Đề tài Bước đầu nghiên cứu hoạch định tiết học múa dạy trẻ trong trường mầm non

Trong mỗi chúng ta ai cũng biết rằng: trẻ em chính là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước.Chính vì vậy việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân nào đó. Mà là trách nhiệm của tất cả mọi người, của nhà nước và toàn xã hội. Cũng chính vì điều đó mà toàn xã hội đã có những biện pháp hữu hiệu để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Nhằm tạo ra những con người mới, những con người được phát triển về mọi mặt( đức, trí, thể, mĩ ) để có thể tiếp thu những khoa học tiên tiến nhất, nhằm đưa đất nước ta phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực. Vấn đề này mang tính thời đại và rất cấp thiết với ngành giáo dục. Đặc biệt giáo dục mầm non- là khâu đầu tiên trong nền giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển và giáo dục con người trong tương lai. Nghệ thuật múa không phải tự nhiên có được mà qua quá trình luyện tập, thực sự là lao động nghệ thuật, đòi hỏi con người “ Phải khổ luyện ” thì mới có được nghệ thuật ở đỉnh cao. Cha ông ta có câu: “ Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn thơ ngây ” Đối với nghệ thuật múa, muốn có những tài năng tương lai cho đất nước ngay từ thuở ban đầu ta cần đưa nghệ thuật múa vào vào trong các trường mần non, nghệ thuật múa còn góp phần hình thành bước đầu nhân cách trẻ. Khi trẻ được nhảy múa, ca hát sẽ đẩy mạnh quá trình phát triển ngôn ngữ, tập trung trí nhớ, tăng cường trí tưởng tượng, đặc biệt là phát triển thể chất đạo đức thẩm mĩ, tạo nên hình dáng cân đối, hồn nhiên, ngây thơ, vui sướng một cách tự nhiên. Trẻ vui vẻ phấn chấn hoạt động, sôi nổi hào hứng, hòa mình vào tập thể, cuộc sống của trẻ trở nên phong phú đa dạng hơn. Với lợi ích mà nghệ thuật múa mang lại cho chúng ta, ngành học mầm non đã và đang quan tâm đến việc đem nghệ thuật múa vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Tuy nhiên nghệ thuật múa chưa được tách biệt thành môn học riêng như các môn học khác mà chỉ có chung tên gọi: “ Làm quen với âm nhạc ”. Trong đó nghệ thuật múa chỉ chiếm 1/4 thời của chương trình bộ môn, với các động tác vận động đơn giản theo lời ca, theo nhạc, chưa phải là nghệ thuật múa. Nghệ thuật múa cơ bản cần có về hình dáng, góc độ, động tác, tư thế Muốn giáo dục trẻ ngay từ đầu về nghệ thuật múa chúng ta cần phải tách biệt thành một môn học riêng, phần chương trình và cấu trúc tiết học cho từng bộ phận, cho từng độ tuổi để phù hợp với tâm sinh lí của trẻ. Thực tế hiện nay nghệ thuật múa ở một số trường mần non còn rất hạn chế. Khi tổ chức cho trẻ một số ngày hội ngày lễ chọn đội văn nghệ rất khó khăn và chỉ chọn được một số cháu tiếp thu nhanh, có khả năng nhún nhảy đúng nhạc để biểu diễn. Thực sự về nghệ thuật múa còn nghèo nàn. Mặt khác các biện pháp mà các giáo viên đang sử dụng trong chương trình chưa linh hoạt, phong phú, chưa gây được hứng thú cho trẻ. Đa số giáo viên còn hạn chế về kiến thức nghệ thuật múa. Và nghệ thuật múa ở trường mầm non còn hạn chế về thời gian, chưa phát huy được lợi ích của nghệ thuật múa đối với trẻ mầm non. Bản thân tôi sau khi được đào tạo, trang bị thêm kiến thức cơ bản về nghệ thuật múa và biên đạo múa tại khoa Giáo dục mần non và công tác thực tế trẻ tôi đã có thêm nhiều kiến thức trong bộ môn nghệ thuật múa. Vì vậy tôi đã mạnh dạn vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Xuất phát từ vấn đề trên tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài “ Bước đầu nghiên cứu hoạch định tiết học múa dạy trẻ trong trường mầm non ”.

doc48 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu hoạch định tiết học múa dạy trẻ trong trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan