Đề tài Bước đầu nghiên cứu đánh giá sự di chuyển của các chất gây ô nhiễm trong môi trường đất ngập nước ven sông Sài Gòn
Nguồn tài nguyên nước ngày càng trở nên vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Nước đóng vai trò là nguồn sống của trái đất. Con người không thể tồn tại nếu thiếu nước. Hơn 14 triệu dân đang dùng nước sinh hoạt và ăn uống ở lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai. Nguồn nước cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một đều dựa vào hệ thống sông này. Còn chất lượng nước thì gần như phụ thuộc hoàn toàn vào các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường của cư dân thuộc 11 tỉnh thành trong lưu vực sông như: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nên, việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước của lưu vực sông trong tình hình hiện nay trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Mỗi ngày, hệ thống kênh rạch và sông Sài Gòn phải gánh trên 1 triệu m 3 nước thải sinh hoạt, gần 400.000 m 3 nước thải công nghiệp, 4.000 – 5.000 tấn rác thải sinh hoạt và 7 tấn rác y tế chưa qua xử lý Do đó trong vài năm gần nay, vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường môi trường nước trên địa bàn Thành phố đang gióng lên hồi chuông báo động. Vấn đề ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm kênh Tham Lương và sông Sài Gòn đã được nhiều đại biểu đề cập tại các cuộc họp Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh. Theo dự báo của các chuyên gia môi trường, nếu không kịp thời ngăn chặn, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm cho hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai, thì trong vòng 10 năm tới hơn 10 triệu dân Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ không còn nước sạch phục vụ sinh hoạt. Do đó việc tăng cường kiểm soát các nguồn ô nhiễm, gây ảnh hưởng cho lưu vực hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai là rất cần thiết. MTX.VN Đề tài: Bước đầu nghiên cứu đánh giá sự di chuyển của các chất gây ô nhiễm trong môi trường đất ngập nước ven sông Sài Gòn SVTH: Ngô Phương Thanh 3 Kiểm soát các nguồn ô nhiễm, xử lý, làm giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài việc sử dụng các công nghệ hiện đại, chúng ta cần tận dụng nguồn tài nguyên đất ngập nước ven sông Sài Gòn vào việc làm giảm thiểu