tự trang trảI. Đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ Nhà nước giao, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế qốc dân - Nghiên cứu các phương án sản xuất, nhu cầu thị trường nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá, đa dạng hoá về chủng loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản xuất trong nước và xuất khẩu 1.1.2.3. Lĩnh vực kinh doanh Đúng như tên gọi của nó, lĩnh vực kinh doanh của Elmaco đó là chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng điện và dụng cụ cơ khí. Sản phẩm đa phần là những TLSX như Vật liệu đIện, hoá chất, kim khí, khoáng chất,… chủ yếu vào thầu các công trình xây dựng cảI tạo hệ thống đIện, công trình xây lắp và các dự án … Elmaco không phải là doanh nghiệp thương mại thuần tuý, nên nó hoạt động trên cả hai thị trường TLSX và TLTD 1.2. Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật đặt trong mối quan hệ tác động tới hoạt động xuất khẩu 1.2.1. Xét trong nội bộ Doanh nghiệp 1.2.1.1. Sản phẩm Sản phẩm của Công ty đa phần là những tư liệu sản xuất như các thiết bị điện, hoá chất, kim khí,…. Những sản phẩm này hầu hết đều không có định mức tiêu dùng cụ thể. Một số mặt hàng kinh doanh của Elmaco không có trong danh mục quản lý của nhà nước mà do đơn vị tự mày mò, nghiên cứu, cân đối thông qua nhu cầu và các hợp đồng mua bán sau đó đăng ký với các cơ quan chủ quản và được chấp nhận Để tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, trong hệ thống tổ chức kinh doanh của Elmaco được chia thành nhiều trung tâm kinh doanh, các xí nghiệp kinh doanh, nhà máy trực tiếp sx và các chi nhánh thực hiện một số chức năng nhất định. Chẳng hạn, đối với trung tâm kinh doanh vật liệu đIện và dụng cụ cơ khí trụ sở 240- 242 Tôn Đức Thắng có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh các mặt hàng chủ yếu của Elmaco, ngoài việc tổ chức tiếp thị để cung cấp thẳng đến khách hàng và bán buôn là chủ yếu. Hay như xí nghiệp kinh doanh Vật liệu điện thì tổ chức kinh doanh các mặt hàng không chủ yếu của Elmaco thuộc ngành hàng vật liệu và thiết bị đIện, được tổ chức theo các nhóm kinh doanh chuyên môn hoá theo mặt hàng và đều có quầy hàng giới thiệu và bán sản phẩm lẻ. Còn đối với các chi nhánh thì có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh theo địa bàn Một số sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của công ty là: - Sản phẩm cáp điện - Sản phẩm dây điện từ - Sản phẩm carton cách điện - Sản phẩm đồng, nhôm, kẽm - Sản phẩm lốp Ô tô - Sản phẩm lưỡi cưa vòng - Sản phẩm que hàn Một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Công ty là: - Cáp điện - Cao su tự nhiên - Tùng hương - Quặng Rutile - Quặng sắt - Quặng sắt nguyên khai Sản phẩm của Công ty là sản phẩm đồng nhất nên thường bị cạnh tranh quyết liệt và Công ty phải sử dụng các biện pháp về giá nhằm thu hút và mở rộng thị trường 1.2.1.2. Bộ máy quản trị Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản trị của Elmaco Bộ máy tổ chức của Công ty hoạt động theo mô hình trực tuyến tham mưu, nghĩa là theo nguyên tắc quản lý trực tuyến và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ 1 thủ trưởng. Đứng đầu là một giám đốc do Bộ trưởng bộ Thương mại bổ nhiệm, có trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước cơ quan cấp trên và pháp luật. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban như sau: - Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ sắp xếp tổ chức nhân lực, lao động, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, nâng cấp lương cho cán bộ công nhân viênhàng năm theo quy định của pháp luật và bộ luật lao động, tổ chức công tác thanh tra kiểm tra toàn bộ hoạt động của Công ty, giải quyết các đơn từ khiếu nại và đề xuất biện pháp xử lý với giám đốc, …. - Trung tâm kinh doanh hoá chất và xuất khẩu: Tổ chức kinh doanh xuất khẩu tổng hợp và kinh doanh hoá chất. - Trung tâm kinh doanh Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí: Tổ chức kinh doanh các mặt hàng chủ yếu của Công ty, tổ chức một số quầy hàng giới thiệu và bán lẻ đối với một số mặt hàng có tiêu dùng nhỏ lẻ. - Phòng tài chính- Kế toán: Theo dõi tình hình tăng giảm và số hiện có của các loại vốn, quỹ. Theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính hàng năm, tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán. - Nhà máy dây và cáp điện: Đây là đơn vị đầu tiên trong Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002, có nhiệm vụ tổ chức sản xuất dây và cáp điện lực, xây lắp đường dây và trạm biến áp lưới điện phân phối, mở một số cửa hàng giới thiệu và bán lẻ sản phẩm. - Xí nghiệp kinh doanh vật tư tổng hợp 1: Tổ chức kinh doanh tổng hợp các mặt hàng theo phương thức bán lẻ là chủ yếu và theo hướng đáp ứng đồng bộ nhu cầu của khách hàng trên cơ sở các mối quan hệ bạn hàng khi cung cấp các mặt hàng Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. - Xí nghiệp kinh doanh vật tư tổng hợp 2: Có nhiệm vụ giống xí nghiệp kinh doanh vật tư tổng hợp 1. - Xí nghiệp kho vận: Tổ chức kinh doanh dịch vụ kho bãi, giao nhận, vận chuyển. - Xí nghiệp sản phẩm thiết bị điện: Tổ chức sản xuất máy hàn điện, quạt chống nóng, đèn cao áp và một số khí cụ, phụ kiện khác. Ngoài việc tổ chức cung cấp thẳng đến khách hàng và bán buôn, xí nghiệp còn mở một số cửa hàng giới thiệu và bán lẻ sản phẩm, đồng thời kết hợp kinh doanh tổng hợp vật tư hàng hoá liên quan. - Xí nghiệp kinh doanh Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí: Tổ chức kinh doanh các mặt hàng không chủ yếu của Elmaco thuộc nhóm ngành hàng vật liệu điện, vật liệu hàn, dụng cụ cơ khí và các thiết bị liên quan. Các nhóm hàng này đều được kinh doanh theo hướng chuyên môn hoá. - Chi nhánh Thái nguyên: Tổ chức kinh doanh trên địa bàn khu công nghiệp Thái nguyên và các tỉnh miền núi phía bắc. - Chi nhánh Hạ long- Quảng ninh: Tổ chức kinh doanh trên địa bàn khu công nghiệp Quảng ninh. - Chi nhánh Đông hà: Tổ chức kinh doanh trên địa bàn nam đèo Ngang- bắc Hải vân và triển khai kinh doanh qua khu kinh tế cửa khẩu Lao bảo. - Chi nhánh Đà nẵng: Tổ chức kinh doanh trên địa bàn miền trung từ nam đèo Hải vân và khu vực Tây nguyên. - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Nam trung bộ và Nam bộ. 1.2.1.3. Cơ cấu lao động Tổng số lao động có mặt tại công ty đến ngày 31/12/ 2003 là 466 người. Số lao động dài hạn trong lĩnh vực kinh doanh là 268, trong lĩnh vực sản xuất là 113. Lao động hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh là 51, trong lĩnh vực sản xuất là 34. Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động Trình độ  Số lượng   Trên đại học  3   Đại học, cao đẳng  362   Trung cấp  46   Công nhân kĩ thuật  15   Lao động trực tiếp  40   Nguồn: Lưu phòng kế hoạch và đầu tư Số lượng cán bộ quản lí tuy ít nhưng có chất lượng đúng ngành nghề, được tuyển chọn và sử dụng hợp lí, phát huy tối đa năng lực làm việc của mỗi người. Các cấp quản trị trong toàn công ty có 18 người, toàn là nam giới, Nữ giới chỉ có 21 người để đảm nhận các công việc kế toán, văn thư, văn phòng... Như vậy nữ giới chỉ chiếm 4,5% - do đặc điểm của ngành hàng sản xuất kinh doanh phù hợp với nam giới. Ngoài số cán bộ trong biên chế, công ty còn có mạng lưới cộng tác viên là những cán bộ khoa học kĩ thuật chuyên ngành có trình độ cao ở các tổ chức khác trong xã hội. 1.2.1.4. Nguồn vốn cho hoạt động sản xuất- kinh doanh. Đối với Elmaco, chưa khi nào, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp và vốn tự bổ sung có thể đủ để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng trưởng không ngừng và theo đuổi quyết tâm thực hiện bằng được mô hình kinh doanh: “Lợi nhuận chuyên doanh theo hướng đa dạng hoá mặt hàng”, đồng thời đẩy mạnh việc thay đổi cơ cấu kinh doanh từ thương mại thuần tuý sang sản xuất và kinh doanh thương mại, đặc biệt chú trọng phát triển hoạt động xuất khẩu nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thị trường và nhu cầu xã hội. Elmaco vẫn huy động vốn chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng từ các ngân hàng thương mại, chấp nhận trả