Bảo hiểm là một ngành dịch vụ rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Ngành bảo hiểm ở nước ta mới thực sự phát triển khoảng 10 năm trở đây. Tuy vậy, bảo hiểm đã và đang chứng minh được vai trò tích cực của mình đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh nói riêng cũng như với cuộc sống nói chung. Đồng thời, bảo hiểm cũng đã trở thành một ngành kinh doanh giàu tiềm năng phát triển, thu hút rất nhiều lao động.
Các dịch vụ bảo hiểm ra đời là một hệ quả tất yếu từ nhu cầu bảo hiểm của dân chúng. Vì thế, khách hàng đến với dịch vụ bảo hiểm ngày càng nhiều và nhu cầu của họ cũng ngày một cao hơn. Vì thế đòi hỏi ngành bảo hiểm phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Việc quản lý cầu cũng vô cùng quan trọng và cấp thiết. Vì vậy, bài thảo luận dưới đây sẽ nêu lên thực trạng của ngành bảo hiểm nước ta và đưa ra những giải pháp quản lý cầu dịch vụ bảo hiểm.
26 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5469 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp quản lý cầu dịch vụ bảo hiểm ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Bảo hiểm là một ngành dịch vụ rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Ngành bảo hiểm ở nước ta mới thực sự phát triển khoảng 10 năm trở đây. Tuy vậy, bảo hiểm đã và đang chứng minh được vai trò tích cực của mình đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh nói riêng cũng như với cuộc sống nói chung. Đồng thời, bảo hiểm cũng đã trở thành một ngành kinh doanh giàu tiềm năng phát triển, thu hút rất nhiều lao động.
Các dịch vụ bảo hiểm ra đời là một hệ quả tất yếu từ nhu cầu bảo hiểm của dân chúng. Vì thế, khách hàng đến với dịch vụ bảo hiểm ngày càng nhiều và nhu cầu của họ cũng ngày một cao hơn. Vì thế đòi hỏi ngành bảo hiểm phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Việc quản lý cầu cũng vô cùng quan trọng và cấp thiết. Vì vậy, bài thảo luận dưới đây sẽ nêu lên thực trạng của ngành bảo hiểm nước ta và đưa ra những giải pháp quản lý cầu dịch vụ bảo hiểm.
Bài thảo luận bao gồm 3 phần chính :
Chương I : Lý luận về cầu dịch vụ
Đặc điểm nhu cầu và cầu dịch vụ
Nội dung quản trị cầu dịch vụ bảo hiểm
Chương II : Thực trạng về thị trường bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay
2.1 Khái quát chung về dịch vụ bảo hiểm
2.2 Thực trạng thị trường bảo hiểm ở nước ta hiện nay
Chương III : Các biện pháp quản lý cầu dịch vụ bảo hiểm ở nước ta hiện nay
3.1 Biện pháp quản lý cầu dịch vụ bảo hiểm
3.2 Biện pháp quản lý hàng chờ dịch vụ bảo hiểm
Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết nội dung bài thảo luận :
Chương I : Lý luận về cầu dịch vụ
Đặc điểm nhu cầu và cầu dịch vụ :
Khái niệm và sự phát triển của nhu cầu và cầu dịch vụ
Khái niệm và sự phát triển của nhu cầu :
Khái niệm : Nhu cầu là trạng thái tâm lí thiếu hụt về vật chất hoặc tinh thần của con người mong muốn được thỏa mãn.
Nhu cầu gồm 2 nhóm là : vật chất và tinh thần
Nhu cầu có thể cảm nhận hoặc không thể cảm nhận bằng giác quan
Sự phát triển của nhu cầu dịch vụ :
Theo quan điểm hiện nay, nhu cầu được chia làm 7 bậc thang :
Sinh lí ( an toàn ( quan hệ ( tôn trọng ( thẩm mỹ ( hiểu biết ( tự hoàn thiện.
Khái niệm và sự phát triển của cầu :
Khái niệm : Cầu dịch vụ là số lượng dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời kỳ nhất định.
