quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra là một nỗ lực lớn của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc dân chủ hóa hoạt động tư pháp, đảm bảo công bằng xã hội, tinh thần đó đã được thể hiện trong các văn bản của Đảng cụ thể là chỉ thị số 53 – CT/TW ngày 32/3/2000 của Bộ chính trị chỉ rõ “ cùng với việc phát hiện và chú trọng giải quyết kịp thời các vụ án có dấu hiệu oan, sai cần khẩn trương nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách để bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp bị oan, sai do các cơ quan tiến hành tố tụng gây ra”. “Việc bồi thường thiệt hại cần được thực hiện đúng trình tự, thủ tục đối với từng trường hợp cụ thể, những tài sản đã bị tịch thu, kê biên sai thì cần hoàn trả ngay, cần làm rõ cơ sỏ pháp lý, trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân, phân định trách nhiệm từng cơ quan và cá nhân tiến hành tố tụng và mức độ thiệt hại về dân sự cho việc làm oan sai gây ra, chuẩn bị ngay các văn bản để ban hành làm cơ sở pháp lý chặt chẽ cho việc thực hiện chủ trương này”. “Nghị quyết số 08 – NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt nam yêu cầu “ khẩn trương ban hành và tổ chức, thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với những trường hợp bị oan sai trong hoạt động tố tụng. Nghiên cứu xây dựng quỹ bồi thường thiệt hại về tư pháp”. Các văn bản trên là kim chỉ nam cho hoạt động cải cách tư pháp, là cơ sở ra đời nghị quyết số 388/2003/NQ – UBTVQH 11 ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra và Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT – VKSNDTC – BCA – TANDTC – BTP – BQO – BTC ngày 25/4/2004 hướng dẫn thi hành một số qyết định của Nghị quyết 388. Kể từ khi ra đời và thực hiện các văn bản nêu trên cho đến nay, bên cạnh các mặt đã đạt được thì cũng nảy sinh một số vấm đề cần phải xem xét một cách toàn diện ở cả góc độ lý luận và thực tiễn để từ đó đưa ra đồng thời kiến giải nhằm thực hiện chế định này.
Để giải quyết một vụ việc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra có lý có tình điều cần thiết là đòi hỏi chúng ta phải làm rõ cho được khái niệm oan sai trong hình sự, đồng thời xác định cho được những căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm bồi thường. Sau đó nghiên cứu các nguyên tắc của trách nhiệm bồi thường áp dụng cho trường hợp bồi thường cũng như điều kiện, phạm vi của chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường và chủ thể có trách nhiệm bồi thường.
22 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bồi thường thiệt hại cho người bị oan – lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bồi thường thiệt hại cho người bị oan – lý luận và thực tiễn.
Sự ra đời của chế định bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra là một nỗ lực lớn của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc dân chủ hóa hoạt động tư pháp, đảm bảo công bằng xã hội, tinh thần đó đã được thể hiện trong các văn bản của Đảng cụ thể là chỉ thị số 53 – CT/TW ngày 32/3/2000 của Bộ chính trị chỉ rõ “ cùng với việc phát hiện và chú trọng giải quyết kịp thời các vụ án có dấu hiệu oan, sai cần khẩn trương nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách để bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp bị oan, sai do các cơ quan tiến hành tố tụng gây ra”. “Việc bồi thường thiệt hại cần được thực hiện đúng trình tự, thủ tục đối với từng trường hợp cụ thể, những tài sản đã bị tịch thu, kê biên sai thì cần hoàn trả ngay, cần làm rõ cơ sỏ pháp lý, trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân, phân định trách nhiệm từng cơ quan và cá nhân tiến hành tố tụng và mức độ thiệt hại về dân sự cho việc làm oan sai gây ra, chuẩn bị ngay các văn bản để ban hành làm cơ sở pháp lý chặt chẽ cho việc thực hiện chủ trương này”. “Nghị quyết số 08 – NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt nam yêu cầu “ khẩn trương ban hành và tổ chức, thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với những trường hợp bị oan sai trong hoạt động tố tụng. Nghiên cứu xây dựng quỹ bồi thường thiệt hại về tư pháp”. Các văn bản trên là kim chỉ nam cho hoạt động cải cách tư pháp, là cơ sở ra đời nghị quyết số 388/2003/NQ – UBTVQH 11 ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra và Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT – VKSNDTC – BCA – TANDTC – BTP – BQO – BTC ngày 25/4/2004 hướng dẫn thi hành một số qyết định của Nghị quyết 388. Kể từ khi ra đời và thực hiện các văn bản nêu trên cho đến nay, bên cạnh các mặt đã đạt được thì cũng nảy sinh một số vấm đề cần phải xem xét một cách toàn diện ở cả góc độ lý luận và thực tiễn để từ đó đưa ra đồng thời kiến giải nhằm thực hiện chế định này.
Để giải quyết một vụ việc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra có lý có tình điều cần thiết là đòi hỏi chúng ta phải làm rõ cho được khái niệm oan sai trong hình sự, đồng thời xác định cho được những căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm bồi thường. Sau đó nghiên cứu các nguyên tắc của trách nhiệm bồi thường áp dụng cho trường hợp bồi thường cũng như điều kiện, phạm vi của chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường và chủ thể có trách nhiệm bồi thường.
YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG GÂY RA.
Khái niệm về oan sai trong hình sự.
Trong phạm vi giới hạn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng hình sự gây ra thì oan sai được hiểu là những hành vi trái pháp luật mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét xử, thi hành án đối với người không có tội. Oan sai hiểu dưới góc độ của chủ thể bị hại – đối tượng của hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự, đó là hậu quả thiệt hại về vật chất và tinh thần, là nỗi oan ức của một người mà người đó phải gánh chịu, thực hiện hành vi phạm tội với tính chất mức độ nhất định, nhưng bị truy cứu về tội nặng hơn hoặc truy tố thêm tội danh thực tế đã không phạm, đã phải thi hành án, được xác định trong trường hợp Bản án đó đã được Tòa án cấp trên sửa theo hướng nhẹ hơn. Sai trong tố tụng hình sự cũng có nhều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp oan sai nào cũng được Nhà nước bồi thường. Thực tiễn ở nước ta cũng như các nước trên thế giới Nhà nước chỉ bồi thường cho những trường hợp bị sai ở mức độ nhất định, việc xác định mức độ này theo pháp luật các nước khác nhau là khác nhau. Do vậy, chỉ có oan sai được pháp luật quy định mới được Nhà nước bồi thường. Trong thực tế thường xảy ra các khả năng sau đây:
Tạm giữ sai là việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng đối với người bị bắt mà sau thời hạn tạm giữ cơ quan điều tra đã không xác định đủ căn cứ khởi tố bị can và có quyết định của cơ quan điều tra tiến hành tố tụng có thẩm quyền xác định việc tạm giữ là không có căn cứ.
Tạm giam sai là biện pháp ngăn chặn mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án đã áp dụng đối với một người mà hậu quả của nó là đã cách li người đó với xã hội trong một thời gian nhất định và bị hạn chế một số quyền tự do của công dân mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền là việc tạm giam là không có căn cứ.
Truy tố oan sai là quyết định của cơ quan Viện kiểm sát được thể hiện dưới hình thức Cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố một người ra trước tòa án để xét xử mà có quyết định của cơ quan tố tụng có thẩm quyền xác định cáo trạng truy tố không có căn cứ, người bị truy tố vô tội bản án tuyên người đó không phạm tội.
Xét xử oan sai là Bản án hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bằng một phán quyết đối với một người xác định trách nhiệm hình sự của người đó phải chịu một hình phạt nhất định mà có bản án quyết định của cơ quan tố tụng có thẩm quyền xác định người đó không phạm tội hoặc hành vi đó không cấu thành tội pham.
Thi hành án oan sai là hành vi của giám thị, quản giáo… mà hậu quả của nó là thời gian giữ đối với bị án bị kéo dài hơn so với bản án đã được tuyên và các hành vi trái pháp luật khác gây thiệt hại cho người bị án về tính mạng, sức khỏe, tài sản một cách trái pháp luật.
Tóm lại, oan sai là một hoặc một loạt các hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được thực hiện trong hoạt động tố tụng hình sự không đúng với thực tế tội phạm, và không tuân theo các qui định của pháp luật gây thiệt hại cho quyền lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và các chủ thể khác.
Cơ sở pháp lý để xác định bồi thường.
Cơ sở pháp lý để xác định bồi thường đối với oan sai trong tố tụng hình sự là yếu tố cần và đủ để xác định trách nhiệm bồi thường của những người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng là một hình thức cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vậy cơ sở pháp lý của loại trách nhiệm này về nguyên tắc phải tuân theo các qui định của Bộ luật dân sự. Tuy nhiên trách nhiệm bồi thường của những người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có tính đặc thù vì vậy trong nội dung cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra có nét riêng biệt đó là:
a. Có hành vi trái pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
Hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự là những hành vi đã không thực hiện đúng các qui định của pháp luật tố tụng hình sự. Hành vi của các chủ thể này đã không tuân theo yêu cầu đòi hỏi của qui phạm pháp luật hình sự, đã thể hiện ra bên ngoài sự sai lầm trong hoạt động đánh giá chứng cứ của các chủ thể tiến hành tố tụng hình sự. Hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự được thực hiện chủ yếu bằng hành động cụ thể như quyết định, phê chuẩn quyết định tạm giữ, tạm giam không có căn cứ, ra quyết định truy tố người không phạm tội, xét xử tuyên án áp dụng hình phạt người cho người không có tội, giam giữ lâu hơn hoặc gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của phạm nhân do lỗi của giám thị trại giam… Đồng thời các hành vi này diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau, với tính chất mức độ nghiêm trọng khác nhau. Tuy nhiên trong căn cứ pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại chúng ta thấy rằng chỉ có các hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự được thực hiện theo hướng truy cứu trách nhiệm oan cho người vô tôi hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự thiếu căn cứ mới phát sinh trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp ngược lại hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cũng là hành vi trái pháp luật ví dụ như bỏ lọt tội phạm hoặc truy cứu trách nhiệm thấp hơn so với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà bị cáo đã phạm. Song những hành vi này không thuộc phạm vi cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà của các loại trách nhiệm pháp lý khác. Do đặc điểm của hoạt động tố tụng hình sự diễn ra trong nhiều giai đoạn tố tụng và được nhiều chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện, vì vậy hành vi rái pháp luật của người có thẩm quyền tố tụng cũng được thực hiện bởi chủ thể đa dạng: hành vi trái pháp luật của Điều tra viên, của Kiểm sát viên, của Thẩm phán Hội thẩm nhân dân, của Giám thị trại giam… Nói tóm lại hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là những hành vi thực hiện không đùng và đầy đủ yêu cầu đòi hỏi của qui phạm pháp luật hình sự và tố tụng hình sự hoặc vượt quá nhiệm vụ quyền hạn công vụ, làm oan sai gây thiệt hại cho các tổ chức công dân.
b. Có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại ở đây phải là những thiệt hại thực tế đã xẩy ra cho người bị oan sai. Đó là thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và tổn thất về tinh thần của người bị oan sai đã phải gánh chịu. Theo nguyên tắc chung các thiệt hạo này được xác định theo qui định tại các Điều 612, 613,614,615 và 616 Bộ luật dân sự.
Về thiệt hại về tài sản bị xâm hại, bao gồm tài sản bị tịch thu, bị tạm giữ, phong tỏa dẫn đến bị mất, hư hỏng, hủy hoại, các lợi ích gắn liền với tài sản và các chi phi để khắc phục và hạn chế thiệt hại. Tài sản bị thiệt hại bao gồm cả động sản và bất động sản, tài sản vô hình và tài sản hữu hình, trong một số trường hợp còn là các quyền về tài sản, thu nhập bị mất hoặc giảm sút của người bị thiệt hại do nguyên nhân bị thiệt hại về tài sản gây ra. Ví dụ bị tịch thu máy móc thiết bị, nguyên vệt liệu trái pháp luật dẫn đến cơ sở sản xuất của người bị oan bị đình đốn sản xuất, mất nguồn thu nhập.
Thiệt hại về nhân thân bao gồm:
- Thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm: các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi các chức năng bị mất, bị giảm sút…thu nhập bị mất, bị giảm sút, nếu thu nhập của người bị hại không ổn định và không xác định trước được thì áp dụng mức thu nhập bình quân của lao động cùng loại. Chi phí hợp lí và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Nếu người bị thiệt hại bị mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa
, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết. Chi phí hợp lý cho mai táng. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, đối với thiệt hại trong trường hợp bị thi hành án tử sai hiện chưa có các quy định cụ thể hóa pháp luật. Đây là một thiệt hại lớn nhất, nghiêm trọng nhât mà người bị oan sai cũng như những người thân thích của họ phải gánh chịu vì vậy, nên chăng cần phải bổ sung những qui định về vấn đề này để giải quyêt bồi thường.
