Yếu tố kỳ ảo luôn có mặt trong những sáng tác nghệ thuật của nhân loại, từ thuở hồng hoang cho đến thời hiện đại, dưới những dạng khác nhau. Xuất phát từ trí tưởng tượng bay bỗng của con người, yếu tố kỳ ảo đã trở thành đối tượng hấp dẫn giới sáng tác, nghiên cứu, phê bình văn hóa Đông, Tây, Kim, Cổ.
Ở phương Tây, dòng truyện kỳ ảo cũng được xuất phát và nuôi dưỡng từ truyền thống folklore lâu đời như ở các quốc gia phương Đông. Nhưng qua thời gian, cùng với những tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa khác nhau, dòng truyện kỳ ảo Phương Tây đã có những bước rẽ ngoặt để tạo cho mình một lối đi riêng và dấu ấn riêng biệt cho đến tận hôm nay. Sự kết tinh của truyền thống dân gian, những khám phá về mặt nội dung cũng như nghệ thuật mà các tác giả đi trước để lại, chính là nguồn sống dồi dào cho văn học kỳ ảo hiện đại, trong đó có tác giả Stephenie Meyer đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết “Trăng non” - một trong những tiểu thuyết bán chạy nhất hiện nay.
Stephenie Meyer tốt nghiệp ngành văn chương Anh của Đại học Brigham Young. Sau những trải nghiệm của cuộc sống, Stephenie Meyer đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết Chạng vạng và sau đó là tiểu thuyết Trăng non - Câu chuyện về đôi nhân tình bất hạnh Bella và Edward - một ma-cà-rồng có sức mạnh siêu nhiên. Yếu tố kỳ ảo là chất liệu quan trọng nhất, độc đáo, xuyên suốt bộ tiểu thuyết này. Điều này đã tạo ra trong tác phẩm một thế giới hình tượng mông lung kỳ ảo, muôn hình muôn vẻ, làm đắm say biết bao bạn đọc kể từ ngày ra mắt lần đầu tiên. Và bắt chúng ta phải nghiền ngẫm, phải nghĩ suy, phải khám phá không biết chán cái bức tranh thực - ảo tưởng chừng như không thể cùng song hành tồn tại này, đã được Stephenie Meyer khéo léo đan dệt vào tác phẩm, tạo nên một sự quyến rũ đến vô đùng đối với độc giả trong việc khám phá những tầng bậc ý nghĩa của tác phẩm.
59 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2303 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bút pháp kỳ ảo trong Trăng non của Stephenie Meyer, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ TÀI: Bút pháp kỳ ảo trong Trăng non của Stephenie Meyer
Mục lục
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, lý do chọn đề tài
Yếu tố kỳ ảo luôn có mặt trong những sáng tác nghệ thuật của nhân loại, từ thuở hồng hoang cho đến thời hiện đại, dưới những dạng khác nhau. Xuất phát từ trí tưởng tượng bay bỗng của con người, yếu tố kỳ ảo đã trở thành đối tượng hấp dẫn giới sáng tác, nghiên cứu, phê bình văn hóa Đông, Tây, Kim, Cổ.
Ở phương Tây, dòng truyện kỳ ảo cũng được xuất phát và nuôi dưỡng từ truyền thống folklore lâu đời như ở các quốc gia phương Đông. Nhưng qua thời gian, cùng với những tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa khác nhau, dòng truyện kỳ ảo Phương Tây đã có những bước rẽ ngoặt để tạo cho mình một lối đi riêng và dấu ấn riêng biệt cho đến tận hôm nay. Sự kết tinh của truyền thống dân gian, những khám phá về mặt nội dung cũng như nghệ thuật mà các tác giả đi trước để lại, chính là nguồn sống dồi dào cho văn học kỳ ảo hiện đại, trong đó có tác giả Stephenie Meyer đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết “Trăng non” - một trong những tiểu thuyết bán chạy nhất hiện nay.
