Thế kỷ 21 - với sự bùng nổ của thành tựu Công Nghệ Sinh học đã đem lại
nguồn lợi to lớn cho cuộc sống nhân loại. Con người không ngừng tìm kiếm những
hướng nghiên cứu mới trong Sinh học Phân tử và Sinh học tế bào. Đặc biệt là việc
nghiên cứu tế bào gốc (Stem cell) nhằm tận dụng nguồn giá trị vô tận của loại tế
bào này trong công tác chữa bệnh nhất là bệnh nan y.
“Tế bào gốc” đã trở thành một khái niệm không còn xa lạ trong lĩnh vực Y
Sinh học do những đặc tính ưu việt của nó. Tuy nhiên Công nghệ tế bào gốc (Stem
cell biotech) cũng đã trở thành nỗi băn khoăn cho nhân loại khi nó được nghiên cứu
và thao tác trên chính con người.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã cho phép tiến hành các thao tác trên tế bào gốc
phôi người (Human embryo) và cũng có nhiều nước cấm, trong đó có Việt Nam.
Vấn đề này còn đang có nhiều tranh cãi và hiển nhiên sẽ còn bị hạn chế cho đến khi
tìm ra các phương pháp kiểm soát chặt chẽ
67 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu qui trình tách và nuôi cấy tế bào gốc phôi chuột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM
KHOA SINH HỌC
***** *****
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
ĐỀ TÀI :
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH TÁCH
VÀ NUÔI CẤY TẾ BÀO GỐC PHÔI CHUỘT
MÃ SỐ : CS.2004.23.64
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:
TS. Dương Thị Bạch Tuyết
Thành Phố Hồ Chí Minh - 12/2005
ThS.Nguyễn Đăng Quân
CN.Phạm Văn Phúc
(ĐHKHTN Tp. HCM)
CN.Lê Phan Quốc
CN.Trương Văn Trí
(ĐHSP Tp.HCM)
ThS.Phan Kim Ngọc
Cộng tác viên:
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AS Adult stem cell Tế bào mầm trưởng thành
D`MEM Dulbecco’s Modified Eagle’s Medium Môi trường D`MEM
dpc day postcoitum Ngày sau giao phối
Ebs Embryonic bodys Thể phôi
EC Embryonic carcinoma Tế bào khối u
EGC Embryonic germ cell Tế bào mầm phôi
ES Embryonic stem cell Tế bào gốc phôi
FBS Fetal bovine serum Huyết thanh bào thai bò
FGF Fibroblast growth factor Nhân tố tăng trưởng nguyên bào sợi
GC Germ cell Tế bào mầm
ICM Inner mass cell Khối tế bào bên trong
LIF Leukimia inhibitory factor Nhân tố ức chế bạch cầu
MEF Mouse embryonic fibroblast Tế bào fibroblast phôi chuột
MHC Major Histocompatibitity complex Phức hợp tương hợp mô
PGC Primordial germ cell Tế bào mầm sinh dục sơ khai
LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ 21 - với sự bùng nổ của thành tựu Công Nghệ Sinh học đã đem lại
nguồn lợi to lớn cho cuộc sống nhân loại. Con người không ngừng tìm kiếm những
hướng nghiên cứu mới trong Sinh học Phân tử và Sinh học tế bào. Đặc biệt là việc
nghiên cứu tế bào gốc (Stem cell) nhằm tận dụng nguồn giá trị vô tận của loại tế
bào này trong công tác chữa bệnh nhất là bệnh nan y.
“Tế bào gốc” đã trở thành một khái niệm không còn xa lạ trong lĩnh vực Y-
Sinh học do những đặc tính ưu việt của nó. Tuy nhiên Công nghệ tế bào gốc (Stem
cell biotech) cũng đã trở thành nỗi băn khoăn cho nhân loại khi nó được nghiên cứu
và thao tác trên chính con người.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã cho phép tiến hành các thao tác trên tế bào gốc
phôi người (Human embryo) và cũng có nhiều nước cấm, trong đó có Việt Nam.
Vấn đề này còn đang có nhiều tranh cãi và hiển nhiên sẽ còn bị hạn chế cho đến khi
tìm ra các phương pháp kiểm soát chặt chẽ.
Trong các đối tượng nghiên cứu phổ biến hiện nay, chuột nhắt trắng có lẽ là khá
quen thuộc trong phòng thí nghiệm vì những đặc tính thuận lợi của nó: kích thước
nhỏ, vòng đời ngắn, đặc điểm sinh lý gần với người
Việc thu nhận tế bào gốc từ phôi chuột đã được thực hiện từ rất lâu trên thế giới
và đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, lĩnh vực nghiên cứu này còn rất hạn chế
ở Việt Nam.
Để bắt đầu tiếp cận với đối tượng nghiên cứu mới này, chúng tôi bước đầu
nghiên cứu qui trình tách và nuôi cấy tế bào gốc phôi chuột.
Mặc dù bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng chắc chắn rằng
còn nhiều điều chưa hoàn thiện. Rất mong sự quan tâm và góp ý của những ai quan
tâm đến vấn đề này để đề tài được hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn.
TP HCM, tháng 12/2005
Thay mặt nhóm tác giả
Dương Thị Bạch Tuyết
PHẦN 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. TẾ BÀO GỐC
1.1. Khái niệm
Tế bào gốc là một loại tế bào chưa chuyên hoá, có khả năng phân chia vô hạn
trong các tổ chức sống, có nguồn gốc từ phôi, bào thai hay mô cơ thể trưởng thành.
Dưới điều kiện thích hợp hay có tín hiệu kích thích, tế bào gốc sẽ phát triển thành
nhiều loại tế bào chuyên hoá tạo thành các cơ quan hay tổ chức của cơ thể. [1][2]
1.2. Đặc điểm
Có khả năng phân chia vô hạn.
Cấu trúc di truyền (Bộ NST lưỡng bội) trong các tế bào vẫn duy trì và ổn
định với mỗi loài.
Có thể biệt hoá thành các loại tế bào chuyên hoá khác nhau thu từ 3 lớp
mầm nguyên thủy.
Có khả năng nhân dòng tế bào.[1][2]
1.3. Phân loại
Gồm 2 nhóm chính : [7][9]
Tế bào gốc phôi (Embryonic Stem Cell – ES)
Tế bào gốc phôi – ES
Tế bào mầm phôi (Embryonic Germ Cell – EGC)
Tế bào gốc trưởng thành (Adult Stem Cell – AS)
1.4. Sơ lược tình hình nghiên cứu
Các tế bào gốc phôi (ES _ Embryo stem cell, ) lần đầu tiên được cô lập vào
những năm 1980 bởi nhiều nhóm nghiên cứu làm việc độc lập. Những nhà nghiên
cứu này đã nhận ra đặc tính biệt hóa đa hướng của tế bào ES để cho ra các loại tế
bào của cả ba lớp mầm sơ khởi.
Gossler và cộng sự đã miêu tả khả năng và lợi điểm của việc dùng tế bào ES để
tạo ra được các động vật chuyển gene. Thomas và Capechi đã báo cáo về khả năng
biến đổi bộ gene của các tế bào ES bằng tái tổ hợp tương đồng.
Smithies và các đồng nghiệp sau đó đã chứng minh rằng các tế bào ES được biến
đổi gen khi vào Blastocyst, có thể truyền lại những biến đổi di truyền này qua các
dòng tế bào .
Ngày nay các biến đổi di truyền trên bộ gene chuột bằng kỹ thuật tế bào ES là
một cách tiếp cận quan trọng để tìm hiểu chức năng của các tế bào động vật hữu
nhũ in vivo. Các nghiên cứu về các tế bào ES của các động vật hữu nhũ: chuột đồng,
chuột, chồn, heo và bò đã được công bố; tuy nhiên, chỉ có tế bào ES chuột là thành
công trong việc truyền lại các biến đổi di truyền từ tế bào ES thông qua dòng tế bào
mầm sinh dục.
Gần đây, các quan tâm về các tế bào gốc đã tăng mạnh nhờ những báo cáo về
cô lập tế bào ES ở người và linh trưởng.
