I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Do điều kiện tự nhiên về địa hình, đất đai, khí hậu của Nông trường Hà Trung tương đối phù hợp cho cây mía sinh trưởng phát triển tốt hơn so với vây trồng khác và là cây trồng mang tính chiến lược có giá trị kinh tế cao. Mặt khác với hoạt động của nhà máy mía đường Việt - Đài đã tạo nên lợi thế lớn cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng mía nói riêng. Góp phần đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, ổn định dân sinh kinh tế, tăng cường an ninh trật tự xã hội.
Ngoài sản phẩm chính là đường cây mía còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như: sản xuất rượu cồn công nghiệp, men, các loại axit; bã mía dùng làm nhiên liệu đốt, làm ván ép, bùn lọc để sản xuất phân bón Bên cạnh đó cây mía còn có khả năng bảo vệ được đất chống sói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái. Cho nên cây mía đang là cây trồng chủ lực thu hút các hoạt động NCKH và áp dụng các tiến bộ KH - KT vào sản xuất.
Ở Nông trường có nhiều mô hình thâm canh năng suất cao, hiệu quả kinh tế ổn định. Đặc biệt là ở các vườn mía lưu gốc: Chồi lớn rất nhanh, rất khoẻ mạnh, các lần lưu gốc 1, 2, 3 năng suất thậm chí hơn cả mía tơ ( mía trồng lần đầu). Mía lưu gốc đỡ công làm đất, đỡ lượng giống, đỡ công trồng trọt vì vậy hiệu quả kinh tế mang lại càng cao hơn. Kéo dài thời vụ lưu gốc còn tận dụng, khai thác đất có hiệu quả, bền vững.
Tuy nhiên mía lưu gốc do nhiều vụ (3 - 5 năm) liên tục sử dụng trên một chân đất nên tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển đặc biệt là sâu đục thân, bọ hung đen, rệp Do đó trong quá trình chăm sóc cần có các biện pháp tác động đồng thời, mục đích là tạo cho cây mía có sức đề kháng tốt, khoẻ mạnh, sinh trưởng phát triển nhanh, đồng đều.
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất và trên cơ sở khoa học, kiến thức đã được nhà trường trang bị. Chúng tôi chọn đề tài chỉ đạo sản xuất : ’’ Các biện pháp kĩ thuật chăm sóc mía lưu gốc. Tại đơn vị đội 4 - Nông trường Hà Trung, Bỉm Sơn, Thanh Hoá ’’ nhằm phổ biến, nhân rộng mô hình sản xuất thâm canh mía trên toàn diện tích mía để lưu gốc năm 2006.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
2.1. Mục đích:
- Giúp người nông dân nắm vững được kĩ thuật thu hoạch, xử lý và chăm sóc mía.
- Tạo điều kiện cho mía lưu gốc sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đạt năng suất chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm.
2.2. Yêu cầu:
- Phải áp dụng đồng bộ, kết hợp các biện pháp kĩ thuật vào sản xuất.
- Chỉ đạo, thực hiện đúng quy trình kĩ thuật về thu hoạch, xử lý, chăm sóc mía lưu gốc.
- Thực hiện đúng các biện pháp kĩ thuật và theo dõi tình hình phát sinh sâu bệnh để có các biện pháp tác động kịp thời.
101 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3771 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc mía lưu gốc tại đơn vị 4 nông trường Hà Trung – Bỉm Sơn – Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I:
ĐIỀU TRA CƠ BẢN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
1.1. Vị trí địa lí:
Nông trường Hà Trung nằm trên địa phận thị xã Bỉm Sơn, thuộc phía Bắc tỉnh Thanh Hoá. Có toạ độ 105,470 - 105,540 kinh Đông và 20,4’ - 20,9’ vĩ độ Bắc, cách thành phố Thanh Hoá 34km về phía Nam, có đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam chạy qua.
. Phía Đông giáp xã Hà Vinh.
. Phía Tây giáp huyện Thạch Thành.
. Phía Nam giáp phường Ngọc Trạo - Bỉm Sơn và xã Hà Long.
. Phía Bắc giáp trại Thanh Ninh.