lãi vay ở mức cao. Tuy nhiên, do là một doanh nghiêp nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại nên Công ty có những điều kiện thuận lợi để giải ngân, họ không cần tài sản thế chấp và được ưu tiên giải quyết. Bảng 2: Tình hình nguồn vốn qua một số năm Nguồn vốn  Năm 2000  Năm 2001  Năm 2002    Số đầu năm  Số cuối kì  Số đầu năm  Số cuối kì  Số đầu năm  Số cuối kì   I. Nợ phải trả         Nợ ngắn hạn  65.900  70.270  70.270  117.891  117.891  131.745   Nợ dài hạn  5.836  4.398  4.398  4.607  4.607  3.447   Nợ khác   293  293  786  786  398   II. Nguồn vốn chủ sở hữu  6.676  7.487  7.487  7.047  7.047  9.229   Bảng 2 cho thấy nợ ngắn hạn (chủ yếu là nợ ngân hàng và một phần của phải trả khách hàng) tăng lên từ năm 2000 đến 2002 và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trên tổng nguồn vốn. Năm 2000 là 85,2% thì đến năm 2002 đã là 91,0% trong lúc nợ dài hạn và nợ khác tăng không đáng kể, nên làm cho nợ hàng năm tăng lên. Việc sử dụng vốn ngắn hạn ngân hàng dùng chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh với một mức chi phí vay không nhỏ chắc chắn sẽ có tác động đến kết quả kinh doanh của Công ty: Theo báo cáo giải trình của Elmaco gửi Bộ Thương mại năm 2001 thì vốn vay ngắn hạn bình quân là 83,49% trên tổng nguồn vốn, dẫn đến chi phí lãi vay vốn lớn= 6.776.199.327= 2,1% so với doanh thu thuần. Trong hoàn cảnh đó thì vốn chủ sở hữu mà thực tế là nguốn vốn và quỹ của doanh nghiệp lại tăng giảm không đều và không lớn. Rõ ràng, cơ cấu nguồn vốn như thế này chưa thể coi là tối ưu, nhất định sẽ ảnh hưởng đến việc tăng giảm lợi nhuận và vấn đề phân phối. 1.2.2. Tác động từ bên ngoài 1.2.2.1. Đặc điểm của sản phẩm dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước Sản phẩm của Công ty thuộc vào nhóm sản phẩm đồng nhất, nghĩa là không có sự khác biệt rõ nét về công nghệ và chất lượng hàng hoá giữa các hãng sản xuất trong ngành. Điều đó tất yếu dẫn đến sức ép ghê gớm về giá cả từ phía những người tiêu dùng và nhà sản xuất muốn tồn tại chỉ có thể sử dụng chính sách về giá là chủ yếu. Như thế cũng có nghĩa rằng trên thị trường có sự ganh đua rất khốc liệt giữa các đối thủ trong điều kiện hàng rào gia nhập và rút lui hầu như không phát huy tác dụng. Đối với Elmaco sự khốc liệt đó xem ra lại càng rủi ro cao một khi chính sách đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vẫn đang trên đích ngắm. Elmaco buộc phải căng sức trên cả hai mặt trận: Trong và ngoài nước. Thị trường trong nước là chủ yếu, còn thị trường ngoài nước là quan trọng. Lúc này, để xuất khẩu ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế cao, Công ty phải tập trung vào vấn đề chất lượng và giá cả. Làm sao để có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế mà giá vẫn đảm bảo cạnh tranh, đây có lẽ vẫn đang còn là đề tài nóng hổi tại Công ty Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. 1.2.2.2. Chính sách của chính phủ Mặc dù không phải là một doanh nghiệp có chức năng kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu, nhưng Elmaco vẫn có được lợi thế rất nhiều so với các doanh nghiệp khác là được phép xuất khẩu trực tiếp. Theo nghị định số 57-1998/ NĐ- CP của CP ban hành, thủ tục xuất khẩu đã được đơn giản hoá, giấy phép xuất khẩu được thay thế bằng giấy phép điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước có hoạt động xuất khẩu thường xuyên. Với tư cách là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Thương mại, Elmaco được quyền sử dụng giấy phép điều kiện kinh doanh như một giấy phép xuất khẩu cho những mặt hàng mà Công ty có ý định xuất bán. Ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục xuất khẩu, Bộ Thương mại còn cung cấp những thông tin cần thiết có liên quan về tình hình xuất nhập khẩu, tổ chức hội chợ thương mại, ưu đãi 30% kinh phí cho cán bộ của Công ty tham gia tất cả các hoạt đọng xúc tiến thương mại quốc tế, …. Ngược lại, Công ty cần có kế hoạch cụ thể về hoạt động xuất khẩu trình lên Bộ để Bộ có các biện pháp kịp thời nhằm
Luận văn liên quan