Trên phạm vi toàn cầu, năng lượng nguyên tử là vô cùng cần thiết và muốn hay không cũng phải phát triển năng lượng nguyên tử (NLNT) vì sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Như chúng ta đã biết, dân số thế giới hiện nay là hơn 6 tỷ người và hàng năm tăng thêm khoảng 80 triệu người, tương đương với dân số Việt Nam hiện nay. Dân số tăng đương nhiên dẫn tới tăng mức tiêu thụ năng lượng.
Hiện nay, nguồn năng lượng phục vụ cho con người chủ yếu lấy từ các nguồn năng lượng hoá thạch như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên. Người ta cũng đã tranh luận rất nhiều xung quanh vấn đề nguyên liệu hoá thạch còn tồn tại được bao lâu? Có một điều chắc chắn là nguồn năng lượng hoá thạch cũng chỉ có hạn. Theo tính toán của các chuyên gia năng lượng quốc tế thì than đá, mặc dù có trữ lượng tương đối phong phú, nhưng cũng chỉ khai thác được trong vòng 230 năm là cạn kiệt, còn dầu mỏ là 43 năm và khí thiên nhiên là 62 năm. Trong khi đó, nhiên liệu Uran nếu tái xử lý có thể sử dụng hàng ngàn năm, chưa kể Thori cũng có thể dùng làm nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân.Vấn đề sử dụng các dạng năng lượng mới như gió, mặt trời, thuỷ triều, điện nhiệt cũng đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, các nguồn năng lượng này cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
20 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2257 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Boiling water reactor, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
&
Đề Tài:
Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
&
Đề Tài:
GVHD: ThS. Trần Thiện Thanh
NSVTH: Lê Huy Ba Duy
Nguyễn Văn Quang
Nguyễn Thị Kim Xuyến
Nguyễn Thị Thanh
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM. KHOA VẬT LÝ. LỚP LÝ 4 CN (K33)
LÔØI GIÔÙI THIEÄU
Trên phạm vi toàn cầu, năng lượng nguyên tử là vô cùng cần thiết và muốn hay không cũng phải phát triển năng lượng nguyên tử (NLNT) vì sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Như chúng ta đã biết, dân số thế giới hiện nay là hơn 6 tỷ người và hàng năm tăng thêm khoảng 80 triệu người, tương đương với dân số Việt Nam hiện nay. Dân số tăng đương nhiên dẫn tới tăng mức tiêu thụ năng lượng.
Hiện nay, nguồn năng lượng phục vụ cho con người chủ yếu lấy từ các nguồn năng lượng hoá thạch như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên. Người ta cũng đã tranh luận rất nhiều xung quanh vấn đề nguyên liệu hoá thạch còn tồn tại được bao lâu? Có một điều chắc chắn là nguồn năng lượng hoá thạch cũng chỉ có hạn. Theo tính toán của các chuyên gia năng lượng quốc tế thì than đá, mặc dù có trữ lượng tương đối phong phú, nhưng cũng chỉ khai thác được trong vòng 230 năm là cạn kiệt, còn dầu mỏ là 43 năm và khí thiên nhiên là 62 năm. Trong khi đó, nhiên liệu Uran nếu tái xử lý có thể sử dụng hàng ngàn năm, chưa kể Thori cũng có thể dùng làm nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân.Vấn đề sử dụng các dạng năng lượng mới như gió, mặt trời, thuỷ triều, điện nhiệt… cũng đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, các nguồn năng lượng này cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Vì vậy, để trả lời câu hỏi về giải pháp nguồn năng lượng mới. Và tìm hiểu xem họ đã làm thế nào để dần thay thế năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Hãy cùng nhóm SUNRISE của chúng tôi tìm hiểu về nhà máy điện nguyên tử BOILING WATER REACTOR.
MUÏC LUÏC
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÒ PHẢN ỨNG
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
Thế hệ I (1950 – 1960)
Các lò phản ứng thế hệ thứ nhất được xây dựng vào những năm 1955-1965, tập trung chủ yếu ở Hoa Kỳ, Liên Xô, Nhật Bản, Thụy Điển và Vương quốc Anh. Các lò thuộc thế hệ này bắt nguồn từ những mẫu thiết kế ban đầu được phát triển để sử dụng trên tàu biển cuối những năm 1940. Thiết kế ban đầu có công suất khoảng 5.000 KW. Bao gồm những nguyên mẫu ban đầu lò phản ứng hạt nhân từ những năm 1950 và 1960, ví dụ như Shippingport, Dresden-1, Magnox và Calder Hall-1 ở Vương quốc Anh.
Một số lò phản ứng điển hình của các lò thế I.
Shippingport
Lò phản ứng Shippingport được đưa vào vận hành năm 1957 tại Shippingport, Pennsylvania, Hoa Kỳ và hoạt động tới năm 1982.
Là lò phản ứng nước áp lực.
Làm chậm và làm lạnh bằng nước nhẹ H2O.
Nhiên liêu: hợp kim Uranium UO2 làm giàu cao.
Công suất 60 MW.
Dresden-1
Lò phản ứng nước sôi thương mại đầu tiên.
Bắt đầu xây dựng vào năm 1956 và được nối với mạng diện vào năm 1960.
Ngưng hoạt động ngày 31/10/1978.
Làm chậm và làm lạnh bằng nước nhẹ H2O.
Nhiên liêu: hợp kim Uranium UO2 làm giàu cao.
Công suất tổng: 207 MW.
Thế hệ II
Bắt đầu vận hành vào những năm 1970 và bao gồm phần lớn trong số trên 400 lò phản ứng vận hành thương mại kiểu nước dưới áp lực (PWR) và kiểu nước sôi (BWR). Các lò phản ứng này, thường được gọi là lò phản ứng nước nhẹ (LWR), sử dụng các phương pháp an toàn “chủ động” truyền thống bao gồm các tác động điện hoặc cơ khí thực hiện theo lệnh. Một số hệ thống theo thiết kế còn vận hành kiểu thụ động (VD: sử dụng van giảm áp) và làm việc không cần đến người điều khiển hoặc mất nguồn điện tự dùng. Gồm các kiểu lò PWR (Pressurized Water Reactor – lò phản ứng áp lực) và BWR (Boiled Water Reactor – lò phản ứng nước sôi) của châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật; WER và RBMK (của Nga); Candu nước nặng (của Canada, Ấn Độ), HTGR (High Temperature Helium Gas), LMFR (Liquid metal cooled reactor).
Lò nước sôi:
Chỉ duy trì có một hệ thống nước. Nước vừa hấp thụ nhiệt từ các phản ứng hạt nhân trong lò để biến nước thành hơi nước và hơi nước với áp suất được dẫn thẳng đến tuabin để quay máy phát điện. Trong loại lò phản ứng này, nước được truyền qua lõi lò phản ứng, hoạt động như những dung dịch trung hòa và môi trường làm nguội, là nguồn hơi nước để làm quay tuabin. Lò BWR hoạt động ở điều kiện áp suất 70 atm, ở đó, nhiệt độ sôi của nước là 285oC. Môi trường nhiệt độ này làm cho hiệu suất Carnot chỉ đạt được 42%, thực tế nguồn điện năng sinh ra chỉ có khoảng 32%, thấp hơn so với loại lò nước dưới áp suất (PWR).
Lò nước áp suất:
Gồm hai hệ thống nước tách biệt và nước không pha trộn vào nhau. Hệ thống chính có nhiệm vụ hấp thụ nhiệt từ các phản ứng trong lò dưới áp suất rất cao và dòng nước nóng này được chảy qua hệ thống ống trong bình giải nhiệt. Tại đây, nhiệt được hệ thống nước thứ hai nhận và biến nước thành hơi nước. Dưới áp suất cao, dòng hơi nước này được dẫn vào tuabin để chạy máy phát điện. Lợi thế của loại lò này là sự rò rỉ nhiên liên sẽ không xảy ra ở hệ thống chứa chạy vào tuabin và máy nén.
Lò thế hệ III và III+:
Các lò chuyển tiếp thế hệ III được phát triển trong những năm 1990 với ưu thế đặc thù là khả năng tự động cao hơn thế hệ II, công nghệ nhiên liệu được cải tiến, năng suất nhiệt cao, thiết kế gọn hơn, độ an toàn cao hơn. Nó vận hành mà không cần đòi hỏi sự can thiệp của người vận hành. Thêm vào đó, các thiết kế trọng lực hoặc đối lưu tự nhiên nâng cao khả năng tự bảo vệ của chúng dưới tác động của các sự cố đột ngột xảy ra mà vẫn cho hiệu suất điện cao hơn. Nhà máy điện hạt nhân sử dụng lò phản ứng thế hệ III được xây dựng đầu tiên ở Nhật Bản. Phần Lan là nước duy nhất ở EU đang xây dựng một nhà máy điện hạt nhân thế hệ III EPR, mua của Pháp với giá ban đầu dự toán 2,5 tỷ Euro, sau đó, vì lý do an toàn phải chấp nhận tăng giá lên 4 tỷ Euro và chậm tiến độ 3 năm. Ngoài ra, hiện chỉ có Điện lực Pháp có dự kiến đặt mua một số lò thế hệ III EPR để thay thế các lò hết thời hạn vận hành vào khoảng các năm 2017-2022.
Một số kiểu lò điển hình:
Ap600
AP600 là một mô hình tương đối nhỏ, nhà máy điện hạt nhân công suất 600 MWe được thiết kế bởi Công ty Westinghouse Electric. AP600 này có các tính năng an toàn thụ động đặc trưng như các thế hệ lò phản ứng III.
ABWR (Advanced Boiling Water Reactor)
Là lò phản ứng thế hệ thứ ba dựa trên lò phản ứng nước sôi, khởi đầu do General Electric (GE) thiết kế. Thiết kế chuẩn của nhà máy sử dụng lò ABWR có công suất khoảng 1.350 MW điện.Các bơm tuần hoàn bên trong bể áp suất lò phản ứng (RPV) là một cải tiến quan trọng so với các thiết kế nhà máy lò phản ứng GE trước đó, thay thế toàn bộ hệ thống bơm phun nằm ngoài có khả năng rò rỉ.Các lò phản ứng đầu tiên ứng dụng công nghệ bơm tuần hoàn trong do ASEA-Atom thiết kế (giờ đây do Toshiba sở hữu) và xây dựng ở Thuỵ Điển. Nhờ loại bỏ hệ thống bơm ngoài, nhà máy đạt hiệu suất cao hơn, tiết giảm chi phí và an toàn hơn.
Lò thế hệ IV
Về ý tưởng thiết kế, lò phản ứng thế hệ IV có mọi đặc điểm của các lò thế hệ III+, cộng thêm khả năng hỗ trợ sản xuất hyđro, thu hồi nhiệt, và thậm chí cả việc khử muối mặn trong nước. Các lò tương lai này có khuynh hướng tiến tới chu kỳ kín, nghĩa là các lò phải có khả năng đốt cháy phần lớn chất thải (lò nhanh) để đáp ứng 4 tiêu chuẩn chính là tiết kiệm tài nguyên; tiết kiệm về chu kỳ nhiên liệu; hạn chế chất thải phóng xạ; hạn chế sự lan rộng vũ khí nguyên tử. Ngoài ra, các thiết kế này còn bao gồm việc quản lý các nguyên tố actinit. Actinit là các nguyên tố hoá học có số thứ tự nguyên tử từ 89 (Actini) tới 103 (Lôrenxi); thuật ngữ này thường áp dụng cho các nguyên tố nặng hơn Uran, còn được gọi là các chất siêu Uran. Các nguyên tố actinit đều là chất phóng xạ, thường có chu kỳ bán rã dài, và chiếm tỉ lệ đáng kể trong nhiên liệu thải từ các lò LWR. Nhìn chung, các hệ thống thế hệ IV bao gồm việc tái chế hoàn toàn các nguyên tố Actinit và các công trình chu kỳ nhiên liệu tại chỗ, dựa trên các phương án xử lý tiên tiến dùng nước (Aqueous), nhiệt luyện kim (pyrometallurgical) hoặc phương pháp khô khác. Tái xử lý tại chỗ cho phép giảm vận chuyển vật liệu hạt nhân, một vấn đề làm tăng rủi ro phổ biến hạt nhân.