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm: gồm phí hợp lí cho việc hạn chế khắc phục thiệt hại. Thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
- Thiệt hại về tinh thần: theo quy định của khoản 4 Điều 613 và 614 BLDS thì thiệt hại về tinh thần là những tổn thất tinh thần được quy định cho những người bị thiệt hại về sức khỏe và những người thân nhân gần gũi của nạn nhân bị xâm phạm về tính mạng nói chung, loại thiệt hại này do tòa án quyết định tùy từng trường hợp.
Nói tóm lại thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền gây ra cho người bị oan sai thuộc phạm vi xác định bồi thường bao gồm: Thiệt hại do tài sản bị xâm hại; thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại; thiệt hại về tính mạng bị xâm hại; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại; tổn hại về tinh thần đối với người bị oan sai trong thời gian bị bắt tạm giữ, tạm giam chấp hành hình phạt tù, tổn thất tinh thần của người thân thích gần gũi của nạn nhân đã bị thi hành án tử hình hoặc bị xâm phạm về tính mạng trong các trường hợp khác.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của người
có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng và hậu quả thiệt hại nói trên.
Xem xét mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng và hậu quả oan sai ở đây được xác định trong quan hệ mà các hành vi trái pháp luật của những người tiến hành tố tụng là nguyên nhân trực tiếp gây ra các thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và tinh thần cho người bị thiệt hại và hậu quả thiệt hại oan sai đã xảy ra. Đó la kết quả nội tại tất yếu có tính khách quan của hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền cảu cơ quan tiến hành tố tụng như: khởi tố, điều tra, truy tố và cuối cụng là xét xử ra một bản án kết tội một người không phạm tội với mức án tù có thời hạn hoặc không có thời hạn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến người bị hại đã bị tước đoạt quyền tự do, các quyền lợi ích hợp pháp khác một cách trái pháp luật.
d. Có lỗi của chủ thể tiến hành tố tụng gây ra và có qui định của pháp luật về phạm vi bồi thường.
Người gây thiệt hại phải gánh chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Điều 609 BLDS qui định : “ Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý…mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường”. Lỗi là một dấu hiệu và là căn cứ pháp lý bắt buộc trong pháp lý để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, khoản 2 Điều 624 BLDS qui định : “ cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gây thiệt hại phải trả một khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo qui định của pháp luật nếu người đó có lỗi khi thi hành nhiệm vụ”. Vì vậy, trong trách nhiệm bồi thường của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng BLDS đã xác định trực tiếp dấu hiệu lỗi trong việc xác định trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Theo tinh thần của bộ luật này cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền của cơ quan chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có lỗi trong khi thực hiện nhiệm vụ. Trong trường hợp ngược lại hoạt động tố tụng không có lỗi tức là họ đã thực hiện đúng nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử thi hành án đúng người đúng tội và đúng pháp luật thì điều đó có nghĩa là không có oan sai, không phát sinh trách nhiệm bồi thường. Lỗi của cơ quan tiến hành tố tụng được xác định từ lỗi của người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Về mặt hình thức lỗi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là trạng thái tâm lí của họ đối với hành vi trái pháp luật và hậu quả của hành vi thể hiện thái độ của họ đối với vi phạm được biểu hiện dưới hai hình thức là cố ý và vô ý.
Lỗi cố ý là lỗi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi thực hiện hành vi như bắt, ký, phê chuẩn Quyết định tạm giam, tạm giữ, Cáo trạng, Bản án… đã nhận thức đầy đủ tính chất, mức độ hành vi và hậu quả của hành vi, nhưng không mong muốn hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra. Vì vậy hình thức lỗi không những dẫn đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà có thể dẫn đến trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm hoạt động tư pháp của chủ thể thực hiện.