1.2. Điều kiện đất đai và khí hậu:
1.2.1.Điều kiện đất đai:
+ Địa hình:
Nông trường Hà Trung có địa hình đồng bằng nửa trung du có nhiều đồi úp bát xen lẫn thung lũng nhỏ, nhìn chung độ dốc thấp khoảng từ 50 đến 40 - 450, độ cao trung bình 50 - 100m so với mực nước biển, địa hình thoải dần từ phía Bắc về phía Đông Nam. Có nhiều vùng tương đối bằng phẳng thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Đồng ruộng đã được quy hoạch tách biệt so với khu dân cư thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư, vật liệu sản xuất và áp dụng cơ giới hoá trên đồng ruộng.
-Tổng diện tích đất tự nhiên: 2120,71 ha.
-Thành phần cơ giới đất: Đất thịt nhẹ, đất sét.
Đất đai Nông trường Hà Trung bao gồm nhiều loại, chủ yếu có các loại chính sau:
. Đất đỏ vàng phát triển trên đất sét.
. Đất đỏ vàng phát triển trên đất đá vôi.
. Đất bồi tụ trên sản phẩm Cacbonat.
. Đất dốc tụ ven khe suối và chân đồi.
Các loại đất trên có tầng canh tác dày 50 - 100cm, phân bố hầu hết ở độ dốc 10 - 150.
Đất đai tương đối phù hợp với nhiều loại cây trồng, có khả năng đa dạng hoá nhiều loại cây trồng đặc biệt phù hợp với mía và dứa.
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của nông trường
Cơ cấu đất
Diện tích (ha)
Tỉ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên
2120,71
100
I. Đất nông nghiệp
1166,8
50,02
1. Đất trồng cây công nghiệp hàng năm
854,2
40,27
2. Đất trồng lúa màu
22,3
1,05
3. Đất trồng cây lâu năm
289,3
13,64
4. Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
3,67
0,17
II. Đất lâm nghiệp
591,5
27,89
1. Rừng trồng
562,31
26,51
2. Rừng tự nhiên
8,62
0,41
3. Rừng phòng hộ
20,57
0,97
III. Đất chuyên dùng
149,06
7,03
1. Giao thông thuỷ lợi
106,3
5,01
2. Đất xây dựng
13,1
0,62
3. Đất mặt nước
27,7
1,31
4. Đất chuyên dùng khác
1,96
0,09
IV. Đất thổ cư
11,48
0,54
1. Dân cư đô thị
0,6
0,03
2. Dân cư nông thôn
10,88
0,51
V. Đất chưa sử dụng
142,6
6,72
1. Sông suối, mặt nước thuỷ lợi
63,35
2,98
2. Núi đá
44,11
2,08
3. Đất chưa sử dụng khác
35,14
1,65
+ Tính chất đất:
- Tính chất nông hoá: Độ PHkcl : 3,7 (chua rất mạnh)
Muối : 1,1% (nghèo)
Đạm tổng số : 0,06% (nghèo)
Lân dễ tiêu : 4,8mg/100g đất (nghèo)
Kali dễ tiêu : 5,4mg/100g đất (nghèo)
-Tính chất cơ giới:
Tầng đất dày : 120cm
Mức kết von : 0 - 30cm là 10%
30 -70cm là 10%
70 - 100cm là 60%
Nhìn chung: Đất đai ở Nông trường Hà Trung chủ yếu là đất thịt nhẹ, đất xét do đó nó có khả năng giữ đất, giữ phân tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng: Cây công nghiệp, cây ăn quả…. là điều kiện để đa dạng hoá sản phẩm cây trồng. Tuy nhiên diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, chưa tận dụng hết quỹ đất hiện có, tiềm năng mở rộng diện tích sản xuất còn nhiều. Tuỳ theo thành phần cơ giới đất, điều kiện khí hậu thời tiết của từng năm, nhu cầu tiêu thụ của thị trường mà bố trí cơ cấu cây trồng cho phù hợp đảm bảo cả về năng suất, phẩm chất và giá cả.
1.2.2. Điều kiện khí hậu:
Nông trường Hà Trung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của đồng bằng Bắc Trung bộ, mỗi năm có hai mùa rõ rệt.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 - tháng 10, với lượng mưa khoảng 1537mm.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 - tháng 4 năm sau với lượng mưa khoảng: 246mm.
