Đề tài Các biện pháp kiềm chế nhập siêu Việt Nam

Đối với các nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa và mở cửa hội nhập kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại là một hiện tượng khá phổ biến vì yêu cầu nhập khẩu rất lớn trong khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế, do đó mức tăng trưởng xuất khẩu trong ngắn hạn không thể bù đắp thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và dai dẳng cho thấy, sự yếu kém trong điều tiết kinh tế vĩ mô và hậu quả đối với nền kinh tế rất trầm trọng. Ở Việt Nam, nhập siêu đã kéo dài liên tục từ những năm 1990 trở lại đây. Trong suốt quá trình phát triển kinh tế kéo dài hơn 20 năm, Việt Nam chỉ xuất siêu duy nhất một lần năm 1992. Việc nhập siêu liên tục trong một khoảng thời gian dài như vậy đã để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, cũng như mang đến nhũng rủi ro có thể gặp phải trong tương lai. Có thể nói nhập siêu đã trở thành nút thắt của nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô hiện nay và đã thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế và giới doanh nhân cả nước. Tuy vậy, tình hình vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Thông qua đề tài “Các biện pháp kiềm chế nhập siêu Việt Nam”, nhóm nghiên cứu hy vọng đưa ra một bức tranh bao quát về tình hình nhập siêu của nước ta, các nguyên nhân chính dẫn đến nhập siêu, phân tích đánh giá các giải pháp kiềm chế nhập siêu của chính phủ và các chuyên gia, từ đó đưa ra kết luận và các giải pháp của nhóm. Phương pháp chủ yếu nhóm sử dụng là phương pháp phân tích, thống kê. Nghiên cứu sử dụng rất nhiều thông tin và số liệu từ các nguồn khác nhau kể cả trong nước và ngoài nước. Các số liệu dùng để phân tích tình hình nhập siêu được tổng hợp chủ yếu từ nguồn đã được Tổng cục thống kê, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao công bố.

docx92 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2728 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp kiềm chế nhập siêu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
                  LỜI MỞ ĐẦU Đối với các nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa và mở cửa hội nhập kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại là một hiện tượng khá phổ biến vì yêu cầu nhập khẩu rất lớn trong khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế, do đó mức tăng trưởng xuất khẩu trong ngắn hạn không thể bù đắp thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và dai dẳng cho thấy, sự yếu kém trong điều tiết kinh tế vĩ mô và hậu quả đối với nền kinh tế rất trầm trọng. Ở Việt Nam, nhập siêu đã kéo dài liên tục từ những năm 1990 trở lại đây. Trong suốt quá trình phát triển kinh tế kéo dài hơn 20 năm, Việt Nam chỉ xuất siêu duy nhất một lần năm 1992. Việc nhập siêu liên tục trong một khoảng thời gian dài như vậy đã để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, cũng như mang đến nhũng rủi ro có thể gặp phải trong tương lai. Có thể nói nhập siêu đã trở thành nút thắt của nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô hiện nay và đã thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế và giới doanh nhân cả nước. Tuy vậy, tình hình vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Thông qua đề tài “Các biện pháp kiềm chế nhập siêu Việt Nam”, nhóm nghiên cứu hy vọng đưa ra một bức tranh bao quát về tình hình nhập siêu của nước ta, các nguyên nhân chính dẫn đến nhập siêu, phân tích đánh giá các giải pháp kiềm chế nhập siêu của chính phủ và các chuyên gia, từ đó đưa ra kết luận và các giải pháp của nhóm. Phương pháp chủ yếu nhóm sử dụng là phương pháp phân tích, thống kê. Nghiên cứu sử dụng rất nhiều thông tin và số liệu từ các nguồn khác nhau kể cả trong nước và ngoài nước. Các số liệu dùng để phân tích tình hình nhập siêu được tổng hợp chủ yếu từ nguồn đã được Tổng cục thống kê, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao công bố. Trong phạm vi thời gian hạn hẹp, nhóm đã rất cố gắng tìm kiếm thông tin để thực hiện nghiên cứu một cách toàn diện nhất. Tuy nhiên. do giới hạn về kiến thức và phương pháp nghiên cứu nên nhóm không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp của cô để đề tài này được hoàn thiện hơn. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHẬP SIÊU 1. Nhập siêu và các khái niệm liên quan 4 2. Các yếu tố tác động đến nhập siêu 5 a) Tác động của tỷ giá hối đoái 5 b) Tác động của việc thay đổi thu nhập ở nước xuất khẩu và nước nhập khẩu 7 c) Cơ cấu và chu kỳ kinh tế 7 d) Sự mất cân đối giữa tổng đầu tư và tiết kiệm 8 e) Các biện pháp bảo hộ mậu dịch 9 3. Tác động của nhập siêu đến nền kinh tế 9 a) Các tác động tích cực 10 b) Những rủi ro do nhập siêu 10 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 1. Đánh giá chung 13 2. Tình hình xuất khẩu 14 a. Quy mô, tốc độ 14 b. Các mặt hàng và thị trường xuất khẩu chủ yếu 14 3. Tình hình nhập khẩu: 21 a. Quy mô, tốc độ 21 b. Cơ cấu mặt hàng và thị trường nhập khẩu chủ yếu 21 CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH NHẬP SIÊU VIỆT NAM 1. Thực trạng nhập siêu Việt Nam giai đoạn 1990- nay 26 2. Mặt hàng nhập siêu 28 3. Thị trường nhập siêu 31 4. Các nhận định về nhập siêu 33 a) Tình hình nhập siêu 33 b) Mặt hàng nhập siêu 34 c) Vấn nạn nhập siêu từ Trung Quốc 35 5. Nguyên nhân nhập siêu 38 a) Nhà nước 38 b) Doanh nghiệp 41 c) Người dân 44 CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP 1. Giải pháp Nhà nước, Bộ, Ngành 47 a) Giải pháp giai đoạn năm 2007- 2008 47 b) Giải pháp giai đoạn năm 2009- 2010 48 c) Giải pháp 2011 52 2. Giải pháp, nhận định chuyên gia 58 3. Các đề xuất giải pháp của nhóm 68 A. Các giải pháp ngắn hạn 68 a) Cơ quan nhà nước 68 b) Doanh nghiệp 69 B. Các giải pháp dài hạn 69 a) Tái cơ cấu nền kinh tế 69 b) Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam 71 c) Gia tăng giá trị mặt hàng xuất khẩu 72 d) Xuất khẩu bằng giá CIF, nhập khẩu bằng giá FOB 72 e) Phát triển du lịch – ngành “xuất khẩu tại chỗ”: 75 f) Thu hút kiều hối 80 g) Đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86  Tiếng Anh 86  Tiếng Việt 87 CHƯƠNG 1: CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHẬP SIÊU Nhập siêu và các khái niệm liên quan Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tham gia trao đổi hàng hóa bởi vì tài nguyên thiên nhiên ở mỗi quốc gia là không bằng nhau. Ví dụ như Canada là nhà cung cấp gỗ và các sản phẩm từ gỗ vì đất nước này sở hữu một diện tích rừng khổng lồ, trong khi các nước Trung Đông lại mạnh về trữ lượng dầu, và các nước ở gần biển thì mạnh về hàng hải và đánh bắt cá. Như vậy, mỗi một quốc gia (hay vùng lãnh thổ) nào đó có thể thiếu những nguồn lực hay hàng hóa mà rất phổ biến ở một quốc gia khác. Nếu không có thương mại quốc tế, mỗi quốc gia sẽ phải hoàn toàn tự cung tự cấp và chỉ có thể sử dụng những sản phẩm mà mình có thể sản xuất được. Thương mại quốc tế cho phép mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất những sản phẩm mà nó có thể sản xuất hiệu quả nhất. Việc chuyên môn hóa này, đến lượt nó, lại khiến cho tổng sản lượng tăng cao hơn so với tự cung tự cấp. Từ thương mại quốc tế hình thành nên hai khái niệm xuất khẩu và nhập khẩu. Những sản phẩm hay dịch vụ bán cho các nước khác được gọi là xuất khẩu; ngược lại, những sản phẩm, dịch vụ mua từ các nước khác được định nghĩa là nhập khẩu. Cán cân thương mại là sự chênh lệch giữa giá trị thể hiện bằng tiền của xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu) và giá trị thể hiện bằng tiền của nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu). Sự hiểu biết về cán cân thương mại đã bắt đầu manh nha từ giữa thế kỷ 16 ở châu Âu trong số những người theo trường phái trọng thương. Ví dụ như, trong cuốn “A Discourse of the Common Weal of this Realm of England”, tác giả Elizabeth Lamon và William Cunningham đã trích dẫn một câu nói của giới trọng thương như sau “Chúng ta phải luôn luôn lưu ý rằng ta không bao giờ mua hàng của những kẻ lạ mặt nhiều hơn ta bán cho họ, bởi vì nếu thế thì ta đã tự làm nghèo mình đi và làm cho họ giàu lên”. Để đạt được thặng dư thương mại, một quốc gia phải xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, nếu không, quốc gia đó sẽ bị thâm hụt thương mại hay còn gọi là hiện tượng nhập siêu. Một quốc gia có thể có thặng dư dư thương mại với 1 nước này, nhưng lại có thâm hụt thương mại với 1 nước khác. Các yếu tố tác động đến nhập siêu Tác động của tỷ giá hối đoái Theo các quan niệm truyền thống, tỷ giá ảnh hưởng rất nhiều đến nhập siêu vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá giảm sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá tăng lên, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000 VND và một bộ ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ giá hối đoái 2.000 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt Nam là 70.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất giá và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 2.300 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán với giá 75.900 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam. Như vậy, việc thay đổi tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất nhập khẩu từ đó ảnh hưởng nhập siêu. Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, một mặt tỷ giá phụ thuộc vào cán cân thương mại trước đó (và các dòng ngoại tệ khác như vốn đầu tư nước ngoài, các khoản vay và viện trợ nước ngoài, kiều hối, du lịch, các khoản đầu tư/chuyển ra nước ngoài, sự thay đổi quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia) nhưng mặt khác bản thân tỷ giá lại là yếu tố điều chỉnh cán cân thương mại trong tương lai trở về trạng thái cân bằng trong mối quan hệ tổng thể với các dòng vốn khác. Giả sử ở một thời điểm nào đó, nhu cầu nhập khẩu tăng cao khiến nhu cầu ngoại tệ trong nước tăng lên tương ứng. Nếu tỷ giá được thả nổi, giá ngoại tệ sẽ tăng một cách tương đối so với giá bản tệ. Sự tăng giá ngoại tệ khiến cho nhập khẩu trở nên đắt đỏ, đồng thời xuất khẩu lại được lợi. Nhờ cơ chế này khiến cho nhu cầu nhập khẩu giảm, xuất khẩu được lợi dẫn đến cung ngoại tệ sẽ tăng. Kết quả là không những nhập siêu giảm mà giá ngoại tệ cũng giảm trở lại. Cả cán cân thương mại và tỷ giá trở về trạng thái cân bằng. Có thể nói theo quan điểm truyền thống, tỷ giá là nguyên nhân chính của tình trạng nhập siêu. Tuy nhiên, gần đây, rất nhiều các bài nghiên cứu của các học giả trên thế giới đã chứng minh, thực chất, tỷ giá không có hoặc có rất ít mối liên hệ với thâm hụt thương mại hay nhập siêu trong thực tế. Trong một nghiên cứu so sánh ASEAN-5 (Malaysia, Singapore, Thailand, Philippines và Indonesia) với Nhật Bản (2003), các tác giả đã đi đến kết luận rằng dù đã có rất nhiều lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại, nghiên cứu của họ đã cho thấy vai trò của tỷ giá hối đoái với cán cân thương mại của 5 nước ASEAN đã bị phóng đại quá nhiều. Trước khi thực hiện nghiên cứu, người ta đã hy vọng rằng việc giảm giá đồng tiền tại 5 nước ASEAN so với đồng Yên Nhật sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho việc cải thiện cán cân thương mại của 5 nước này. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, thực tế, cán cân thương mại của 5 nước tiếp tục thâm hụt từ năm 1986 đến năm 1995 (ngoại trừ Indonesia không quan sát rõ được xu hướng), sau đó mới bắt đầu tăng dần. Nhóm tác giả kết luận rằng tỷ giá hối đoái không thể được dùng như là một biện pháp chính để điều chỉnh cán cân thương mại của 1 nước. Một nghiên cứu khác của tiến sĩ Micheal Hoffman (2005) cũng đã thách thức quan niệm truyền thống về việc liệu có mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và nhập siêu hay không. Sau khi so sánh tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Mỹ từ năm 1973 đến năm 2003, ông đưa ra 2 kết luận. Thứ nhất, tỷ giá hối đoái không là nguyên nhân dẫn đến nhập siêu. Thứ hai, việc nhập siêu sẽ không dẫn đến sự mất giá của đồng USD. Nói tóm lại, việc tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn đến nhập siêu hay không hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận. Tuy nhiên, trước mắt, có thể kết luận rằng tỷ giá hối đoái không phải là nguyên nhân chính dẫn đến nhập siêu. Vì vậy, để có cái nhìn toàn diện hơn về nhập siêu không thể chỉ nhìn vào chính sách tỷ giá. Tác động của việc thay đổi thu nhập ở nước xuất khẩu và nước nhập khẩu Những thay đổi trong tổng thu nhập quốc dân ở nước khác cũng như trong nước có ảnh hưởng quan trọng đến cán cân thương mại và nhập siêu của nước đó. Nếu tổng thu nhập quốc dân ở một nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vào nước đó sẽ cao hơn. Một số những nhu cầu đó có thể được đáp ứng bởi một nước khác và làm tăng kim ngạch xuất khẩu ở nước xuất khẩu, từ đó làm giảm nhập siêu của nước xuất khẩu (trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi). Ngược lại, nếu thu nhập quốc dân ở nước ngoài giảm, xuất khẩu sang các nước này cũng sẽ giảm, từ đó làm tăng nhập siêu ở nước xuất khẩu. Tương tự, tổng thu nhập quốc dân trong nước tăng sẽ khiến nhu cầu hàng hóa và dịch vụ tăng, từ đó làm tăng nhập khẩu và tăng nhập siêu. Mặt khác, nếu thu nhập quốc dân giảm, nhập khẩu sẽ giảm và làm giảm nhập siêu. Cơ cấu và chu kỳ kinh tế Trong bài viết “Nhập siêu kéo dài: Tỷ giá hay cơ cấu kinh tế?” đăng trên Thời báo Kinh tế Sài gòn, tác giả có đưa ra một nguyên nhân chính nữa của nhập siêu là do cơ cấu kinh tế không hợp lý. Theo đó ông cho rằng thông thường khi chọn ngành trọng điểm thường phải xem xét đến hai yếu tố là chỉ số lan tỏa nội địa và chỉ số kích thích nhập khẩu. Tuy nhiên thực tế cho thấy một số ngành có tỷ trọng vốn đầu tư khá lớn nhưng chỉ số lan tỏa nội địa thấp và chỉ số kích thích nhập khẩu cao bất thường. Những nhóm ngành này hầu hết nằm ở khu vực công nghiệp và xây dựng. Khi một quốc gia lựa chọn các nhóm ngành này làm ngành trọng điểm thì sẽ góp phần làm tăng nhập siêu. Chu kỳ kinh tế cũng có ảnh hưởng đến nhập siêu. Ở những quốc gia phát triển thiên về xuất khẩu, cán cân thương mại sẽ tăng trong quá trình mở rộng kinh tế. Lý do là do quốc gia này xuất khẩu nhiều sản phẩm hơn là nhập khẩu hàng hóa. Ngược lại, với những quốc gia phát triển dựa vào nhu cầu nội địa, cán cân thương mại sẽ có xu hướng giảm trong quá trình phát triển do những quốc gia này cần phải nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn bình thường để phục vụ cho sự tăng trưởng. Sự mất cân đối giữa tổng đầu tư và tiết kiệm Trên thời báo kinh tế Sài Gòn, tác giả Nguyễn Trí Bảo đã đưa ra một cách nhìn khác về nhập siêu. Theo ông, thâm hụt tài khoản vãng lai (chủ yếu là nhập siêu) chính là chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước, bởi vì thâm hụt tài khoản vãng lai và chênh lệch tiết kiệm - đầu tư (S-I) về nguyên tắc đều được bù đắp bằng khoản vay nợ ròng trên thị trường vốn quốc tế. Qua đó, ông giải thích vì sao sự mất cân đối giữa tổng đầu tư và tiết kiệm dẫn đến nhập siêu. Thứ nhất, với mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư (investment-led growth) phổ biến ở các nước đang phát triển thì để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra, đầu tư luôn ở mức rất cao trong thời gian dài trong khi tiết kiệm nội địa tăng không đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Thứ hai, nhập siêu hay tiết kiệm thấp hơn đầu tư còn do hiệu quả kinh tế của các khoản đầu tư đặc biệt là đầu tư công thấp thể hiện qua hệ số ICOR luôn ở mức cao. Hiệu quả thấp ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiết kiệm và để duy trì tăng trưởng cao dựa vào đầu tư đương nhiên quốc gia nhập siêu phải đi vay. Thứ ba, một trong những nguyên nhân chính làm cho mức tiết kiệm trong nước thấp là thâm hụt ngân sách cao và kéo dài nhiều năm. Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài không chỉ làm trầm trọng thêm vấn nạn nhập siêu mà còn làm tăng lạm phát kỳ vọng, tác động xấu tới ổn định kinh tế vĩ mô nói chung. Ba nguyên nhân trên dẫn đến sự thiếu hụt giữa nhu cầu đầu tư và lượng tiết kiệm trong nước. Lượng thiếu hụt chủ yếu được bù đắp bằng dòng vốn từ bên ngoài như FDI, ODA và vốn đầu tư gián tiếp. Khi những dòng vốn này được đưa vào một nước thì chúng được đăng ký là nhập khẩu, vì thế làm gia tăng tình trạng nhập siêu. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch Một nghiên cứu của IMF đã chứng minh các biện pháp bảo hộ mậu dịch của một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến nhập khẩu của quốc gia đó, mà khi nhập khẩu thay đổi thì nhập siêu cũng thay đổi theo. Tác giả của nghiên cứu đã sử dụng mô hình ước đoán kinh tế lượng để đo lường ảnh hưởng của các rào cản mậu dịch lên nhập khẩu của các nước trên thế giới. Kết quả cho thấy sự hiện diện của thuế quan đã làm giảm đáng kể lượng nhập khẩu. Cụ thể hơn, thuật toán ước lượng của họ cho thấy khi nhu cầu nội địa không thay đổi, nếu thuế quan tăng 1% thì nhập khẩu của một quốc gia sẽ giảm 2%. Ngoài thuế quan, các rào cản phi thuế quan phổ biến nhất cũng được nghiên cứu. Các tác giả chứng minh rằng ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan như các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, các biện pháp bảo hộ độc quyền cũng như các biện pháp bảo hộ về kỹ thuật đều làm giảm sút sản lượng nhập khẩu. Tác động của nhập siêu đến nền kinh tế a) Các tác động tích cực Khi nói về nhập siêu, thông thường người ta chỉ cho rằng đây là hiện tượng không tốt cho nền kinh tế. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế nhận định rằng nhập siêu cũng mang lại một số lợi ích. Các nhà kinh tế này khẳng định nhập siêu dịch chuyển sản xuất của thế giới đến những nơi có năng suất cao nhất, và nó cho phép quốc gia giữ mức tiêu dùng như cũ trong khi vẫn gia tăng đầu tư trong suốt chu kỳ kinh tế. Theo quan điểm này, cán cân thương mại bị thâm hụt dẫn đến nhập siêu khi những doanh nghiệp hay chính phủ của một nước đầu tư nhiều vào nguồn vốn vật chất. Việc đầu tư này sẽ mở rộng cơ sở hạ tầng, tăng thêm công suất khai thác nguồn lực tự nhiên và ứng dụng các công nghệ mới. Lượng tiền cần cho đầu tư bị thiếu hụt được bù đắp bằng cách vay mượn trên thị trường tài chính quốc tế. Như thế, việc vay mượn quốc tế sẽ giúp cho một quốc gia có thể đầu tư thêm mà không gây ành hưởng đến lượng tiêu thụ hiện tại. Khi những khoản vay mượn này được hoàn trả trong tương lai, cán cân thương mại sẽ được cải thiện và tiến đến mức thặng dư. Như vậy, nhập siêu có thể là một dấu hiệu của một nền kinh tế thịnh vượng đang trên đà phát triển. Đồng ý kiến về vấn đề này, George Alessandria, một nhà kinh tế học tên tuổi làm việc cho Quỹ dự trữ Bang Philadelphia, Hoa Kỳ, giải thích rằng nhập siêu cho thấy một sự phân phối hiệu quả các