Đề tài Các biện pháp chỉ đạo chương trình hoạt động giảng dạy ngoài giờ lên lớp ở nhà trường THCS

Đất nước ta đang chuyển mình theo sự vận động và phát triển của các nước trên thế giới, sự chuyển mình đó chính là từng bước phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó, nhân tố con người đóng vai trò là vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội xây dựng đất nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã đầu tư phát triển giáo dục “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”, “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Như vậy con người được đặt ở trung tâm chiến lược, trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người làm chủ tương lai đất nước sau này. Nhiệm vụ, mục tiêu Giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giáo dục phải đào tạo ra những con người có tính tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá, đặc biệt phải có lòng nhân ái yêu đất nước, yêu CNXH . Với nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục, giáo dục THCS đóng vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng. Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về Tiếng Việt, Toán, Lịch sử dân tộc, kiến thức về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ . Tuy nhiên, trong quá trình dạy học và giáo dục ở THCS không chỉ thuần tuý dạy cho học sinh những kiến thức văn hoá mà chúng ta phải có những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) để kích thích sự hứng thú học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Mặt khác, ở nhà trường phổ thông, nhân cách học sinh được hình thành hai con đường cơ bản: con đường dạy học và con đường GDNGLL. Tâm lí học cho thấy lứa tuổi học sinh ở bậc THCS (từ 11 đến 15 tuổi) là lứa tuổi chuyển tiếp giữa trẻ con và người lớn. Ở giai đoạn này, các em rất ưa hoạt động, thích tự lập, muốn bắt chước người lớn và học làm người lớn. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn mà sự phát triển về thể chất, về tâm lí ở các em đang còn phát triển mạnh mẽ, những xung đột về tâm lí thường xuyên xảy ra, những biểu hiện đó nhiều khi làm cho người lớn chúng ta phải ngỡ ngàng nhưng đằng sau của những biểu hiện đó ta vẫn nhận thấy bản chất của các em vẫn còn là “trẻ con”. Chính vì vậy ngoài việc giáo dục cho học sinh thông qua những giờ học chính khoá trên lớp thì hoạt động GDNGLL có một vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh. Từ năm 2002, thực hiện chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, chương trình hoạt động GDNGLL được coi là một môn học ở trường THCS. Lần đầu tiên, chương trình hoạt động này được ban hành chính thức trong các trường THCS. Như chúng ta đã biết, đặc thù của loại hình GDNGLL có nhiều nội dung phong phú cập nhật với đời sống chính trị, xã hội, hình thức giáo dục lại đa dạng, dễ hấp dẫn với lứa tuổi, phạm vi tiến hành rộng rãi không bị gò ép trong một khuôn khổ nhất định, dễ dàng tạo những khả năng liên kết, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Vì vậy nếu tiến hành tổ chức tốt các hoạt động này một cách khoa học, phù hợp với đặc thù tâm sinh lí lứa tuổi các em thì hiệu quả giáo dục sẽ rất cao, cũng như góp phần hoàn thành một cách tốt nhất mục tiêu đào tạo của cấp học. Thực tiễn cho thấy việc tổ chức các hoạt GDNGLL ở các nhà trường THCS hiện nay đang còn là một vấn đề đáng quan tâm, hiệu quả của các hoạt động GDNGLL ở các nhà trường THCS chưa cao. Sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường chưa chặt chẽ, sát sao. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL ở nhà trường THCS? Ban giám hiệu có biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động này như thế nào cho có hiệu quả? Với cương vị là một cán bộ quản lý trong nhà trường THCS tôi rất trăn trở về vấn đề này, vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Biện pháp chỉ đạo hoạt động GDNGLL nhằm tháo gỡ một vài vướng mắc trong quá trình chỉ đạo tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn nói riêng và các nhà trường THCS nói chung.

doc35 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp chỉ đạo chương trình hoạt động giảng dạy ngoài giờ lên lớp ở nhà trường THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan