Giá là một trong 4 biến số quan trọng của marketing mix. Giá đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu thụ. Đối với công ty giá có vị trí quyết định cạnh tranh trên thị trường. Việc định giá sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với công ty vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận.Vậy quy trình định giá tại một công ty ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy trình định giá tại Công ty Honda Việt Nam.
Giới thiệu chung về hãng Honda Việt Nam
Công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa Công ty Honda Motor Nhật Bản, Công ty Asian Honda Motor Thái Lan và Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 1521/GP cấp ngày 22 tháng 3 năm 1996.
Nhà máy xe máy thứ nhất : khánh thành vào tháng 3 năm 1998. Được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhà máy của Honda Việt Nam là minh chứng cho ý định đầu tư nghiêm túc và lâu dài của Honda tại thị trường Việt Nam.
Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Vốn đầu tư: USD 290,427,084
Lao động: 3.560 người
Công suất: 1 triệu xe/năm .
14 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5059 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các bước định giá tại công ty Honda Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***************
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌP NHÓM
Môn : Quản trị Marketing
Giảng viên : TS. Phạm Tiến Dũng
Lớp : HMQ1 – K6
Nhóm : 03
STT
Họ và tên sinh viên
Số buổi
họp nhóm thảo luận
Điểm tự đánh giá
của các cá nhân
Điểm trưởng
nhóm chấm
Giáo viên kết luận
Ghi chú
Số buổi họp nhóm
Ký tên
Điểm
Ký tên
1
Vũ Thị Thu Hằng
2
Đào Thị Hạnh
3
Đặng Thị Hạnh
4
Nguyễn Thị Hạnh
5
Nguyễn Thị Thanh Hoa
6
Vũ Thị Hoa
7
Vũ Đình Hòa
8
Nguyễn Anh Hoài
9
Nguyễn Thanh Huyền
10
Nguyễn Hà Khánh
11
Đỗ Trung Kiên
Hà nội, ngày 15 tháng 5 năm 2011
Thay mặt nhóm
Xác nhận của nhóm trưởng Xác nhận của thư ký
BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING
Đề bài: Phân tích quy trình định giá ở một công ty kinh doanh. Từ đó đánh giá khái quát và chỉ ra những giải pháp trong việc vận dụng phương pháp định giá kinh doanh ở công ty đó.
BÀI LÀM
Giá là một trong 4 biến số quan trọng của marketing mix. Giá đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu thụ. Đối với công ty giá có vị trí quyết định cạnh tranh trên thị trường. Việc định giá sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với công ty vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận.Vậy quy trình định giá tại một công ty ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy trình định giá tại Công ty Honda Việt Nam.
Giới thiệu chung về hãng Honda Việt Nam
Công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa Công ty Honda Motor Nhật Bản, Công ty Asian Honda Motor Thái Lan và Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 1521/GP cấp ngày 22 tháng 3 năm 1996.
Nhà máy xe máy thứ nhất : khánh thành vào tháng 3 năm 1998. Được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhà máy của Honda Việt Nam là minh chứng cho ý định đầu tư nghiêm túc và lâu dài của Honda tại thị trường Việt Nam.
Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc Vốn đầu tư: USD 290,427,084 Lao động: 3.560 người Công suất: 1 triệu xe/năm .
Nhà máy xe máy thứ hai: Tháng 8 năm 2008, nhà máy xe máy thứ hai chuyên sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp với công suất 500,000 xe/năm đã được khánh thành tại Viêt Nam. Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc Điều đặc biệt của nhà máy xe máy thứ 2 chính là yếu tố “thân thiện với môi trường và con người”. Theo đó, nhà máy này được xây dựng dựa trên sự kết hợp hài hòa và hợp lý nhất các nguồn năng lượng tự nhiên là: Gió, Ánh sáng và nư : Vốn đầu tư: 65 triệu USD
Lao động: 1.375 người Công suất: 500.000 xe/năm.
Nhà máy sản xuất Ô tô: Năm thành lập: 2005 . Công suất: 10,000 xe/năm Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc Vốn đầu tư: Khoảng 60 triệu USD Diện tích: 17.000m2 Lao động: 408 người
Website tham khảo :
Quá trình định giá ở công ty Honda Việt Nam (do điều kiện thời gian nên chúng tôi không tìm hiểu quy trình đặt giá đối với chủng loại Ôtô của Honda)
* Khái niệm giá kinh doanh:
Theo quan điểm Marketing, giá kinh doanh là dẫn xuất lợi ích tương hỗ khi cầu gặp cung thị trường và được thực hiện; là giá trị tiền tệ của sản phẩm được phát sinh do sự tương tác thị trường giữa người bán và người mua.