Stephenie Meyer tốt nghiệp ngành văn chương Anh của Đại học Brigham Young. Sau những trải nghiệm của cuộc sống, Stephenie Meyer đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết Chạng vạng và sau đó là tiểu thuyết Trăng non - Câu chuyện về đôi nhân tình bất hạnh Bella và Edward - một ma-cà-rồng có sức mạnh siêu nhiên. Yếu tố kỳ ảo là chất liệu quan trọng nhất, độc đáo, xuyên suốt bộ tiểu thuyết này. Điều này đã tạo ra trong tác phẩm một thế giới hình tượng mông lung kỳ ảo, muôn hình muôn vẻ, làm đắm say biết bao bạn đọc kể từ ngày ra mắt lần đầu tiên. Và bắt chúng ta phải nghiền ngẫm, phải nghĩ suy, phải khám phá không biết chán cái bức tranh thực - ảo tưởng chừng như không thể cùng song hành tồn tại này, đã được Stephenie Meyer khéo léo đan dệt vào tác phẩm, tạo nên một sự quyến rũ đến vô đùng đối với độc giả trong việc khám phá những tầng bậc ý nghĩa của tác phẩm.
Chọn đề tài “Bút pháp kỳ ảo trong Trăng non của Stephenie Meyer” chúng tôi sẽ có điều kiện xem xét một trong những lý do chính tạo nên sự thành công của một tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng văn học kỳ ảo hiện đại. Đồng thời, việc nghiên cứu yếu tố kỳ ảo dưới các dạng thức biểu hiện và ý nghĩa của nó, sẽ đem đến một cách nhìn, cách đánh giá khoa học về gá trị của tác phẩm này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sau một thời gian không được quan tâm, đánh giá đúng mức, văn học kỳ ảo, mấy chục năm gần đây đã trở thành đối tượng hấp dẫn, lôi cuốn các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Năm 1963, tại Bruxells, hiệp hội các nhà nghiên cứu văn học kỳ ảo đã được thành lập với mục đích hợp tác nghiên cứu và công bố các phát hiện liên quan đến lĩnh vực này. Ở Việt Nam , nghiên cứu văn học kỳ ảo cũng đang dần trở thành một xu hướng thu hút giới nghiên cứu và phê bình văn học. Đã có những công trình nghiên cứu văn học kỳ ảo được công bố tại Việt Nam như của tác giả Lê Nguyên Cẩn, hay trên tạp chí Nghiên cứu văn học số ra tháng 5 năm 2006 có bài của tác giả Phùng Văn Tửu viết về Những hướng đổi mới của văn học kỳ ảo thế kỷ XX. Tạp chí nghiên cứu văn học số ra tháng 8 năm 2006 gần như đã dành toàn bộ dung lượng cho các bài nghiên cứu văn học kỳ ảo của các tác giả Trần Lê Bảo, Đặng Anh Đào, Lê Nguyên Cẩn, Lê Huy Bắc,… Gần đây, năm 2008, việc dịch và xuất bản cuốn sách Dẫn luận văn chương kỳ ảo của tác giả Todorov, đã cung cấp thêm một tài liệu quý giá cho việc nghiên cứu văn học kỳ ảo ở nước ta.
Stephenie Meyer là một gương mặt mới của dòng văn học kỳ ảo, và Trăng non là tác phẩm thứ hai của bà, sau tác phẩm Chạng vạng. Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, chưa có một công trình nghiên cứu chính thức nào về tác giả, tác phẩm cũng như về đề tài này. Người ta chỉ mới nhìn nhận xem xét thành công của Trăng non dưới góc độ xã hội học hay kinh tế học, chứ không phải bằng cái nhìn của một nhà nghiên cứu văn học. Chẳng hạn như Voya có nói: “Những ai đã từng bị cuốn hút bởi chuyện ma-cà-rồng thì sẽ không thể nào rời mắt khỏi quyển sách này, sẽ phải đọc đi đọc lại mà không biết chán. Một sự biến hóa tài tình và một sự cân bằng gần như tuyệt hảo giữa lãng mạn và hành động” hay Shool Library Journal có nhận xét: “Trăng non sẽ cuốn theo mình một số lượng độc giả cuồng nhiệt, đông đảo hơn cả tập đầu tiên, sẽ khiến họ thắc thỏm chờ đợi tập ba” và Kirkus Reviews lại nói: “Trong sách được mở ra, sự hấp dẫn cũng bắt đầu một câu chuyện về đôi tình nhân bất hạnh có một sức hút thật lạ lùng!”.
