Đề tài Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (file word)

Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có từ lâu trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, loại hình này mới chỉ được ghi nhận trong pháp luật của Việt Nam. Địa vị pháp lí của Công ty hợp danh được ghi nhận lần đầu tyên ở Luật Doanh Nghiệp 1999 với 4 Điều, sau đó phát triển lên thành 11 Điều được quy định trong Luật Doanh Nghiệp 2005. Với vỏn vẹn 11 điều luật nên đối với xã hội còn khá mới mẻ, nhiều người chưa nhận thức được bản chất của nó nên còn xem Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp đại diện cho chủ sỡ hữu tư nhân. Nhận thức được vấn đề đó, em xin chọn đề tài: “Bình luận về các quy định của Luật Doanh Nghiệp 2005 về Công ty hợp danh” cho bài tập lớn/học kỳ của mình. Làm rõ quy định về Công ty hợp danh được thể chế trong luật với mục đích cung cấp cho giới thương nhân hiểu rõ được bản chất Công ty hợp danh, qua đó thêm một mô hình kinh doanh để lựa chọn cho phù hợp với ý tưởng kinh doanh của họ. Do nhận thức còn hạn chế nên bài làm có nhiều sơ sài, em mong nhận được những ý kiến góp ý xác đáng của thầy cô. Em xin cảm ơn!

doc22 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3098 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (file word), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục A ĐẶT VẤN ĐỀ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định pháp lý quan trọng trong việc xác định trách nhiệm bồi thường đối với các chủ thể có hành vi vi phạm, gây thiệt hại cho người khác, vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện thông qua việc xác định lỗi, tuy nhiên trong một số trường hợp yếu tố lỗi chỉ là thứ yếu, không phải là yếu tố quan trọng, quyết định đến việc truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra là một trong những nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà không cần yếu tố lỗi, lỗi không phải là điều kiện quyết định. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (NNHCĐ) gây ra là loại trách nhiệm đặc biệt, nó phát sinh ngay cả khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không có lỗi, tuy nhiên hiện nay cách hiểu và áp dụng quy định này nhiều khi thiếu sự thống nhất, bài viết sau đây sẽ làm rõ hơn vấn đề này. B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 1.1 Khái niệm Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 307 BLDS về trách nhiệm BTTH nói chung và chương XXI về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm BTTH mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm…Trách nhiệm BTTH làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ BTTH tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng với khái niệm nghĩa vụ quy định tại điều 281 BLDS: “Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền)” từ quy định này có thể khái niệm về nghĩa vụ BTTH: “Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra” Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 2 ,Nxb CAND, Trường Đại học Luật Hà Nội,Tr 257 Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm Dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. 1.2. Đặc điểm của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng còn có những đặc điểm: Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm Dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự. Khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì họ phải BTTH và BTTH chính là một quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh và được quy định trong BLDS ở Điều 307 và Chương XXI và các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS. Về điều kiện phát sinh: trách nhiệm BTTH chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại (không phải là điều kiện bắt buộc). Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm BTTH có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên điển hình là các trường hợp BTTH do tài sản gây ra. Về hậu quả: Trách nhiệm BTTH mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại, khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn thất đó được tính bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường. Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại. Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm BTTH còn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người chưa thành niên… 1.3.Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.:             Theo quy định tại Điều 604 BLDS năm 2005 và nghị quyết của hội HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về BTTH ngoài hợp đồng thì trách nhiệm BTTH chỉ xảy ra :             1.3.1.Phải có thiệt hại xảy ra.             Thiệt hại về vật chất bao gồm: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm( khoản 1 Điều 609 BLDS); thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (khoản 1 Điều 610 BLDS); thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (khoản 1 Điều 611 BLDS).             Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm... Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của tổ chức được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin... vì bị hiểu nhầm.             1.3.2.Phải có hành vi trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.             1.3.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật: Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Khi xác định quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả xảy ra cần phải xác định những đặc điểm sau:Phùng trung Tập - Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản,sức khỏe, tính mạng, Nxb Hà nội Thứ nhất là tính thời gian trong quan hệ nhân quả: Hành vi được coi là nguyên nhân phải diễn ra trước hậu quả. Thứ hai là tính hiển nhiên trong quan hệ nhân quả: Tính hiển nhiên phản ánh mối quan hệ bản chất của sự vật, sự việc trong những điều kiện nhất định, vận động, phát triển theo xu hướng nhất định phải như thế này mà không phải thế kia Thứ ba là tính khách quan trong quan hệ nhân quả : tồn tại độc lập với ý thức của con người, con người không thể tùy tiện xóa bỏ nó.             1.3.4.Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại:             Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.             1.4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại            Khi giải quyết tranh chấp về BTTH ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc BTTH quy định tại Điều 605 BLDS thì “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. 3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường” 1.5. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Khi áp dụng quy định tại Điều 606 BLDS về năng lực chịu trách nhiệm BTTH, cần chú ý xác định đúng tư cách đương sự trong từng trường hợp, cụ thể: - Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 606 BLDS thì người gây thiệt hại là bị đơn dân sự, trừ khi họ mất năng lực hành vi dân sự; - Trong trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS thì cha, mẹ của người gây thiệt hại là bị đơn dân sự; - Trong trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 606 BLDS thì người gây thiệt hại là bị đơn dân sự và cha, mẹ của người gây thiệt hại là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 606 BLDS thì cá nhân, tổ chức giám hộ là bị đơn dân sự. 2.TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, những thành tựu mới của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm thế giới ngày càng văn minh, hiện đại hơn. Tuy nhiên, kéo theo đó là sự gia tăng các tai nạn mang tính khách quan nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con người, đe dọa tới sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản… của các chủ thể trong xã hội. Có những sự vật như máy móc, phương tiện, hệ thống điện, dây chuyền sản xuất trong nhà máy… bản thân hoạt động của nó luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. Mặc dù con người luôn tìm mọi cách kiểm soát, vận hành nó một cách an toàn nhưng vẫn có những thiệt hại khách quan bất ngờ có thể xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát đó. Trong khoa học pháp lý xuất hiện thuật ngữ “nguồn nguy hiểm cao độ” để chỉ những sự vật như vậy. Bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra là loại trách nhiệm đặc biệt bởi lẽ thiệt hại xảy ra không phải do hành vi và do lỗi của con người mà do hoạt động của những sự vật mà hoạt động của chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại. Mặc dù chủ sở hữu, người chiếm hữu NNHCĐ có thể không có lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm bồi thường. Theo đó “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được hiều là trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ và do sự hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi” Phùng trung Tập - Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản,sức khỏe, tính mạng, Nxb Hà nội,Tr 259 2.1 .Cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra Trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra có cơ sở pháp lý từ những quy định chung thuộc chương XXI về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, và được quy định chi tiết, cụ thể tại điều 623 về BTTH do NNHCĐ gây ra, đã đề cập đến khái niệm NNHCĐ, chủ thể chịu trách nhiệm BTTH, nguyên tắc bồi thường, năng lực BTTH... Trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra còn được quy định tại mục III nghị quyết của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 3/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về BTTH ngoài hợp đồng. 2.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 2.2.1. Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ Thiệt hại liên quan đến các loại nguồn nguy hiểm rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, chỉ áp dụng trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau: Thứ nhất: Những sự vật được coi là NNHCĐ phải đang trong tình trạng vận hành, hoạt động như: phương tiện giao thông vận tải cơ giới đang tham gia giao thông trên đường; cháy, chập hệ thống tải điện; nhà máy công nghiệp đang hoạt động… Trường hợp thiệt hại xảy ra khi NNHCĐ đang ở trạng thái “tĩnh” – không hoạt động thì không thể coi là thiệt hại do NNHCĐ gây ra, ví dụ: xe ô tô dừng đỗ trên đỉnh dốc nhưng theo quán tính trượt xuống chân dốc gây thiệt hại. Thứ hai:  thiệt hại phải do chính sự tác động của bản thân NNHCĐ hoặc do hoạt động nội tại, “tự thân” của NNHCĐ gây ra. Xuất phát từ lý do này mà pháp luật qui định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật”. Cần phân biệt thiệt hại “do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” với thiệt hại “do hành vi trái pháp luật của con người gây ra có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ”. Thiệt hại do NNHCĐ gây ra là thiệt hại do “tự thân” NNHCĐ gây ra thiệt hại, không có tác động của con người, yếu tố lỗi có thể được loại trừ. Ví dụ: xe ô tô đang vận hành thì bị nổ lốp, mất phanh, gãy trục…gây thiệt hại, còn thiệt hại có liên quan đến NNHCĐ là thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con người, có tác động của con người, việc gây thiệt hại này có liên quan đến NNHCĐ, ví dụ: lái xe phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn, say rượu bia điều khiển xe gây tai nạn…Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử đã có sự nhầm lẫn trong việc xác định trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra khi người áp dụng không phân biệt được “thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” và thiệt hại “liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ”. Nhiều trường hợp khi áp dụng pháp luật cứ thấy có hành vi trái pháp luật của con người gây thiệt hại, hành vi gây thiệt hại có liên quan đến NNHCĐ lại được xác định là thiệt hại do NNHCĐ gây ra. Việc xác định thiệt hại là do “tác động của người” hay “tác động của vật” có ý nghĩa quan trọng khi xác định trách nhiệm BTTH, bởi vì nó liên quan đến trách nhiệm hình sự của người gây thiệt nếu đó là hành vi trái pháp luật liên quan đến NNHCĐ. Bên cạnh đó, trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra cũng loại trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết (Theo Điều 623 Bộ luật dân sự). Nói tóm lại, trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra là trách nhiệm đối với sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của bản thân NNHCĐ chứ không phải thiệt hại do hành vi của con người gây ra. 2.2.2. Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra Đây là mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại với sự “tự thân” gây thiệt hại của NNHCĐ. Như đã phân tích ở trên, thiệt hại xảy ra thì phát sinh trách nhiệm bồi thường, tuy nhiên để có thể phát sinh trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra thì thiệt hại xảy ra phải trực tiếp do bản thân NNHCĐ gây thiệt hại. Nếu thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con người gây ra mà có liên quan đến NNHCĐ thì không áp dụng Điều 623 để giải quyết mà đây là trường hợp BTTH ngoài hợp đồng thông thường do hành vi trái pháp luật của con người gây ra. Điều kiện này đòi hỏi hoạt động của NNHCĐ là nguyên nhân tất yếu, nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại và thiệt hại xảy ra là kết quả của hoạt động “tự thân” của NNHCĐ. Khi xác định trách nhiệm BTTH, điểm mấu chốt quan trọng là xác định thiệt hại đó do nguyên nhân nào gây ra và nguyên nhân đó có dẫn đến hậu quả không. 2.2.3. Điều kiện lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Theo quan điểm cổ điển, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ đặt ra khi có điều kiện lỗi. Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Chỉ khi nào một người do lỗi của mình mà gây thiệt hại, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người khác thì mới phải bồi thường. Cơ sở để người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường là họ phải chứng minh lỗi của người gây thiệt hại. Điều kiện này trong nhiều trường hợp thực tế là không thể thực hiện được khi thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của ai cả. Khuynh hướng xác định trách nhiệm bồi thường dựa trên yếu tố lỗi nhiều khi không bảo đảm được quyền lợi cho nạn nhân trong khi việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại là một đòi hỏi cấp thiết và chính đáng. Để bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ nạn nhân chống lại việc gây ra tai nạn, có quan điểm cho rằng trách nhiệm BTTH trong một số trường hợp có thể phát sinh mà không cần điều kiện lỗi. Thực tế cho thấy các tai nạn mang tính khách quan nhiều khi nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con người ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, cơ giới hóa. Bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra là một trong những trường hợp đặc biệt, theo đó, trách nhiệm bồi thường phát sinh khi không cần xem xét đến điều kiện lỗi. Khoản 3 Điều 623 Bộ luật dân sự quy định “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi”. Dấu hiệu quan trọng nhất để xác định trách nhiệm này là hoạt động của NNHCĐ chính là nguyên nhân trực tiếp, là yếu tố quyết định dẫn đến thiệt hại. Hoạt động gây thiệt hại của NNHCĐ có thể hoàn toàn không có lỗi của con người (như xe đang chạy trên đường bất ngờ nổ lốp trước dẫn đến đổi hướng đột ngột gây thiệt hại) hoặc cũng có thể có một phần lỗi của người quản lý, điều khiển, tuy nhiên lỗi ở đây chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với thiệt hại (như trước khi xuống dốc, lái xe không kiểm tra lại phanh; lốp mòn nhưng chưa thay do chủ quan nghĩ rằng xe vẫn vận hành tốt…). Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi, hành vi của người điều khiển NNHCĐ thì không áp dụng trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra. 2.2.4. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra là một dạng bồi thường thiệt hại cụ thể do vậy về nguyên tắc thiệt hại phải bồi thường gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại điều 608, 609, 610 BLDS 2005 Thiệt hại về tài sản là thiệt hại về vật chất tính toán được. Theo đó thiệt hại do tài sản bị xâm hại được bồi thường gồm: tài sản bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe, chức năng bị mất, giảm sút; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; bồi thường tổn thất về tinh thần cho những người thân thích ở hàng thừa kế thứ nhất. 2.3. Chủ thể bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Căn cứ vào khoản 2 Điều 623 BLDS 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về BTTH ngoài hợp đồng, trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra có thể được áp dụng với các chủ thể sau: - Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý NNHCĐ, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ NNHCĐ. - Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật phải BTTH do NNHCĐ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trong trường hợp chủ sở hữu NNHCĐ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải BTTH. Ví dụ: Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải BTTH. Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp NNHCĐ phải BTTH do NNHCĐ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại. Ví dụ: Xe ô tô đang tham gia giao thông thì bất ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị chết. Trong trường hợp này chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó không phải BTTH. Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần chú ý là trong
Luận văn liên quan