Các công trình tạo phôi lai giữa người và thỏ, biến tế bào gốc thành trứng và tinh
trùng, thu tế bào mầm mà không làm chết phôi đã thu được nhiều kết quả khả
quan trong hai thập kỷ qua.
Đặc biệt, vào tháng 5/2004 A. Melton và cộng sự đã biệt hoá 17 loại tế bào
khác nhau từ ES thu nhận từ khối tế bào bên trong của blastocyst ở người.
Các nhà khoa học Hàn quốc đã tỏ ra vượt trội và đã có các công trình có tính
tiên phong trong lĩnh vực thu nhận tế bào gốc phôi người.
Tính đến nay, trên thế giới, ít nhất đã có 4 ngân hàng tế bào gốc ra đời và đi
vào hoạt động (Hàn quốc, Anh, Mỹ, Trung quốc).
Hình 1.1 : a) Blastocyst b) phôi người giai đoạn 8 tế bào
Riêng ở Việt Nam, việc nghiên cứu tế bào gốc chỉ mới đang trong giai đoạn
khởi đầu và được tập trung chủ yếu tại hai trung tâm lớn (Đại học Khoa học Tự
nhiên Hà nội và Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM). Mặc dầu vậy, các phòng
Thí nghiệm công nghệ cao của hai Trường nói trên cũng đã đạt được một số thành
tựu làm tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về tế bào gốc. Chẳng hạn như xây dựng
các quy trình thu nhận nguồn phôi in vitro, in vivo từ động vật làm nguyên liệu cho
khai thác tế bào gốc, cấy ghép da thu được từ nuôi cấy tế bào để điều trị các ca
bỏng, ghép tế bào gốc CD34+ máu ngoại vi để để điều trị bệnh lý ác tính, thu tế
bào gốc sinh máu từ tuỷ xương, cuống rốn [7][9]
2. TẾ BÀO GỐC PHÔI
2.1. Khái niệm và đặc điểm
Tế bào gốc phôi được định nghĩa bởi nguồn gốc của nó, chúng có nguồn gốc từ
dạng blastocyst của phôi. Blastocyst là một dạng phát triển tất yếu của phôi trước
khi bám vào thành tử cung. Ở giai đoạn này, phôi chuột gồm lớp tế bào ngoài (ngoại
phôi bì), khoang phôi và khối tế bào bên trong.
Tế bào gốc tăng nhanh về số lượng và biệt hóa chức năng thành các cơ quan
trưởng thành. Nếu tách tế bào gốc ra khỏi phôi và chuyển chúng vào một cơ quan
khác hay cơ thể trưởng thành, chúng có thể hòa nhập, tiếp tục phân chia và thể hiện
khả năng chuyên biệt theo cơ quan đó.
Tương tự, nếu các tế bào này được cô lập invitro, tạo dòng (colony) và tác động
biệt hóa, chúng sẽ có khả năng biến đổi hình thái và đặc điểm sinh lý để cho các
dạng tế bào khác trong phòng thí nghiệm.[1][2]
Hầu hết những tế bào trong cơ thể đều có nguồn gốc từ sự tự sao chép tế bào
gốc. Do đó, các nhà khoa học nhận thấy cần phải phát triển đặc điểm đặc biệt này
để giúp tế bào gốc biệt hóa tốt hơn. Austin Smith đã xác định các đặc điểm cụ thể
của tế bào gốc phôi như sau:
Chuyển hóa từ lớp tế bào bên trong hay nội phôi bì của blastocyst.
Tồn tại và duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể ở dạng lưỡng bội.
Có thể phát triển thành các loại tế bào khác nhau và xuất phát từ 3 lớp mầm
riêng biệt của phôi (nội bì, trung bì và ngoại bì).
Có khả năng hợp thành một thể thống nhất trong tất cả các mô thai trong suốt
thời kỳ phát triển.
Có khả năng nhân dòng tế bào và phát triển thành tế bào trứng và tinh trùng.
Biểu hiện nhân tố sao chép Octo-4, làm hoạt hóa hay kìm hãm một gene đích
và duy trì sự phát triển nhanh của tế bào gốc phôi không biệt hóa.
Có thể tiếp tục phát triển và tự đổi mới chính nó.
Dòng các tế bào gốc phôi đơn bào có thể phát triển thành dòng tế bào thuần
hay dòng tế bào có nguồn gốc như nhau.
Trong tổng hợp DNA, khác với tế bào sinh dưỡng, tế bào gốc phôi không đòi
hỏi các tác nhân kích thích bên ngoài khi bắt đầu sao chép DNA.
Ở mỗi tế bào sinh dưỡng của động vật hữu nhũ cái, một trong hai nhiễm xắc
thể X trở nên bất hoạt hoàn toàn , nhưng sự bất hoạt của nhiễm sắc thể X không
xuất hiện ở tế bào ES.[1][2][7][9]
Hình 1.2: Sơ đồ biệt hóa các tế bào từ túi phôi ở người
2.2. Nguồn gốc của tế bào gốc phôi
Phôi động vật có vú khi phát triển thì từng đám tế bào trong đám đại phôi bào
chìm xuống, trước khi phôi bám vào thành tử cung. Đây là các tế bào đa năng, có
nghĩa là chúng có khả năng phát triển thành các tế bào của 3 lớp mầm sơ cấp.
Các tế bào đa năng này được hình thành từ khối tế bào bên trong của phôi ở giai
đọan túi phôi, sau đó một số trong chúng di chuyển ra phía ngoài để tạo ngoại phôi
bì.
Mặt khác các tế bào đa năng này cũng có khả năng kéo dài sự tự đổi mới tức là
chúng có thể không biệt hóa theo sơ đồ định sẵn.
Các tế bào ở vùng nằm sát giữa ngoại phôi bì và khối tế bào bên trong sẽ tạo ra
tế bào gốc phôi tốt nhất.[9][10]
3. TẾ BÀO MẦM SINH DỤC
3.1. Khái niệm
Tế bào mầm sinh dục (gọi tắt tế bào mầm – Germ Cell ) là những tế bào gốc đa
năng có thể phân chia liên tục vừa tự làm mới vừa biệt hóa tạo thành các giao tử
(tinh trùng, trứng) từ đó tạo ra cơ thể mới.[5]
3.2. Sự hình thành và tồn tại của các tế bào mầm
Trong quá trình phát triển của phôi, hợp tử sau khi được tạo thành, qua những
lần phân chia đầu tiên các tế bào con được sinh ra. Những tế bào này sẽ phát triển
theo các hướng khác nhau với cấu trúc và chức năng riêng biệt.
Một trong những hướng biệt hóa là hướng hình thành nên các tế bào mầm sơ
khai (tế bào mầm sinh dục sơ khai – Primordial Germ Cell – PGC ). Nguyên nhân
tạo ra hướng biệt hóa là vì trong tế bào chất của hợp tử chứa nhiều nhân tố ‘‘quyết
định’’ (determint factor), các nhân tố này lại phân bố không đồng đều. Do đó, khi
hợp tử phân cắt thì mỗi tế bào con sẽ nhận được một phần tế bào chất có chứa các
nhân tố ‘‘quyết định’’ có thành phần và hàm lượng không giống nhau.
Những tế bào con nào nhận được nhân tố này sẽ biệt hóa theo hướng mà nhân tố
quyết định quy định.[4][5]
Các tế bào mầm sinh dục xuất hiện từ giai đoạn khá sớm trong sự phát triển của
phôi, đó là giai đoạn phôi vị hóa (phôi ba lá). Các tế bào ở rãnh sinh dục (PGC) là
nền tảng cho dòng tế bào mầm sinh dục. Thế hệ con cháu của chúng sẽ hình thành
nên các giao tử ở động vật trưởng thành. Các tế bào PGC giữ vai trò quan trọng
trong sự sống sót của một loài.
Ở động vật hữu nhũ nói chung và chuột nói riêng, PGC là một quần thể các tế
bào di động. Chúng được hình thành trong quá trình phát triển của phôi, sau đó di
chuyển, khếch đại và định cư ở bộ phận sinh dục.
Các tế bào mầm lần đầu tiên được xác định khi có một dấu hiệu yếu của những
tế bào dương tính với phản ứng alkaline phosphatase tại rãnh sinh dục nguyên thủy
vào ngày 7 dpc (day postcoitum). Số lượng tế bào mầm sinh dục nguyên thủy chừng
50 – 80 tế bào vào cuối giai đoạn phôi vị hóa (giai đoạn ba lá phôi).
Vào giai đoạn 8 – 8,5 dpc thì số lượng tế bào của chúng chừng 100 tế bào, định
vị tại lớp trong ruột sau và di chuyển lên lớp biểu mô ruột sau vào ngày 9 – 9,5 dpc,
tại đây số lượng của chúng tăng lên chừng 350 tế bào. Từ đây, chúng di chuyển theo
hướng lưng dọc theo các niêm mạc ruột sau về phía cầu sinh dục phát triển (genital
ridge) và định cư ở đây vào ngày 10,5 dpc, khi đó số lượng của chúng khoảng 1000.
Bên trong bộ phận sinh dục, các tế bào mầm sinh dục tiếp tục phân chia và quần thể
tế bào đạt chừng 25000 tế bào vào ngày 13,5 dpc. [5]
Cầu sinh dục (genital ridge) là tiền thân của cơ quan sinh dục sau này. Các tế
bào mầm tồn tại trong cầu sinh dục sẽ di chuyển về cơ quan sinh dục đang hình
thành trong các giai đoạn phát triển của phôi.
Ở giai đoạn 12.5 dpc, cầu sinh dục bám vào trung thận (mesonephros) hay còn
gọi là thận thai (fetus kidney). Sau khi bỏ hết phần nội quan, cầu sinh dục và trung
thận nằm gần sát vào lưng. Có thể quan sát bằng mắt thường hay qua kính lúp hoặc
kính hiển vi soi nổi để thấy hai bộ phận này.
Kích thước của cầu sinh dục và trung thận chừng 1 – 2 mm tuỳ thuộc trọng
lượng, kích thước phôi. Khi chưa tách rời, cầu sinh dục và trung thận tạo thành hình
lưỡi liềm. Dưới kính hiển vi, lưỡi liềm có hai lớp: một lớp bên phía chiều cong bên
trong có màu sáng hơn là cầu sinh dục, một lớp có màu sẫm hơn là trung thận.
Hình 1.3: Sự định vị và tồn tại của tế bào mầm ở các giai đoạn phát triển của phôi
(Phần màu đỏ là các tế bào mầm sinh dục).
Để nghiên cứu GC in vitro, người ta dựa vào sự định vị của chúng trong phôi
theo tuổi mà thu nhận và nuôi cấy.
Sau 12,5 dpc, các tế bào mầm sinh dục tập trung vào các cơ quan sinh dục.
Buồng trứng nằm cạnh thận trong khi đó tinh hoàn thì nằm ở vị trí gần bóng đái.
Biểu đồ 1.1: Mối quan hệ giữa tuổi (dpc) và số lượng tế bào mầm sinh dục ở phôi
chuột Mus musculus var.Albino. Theo Tam và Snow (1981). [ 5]
3.3. Xác định tế bào mầm
Hiện tại có ba phương pháp xác định tế bào mầm sinh dục dựa vào:
(1) Đặc điểm hình dạng,
(2) Kháng thể nhận diện kháng nguyên đặc trưng cho tế bào GC
(3) Sự biểu hiện của enzym Alkaline phosphatase.
3.3.1. Đặc điểm hình dạng tế bào mầm
Các tế bào GC sau khi được rời ra từ các mảnh mô có thể phân biệt được chúng
với các tế bào sinh dưỡng khác khi xem dưới kính hiển vi soi nổi hay cắt lớp. Tế bào
mầm sinh dục vừa mới thu nhận thì sẽ có hình tròn, bề mặt láng và phản chiếu ánh
sáng. Chúng có đường kính từ 18 - 20 μm nên lớn hơn hầu hết các tế bào sinh
dưỡng. Chúng lăn tròn đều trên mặt đáy của giếng nuôi.
Sau một thời gian nuôi cấy ngắn, các tế bào sinh dưỡng bám vào đáy bình trong
khi đó các tế bào mầm sinh dục vẫn không bám vào đáy bình. Tế bào GC hầu như
không có màu do vậy có thể phân biệt với những tế bào hồng cầu không nhân,
không bám và có cùng kích thước với tế bào GC bởi các tế bào hồng cầu có màu đỏ
hồng nhạt.
Sau một vài giờ nuôi cấy trên lớp tế bào đơn (lớp feeder, thường là fibroblast),
chúng sẽ dính vào lớp tế bào bên dưới và thay đổi hình dạng – hình dạng của chúng
có vẻ như hình của fibroblast. Khi đó, chúng ta không thể nào xác định được chúng
qua hình dạng mà để xác định chúng phải thông qua kháng thể hay alkaline
phosphatase.
3.3.2. Xác định dựa vào kháng thể
Các tế bào mầm sinh dục thể hiện một số kháng nguyên bề mặt chuyên biệt
(Donovan và cộng sự, 1986). Các kháng nguyên này sẽ kết hợp được với kháng thể
TG-1 và SSEA-1. Sự hiện diện của các kháng nguyên này là một phương tiện đáng
tin cậy cho việc xác định tế bào GC sống trong nuôi cấy.
Tuy nhiên, thật cẩn thận rằng các phản ứng kháng thể không hoàn toàn đặc hiệu
cho tế bào GC. Một số kháng thể đa dòng được biết phản ứng chuyên biệt với tế
bào GC nhưng cũng đồng thời phản ứng với các kiểu tế bào khác. [5]
3.3.3. Xác định dựa vào Alkaline phosphatase
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các tế bào GC thể hiện sự hoạt động mạnh của
Alkaline phosphatase. Hoạt tính của Alkaline phosphatase đầu tiên được xác định
vào ngày thứ 7 dpc và tiếp tục biểu hiện cho đến cuối đời sống của phôi.[5]
Mặc dù trong phôi cũng có những tế bào khác cũng dương tính với alkaline
phosphatase nhưng sự hiện diện của tế bào dương tính với alkaline phosphatase thu
nhận từ mẫu mô sinh dục (như cầu sinh dục) là không thể nhầm lẫn được bởi vì
không có kiểu tế bào nào biểu hiện đặc tính này.
Tế bào mầm thu nhận từ cầu sinh dục được xác định bằng phương nhuộm
Alkaline phosphatase. Trạng thái chưa biệt hoá của tế bào mầm có thể được nhận
biết nhờ mức độ biểu hiện cao của enzym Alkaline Phosphatase. Enzym này hoạt
động tối ưu trong môi trường pH kiềm, do vậy gọi là Alkaline phosphatase (Alkaline
nghĩa là kiềm). Trong tế bào, Alkaline phosphatase giữ vai trò rất quan trọng trong
việc phân giải các nhóm phosphate của các phân tử nucleotide, protein và akaloide.
Ở tế bào gốc và tế bào mầm trong một khoảng thời gian nhất định trong thời gian
phát triển của phôi thì enzym này hoạt động mạnh. Sự biểu hiện mạnh của enzym
này hầu như ít xảy ra ở các tế bào đã biệt hoá. Do vậy, sự biểu hiện mạnh của
enzym này là một dấu hiệu để xác định tế bào gốc và tế bào mầm.[5][9]
Cơ chế phản ứng
Đầu tiên, Naphthol AS-BI phosphaste sẽ bị cắt đi gốc Phosphate thành Naphthol
AS-BI. Sau đó, Naphthol AS-BI sẽ phản ứng trở lại với Fast Blue BB Salt và tạo ra
sản phẩm có màu xanh bám trên bề mặt tế bào. Màu xanh này có thể quan sát dưới
kính hiển vi.
Naphthol AS-BI phosphaste Naphthol AS-BI
APase
Naphthol AS-BI + Fast Blue BB Salt Blue Pigment (Sắc tố màu xanh).
4. NGUỒN GỐC THU NHẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THU NHẬN TẾ BÀO
GỐC