Vì vậy, thiết nghĩ sự mới mẻ của vấn đề này vừa là thử thách, nhưng đồng thời cũng là cơ hội để người viết thể nghiệm năng lực tư duy, cũng như khả năng độc lập tìm hiểu và nghiên cứu một tác phẩm văn học kỳ ảo hiện đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Với đề tài tìm hiểu bút pháp kỳ ảo trong tiểu thuyết Trăng non của nhà văn Stephenie Meyer, bài viết sẽ tập trung khảo sát những biểu hiện đặc trưng của bút pháp kỳ ảo như: cốt truyện kỳ ảo, nhân vật kỳ ảo, không gian kỳ ảo, thời gian kỳ ảo, Từ đó, làm nổi bật lên chức năng, vai trò và ý nghĩa của yếu tố kỳ ảo trong mối quan hệ với đề tài cũng như có cái nhìn so sánh bút pháp kỳ ảo trong tiểu thuyết Stephenie Meyer với một số tác giả văn học thế giới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Bài viết chủ yếu dựa trên bản dịch toàn văn tiểu thuyết Trăng non của dịch giả Tịnh Thủy do nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2009. Ngoài ra, việc mở rộng sang những tác phẩm như Chạng vạng, Hừng đông của Stephenie Meyer, hay những tác phẩm thuộc dòng văn học kỳ ảo để có cái nhìn đồng đại và lịch đại cũng là mối quan tâm của bài viết.
4. Phương pháp nghiên cứu
5.Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài này được cấu trúc thành 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Văn học kỳ ảo, tác giả Stephenie Meyer và tiểu thuyết “Trăng non”
Chương 2: Bút pháp kỳ ảo trong xây dựng nhân vật và không gian, thời gian nghệ thuật của tiểu thuyết “Trăng non”
Chương 3: Bút pháp kỳ ảo trong xây dựng cốt truyện và nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết “Trăng non”
NỘI DUNG
Chương 1: Văn học kỳ ảo, tác giả Stephenie Meyer và tiểu thuyết “Trăng non”
1.1. Văn học kỳ ảo
1.1.1. Khái niệm “kỳ ảo” dưới góc nhìn văn học.
Khái niệm “kỳ ảo” trong văn học có nội hàm rất rộng. Chính điều này đã tạo ra sự nhập nhằng, không thống nhất trong các thuật ngữ dùng để gọi tên các tác phẩm mà nội dung và hình thức của nó có sự hiện diện ít nhiều của yếu tố kỳ lạ, hoang đường. Cùng một tác phẩm, nhưng có người lại cho đó là truyện kinh dị, truyện huyền tưởng hay là truyện quái dị, trong khi ý kiến khác lại đánh giá đó là tác phẩm thuộc thể loại kỳ ảo. Để có thể phân biệt rõ các khái niệm trên, tránh sự nhầm lẫn, Chúng ta cần phải tìm hiểu thế nào là “kỳ ảo”.
Trong lĩnh vực văn chương, thuật ngữ “kỳ ảo” được chuyển nghĩa từ thuật ngữ “le fantastique” trong tiếng Pháp, hoặc “the fantastic” trong tiếng Anh. Theo từ điển Pháp - Việt, thì “fantastique” là sản phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng, ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế. Nếu xét về mặt từ nguyên, thì “fantastique” có nguồn gốc từ “fantasticus” trong tiếng Latinh có nghĩa là tưởng tượng, là ảo, phi thực… Theo thời gian, nghĩa của từ này dần dần thiên về dùng để chỉ những hiện tượng mà ở đó ranh giới giữa cái cụ thể và sự mơ hồ không còn phân biệt rõ ràng. Từ định nghĩa trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy đặc trưng của cái kỳ ảo chính là cái bình thường đã bị cái phi thường xâm lấn, phá vỡ cái trật tự bình thường đó và mở đường cho cái phi thường thâm nhập và tính tất yêu không thể đảo ngược. Chính Maupassant đã khẳng định “fantastique” chính là “sự đột nhập dữ dội của cái huyền bí vào khuôn khổ đời thực”. Và Roger Caillois, 1 chuyên gia về văn học kỳ ảo cũng đã xác định: “Mọi cái kỳ ảo đều là sự vi phạm trật tự quen thuộc, một sự đảo lộn của cái không thể tiếp nhận được trong lòng những quy tắc bất biến của đời thường” [3,tr 16]. Cho nên, theo các nhà nghiên cứu văn học phương tây, giữa hai yếu tố bình thường (normal) và phi thường (supernormal) đã có sự xâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau, tạo ra “fantastique”. Điều này đã được Pavel Sergiu trong cuốn Văn xuôi kỳ ảo Rumani cụ thể hóa bằng công thức sau:
Fantastique = X (normal) + Y (supernormal)
Từ công thức trên, ta có thể nhận thấy “fantastique” chính là sự kết hợp giữa những cái không mang tính chân thực, chỉ tuân theo quy luật của trí tưởng tượng như cái kỳ quặc, quái dị, siêu nhiên, huyền hoặc , hư ảo... (supernormal) và những cái bình thường (normal). Nó cũng tương tự như ý nghĩa của từ “my thologie” (thần thoại) vốn được cấu thành từ sự kết hợp của “mytho” (hoang đường, kỳ ảo) và “logie” (cái lý tính, minh xác, rõ ràng). Vì thế, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu văn học phương Tây, thuật ngữ “fantastique” hàm chứa tất cả các yếu tố như kinh dị, kỳ lạ, thần diệu... chứ không hề tách biệt về nghĩa như trong tiếng Việt.
Thuật ngữ “kỳ ảo” theo cách hiểu của phương Đông thì “kỳ” chính là khác thường, là hiếm hoi, không bình thường. Theo lý luận hiện đại, thì “kỳ” chính là một thủ pháp nghệ thuật có chứ năng “lạ hóa” văn học, lưu giữ ấn tượng, cuốn hút độc giả làm thành quan niệm “phi kỳ bất truyền” của văn học phương Đông. Còn “ảo” là cái không thực, là trạng thái mơ hồ giữa hai đối cực thật - giả, có - không của con người. “Ảo” không phải tự nhiên mà có, nó xuất hiện từ sự kích thích của hiện thực cụ thể và trở thành cái bóng của hiện thực. Nếu như quan niệm của phương Tây cho rằng “kỳ ảo” được tạo thành do sự xâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau giữa hai yếu tố bình thường và phi thường, thì phương Đông cũng cho rằng sự tương tác qua lại giữa hai cực “kỳ” và “ảo” chính là môi trường để yếu tố kỳ ảo xuất hiện và tồn tại. Hay nói cách khác, “kỳ ảo” bao hàm ở trong nó cả cái kỳ và cái ảo. Có lẽ đây chính là điểm gặp nhau thú vị giữa hai nền văn hóa vốn xa cách về địa lý phương Đông và phương Tây chăng? Và ta cũng có thể thấy được sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây về quan niệm “kỳ ảo”. Cái kỳ ảo của phương Đông mang nặng tính duy cảm, linh cảm, trực giác và được hỗ trợ bằng những hiện tượng mang tính chất tâm linh. Trong khi đó, cái kỳ ảo của phương Tây lại thiên về lý trí, là logic tưởng tượng ở cấp độ cao nhằm thể hiện sự bé nhỏ hư vô của kiếp người. Nói như Malrieu trong cuốn sự kỳ ảo thì lịch sử nghệ thuật kỳ ảo ở phương Tây gắn liền với lịch sử khoa học, vì trong khoa học, lịch sử kỳ ảo đã tìm thấy cơ sở của chính nó.
Từ sự gặp nhau trong quan niệm giữa phương Tây và phương Đông, ta có thể thấy rằng, trong văn học, yếu tố kỳ ảo chính là những điều lạ lùng, huyền bí, vừa chân thực lại vừa huyền hoặc, được tạo ra do sự xâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau giữa hai yếu tố bình thường và phi thường, tồn tại trên hai trục thực - ảo, với đặc trưng là sự tưởng tượng, hư cấu có sức lay động hứng thú thẩm mỹ của người đọc. Và bút pháp kỳ ảo chính là phương tiện hữu hiệu để nhà văn khám phá thế giới và thể hiện tư tưởng thẩm mỹ. Nó là một phạm trù tư duy nghệ thuật được tạo ra nhờ trí tưởng tượng, được thể hiện bằng những yếu tố khác lạ, phi thường. Nó là sự xâm nhập của cái siêu nhiên vào thế giới thực tế, là sự xâm lấn của yếu tố phi logic vào thế giới logic. Từ đấy, nó trở thành một lăng kính soi chiếu con người và cuộc đời, trở thành một phương tiện nghệ thuật được sử dụng rộng rãi.
1.1.2. Những tiền đề của khuynh hướng văn học kỳ ảo.
Văn học kỳ ảo không tự nhiên mà xuất hiện. Nó bắt nguồn từ những cơ sở tư duy nghệ thuật, cơ sở tâm lý của nhà văn và cơ sở xã hội nhất định.
Trước tiên là cơ sở tư duy nghệ thuật. Tư duy nghệ thuật là “một dạng hoạt động trí tuệ, nhằm tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Đây là một dạng riêng của tư duy con người, khác biệt về tính chất diễn biến, về mục tiêu cuối cùng, về chức năng xã hội, về phương thức gắn nối với thực tiễn xã hội” (1, tr 356). Tư duy nghệ thuật được chia thành hai kiểu tư duy: tư duy thuận lý và tư duy bất thuận lý. Tư duy thuận lý, hay còn gọi là tư duy duy lý, là tiền đề tạo nên nhiều khuynh hướng văn học như: văn học hiện thực, văn học hình sự, văn học trinh thám... Nghĩa là với các nhà văn thuộc khuynh hướng trên, thì tiến trình tư duy nghệ thuật thuận lý của họ được hình thành dựa trên ba thành tố chính: suy luận, quy nạp (Inductive), suy luận diễn dịch (Deductive) và suy luận giản lược (Reductive). Chính vì thế nên các sự vật, hiện tượng trong tác phẩm văn học hình sự, hiện thực, trinh thám thường diễn ra theo trật tự logic thông thường, đặc biệt là trong các tác phẩm văn học trinh thám. Tuy nhiên, văn học kỳ ảo là một sự trái ngược. Một tác phẩm văn học kỳ ảo không thể hình thành dựa trên tư duy thuận lý, nó phải được xây dựng từ 1 tư duy nghệ thuật hoàn toàn trái ngược: tư duy bất thuận lý hay còn có tên gọi là tư duy phi thuận lý. Tư duy thuận lý đề cao yếu tố logic, trong khi đó với tư duy bất thuận lý thì sự phi logic mới là điều quan trọng để tạo nên yếu tố kỳ ảo trong văn học. Chính sự bất thuận lý, phi logic, sự xáo trộn trật tự tự nhiên và thách thức những đầu óc duy lý thông thường mới tạo ra được cái phi thường hay là cái kỳ, cái ảo đúng như Roger Caillois đã từng nói: “Mọi cái kỳ ảo đều là sự vi phạm trật tự quen thuộc...” [3, tr 16]. Vì thế, có thể nói tư duy bất thuận lý chính là cơ sở về mặt tư duy nghệ thuật để hình thành nên văn học kỳ ảo. Và khi hai hình thức tư duy nghệ thuật này gặp nhau sẽ dẫn đến sự ra đời của khuynh hướng văn học hiện thực huyền ảo: vừa tồn tại yếu tố hiện thực, vừa chứa đựng sự phi hiện thực trong đó.
Cơ sở tâm lý của văn học kỳ ảo được bắt nguồn từ chính thế giới nội tâm bí ẩn của con người. Nó gắn chặt với tâm lý vừa lo sợ lại vừa tò mò của con người về những gì không lý giải được hoặc không được phép lý giải trong thế giới mà con người đang tồn tại. Sự phức tạp về mặt tâm lý này là điều kiện tốt nhất để yếu tố kỳ ảo đầu tiên xuất hiện trong văn học dân gian. Trước một thế giới tự nhiên chứa đựng bao la những điều bí ẩn, con người cổ đại thấy mình thật là bé nhỏ và bơ vơ. Họ vừa sợ các hiện tượng tự nhiên vừa có khao khát tìm hiểu xem bản chất của hiện tượng đó là gì. Nhưng trình độ tư duy và nhận thức của họ chưa đủ đề làm việc ấy, họ chỉ biết các hiện tượng ấy làm họ sợ hãi. Trên cơ sở của sự sợ hãi, họ gán ghép cho cái hiện tượng đó những yếu tố kỳ lại mà họ có thể nghĩ ra để giải thích với tự nhiên. Và cho đến tận hôm nay, dù con người đã khám phá, tìm hiểu đến từng góc gách của thế giới, đã nắm trong tay tri thức của nhân loại hằng bao thế kỷ, thì vẫn còn đó những điều bí ẩn chưa thể khám phá, và vẫn còn đó tâm lý sợ hãi cố hữu của mình. Dù ở bất cứ thời đại nào, ở đâu, là đàn ông hay phụ nữ, tâm lý sợ hãi pha lẫn với tò mò trước những cái khủng khiếp, cái kỳ dị, kỳ lạ, vẫn là tâm lý chung của tất cả mọi người. Chính vì thế, P. G. Castex đã cho rằng cái kỳ ảo được tạo ra từ trạng thái sợ hãi của con người. Ngoài ra, cũng phải kể đến sự rối loại ý thức, chấn thương tinh thần khiến nhà văn có những ác mộng, những ảo ảnh ám ảnh. Những chán thương tâm lý đó cũng là một trong cơ sở để một số nhà văn như E.Poe.. viết nên các tác phẩm văn học mang đậm chất kỳ ảo của mình.
Bên cạnh sự sợ hãi, nỗi cô đơn cũng là một trong những nguyên nhân phát sinh yếu tố kỳ ảo. Lúc con người nhận thức được nỗi cô đơn, đồng hiện với nó là nỗi sợ hãi. Các hiện tượng bệnh lý đột ngột phát sinh, con người không tự làm chủ được mình, các hành động cáu giận, bị ảo giác, cuồng loạn... đó là những biểu hiện tạo nên yếu tố kỳ ảo về mặt tâm lý. Ngoài ra, sự xuất hiện của yếu tố kỳ ảo trong văn học phải kể tới “ẩn ức tình dục” mà Freud quan niệm là “li bido” (bản năng tính dục). Chính nó đã lôi kéo con người quay vòng theo bánh xe vô thường của tạo hóa. Trong văn học hiện đại, “ẩn ức tình dục” được sử dụng như một chất men nghệ thuật, kích thích óc sáng tạo của người nghệ sĩ, góp phần tạo nên yếu tố kỳ ảo trong các sáng tác. Đó là cảnh ân ái, sự khao khát được thỏa mãn tình dục trong giấc mơ hoặc bị lôi kéo vào đời sống tình dục của mình trong giấc mơ mà đối tượng không hề hay biết. Nhưng tuyệt nhiên đó không phải là sự miêu tả “tình dục” thuần túy mà đó là “nghệ thuật đích thực”.
Cở sở xã hội để yếu tố kỳ ảo xuất hiện và phát triển một cách mạnh mẽ trong văn học, đặc biệt là văn học hiện đại chính là sự phát triển như vũ bão của xã hội văn minh. Xã hội càng tiến tới văn minh thì văn học kỳ ảo lại càng phát triển mạnh mẽ. Tại sao lại thế? Phải chăng điều này liên quan đến cở sở xã hội của văn học kỳ ảo? Joel Malrieu trong cuốn sự kỳ ảo đã cho rằng lịch sử nghệ thuật kỳ ảo gắn liền với lịch sử khoa học, bởi vì chính trong cái khoa học mà lịch sử kỳ ảo tìm thấy cơ sở của nó. Chính xã hội văn minh với các trang thiết bị khoa học hiện đại đã dẫn đến tình trạng con người bị đồ vật hóa, máy móc hóa mà thiếu những tình cảm vốn có của mình. Con người trở nên có nhu cầu bổ khuyết sự thiếu hụt đó bằng trí tưởng tượng. Từ đó, bút pháp kỳ ảo được sử dụng trong văn học với mục đích “thỏa mãn cái lý tưởng đạo đức đang mâu thuẫn với một môi trường xã hội nhất định” (Arnaudop).
Về cơ sở khoa học, lý luận: khoa học kỹ thuật phát triển, cuộc sống con người ngày càng văn minh hơn. Nhưng càng đi lên con người càng hoài nghi và cố giải mã tất cả. Cùng với nó là sự phát triển của các hệ thống triết học, đặc biệt là triết học phương Tây hiện đại với các trường phái: phân tâm học, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa phi lý, chủ nghĩa siêu thực... đòi hỏi con người phải phản ánh “siêu hiện thực” vào đời sống văn học. Dường như thông qua các cơ sở khoa học, lý luận trên, bút pháp kỳ ảo được đan cài giữa ngẫu nhiên - tất nhiên, có lý - phi lý, thực - ảo, sống - chết... Đó là một tác phẩm văn học thuộc khuynh hướng kỳ ảo.
Tóm lại, những cơ sở về tư duy nghệ thuật, tâm lý, xã hội, khoa học trên đây chính là nền tảng, mạch nguồn để văn học kỳ ảo hình thành và phát triển. Và đó cũng là những yếu tố cần lưu ý khi chúng ta tiếp cận hay nghiên cứu một tác phẩm văn học thuộc khuynh hướng kỳ ảo.
1.1.3. Tiến trình phát triển của khuynh hướng văn học kỳ ảo.
Có thể nói, đằng sau sự phát triển và thành công của mỗi thể loại văn học đều có bóng hình của truyền thống lớn lao. Mỗi thời đại đã đóng góp một viên ngọc quý để tạo nên chuỗi ngọc văn học kỳ ảo như ngày hôm nay.
Thực ra, cái kỳ ảo trong văn chương không phải là điều mới lại, nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn học nhân loại. Dòng chảy văn học kỳ ảo được bắt nguồn từ truyền thống folklore kết tinh từ ngàn đời, và mở đầu bằng các loại truyện kỳ ảo cổ đại như: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích... các nhân vật chính trong tác phẩm văn học kỳ ảo cổ đại thường là thần linh, ma quỷ có những cái tên gắn liền hiện tượng tự nhiên mà bấy giờ con người không thể giải thích được như: thần Mưa, thần Sấm, thần Gió... Hay nói một cách khác, nhân vật trong văn học kỳ ảo cổ đại chủ yếu thuộc về “thế giới bên kia” với các đặc tính, năng lực siêu nhiên của chúng. Bởi vậy, đặc đưng của văn học kỳ ảo giai đoạn này chính là thường “diễn ra trong một thế giới ở đó sự say đắm là tất nhiên và kỳ dị là một nguyên tắc” (Royer Caillois), và nó có nhiệm vụ tái tạo lại các sự vật, hiện thực lịch sử bằng những huyền thoại đầy tính ẩn dụ và biểu tượng. Như vậy, văn học kỳ ảo cổ đại gắn liền với niềm tin chất phác, ngây thơ tuyệt đối của con người vào các thế lực siêu nhiên. Nó thể hiện ở nhu cầu, khát vọng nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới ở mức độ sơ khai, đơn giản. Văn học kỳ ảo giai đoạn này là sự hòa điệu giữa con người và vũ trụ, giữa con người với những thế lực siêu nhiên, tạo thành một môi trường hòa hợp, một thế giới tương giao, tương cảm.
Văn học kỳ ảo giai đoạn trung - cận đại tuy vẫn còn mang bóng dáng của văn học dân gian, nhưng giờ đây, nó không còn là sáng tác của tập thể nữa mà đã là những sáng tác mang đậm dấu ấn cá nhân tác giả, gắn liền với sự bừng ngộ, sự tự ý thức của con người trước thực tế. Con người lúc này đã thoát khỏi chế độ công xã nguyên thủy, bước vào chế độ phong kiến với những thiết chế ràng buộc chặt chẽ. Với đặc trưng nhận thức và phản ánh cuộc sống bằng những yếu tố thần linh, kỳ dị, tác phẩm kỳ ảo giai đoạn trung - cận đại giúp con người, đặc biệt là những người