Quy trình định giá tại Công ty Honda Việt Nam.
Đây là quy trình xác định giá cơ bản của một công ty:
Chúng ta sẽ phân tích quy trình định giá ở công ty Honda Việt Nam theo những bước nêu trên.
Bước 1: Lựa chọn mục tiêu định giá .
Mục tiêu kinh doanh của Honda: Thể hiện rõ trong thư của Tổng giám đốc: “Kể từ khi có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 1996, Honda Việt Nam luôn nỗ lực phấn đấu trở thành Công ty được xã hội mong đợi. Mục tiêu hoạt động của Công ty là mang đến lợi ích cho cộng đồng thông qua các hoạt động của Công ty.
Trải qua nhiều thập kỉ, chiếc xe máy đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Không dừng lại ở vai trò là một phương tiện đi lại, xe máy còn là biểu tượng cho một phần văn hóa Việt. Kể từ khi bắt đầu hoạt động cho đến nay, Honda Việt Nam luôn tự hào là người bạn đồng hành đáng tin cậy của người tiêu dùng Việt Nam thông qua các sản phẩm Ô tô và Xe máy. Với mục tiêu rõ ràng vì một cuộc sống hiện đại với chất lượng cuộc sống cao hơn nữa, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mang đến cho khách hàng Việt Nam những sản phẩm chất lượng cao nhất, đáp ứng tiêu chuẩn Honda toàn cầu.
Cùng với hoạt động kinh doanh, chúng tôi luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các hoạt động đóng góp cộng đồng, đặc biệt chú trọng vào hoạt động An toàn giao thông, Giáo dục và Bảo vệ môi trường. Chúng tôi rất tự hào khi các chương trình, hoạt động vì xã hội và cộng đồng đều đến được với hàng triệu người Việt Nam và đồng thời nhận được đánh giá tích cực vì tính hiệu quả cao. Trong thời gian tới, Công ty Honda Việt Nam sẽ dành nhiều quan tâm hơn nữa cho thế hệ trẻ Việt Nam, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Honda Việt Nam tự hào khi nhận được sự tin yêu từ phía khách hàng và chúng tôi cam kết sẽ nỗ lực hết sức nhằm mang đến những giá trị và lợi ích mới cho người tiêu dùng và toàn xã hội”.
Lựa chọn thị trường mục tiêu và chiến lược định vị thị trường và của công ty.
Lựa chọn thị trường mục tiêu: Việt Nam, một đất nước đang trong giai đoạn phát triển, xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà nhiều khi nó còn là công cụ kiếm sống của không ít người dân. Vì vậy Honda Việt Nam xác định khách hàng mục tiêu của mình chính là tất cả những người dân có nhu cầu đi lại bằng xe máy.
Định vị thị trường: Lý do phải định vị thị trường chính là khả năng nhận thức và ghi nhớ thông tin của con người là có hạn. Vì vậy doanh nghiệp tất yếu phải đưa ra những thông điệp rõ ràng, xúc tích gây ấn tượng cùng với việc chào bán sản phẩm tốt, thâm nhập vào nhận thức khách hàng. Hình ảnh sản phẩm phải độc đáo đối với khách hàng và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Công ty Honda đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ rất lâu. Đây là một công ty rất có uy tín trên thị trường Việt Nam với mặt hàng là ô tô và xe máy. Honda đã thành công trong việc định vị thương hiệu của mình.Các sản phẩm xe gắn máy của Honda đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ những năm đầu của thập kỷ 70 thông qua con đường nhập khẩu nguyên chiếc. Sản phẩm ban đầu là những chiếc xe Honda Cup 50, Cup 70, Super Cup… đã thực sự chinh phục được lòng tin của người tiêu dùng Việt nam bằng chính chất lượng và sự tiện dụng của những sản phẩm đó. Người tiêu dùng Việt Nam biết đến xe gắn máy chính là do tập đoàn Honda mang lại, thậm chí người ta còn gọi chiếc xe gắn máy là xe Honda
- Thông điệp của Honda: Tôi yêu Việt Nam.
- Honda nỗ lực cung cấp các sản phẩm chất lượng toàn cầu với giá cả hợp lý, vì sự hài lòng cao nhất của khách hàng Việt nam khi xuất hiện tại Việt Nam với tư cách nhà sản xuất và lắp ráp trong nước.