PHÂN LOẠI CÁC LOẠI LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN
Có nhiều cách phân loại lò phản ứng hạt nhân, dưới đây là cách phân loại phổ biến nhất, dựa vào các chất làm chậm và chất truyền nhiệt sử dụng trong lò phản ứng.
Lò phản ứng nước – nước:
Các thanh nhiên liệu được xếp trong hộp đặt trong vùng phản ứng. Nước vừa làm chất truyền nhiệt, vừa làm chất làm chậm. Nước làm chất truyền nhiệt được đưa vào bên trong lò phản ứng, chạy dọc theo vùng phản ứng từ dưới lên trên. Áp suất trong lò phản ứng nước – nước khoảng 1-2MPa.
Lò nước áp lực tạo hơi gián tiếp: Chất tải nhiệt vòng sơ cấp, được giữ ở trạng thái lỏng dưới áp suất cao, mang nhiệt từ lò hạt nhân tới thiết bị sinh hơi, tại đây diễn ra trao đổi nhiệt với vòng thứ cấp và hơi được tạo ra rồi dẫn tới tuabin.
Lò nước sôi sinh hơi trực tiếp bằng cách làm sôi chất tải nhiệt trong lò. Hơi được tách ra khỏi chất lỏng trong một thiết bị phân tách đặt phía trên vùng hoạt động, sau đó được đưa tới tuabin.
Lò phản ứng graphite:
Graphite được sử dụng làm chất làm chậm, chất truyền nhiệt trong lò phản ứng Graphite có thể là nước nhẹ, nước nặng, gas, hoặc kim loại nóng chảy.
Các thanh nhiên liệu được xếp trong các ống dẫn cùng các chất truyền nhiệt. Bao quanh các ống dẫn là Graphite. Ở nhiệt độ cao, Graphite xảy ra phản ứng với không khí, do đó chất làm chậm Graphite được xếp vào trong các hộp kín làm bằng kim loại. Lớp bảo vệ sinh học được làm bằng bê tông dầy, khí trơ Heli hoặc CO2 bơm vào bên trong lò phản ứng.
Lò phản ứng sử dụng neutron kích hoạt năng lượng lớn (neutron nhanh):
Nguyên liệu sử dụng trong lò là hỗn hợp U-235 và Pu-239 được làm giàu (15%). Phản ứng dây truyền xảy ra dưới tác động kích hoạt của các neutron nhanh. Bao quanh vùng phản ứng là các tấm U-238 hoặc Th-232 có nhiệm vụ hấp thu toàn bộ các hạt neutron nhanh, còn gọi là vùng tái sinh nguyên liệu. Các tấm U-238 và Th-232 khi hấp thụ neutron sẽ trở thành Pu-239, U-233, nó sẽ tách ra trong quá trình tái chế. Trong lò phản ứng sử dụng neutron nhanh kích hoạt, không cần dùng chất làm chậm neutron. kim loại lỏng (Na, K, hoặc hỗn hợp Na – K) được sử dụng làm chất truyền nhiệt. Lò phản ứng sử dụng neutron nhanh kích hoạt không cần chất làm chậm, sử dụng các thanh nguyên liệu được làm giàu, và sắp xếp gần nhau, nên nhiệt lượng tỏa ra rất lớn (1000 kW/l), do đó công suất của loại lò phản ứng này lớn. Chất truyền nhiệt phải có khả năng trao đổi nhiệt nhanh, thường được sử dụng là kim loại lỏng (Na, K, hoặc hỗn hợp Na – K) được sử dụng làm chất truyền nhiệt. Cũng do sử dụng nguyên liệu là các thanh Uran được làm giàu nên mức độ an toàn cũng thấp hơn các loại lò khác.
Lò nhiệt độ cao tải nhiệt bằng tải nhiệt bằng khí gas, với graphite làm chất làm chậm.
Loại lò này vẫn chưa được vận hành thương mại, là một phương án thay thế cho thiết kế thông thường. Nó dùng Graphite là chất làm chậm và khí Helium là chất tải nhiệt. Đặc điểm nổi bật của HTGR là có độ an toàn cao. Nhiên liệu của chúng được bọc trong lớp vỏ gốm chịu được nhiệt độ trên 1.600oC trong khi nhiệt độ làm việc hiệu quả của lò là 95oC. Helium được dẫn trực tiếp tới tuabin.