nguồn lực. Ông đưa ra ví dụ, việc chuyển các nhà máy sản xuất sang Trung Quốc cho phép các công ty Hoa Kỳ tập trung nguồn lực cho các thế mạnh của mình, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển, dù rằng việc nhập lại các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc làm tăng nhập siêu của Mỹ. Ông cũng cho rằng việc vay mượn để bù đắp nhập siêu cũng khích lệ một quốc gia làm việc tốt hơn cũng như chấp nhận rủi ro cao hơn. b) Những rủi ro do nhập siêu Trong khi một lượng nhập siêu vừa phải có tác dụng kích thích nền kinh tế, thì nhập siêu lâu dài mang đến nhiều rủi ro. Thứ nhất, trong ngắn hạn nhập siêu có thể giảm lượng sản phẩm tiêu thụ được vì nó làm giảm tổng chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ nội địa, và làm giảm GDP tiềm năng khi nó hướng lao động và vốn ra khỏi những hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu để chuyển sang những lĩnh vực khác có năng suất thấp hơn. Thứ nhì, trong dài hạn, nhập siêu kéo dài làm giảm lượng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, do đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng năng suất và GDP. Thứ ba, nhập siêu làm cho mức lương và lợi nhuận của các ngành công nghiệp xuất nhập khẩu giảm sút, trong khi mức lương và lợi nhuận của các ngành khác trong nền kinh tế gia tăng. Không giống như việc GDP bị giàm sút hay tăng trưởng kinh tế bị đình trệ, điều này chỉ khiến cho thu nhập được dịch chuyển sang các thành phần khác nhau trong nền kinh tế chứ không hoàn toàn bị mất đi. Tuy nhiên, việc dịch chuyển này nếu quá lớn sẽ để lại hậu quả chính trị cũng như xã hội nghiêm trọng. Thứ tư, nhập siêu có thể dẫn đến sự không ổn định của nền kinh tế khi quá phụ thuộc vào nước ngoài. Nếu các nhà đầu tư hay các đối tác nước ngoài vì lý do nào đó ngừng việc kinh doanh thì quốc gia nhập siêu dễ rơi vào khủng hoảng. Ở nhiều nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi, việc vay nợ và thanh toán không sử dụng đồng nội tệ dễ dẫn đến khoản tiền thanh toán tăng lên khi đồng nội tệ yếu đi. Tình hình còn có thể tệ hơn khi tăng trưởng kinh tế gặp vấn đề hay khi lượng dự trữ ngoại hối quốc gia cạn kiệt. Ở các nước đang phát triển, có những nghiên cứu cho thấy nhập siêu cao dẫn đến lạm phát cao. Do nhập khẩu máy móc và thiết bị nguyên nhiên liệu là chủ yếu, nên có thể lạm phát tăng cao là do hiệu quả sản xuất thấp, chi phí sản xuất và giá thành không giảm nhiều nhờ những máy móc thiết bị đã nhập khẩu. Nếu trong dài hạn, một quốc gia không có những nguồn ngoại tệ khác để bù đắp thiết hụt trong cán cân xuất nhập khẩu, nhập siêu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới ổn định vĩ mô và cán cân thanh toán. Bên cạnh đó, nhập siêu kéo dài khiến cho các khoản nợ của một quốc gia trở nên trầm trọng vì ngoài tiền vốn, quốc gia đó còn phải chịu thêm phần lãi suất. Tuy nhiên, gánh nặng về nợ thực sự mà một quốc gia phải gánh chịu còn tùy thuộc một phần vào cách mà quốc gia đó sử dụng khoản vốn vay mượn như thế nào. Nếu quốc gia đó vay mượn để phục vụ cho việc tăng tiêu dùng nội địa, dù là ở khu vực công cộng hay tư nhân, thì việc vay mượn này không hề có tác dụng gì trong việc nâng cao năng suất trong tương lai. Do đó, để trả nợ, những khoản tiêu dùng trong tương lai sẽ bị cắt giảm. Sự cắt giảm đó chính là gánh nặng về nợ mà quốc gia phải chịu. Mặt khác, nếu khoản vay mượn được dùng để gia tăng đầu tư nội địa, gánh nặng này có thể tránh được, hoặc ít nhất, là có thể giảm bớt. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM Đánh giá chung Kim ngạch xuất khẩu ba tháng đầu năm 2011 là 42,77 tỉ USD, tăng 32,33% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó Nhập khẩu là 23,13 tỉ USD, tăng 29,5%. Xuất khẩu
Luận văn liên quan