Tổng lượng mưa hàng năm: 1783mm.
Trong mùa mưa chủ yếu có gío Nam, Đông Nam xen kẽ thỉnh thoảng có vài đợt gió Tây Nam gây ra khô nóng.
Nhiệt độ trung bình hàng năm : 23,00C
Ẩm độ không khí trung bình: 85%
Lượng bốc hơi ( thuỷ phần ): 770mm
Tốc độ gió bình quân: 1,8m/s
Những diễn biến phức tạp của khí hậu, thời tiết gây ảnh hưởng:
Mùa hè thường có gió Đông Nam, gió Tây Nam xuất hiện vào tháng 6, tháng 7, bão thường xảy ra từ tháng 8 - tháng 10. Mưa bão kèm theo lũ lụt ảnh hưởng đến tình hình sản xuất đồng thời với lượng mưa lớn dễ gây ra hiện tượng xói mòn đất, làm cho độ màu mỡ, độ phì của đất giảm. Về mùa đông chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió mùa Đông Bắc, hiện tượng sương muối thường xuất hiện vào tháng 1, tháng 2 làm cho cây chậm phát triển thậm chí có thể bị chết.
Bảng 1.2: Diễn biến các yếu tố khí hậu thời tiết qua 3 năm (2003,2004,2005).
Yếu tố
Năm
Tháng
Nhiệt độ (0C)
Ẩm độ (%)
Lượng mưa (mm)
2003
2004
2005
2003
2004
2005
2003
2004
2005
1
16,8
17,3
16,9
85
86
83
28,0
6,6
4,9
2
20,5
17,7
18,1
91
90
91
92,0
39,2
10,3
3
21,5
19,9
18,8
81
89
88
24,2
35,4
19,0
4
25,1
23,6
23,1
90
90
91
52,4
133,5
25,4
5
28,3
26,0
28,4
85
87
85
192,9
178,3
115,3
6
29,8
28,9
30,3
76
79
75
122,6
149,6
153,4
7
29,2
28,6
28,9
83
82
82
264,8
139,7
221,7
8
28,4
28,2
28,0
87
87
88
55,1
171,1
439,5
9
26,9
27,0
27,3
88
86
88
523,9
271,1
380,9
10
25,5
24,7
25,3
84
80
73
20,9
37,2
78,2
11
23,2
22,4
22,6
82
81
83
0,8
29,0
129,0
12
18,4
19,3
17,2
82
79
76
9,5
101,8
14,8
TB
24,5
23,6
23,7
84,5
84,7
83,6
115,6
107,7
132,7
Bảng 1.3: Diễn biến khí hậu thời tiết trong 6 tháng năm 2006.
Chỉ tiêu
Tháng
Nhiệt độ (0C)
Ẩm độ (%)
Lượng mưa(mm)
12 (2005)
17,2
76
14,8
1
18,2
81
3,7
2
18,6
90
24,9
3
19,6
90
38,6
4
24,6
88
3,9
5
27,52
88,3
13,2
3. Giao thông, thuỷ lợi:
3.1. Giao thông:
Thực hiện chính sách “ Nhà nước và nhân dân cùng làm’’, hiện nay hệ thống giao thông ở Nông trường Hà Trung có những chuyển biến rõ rệt. Hệ thống giao thông từ Nông trường xuống các đội đã được xây dựng và ngày càng hoàn chỉnh.
Ngoài điều kiện về vị trí địa lý nằm trên trục đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua, Nông trường còn tiếp giáp với khu công nghiệp xi măng Bỉm Sơn, khu công nghiệp Bắc Sơn ( nhà máy chế biến tức ăn gia súc, nhà máy lắp ráp ô tô, nhà máy gỗ mỹ nghệ…) nên hệ thống giao thông có nhiều thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư, trao đổi sản phẩm, trao đổi thông tin, giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất…
Đường giao thông có 3 tuyến chính sau:
- Cầu Sòng (đường Hồ Tùng Mậu) đi đội 2, đội 4, đội 6 Nông trường dài 8km, có 4km đã đổ nhựa, rải bê tông, còn lại là đường đá cấp phối.
- Từ đội 1 đi Hà Vinh (điểm cuối cùng của đội 1) đã được rải bê tông.
- Đường trục đi các đội có 4km giải đá cấp phối.
- Hệ thống đường liên lô, liên thửa phục vụ sản xuất và vận chuyển (vật tư, vật liệu sản xuất và sản phẩm ), tiêu thụ sản phẩm đã được cải thiện đảm bảo việc lưu thông giữa các lô và thuận lợi cho việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất.
3.2. Thuỷ lợi:
Thực tế ở Nông trường Hà Trung hiện nay hệ thống tưới tiêu chưa phát huy được tác dụng, hay ít phát huy được tác dụng do điều kiện địa hình, sự chênh lệch so với mực nước biển lớn.
Đối với hệ thống mương tiêu Nông trường đã thực hiện phương pháp đào hào, trồng cây theo đường đồng mức để hạn chế sói mòn đất, phat huy tối đa hiệu quả.
Hiện tại Nông trường có 3 hệ thống đập chính:
- Đập khe gỗ ( ở đội 1). Đập đã bị xuống cấp từ vài năm trước và bây giờ đã cho sửa chữa, đập tiếp tục hoạt động cung cấp nước được khoảng 50 - 60 ha diện tích cây trồng ( trong đó có diện tích trồng lúa).
- Đập khe cạn ( ở đội 1).
- Đập ba lá ( ở đội 2).
Hai đập trên hiện tại cũng đang bị xuống cấp, khả năng giữ nước kém. Nhìn chung với địa hình đồi núi thì việc cung cấp nước và nguồn nước phục vụ cho sản xuất là rất khó khăn, sản xuất cây trồng nhờ nước trời là chính.
II. TÌNH HÌNH DÂN SINH - KINH TẾ - XÃ HỘI:
2.1. Dân số và lao động:
+ Tổng dân số: 2.340.
+ Tổng lao động: 1930.
- Lao động tại chỗ: 1200.
- Lao động thời vụ có: 1687.
. Lao động biên chế: 762 lao động.
. Lao động không biên chế: 164 lao động.
. Các lao động khác: 761 lao động.
+ Chất lượng lao động:
- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi.
- Lao động chuyên môn nghiệp vụ đã qua đào tạo.
- Lao động thủ công.
Nhận xét:
Trong vài năm gần đây tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có su hướng giảm so với các năm trước do cán bộ công nhân viên Nông trường đã nhận thức tốt và thực hiện đúng đắn việc sinh đẻ có kế hoạch.
2.2. Tình hình thu nhập và đời sống:
- Tình hình thu nhập của hộ công nhân.
- Mức thu nhập bình quân của công nhân viên chức: 600.000đ / tháng.
- Nhà ở: Không còn nhà tranh tre nứa lá, 100% là nhà ngói, nhà bằng và nhà tầng.
- Về đời sống: Đã được củng cố thêm , mặc dù mức thu nhập còn thấp song đời sống của các hộ gia đình công nhân vẫn từng bước đi lên, nhờ biết vận động và tham gia thêm nhiều việc khác mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình mình.
Các phương tiện đi lại thuận lợi hơn, nhiều hộ gia đình đã có khả năng mua xe máy và tỷ lệ hộ có xe ngày càng nhiều. Về phương tiện nghe nhìn: 100% hộ có ti vi, đài nghe phục vụ giải trí và cập nhật tin tức hàng ngày.
Một số hộ làm kinh tế tốt ngày càng mang về cho gia đình những phương tiện sinh hoạt tiện nghi… đời sống ngày một cải thiện nâng cao lên.
2.3. Văn hoá và xã hội:
* Tình hình cơ sở vật chất:
+ Tài sản cố định:
Qua điều tra cơ bản về tài sản cố định của Nông trường ta có bảng sau:
Bảng 1.4.: Tài sản cố định của Nông trường
Số TT
Hạng mục
Đơn vị tính
Số lượng
Chất lượng
1
2
3
4
5
6
7
Máy cày, bừa, rạch hàng
Mạng lưới đường dây điện
Đường giao thông
Trạm xá
Hội trường
Văn phòng đảng uỷ, giám đốc
Văn phòng các phòng ban
cái
km
km
m2
m2
m2
m2
7
12
30
60
600
300
3 mới, 4 cũ
Rải nhựa, rải đá
Nhà cấp 4
Nhà mái bằng
Nhà mái bằng
Nhà mái bằng
+ Tài sản lưu động:
- Vốn để sản xuất kinh doanh (giống, phân, thuốc trừ cỏ…và các chi phí khác).
. Hiện tại ở Nông trường sử dụng vốn tự quay vòng là chính, ngoài ra còn thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài.
. Giống: Do công nhân tự sản xuất, lấy nguồn giống trồng mới tại các vườn mía giống tốt và vườn chồi dứa có chất lượng tốt. Ngoài ra khi có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng hay đưa vào địa bàn Nông trường những giống mới có chất lượng đã được khẳng định kiểm nghiệm ngoài thực tế thì nguồn giống được cung cấp bởi các công ty giống cây trồng, viện di truyền hay cây giống trực thuộc của bộ NN và PTNT.
. Phân: Chủ yếu là phân vô cơ: N,P,K được nhập từ các nhà máy Lâm Thao, Thần Nông, Tiến Nông, Việt Nhật…
Phân hữu cơ: Mùn rác, bã mía, phân chuồng gia súc…
Phân vi sinh: Lấy từ nhà máy mía đường Việt Đài
. Thuốc BVTV: Thuốc xử lý thúc chín tố, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu bệnh, được nhập từ các công ty vật tư BVTV1, công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn - chi nhánh tại Hà Nội, Thanh Hoá.
* Trình độ dân trí:
Nhìn chung trình độ dân trí của công nhân Nông trường đã và đang được nâng cao. Người công nhân ngoài lao động cần cù, chịu khó còn tích cực tham gia các buổi họp, hội thảo, học và chuyển giao khoa học kĩ thuật, đưa tiến bộ và vận dụng các tiến bộ KH - KT vào sản xuất nhằm nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ ngày càng thiết thực hơn cho cuộc sống, mở rộng thị trường trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt.
Trình độ học vấn của cán bộ, CNVC Nông trường ngày càng hoàn thiện, nâng cao. Hầu hết đều là những cán bộ đã qua đào tạo trình độ đại học và có nhiều năm kinh nghiệm công tác. Luôn học hỏi và tiếp thu các tiến bộ khoa học mới, vận dụng vào sản xuất kinh doanh của Nông trường. Là những người đi đầu, tiên phong lại rất gần gũi, thân thiện với người công nhân nên được mọi người rất mực tin tưởng, quý mến.
Ngoài ra Nông trường còn thường xuyên tổ chức các buổi học tập chính trị về chủ chương chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước cho các tầng lớp công nhân đặc biệt là các thanh niên tham gia lao động sản xuất. Giúp mọi người nắm rõ, cập nhật các thông tin nhất là về luật lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của người công nhân.
* Phong tục, tập quán:
- Đa số công nhân Nông trường là người kinh, theo đạo phật là chủ yếu.
Luôn thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá. Đám ma không còn phức tạp và rườm rà như trước, đám cưới văn hoá không phô chương lãng phí. Con cái vâng lời cha mẹ, người dưới lễ phép lễ độ với người trên. Lịch sự trong giao tiếp với người ngoài, ham học hỏi đủ tài và đức phục vụ cho gia đình, đất nước. Các tệ nạn xã hội luôn được cảnh giác và đẩy lùi, các hủ tục lạc hậu không còn, gìn giữ thuần phong mĩ tục.
- Các buổi sinh hoạt thanh niên, các ngày lễ kỷ niệm lớn tưởng nhớ những người có công lao với đất nước, có công với cách mạng, với người dân Việt Nam luôn được tổ chức và ngày càng khắc sâu trong tâm hưởng con người nơi đây sống sao cho tốt hơn, xứng đáng hơn và cống hiến ngày càng nhiều hơn.
* Chính sách xã hội của Nông trường:
Xây dựng trạm y tế để khám bệnh, chữa bệnh cho công nhân.
Chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khác luôn được thực hiện đầy đủ và quan tâm đúng mức.