Tên và kí hiệu các loại lò phản ứng thông dụng trên thế giới
ABWR - Lò nước sôi cải tiến
AGR - Lò cải tiến, dùng Graphite làm chất làm chậm, gas làm chất truyền nhiệt.
BWR - Lò nước sôi
FBR - Lò phản ứng sử dụng neutron kích họat năng lượng lớn (neutron nhanh)
GCR - Lò phản ứng dùng Graphite làm chất làm chậm, gas làm chất truyền nhiệt.
HTGR - Lò nhiệt độ cao, tải nhiệt bằng khí gas, với Graphite làm chất làm chậm.
HWGCR - Lò phản ứng dùng nước nặng làm chất làm chậm, gas làm chất truyền nhiệt.
HWLWR - Lò phản ứng dùng nước nhẹ làm chất truyền nhiệt, nước nặng làm chất làm chậm.
РБМК - Lò phản ứng dùng Graphite làm chất làm chậm, nước nhẹ làm chất dẫn nhiệt.
PHWR - Lò phản ứng áp lực, dùng nước nặng làm chất dẫn nhiệt và làm chậm
PWR - Lò phản ứng áp lực, dùng nước nhẹ làm chất truyền nhiệt.
SGHWR - Lò phản dùng nước nặng làm chất truyền nhiệt
ВВЭР - Lò phản ứng nước-nước (kiểu Nga, tương đương lò PWR)
CÔNG NGHỆ , NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ CẤU TẠO CỦA LÒ BWR
CÔNG NGHỆ LÒ BWR
Các lò phản ứng nước sôi (BWR) là một loại lò phản ứng hạt nhân được sử dụng cho các thế hệ năng lượng điện. Đây là loại thông dụng thứ hai của lò phản ứng phát điện hạt nhân sau lò phản ứng nước áp lực (PWR). Lò phản ứng nước sôi thuộc loại lò phản ứng nước nhẹ LWR. BWR là một loại lò phản ứng nước-nước thuộc thế hệ lò phản ứng thứ hai, sử dụng nước khử khoáng như là một chất làm mát và điều tiết neutron. Nhiệt là sản phẩm của phân hạch hạt nhân trong lõi lò phản ứng, và điều này làm cho nước lạnh được đun sôi sản xuất ra hơi nước. Hơi nước được trực tiếp sử dụng để làm quay một tuabin, sau đó nó được làm nguội trong một bình ngưng và được chuyển tới lò phản ứng hạt nhân theo một vòng chu kỳ chuyển đổi liên tục.
Ở lò nước sôi BWR, nước được đun sôi rồi mới chuyển qua hệ thống làm tăng áp suất. Làm như thế, phương pháp này rút ngắn tiến trình tạo nhiệt của hơi nước trong khi chuyển số nhiệt lượng qua các tuabin để biến thành điện năng. Lò BWR sử dụng nhiên liệu là Uranium được làm giàu 3%.
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CHUNG
Các lò phản ứng nước sôi là những lò phản ứng năng lượng hạt nhân phát ra điện nhờ trực tiếp làm sôi nước nhẹ trong nồi áp lực lò phản ứng để tạo ra hơi nước. Hơi nước này sẽ được chuyển tới và làm quay tuabin. Sau đó, hơi nước bị ngưng tụ và được bơm trở lại bình lò phản ứng tiếp tục chu trình. Tuabin được gắn liền với động cơ của máy phát điện, khi tuabin quay làm động cơ của máy phát điện quay tạo ra năng lượng dưới dạng điện năng.
CẤU TẠO LÒ BWR
Hệ thống bình lò phản ứng
Hệ thống bình lò phản ứng bao gồm một bình áp suất và các linh kiện bên trong của nó: một lõi lò bao gồm các bó nhiên liệu và các thanh điều khiển, các thiết bị tạo hơi nước: máy tách hơi nước và máy sấy hơi nước ở phần trên của bình, thiết bị điều khiển năng lượng lò phản ứng: ống dẫn thanh điều khiển và bộ phận thao tác thanh điều khiển ở phần thấp hơn của bình. Các bộ phận này bao quanh lõi lò và kết hợp với chất lỏng làm nguội các thiết bị của lõi lò.
Hệ thống thanh nhiên liệu
Nhiên liệu dùng trong lò phản ứng lò nước sôi BWR là Uranium được làm giàu 3%. Uranium được nén lại từng viên nhỏ Uranium dioxide hình trụ, mỗi viên cao khoảng 0,5 inch (1,27 cm), đường kính 0,487 inch (1,24 cm). Các viên UO2 được xếp chồng lên nhau trong một thanh nhiên liệu được làm bằng một hợp kim đặc biệt của Zirconium được gọi là Zircaloy, hợp kim này rất bền, chịu được nhiệt độ cao và không hấp thụ neutron. Những thanh nhiên liệu được thiết kế nhằm ngăn chặn sự rò rỉ các sản phẩm phân hạch và dẫn nhiệt dễ dàng. Các thanh này gộp lại thành một bó nhiên liệu, mỗi bó gồm 49 thanh nhiên liệu và trong lò phản ứng có 368 bó nhiên liệu. Như vậy trong một lò phản ứng có 18032 thanh nhiên liệu chứa 178145 pounds(80975 Kg) UO2. Nhiệt trung bình trên bề mặt một thanh nhiên liệu khi hoạt động là 558oF (292oC).(số liệu của lò BWR Vermont Yankee,năm 1972)
Hệ thống thanh điều khiển (thanh kiểm soát)
Các thanh điều khiển làm bằng các vật liệu hấp thụ neutron: Bo-cacbua (B4C) bột và các mảnh Hafnium (Hf) hấp thụ neutron. Đối với những thanh điều khiển thao tác thường xuyên được làm bằng chất Hf có tuổi thọ cao. Các thanh này đóng vai trò điều tiết neutron cho phản ứng phân hạch, từ đó kiểm soát năng lượng sinh ra trong lõi lò phản ứng. Các thanh này có dạng hình chữ thập được chèn vào giữa các bó nhiên liệu. Chính nhờ dạng hình chữ thập mà mỗi thanh điều khiển kiểm soát được 4 bó nhiên liệu.
Việc định vị (thu hồi hay chèn) các thanh kiểm soát là phương pháp thông thường để kiểm soát năng lượng trong lò phản ứng nước sôi BWR (ngoài ra còn có phương pháp thay đổi lưu lượng nước qua lõi lò). Thanh điều khiển được bộ phận thao tác thanh điều khiển đưa từ dưới lên, vì khi sôi bọt nước sẽ thoát ra ở phần trên lò làm cho mật độ năng lượng trượt về phía dưới. Khi các thanh kiểm soát được thu hồi làm giảm sự hấp thụ neutron trong vật liệu kiểm soát và tăng trong nhiên liệu, tốc độ của phản ứng phân hạch tăng dẫn đến tăng năng lượng lò phản ứng. Khi các thanh điều khiển được chèn vào làm tăng sự hấp thụ neutron trong vật liệu kiểm soát và giảm trong nhiên liệu dẫn đến giảm tốc độ phản ứng phân hạch do đó năng lượng sinh ra trong lò phản ứng giảm. Trong trường hợp có sự cố xảy ra, các thanh nhiên liệu được đóng lại hoàn toàn để chấm dứt nhanh chóng quá trình phân hạch diễn ra trong lò. Một số lò phản ứng nước sôi BWR đầu tiên và những đề xuất cho lò ESBWR thiết kế chỉ sử dụng những lưu thông tự nhiên với thanh điều khiển được định vị để kiểm soát năng lượng lò phản ứng từ 0% tới 100% vì chúng không có những hệ thống tuần hoàn lò phản ứng. Trong quá trình hoạt động, các thanh nhiên liệu bị ăn mòn nên cần được thay thế, vì chính sự hấp thụ neutron đã làm thay đổi cấu tạo hóa học của thanh. Ví dụ: thanh điều khiển sử dụng vật liệu Boron-10 sẽ bị biến đổi khi nó hấp thụ một neutron theo phản ứng
Nồi áp lực lò phản ứng(RPV)
Bình áp suất được cấu tạo gồm 3 bộ phận: Một ống hình trụ lớn, nắp bình và đáy bình áp suất. Vỏ bình được cấu tạo bởi các lớp thép làm bằng những hợp kim khác nhau. Đường kính bên trong của ống hình trụ là 17,1 feet (5,21m) và chiều cao của bình áp suất là 63,1 feet (19,2 m), ống hình trụ bao gồm các lớp lót dầy khoảng 5 inch (13cm) được ghép với nhau; ống hình trụ, phần đỉnh và phần đáy nặng 757,17 Pound (344,168 kg). Bình lò áp suất được bọc trong một tòa nhà bảo vệ được thiết kế để vẫn còn nguyên vẹn cho dù bình lò phản ứng bị vỡ hoặc ống dẫn hơi nước bị vỡ và nó đủ chắc chắn để giữ nước đầy bên trong cho tới khi nước tràn lên tới các ống bọt nước đặt phía trên lõi lò phản ứng.
Hệ thống làm sạch nước lò phản ứng
Hệ thống làm sạch nước lò phản ứng gồm các ống dẫn và các bơm tuần hoàn, có vai trò loại bỏ các sản phẩm phân hạch, các sản phẩm ăn mòn và những tạp chất ra khỏi nước trước khi cho nước này quay trở lại lõi lò phản ứng. Bơm làm sạch nước lấy nước từ hệ thống tuần hoàn nước dự trữ trong lõi lò và nước ở phần đáy bình lò đưa qua bộ phận chuyển nhiệt để làm nguội dòng. Sau đó, nước được chuyển tới bộ phận lọc để làm sạch. Sau khi được làm sạch, nước được đưa quay trở lại bình lò phản ứng thông qua hệ thống ống dẫn nước cung cấp.
Hệ thống ống dẫn tuần hoàn
Nó gồm có các ống dẫn và những cái bơm tuần hoàn. Nước sẽ được bơm từ ngoài vào một bình chứa. Sau đó nhờ nhừng chiếc bơm tuần hoàn nước sẽ được dẫn tới lõi lò phản ứng. Một phần nước sẽ được chuyển vào hệ thống chứa nước dự trữ tuần hoàn, một phần sẽ được phun vào lõi lò nhờ những chiếc bơm cao phía trên lõi, nước sẽ được dẫn qua các bó nhiên liệu. Tại đây, nước đóng vai trò là chất lỏng làm chậm neutron, cung cấp neutron chậm cho phản ứng phân hạch, đồng thời nó cũng đóng vai trò lấy nhiệt của các thanh nhiên liệu. Nhờ nhiệt tỏa ra trên bề mặt các thanh nhiên liệu do phản ứng phân hạch gây ra nước được đun sôi. Dưới áp lực của lò, hơi nước sẽ được chuyển tới máy tách hơi nước nằm phía trên lõi, sau đó đi qua máy làm khô hơi nước. Hơi nước này sẽ được dẫn qua một hệ thống ống dẫn tới tuabin và làm quay tuabin. Sau khi qua tuabin nước được làm sạch và bơm trở lại lõi lò phản ứng. Phần nước còn lại trong lõi lò có nhiễm các sản phẩm phân hạch sẽ được lấy ra từ đáy lò bởi các bơm làm sạch và chuyển đến bình lọc. Ở đây nước được làm nguội và sau đó được chuyển lại lò. Ngoài ra còn có một hệ thống ống dẫn nước làm nguội tuần hoàn.
Hệ thống các bơm tuần hoàn
Hệ thống các bơm tuần hoàn bao gồm các bơm tuần hoàn gắn trên hệ thống ống dẫn để bơm nước từ ngoài vào và các bơm tuần hoàn đặt trong lò phản ứng. các bơm tuần hoàn điều khiển lưu lượng nước đi vào lõi lò phản ứng từ đó điều chỉnh công suất của lò phản ứng. đây là phương pháp thông thường và thuận tiện cho việc kiểm soát năng lượng lò phản ứng.
Khi rút hoàn toàn các thanh nhiên liệu ra khỏi các bó nhiên liệu, việc thay đổi lưu lượng nước qua hệ thống tuần hoàn lò phản ứng bằng việc thay đổi tốc