Sự phát triển của cầu :
Nhu cầu ( mong muốn + khả năng thanh toán ( sức mua ( cầu
Đặc điểm của nhu cầu và cầu dịch vụ : 8 đặc điểm
Nhu cầu và cầu dịch vụ có xu hướng phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường. Chúng phát triển nhiều về số lượng và cao hơn về chất lượng
Biểu hiện : Trước đây, khi mua sản phẩm, người ta thường quan tâm đến cốt lõi của sản phẩm. Nhưng ngày nay, con người ngày càng quan tâm hơn đến cái bao quanh sản phẩm. Đó là dịch vụ.
Nguyên nhân của đặc điểm này :
Thời gian rảnh rỗi của con người ngày càng nhiều (do năng suất lao động tăng) nên họ ngày càng quan tâm đến dịch vụ.
Thu nhập có xu hướng tăng nên con người hướng đến thỏa mãn nhu cầu của tinh thần. Do đó, nhận thức của con người về dịch vụ cũng tăng lên.
Sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ đã góp phần tạo ra rất nhiều sản phẩm mới, dịch vụ mới.
Sự phát triển về kinh tế xã hội đòi hỏi phải cung ứng dịch vụ nhiều hơn. Do đó, dịch vụ phát triển nhanh chóng.
Ý nghĩa : Nhu cầu và cầu dịch vụ phát triển rất nhanh chóng. Vấn đề đặt ra là cung cũng phải phát triển để đáp ứng được nhu cầu đó. Điều này đòi hỏi nhà quản trị phải không ngừng nghiên cứu nắm bắt tâm lí của khách hàng để nghiên cứu, phát minh ra loại dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Nhu cầu và cầu có tính vô hạn, không có điểm dừng cuối cùng.
Biểu hiện : Nhu cầu và cầu về hàng hóa mang tính hữu hạn nhưng nhu cầu về nhu cầu về dịch vụ là vô hạn. Nhu cầu về dịch vụ mang tính vô hạn, không có điểm dừng và ngày càng đòi hỏi cao hơn khi thu nhập của con người tăng.
Mặt khác, nhận thức và kỳ vọng của con người về dịch vụ là khác nhau. Nhận thức nhỏ hơn kỳ vọng thì làm cho dịch vụ không ngừng phát triển.
Nguyên nhân :
Do sự cảm nhận, mong đợi về dịch vụ của con người có sự chênh lệch. Khi không thỏa mãn thì người ta tiếp tục kỳ vọng.
Khi đã thỏa mãn dịch vụ hiện tại thì người ta lại mong muốn được thỏa mãn ở chất lượng cao hơn.
Ý nghĩa : Biết được đặc điểm này của nhu cầu và cầu dịch vụ, các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng để tạo ra các sản phẩm mới lạ. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần phải không ngừng học hỏi, đổi mới dịch vụ để đón đầu thỏa mãn nhu cầu khách hang.
Tính phong phú đa dạng :
Biểu hiện : Nhu cầu dịch vụ ngày càng đa dạng về quy mô, chủng loại, chất lượng , phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, phong tục tập quán của khách hàng. Nhu cầu và cầu dịch vụ có trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của con người.
Nguyên nhân :do nhu cầu con người mang tính cá nhân hóa cao. Để thỏa mãn mỗi cá nhân thì dịch vụ cần phải phong phú, đa dạng về giá cả, chất lượng, chủng loại, phù hợp với từng tập khách hàng khác nhau.
Ý nghĩa : Doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ để thu hút các tập khách hàng khác nhau.
Tính đồng bộ, tổng hợp :
Biểu hiện : Nhu cầu dịch vụ có tính chất liên hoàn, đồng bộ, tổng hợp, xuất phát từ nhu cầu tiêu dung dịch vụ đòi hỏi các nhà cung ứng phải thiết kế các suất dịch vụ trọn gói nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Nguyên nhân : Do con người bao giờ cũng có nhu cầu và việc thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi mang tính đồng bộ, tổng hợp.
Ý nghĩa : Các cơ sở cung ứng dịch vụ cần phối hợp, liên kết với nhau để thiết kế loại hình dịch vụ trọn gói, thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Tính thời vụ, thời điểm :
Biểu hiện : Nhu cầu và cầu dịch vụ tập trung vào một số thời điểm nhất định.
Nguyên nhân :
Do thời gian rảnh rỗi của con người.