Hình thức lỗi vô ý là hình thức lỗi mà khi thực hiện hành vi chủ thể có quyền tiến hành tố tụng đã không nhận thức được đầy đủ tính chất mức độ hành vi và hậu quả thiệt hại đó. Pháp luật yêu cầu đòi hỏi ở họ tinh thần trách nhiệm và tính cẩn trọng rất cao. Việc không nhận thức được có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do tính phức tạp của cụ án, do các yếu tố khách quan hoặc do trình độ chuyên môn nghề nghiệp còn hạn chế của người tiến hành tố tụng hoặc do quá tin tưởng vào hồ sơ mà các tố tụng trước đó đã thực hiện. Trong một số trường hợp người tiến hành tố tụng vì quá tự tin vào niềm tin nội tâm của mình mà niềm tin đó lại không có trong thực tiễn pháp lý của vụ việc. Đồng thời trong hình thức lỗi này người thực hiện hành vi cũng không có thái độ mong muốn hoặc bỏ mặc hậu quả xẩy ra. Do tính chất và mức độ của hình thức lỗi này cho nên cần xem xét mức độ hoàn trả đối với khoản tiền mà cơ quan tiến hành tố tụng đã trả cho người bị thiệt hại.
Trên đây là bốn yếu tố cấu thành cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Là cơ sở pháp lý được áp dụng để truy cứu trách nhiệm cho cá nhân một chủ thể gây thiệt hại và xác định trách nhiệm bồi thường của cơ quan tiến hành tố tụng quản lý người đó. Trong thực tiễn thi hành nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án do đặc điểm phải phối hợp thực hiện nhiệm vụ tố tụng vì vậy khi hoạt động tố tụng dẫn đến sai lầm thì hậu quả thiệt hại đã xẩy ra là kết quả của nhiều chủ thể gây thiệt hại. Trong trường hợp như vậy thì cơ sở pháp lý sé được áp dụng để truy cứu trách nhiêmh bồi thường cho trường hợp gây thiệt hại này.
Đó là trường hợp có nhều chủ thể cùng gây thiệt hại cho người bị oan sai thì phải có trách nhiệm liên đới bồi thường. Cụ thể là các trường hợp Điều tra viên trong một vụ án cùng gây thiệt hại, một Điều tra viên và Thủ trưởng cơ quan điều tra cùng gây thiệt hại, Kiểm sát viên và Viện trưởng Viện kiểm sát, các thành viên Hội đồng xét xử trong các vụ án hình sự cùng gây ra.
Cơ sở pháp lý của trách nhiệm liên đới bồi thường được xác định trong BLDS. Điều 620 Bộ luật qui định: “ Trong trường hợp đồng thời cùng gây thiệt hại, thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người, nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường theo phần bằng nhau”.
Theo quy định của điều luật này khi có nhiều cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng cùng gây thiệt hại thì họ có trách nhiệm liên đới với nhau về phần nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại.
Như vậy cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm bồi thường khi nhiều người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại chính là Điều 620 BLDS. Các yếu tố cấu thành cơ sở pháp lý bồi thường này là có từ hai người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trở lên, họ thuộc quyền quản lý của một hoặc nhiều cơ quan tiến hành tố tụng cùng có hành vi trái pháp luật đã gây thiệt hại cho ngườ bị oan sai. Lỗi của họ có thể là lỗi cố ý hoặc vô ý hoặc có chủ thể cố ý hoặc có chủ thể vô ý gây ra thiệt hại. Tuy nhiên theo qui định của pháp luật họ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường theo mức độ lỗi của mình. Trường hợp không xác định được mức độ lỗi của mỗi người thì các chủ thể gây thiệt hại cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường. Theo qui định tại Điều 620 BLDS họ phải bồi thường theo phần bằng nhau. Thực tiễn giải quyết bồi thường trong giai đoạn vừa qua, khi oan sai xảy ra,các cơ quan tiến hành tố tụng thường có sự đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, dây dưa kéo dài việc bồi thường, gây thiệt hại cho các quyền và lợi ích của công dân. Thực tế đó đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hóa các qui định của BLDS nhằm tạo ra cơ sở pháp lý đầy đủ cụ thể để truy cứu trách nhiệm bồi thường của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc cùng gây thiệt hại. Mục đích của việc nghiên cứu nhằm nhanh chóng khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị thiệt hại.
Người có quyền yêu cầu bồi thường.
Người có quyền yêu cầu bồi thường là người bị oan sai, tức là người đã bị tạm giữ, tạm giam, bị truy tố, xét xử, thi hành án. Bản chất pháp lý của người bị hại, cũng giống như những người bị hại khác là người bị hại về tài sản và nhân thân, nhưng lại không giống như những người bị hại bình thường khác họ là người bị chính những cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ pháp luật gây thiệt hại. Chính đặc điểm pháp luật biến họ trở thành người bị h