Hệ thống phát thanh của Nông trường đã đưa được tình hình sản xuất và thông tin đến sâu rộng từng hộ gia đình công nhân.
* An ninh trật tự:
Do đời sống của công nhân viên chức, người lao động ngày càng được cải thiện, đáp ứng tạm đủ cho cuộc sống vì thế mà tình hình an ninh trật tự cũng được ổn định. Không sảy ra hiện tượng mất trộm, cắp tài sản chung cũng như tài sản riêng.
Nông trường đã tăng cường các biện pháp bảo vệ nên không có hiện tượng gây rối trị an, gây nhũng nhiễu trong cuộc sống của con em Nông trường.
2.4. Các tổ chức chính quyền và đoàn thể:
2.4.1.Các tổ chức chính quyền:
- Bộ máy lãnh đạo gồm: Một giám đốc
Một phó giám đốc
- Các phòng ban:
. Phòng tổ chức: gồm 4 người
. Phòng kinh doanh: gồm 5 người
. Phòng hành chính quản trị: gồm 3 người
. Phòng kế hoạch sản xuất: Gồm 6 người
. Ban nữ công
. Đội sản xuất: Nông trường có 6 đội sản xuất nông nghiệp, một hợp tác xã dịch vụ tiêu thụ, một đội vừa phục vụ sản xuất vừa xửa chữa.
Đội sản xuất chủ yếu tập trung vào chuyên ngành trồng trọt tạo sản phẩm và chú trọng nhất là mía, dứa.
2.4.2. Các tổ chức đoàn thể:
* Tổ chức Đảng:
Đảng viên là lực lượng nòng cốt trong việc chỉ đạo, thực hiện công việc sản xuất tiếp thu các tiến bộ KH - KT đến với người công nhân.
Đảng bộ Nông trường có 8 chi bộ.
- Sáu chi bộ sản xuất nông nghiệp
- Một chi bộ cơ khí nông nghiệp
- Một chi bộ khối chính quyền.
* Đoàn thanh niên:
- Một bí thư
- Ba uỷ viên
* Công đoàn.
* Hội phụ nữ.
* Hội cựu chiên binh.
III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT - KINH DOANH:
3.1.Tình hình sản xuất ngành trồng trọt:
* Cơ cấu cây trồng năm 2005 (định hướng năm 2006):
Mía: 750 ha
Dứa: sấp xỉn 300 ha
Cao su: 182 ha
Lúa màu: 21 ha
Cây ăn quả: 110 ha
Hiện nay phương hướng sản xuất chính của Nông trường Hà Trung là chú trọng việc trồng mía, dứa và chăm sóc cao su. Đặc biệt chủ đạo là mía, dứa. Nông trường tập trung sản xuất hai loại cây trồng này với nhiều phương pháp, biện pháp kĩ thuật chuyên sâu và tiên tiến hơn nhằm nâng cao về năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ được nhiều cho thị trường, tạo uy tín trong thị trường… mở rộng thị trường.
Ví dụ: Với mía thay các giống cũ năng suất thấp bằng các giống mới có năng suất cao, chất lượng đường tốt như: ROC 10, ROC 16… áp dụng các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, củng cố mạng lưới giao thông thuỷ lợi, thực hiện thâm canh mía ở những vùng thuận lợi.
Với dứa, chọn giống tốt, sử dụng đồng thời cả hai loại giống Queen và Cayen ở những chân đất phù hợp, xử lý dứa ra hoa trái vụ nhằm cung cấp liên tục cho thị trường các sản phẩm có chất lượng, phục vụ tiêu dùng trong vùng, các tỉnh lân cận và phuc vụ cho nhà máy ép nước hoa quả, dứa đóng hộp để xuất khẩu…
* Diện tích, sản lượng, năng suất, của một số cây trồng chính qua 3 năm 2003, 2004, 2005.
Bảng 1.5: Diện tích, sản lượng, năng suất, của mía, dứa, cao su qua 3 năm 2003, 2004, 2005.
Tt
Năm
Chỉ tiêu
Cây trồng
2003
2004
2005
S
(ha)
NS
(tạ/ha)
SL
(tấn)
S
(ha)
NS
(tạ/ha)
SL
(tấn)
S
(ha)
NS
(tạ/ha)
SL
(tấn)
1
Cây mía
809,8
68,54
53.060
781,4
55,0
43.500
707,8
2
Cây dứa
180,7
1.437
160,2
2.389
371,4
3
Cây cao su
182,65
182,65
182,6
+ Tổng thu nhập trên dầu người dân từ ngành trồng trọt.
+ Phương hướng phát triển sản xuất một số cây trồng chính.
3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi:
Tại Nông trường Hà Trung ngành chăn nuôi chưa được chú trọng quan tâm đúng mức, chủ yếu chăn nuôi theo hộ gia đình manh mún nhỏ lẻ. Trong tương lai ngành chăn nuôi của Nông trường sẽ được đầu tư và phát triển mạnh.
3.3.Tình hình sản xuất lâm nghiệp:
Do nhiều yếu tố chi phối nên sản xuất lâm nghiệp ít chỉ chiếm 10% diện tích toàn Nông trường, gồm cả rừng trồng, rừng phòng hộ, cây tre bóng mát.
- Diện tích rừng trồng: 562,31 ha
- Diện tích rừng tự nhiên: 8,62 ha
- Diện tích rừng phòng hộ: 20,57 ha
Diện tích đất có thể phát triển ngành lâm nghiệp : 144,56 ha
Thu nhập bình quân đầu người từ ngành lâm nghiệp là thấp.
Hiện nay Nông trường đang có nhiều biện pháp để phát triển ngành lâm nghiệp như: Đầu tư trồng rừng bạch đàn trên đất đồi, trồng rừng keo lá tràm… chủ yếu khoán cho hộ nông dân trồng mục đích chống sói mòn, giữ nước góp phần tăng thu nhập cho nhân dân.
3.4. Tình hình sản xuất các ngành nghề khác:
3.4.1. Nuôi trồng thuỷ sản:
Do điều kiện kinh tế và việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất chưa cao. Nên ngành nuôi trồng thuỷ sản ở đây chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún. Hầu hết là do hộ nông dân tự nuôi, các giống cua, tôm, cá chủ yếu là các giống địa phương, ít có giống mới nên năng suất, sản lượng thấp.
Nhìn chung ở Nông trường Hà Trung là đất đồi núi thấp, diện tích mặt nước ao hồ ít, khả năng tận dụng nguồn thức ăn chưa cao. Gần đây Nông trường đã cử cán bộ và nhân viên đi tham quan học hỏi ở các tỉnh phía Nam về thâm canh nuôi trồng thuỷ sản, mục đích mang những cái mới, tiến bộ KH - KT vào áp dụng, cải tiến trong điều kiện thực tế của Nông trường giúp trực tiếp các hộ nông dân và tập thể cải thiện nâng cao được đời sống của mình. Hi vọng trong tương lai gần đây nuôi trồng thuỷ sản là ngành sản xuất hàng hoá vừa phục vụ nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao cho người dân trong vùng, vừa phục vụ cho các nhà máy đóng hộp đông lạnh, nhà máy chế biến thức ăn gia súc… mang lại lợi nhuận và giá trị kinh tế cao.
3.4.2. Ngành cơ khí:
Song song với việc phát triển sản xuất ngành trồng trọt thì ngành cơ khí của Nông trường đã và đang là thế mạnh vững chắc và ngày càng phát tiển.
Ô tô, máy kéo….phục vụ cho việc vận chuyển vật tư, vật liệu đầu vào cho sản xuất và đồng thời vận chuyển các sản phẩm đến nơi tiêu thụ, đáp ứng kịp thời trong lúc thời vụ cấp thiết.
Máy cày, máy bừa, máy phay… phục vụ đắc lực trong các khâu súc ủi, cày bừa, lật đất, dọn sạch đồng ruộng, tạo cho đất luôn được tơi xốp, thoáng khí để chuẩn bị cho việc trồng mới. Hay cày bón phân xen giữa các lần sinh trưởng của cây trồng…
Ngoài ra ngành cơ khí của Nông trường còn phục vụ được cho công việc sửa chữa, làm mới các trang thiết bị, máy