Do sở thích, thị hiếu, tập quán tiêu dung dịch vụ của con người.
Do thời tiết khí hậu.
Ý nghĩa : Các nhà quản trị kinh doanh dịch vụ phải hạn chế tính thời điểm thời vụ của nhu cầu và cầu dịch vụ. Một số phương pháp có thể sử dụng là các chiến lược, chính sách về giá, khuyến mại để hạ thấp tính thời vụ, điều chỉnh thời vụ sang trái vụ.
Tính linh hoạt cao (dễ bị thay đổi) :
Biểu hiện : Nhu cầu và cầu về dịch vụ dễ bị thay đổi, thay thế bởi các dịch vụ khác. Đặc biệt là khi không đáp ứng được thỏa mãn ngay vì dịch vụ có tính vô hình.
Nguyên nhân : Dịch vụ không có hình thù, kiểu dáng nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố khách quan bên ngoài nên dễ bị thay đổi.
Ý nghĩa : Các nhà quản trị kinh doanh dịch vụ có biện pháp quản lý dịch vụ, khuyến mại để khách hàng sử dụng dịch vụ, Đồng thời, cần luôn duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng, khẳng định thường hiệu, uy tín của mình.
Biên độ dao động không đồng đều.
Biểu hiện : Biên độ dao động giữa các loại dịch vụ không đồng đều. Biên độ dao động giữa các tập khách hàng cùng tiêu dùng một loại sản phẩm dịch vụ cũng không đồng đều.
Nguyên nhân : Do đặc thù của từng loại dịch vụ là khác nhau, tùy thuộc đặc tính sử dụng dịch vụ của từng tập khách hang.
Ý nghĩa : Doanh nghiệp cần xem xét tập thị trường mục tiêu. Từ đó biết được nhu cầu sử dụng dịch vụ của từng tập khách hàng và đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu, dịch vụ đó.
Tính lan truyền :
Biểu hiện : Nhu cầu của hàng hóa có tính lan truyền nhưng thấp hơn nhu cầu của dịch vụ.
Nguyên nhân : Do dịch vụ có tính vô hình nên khách hàng trước khi tiêu dùng dịch vụ có xu hướng dò hỏi thông tin, tìm hiểu dịch vụ nên dịch vụ có tính lan truyền nhanh.
Ý nghĩa : Các nhà quản trị kinh doanh dịch vụ phải phát huy tính hiệu quả của kênh thông tin truyền miệng, lôi kéo khách hàng, làm tốt quy trình phục vụ khách hang, đảm bảo chất lượng và thỏa mãn tốt nhu cầu khách hàng.
Xếp hàng trong dịch vụ (hàng chờ dịch vụ)
Khái niệm : Hàng chờ là một dòng khách hàng đang chờ đợi được cung cấp dịch vụ từ một hay nhiều người phục vụ hoặc nhà cung ứng.
Biểu hiện : + Theo cách truyền thống : xếp hàng
+ Theo nhóm : được phát tích kê, lấy số thứ tự
+ Dòng khách hàng ẩn
Sự cần thiết :
+ Cầu ở thời hiện tại vượt quá khả năng cung
+ Khi người phục vụ hay nhà cung cấp quá bận rộn
+ Nhà cung cấp thay thời gian phục vụ
+ Khách hàng đến vào những thời điểm, thời gian khác với nhà cung ứng
+ Tần suất đến của khách hàng lớn hơn thời gian định mức phục vụ một khách hàng.
+ Tính ngẫu nhiên của khách hàng.
+ Tính thời vụ, thời điểm của nhu cầu và cầu, nhiều khách hàng có nhu cầu dịch vụ vào một thời điểm.
Ý nghĩa :
+ Tồn tại hàng chờ đồng nghĩa với tồn tại tâm lí chờ đợi của khách hàng. Vì thế, doanh nghiệp cần nghiên cứu tâm lí khách hàng khi chờ đợi :
Cảm giác trống rỗng ( Sốt ruột, nôn nóng ( Lo âu, hy vọng ( Bực bội.
+ Doanh nghiệp cần đưa ra các quy tắc dịch vụ phù hợp :
Sự thỏa mãn (S) = Nhận thức (P) – Kỳ vọng (E)
Ấn tượng đầu tiên là quan trọng nhất.
Nội dung quản trị cầu dịch vụ :
1.2.1 Nghiên cứu nhu cầu dịch vụ của khách hàng :
Nghiên cứu sự mong đợi về dịch vụ của khách hàng
Các mong đợi của khách hàng
+ Chất lượng dịch vụ tốt nhất
+ Giá cả rẻ hơn
+ Thời gian phục vụ nhanh hơn
+ Hình thức phụ vụ thuận tiện hơn
Đối với sản phẩm dịch vụ, khách hàng phải dựa vào cảm nhận và tiêu dùng trong quá trình cung cấp dịch vụ.
Các nguồn thông tin tạo sự mong đợi và kỳ vọng của khách hàng
+ Kênh thông tin truyền miệng
+ Quảng cáo của nhà cung ứng
+ Kinh nghiệm của bản thân
+ Nhu cầu cá nhân
Trong đó, thông tin truyền miệng là quan trọng nhất vì nó mang lại hiệu quả cao mà kinh phí lại thấp.
Các mức độ mong đợi dịch vụ của khách hàng :
+ Mức độ cao : là mức độ dịch vụ mà khách hàng hy vọng nhận được, là sự phối trộn các mức độ tin cậy của khách hàng với nhà cung cấp và dịch vụ khách hàng chấp nhận được của nhà cung cấp (dịch vụ ước muốn của khách hàng)
+ Mức độ thấp : Khách hàng trông chờ không phải một dịch vụ ở mức độ quá cao, chỉ cần dịch vụ chấp nhận được và tương xứng với chi phí mà khách hàng bỏ ra
Ý nghĩa của điều này : Khi chưa tiếp cận được nhà cung ứng thì khách hàng mong đợi dịch vụ ở mức độ cao nhưng khi đã tiếp cận thì khách hàng chỉ mong đợi dịch vụ ở mức tương xứng.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhu cầu dịch vụ của khách hàng
Nhân tố vĩ mô : kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Nhân tố thuộc về khách hàng : nhân khẩu học, tập quán, sở thích
Các nhân tố khác : điều kiện tự nhiên
Ý nghĩa : Các nhà quản trị kinh doanh dịch vụ phải nhận biết được các nhân tố và tác động của nó đến nhu cầu dịch vụ của khách hàng Từ đó nắm bắt được nhu cầu khách hàng để thỏa mãn tốt nhất.
Nghiên cứu các mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Nhu cầu được thỏa mãn hoàn toàn : chất lượng dịch vụ đạt ở mức độ tuyệt hảo, sản phẩm dịch vụ vượt quá sự trông chờ của khách hàng.
Các yếu tố trong dịch vụ trọn gói bao gồm : cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên vật liệu, dịch vụ ẩn, dịch vụ hiện đều được thỏa mãn hoàn toàn.
Nhu cầu được thỏa mãn một phần : sản phẩm dịch vụ bảo đảm chất lượng, sự cảm nhận của khách hàng phù hợp với sự mong đợi.
Nhu cầu không được thỏa mãn : chất lượng dịch vụ không đảm bảo. Tất cả các yếu tố trong suất dịch vụ đều không làm hài long khách hàng.
Ý nghĩa : Khi nghiên cứu nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu nảy sinh, nghiên cứu xác định đối tượng khách hàng, tập khách hàng mục tiêu để cung cấp dịch vụ.
1.2.2 Quản lí cầu về dịch vụ :
Quản lý cầu hiện tại :
Doanh nghiệp quản lý các khách hàng hiện tại của mình để duy trì các khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Quản lý cầu tiềm năng :
Doanh nghiệp lôi kéo thêm khách hàng mới, các khách hàng có nhu cầu nhưng chưa sử dụng dịch vụ của doan nghiệp.
Ý nghĩa : Các doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn quản lý cầu hiện tại. Bên cạnh đó không ngừng hướng tới mở rộng quy mô kinh doanh.
1.2.3 Quản lí hàng chờ dịch vụ
a. Đối với hàng chờ hiện :
- Quản lý tâm lý khách hàng trong quá trình khách hàng chờ đợi để lựa chọn và quyết định cách ứng xử phù hợp
+ Tâm lý trống rỗng, vô định : bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết, chuẩn bị các vật dụng phù hợp để khách hàng có thể sử dụng trong quá trình chờ đợi.
+ Số ruột, nôn nóng : Doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho khách hàng tham gia tiến trình dịch vụ.
+ Cảm giác lo âu, hy vọng : Doanh nghiệp cần thông bảo cho khách hàng biết lượng khách hàng sẽ được phục vụ làm cho khách hàng mới tới không thấy được hàng chờ.
+ Bực bội : Doanh nghiệp cần quy định rõ cho khách hàng biết kỷ luật hàng chờ.
Thực hiện các triết lý kinh doanh dịch vụ :
+ Chờ đợi tập thể tốt hơn chờ đợi cá nhân
+ Chờ đợ có mục đích tốt hơn chờ đợi không có mục đích.
+ Chờ đợi có việc tốt hơn chờ đợi không có việc.
Giảm thời gian cung ứng nhưng không giảm chất lượng dịch vụ.
+ Bố trí nhân viên
+ Đào tạo để nâng cao trình độ nhân viên
+ Áp dụng kỷ luật hàng chờ hợp lí
Sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau để tăng lợi ích của khách hàng khi chờ đợi : cho khách hàng thấy được giá cả của sự chờ đợi để họ chấp nhận chờ đợi.
Đối với hàng chờ ẩn :
Giấu hàng chờ nếu dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp có chất lượng thấp, phô bày hàng chờ nếu dịch vụ doanh nghiệp cung cấp có chất lượng cao.
Nâng cao chất lượng dịch vụ.
Tăng năng suất lao động
Vận động, hướng khách hàng phù hợp với khả năng cung ứng
Quảng cáo, chào hàng,…
Chương II : Thực trạng về thị trường bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay
2.1 Khái quát chung về dịch vụ bảo hiểm :
2.1.1 Khái niệm :
Định nghĩa :
Bảo hiểm là một hệ thống các quan hệ phân phối theo nguyên tắc hoàn trả có điều kiện giữa những chủ thể kinh tế góp vốn lập quỹ dự phòng tập trung nhằm mục đích khắc phục hậu quả của rủi ro,ổn định kinh doanh và đời sống.
Bảo hiểm ngày nay được thể hiện dưới hình thức hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận có tính chất ràng buộc pháp lý được lập bằng văn bản, thông qua đó người tham gia bảo hiểm cam kết nộp phí bảo hiểm để người được bảo hiểm hoặc một người thứ ba (người được hưởng quyền lợi bảo hiểm) được nhận số tiền chi trả hay bồi thường từ công ty bảo hiểm khi phát sinh các sự kiện được bảo hiểm theo quy định người hợp đồng.
Bản chất :
Bằng sự đóng góp của số đông người vào một quỹ chung, khi rủi ro, quỹ sẽ có đủ khả năng trang trải và bù đắp cho nhữn tổn thất của số ít. Mỗi cá nhân hay đơn vị chỉ cần đóng góp một khoản tiền trích từ thu nhập cho các công ty bảo hiểm. Khi tham gia một nghiệp vụ bảo hiểm nào đó, nếu gặp tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra, người được bảo hiểm sẽ được bồi thường. Khoản tiền bồi thường này được lấy từ số phí mà tất cả những người tham gia bảo hiểm đã nộp. Tất nhiên, chỉ có một số người tham gia bảo hiểm gặp tổn thất, còn những người không gặp tổn thất sẽ mất không số phí bảo hiểm. Như vậy, có thể thấy, thực chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Do đó, một nghiệp vụ bảo hiểm muốn tiền hành được phải có nhiều người tham gia, tức là, bảo hiểm chỉ hoạt động được trên cơ sở luật số đông, càng nhiều người tham gia thì xác suất xảy ra rủi ro đối với mỗi người càng nhỏ và bảo hiểm càng có lãi.
Với hình thức số đông bù số ít người bị thiệt hại, tổ chức bảo hiểm sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế của từng cá nhân hay đơn vị khi gặp rủi ro, tiết kiệm được nguồn chi cho ngân sách nhà nước. Như vậy, thực chất mối quan hệ trong hoạt động bảo hiểm không chỉ là mối quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm, mà suy rộng ra, nó là tổng thể các mối quan hệ giữa những người được bảo hiểm trong cộng đồng xoay quanh việc hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm được tạo lập thông qua việc huy động phí bảo hiểm, số người tham gia càng đông thì quỹ càng lớn. Quỹ được sử dụng trước hết và chủ yếu là để bù đắp những tổn thất cho người được bảo hiểm, không làm ảnh hưởng đến sự liên tục của đời sống xã hội và hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nền kinh tế. Ngoài ra, quỹ còn được dùng để trang trải chi phí, tạo nên nguồn vốn đầu tư cho xã hội. Bảo hiểm thực chất là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị, nhằm hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm cho mục đích bù đắp tổn thất do rủi ro bất ngờ xảy ra với người được bảo hiểm, đảm bảo quá trình sản xuất được thường xuyên, liên tục.
Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm :
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày nay đã đạt đến trình độ phát triển cao ở nhiều nước trên thế giới, với nhiều loại hình, cũng như đối tượng được bảo hiểm ngày càng mở rộng và trở nên hết sức phong phú. Tuy nhiên, hoạt động bảo hiểm vẫn được tiến hành trên cơ sở một số nguyên tắc cơ bản của nó
Nguyên tắc chỉ bảo đảm rủi ro, không bảo đảm sự chắc chắn
Nguyên tắc này chỉ ra rằng người bảo hiểm chỉ bảo hiểm một rủi ro, tức là bảo hiểm một sự cố, một tai nạn, xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra, cũng như chỉ bồi thường những thiệt hại, mất mát do rủi ro gây ra chứ không bồi thường cho những thiệt hại chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra.
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối
Hai bên trong mối quan hệ bảo hiểm (người bảo hiểm và người được bảo hiểm) phải tuyệt đối trung thực với nhau, tin tưởng lẫn nhau, không được lừa dối nhau.
Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiêm.
Nguyên tắc bồi thường :
Khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém.
Nguyên tăc thế quyền :
Người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình.
Các loại hình bảo hiểm :
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, bảo hiểm ngày nay đã bao gồm nhiều hình thức hết sức đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở các tiêu chí khác nhau, chúng ta lại có được các loại hình khác nhau của bảo hiểm.
Căn cứ theo cơ chế hoạt động của bảo hiểm :
+ Bảo hiểm xã hội : là chế độ bảo hiểm của nhà nước, của đoàn thể hoặc của các công ty nhằm trợ cấp cho các viên chức nhà nước, người làm công…trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, bị chết hoặc tai nạn trong khi làm việc, về hưu
+ Bảo hiểm thương mại : là loại hình bảo hiểm mang tính chất kinh doanh, kiếm lời.
Căn cứ vào tính chất bảo hiểm :
+ Bảo hiểm nhân thọ : là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
+ Bảo hiểm phi nhân thọ : là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm :
+ Bảo hiểm con người : là loại bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn của con người.
+ Bảo hiểm tài sản : là loại bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản (cố định hay lưu động) của người được bảo hiểm (tập thể hay cá nhân).
Căn cứ vào quy định của pháp luật :
+ Bảo hiểm bắt buộc : là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
+ Bảo hiểm không bắt buộc : là những loại bảo hiểm khác, không thuộc bảo hiểm bắt buộc.
2.1.2 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm :
Cơ sở lý luận:
Các dịch vụ bảo hiểm ra đời là một hệ quả tất yếu của nhu cầu được bảo hiểm của dân chúng.
Nhu cầu bảo hiểm là nguyện vọng của con người muốn cuộc sống của chính mình, của những cá nhân trong tổ chức mình, gia đình mình trong tương lai được đảm bảo theo thang bậc nhu cầu của Maslow, nhu cầu bảo hiểm không phải là nhu cầu căn bản nhất của con người nhưng là nhu cầu cận kề với nhu cầu căn bản của con người.
Nhu cầu bảo hiểm là một nhu cầu đặc biệt mà đôi khi người ta nhầm tưởng quyết định mua bảo hiểm là một quết định tiêu dùng, quyết định mua bảo hiểm chính là một quyết định tiết kiệm. Người ta sẽ tiết kiệm nhiều hơn khi c