- Mở rộng năng lực sản xuất, phát triển đào tạo, chuyển giao công nghệ, thực hiện nội địa hóa, xuất khẩu và góp nhiều hoạt động khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đóng góp cho sự phát triển của nền công nghiệp đất nước.
- Tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội như hỗ trợ học sinh sinh viên, tổ chức các chương trình văn hóa và đào tạo lái xe an toàn.
- Bên cạnh việc luôn đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu: đó là sự bền bỉ, mạnh mẽ của động cơ, ít tiêu hao nhiên liệu và chú trọng bảo vệ môi trường. Sản phẩm thân thiện với môi trường: sản phẩm như Lead, Click. SH. Air Blade… với công nghệ phun xăng điện tử PGM-FI giúp tiết kiệm nhiên liệu vượt trội và than thiện với môi trường đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt Euro 3 về lượng khí thải. Các sản phẩm: Future, Ware 100S, Ware RSX… đều đạt tiêu chuẩn môi trường Euro 2. Sản phẩm của Honda luôn đi kèm các chế độ bảo hành tốt nhất( tham khảo tại website :
- Chất lượng nhân sự: Honda luôn luôn tôn trọng nhân viên, và quan niệm các nhân viên của mình chỉ khác nhau ở cá tính. Khuyến khích nhân viên phát triển sang tạo, có những ưu đãi tốt nhất đối với nhân viên của mình. Đội ngũ nhân viên của Honda luôn hòa nhã, nhiệt tình và có năng lực tốt, làm cho khách hàng cảm thấy vô cùng hài lòng.
- Thiết kế sản phẩm mới, để chiếm ưu thế hơn trong chiến lược định giá.
Dưới đây là bảng giá chỉ rõ phân khúc thị trường mà Honda đang phục vụ hiện nay. Số liệu tính đến thời điểm hiện tại tháng 5/2011.Gía bán lẻ đề xuất đã bao gồm VAT.
Dòng xe
Gía cả( triệu đồng)
Chủng loại
Phân khúc thị trường
Super Dream
16.39
Xe số
Người có thu nhập trung bình, thấp
Ware Alpha
14.19
Xe số
Người có thu nhập trung bình, thấp.
Ware 110S
15.49-16.49
Xe số
Người có thu nhập trung bình, thấp.
Ware 110 RS
16.49- 17.99
Xe số
Người có thu nhập trung bình, thấp
Ware 110 RSX
17.49-18.99
Xe số
Người có thu nhập trung bình, thấp.
Ware RSX FIAT
26.59-27.59
Xe số hạng trung
Tầng lớp trung lưu
Future X
Future X FI
21.50-22.50
26.99-27.99
Xe số hạng trung
Tầng lớp trung lưu, khá giả.
Click play 2010
Click Exceed 2010
26.49
25.99
Xe tay ga hạng trung
Tầng lớp trung lưu, khá giả
Lead
34.99 – 35.49
Xe tay ga hạng trung
Tầng lớp trung lưu, khá giả
Air Blade FI 2011(vr tiêu chuẩn)
Air Blade FI 2011(vr thể thao)
35.99
36.99
Xe tay ga hạng trung
Tầng lớp trung lưu, khá giả
PCX
58.99
Xe tay ga hạng cao
Tầng lớp thu nhập khá giả.
SH 125 cc
SH 150cc
99.99
121.99
Xe tay ga cao cấp
Tầng lớp giàu có, thương gia
Honda cũng phân đoạn thị trường theo giới tính: nam, nữ…họ có những sở thích khác nhau đối với dòng xe gắn máy. Đối với nữ giới: họ thích xe máy hình thức đẹp, nhẹ, tốc độ vừa phải, dễ điều khiển, những xe như Click, lead... Nam giới: Ưa chuộng xe phân phối lớn , tốc độ cao, giáng khỏe…Air Blade, PCX, SH…
Mục tiêu chiến lược định giá của Honda:
Nhằm chiếm lĩnh thị phần cũng như dẫn đầu về chất lượng. Các sản phẩm của Honda luôn được định giá nhằm phù hợp với tối đa khách hàng của họ. Từ những sản phẩm bình dân giá dao động từ trên 10.000.000 VNĐ đến trên 30.000.000 VNĐ, đáp ứng nhu cầu đi lại thiết yếu đến những sản phẩm cao cấp có giá rất cao nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng, thể hiện đẳng cấp của người sử dụng.Nếu xét trên thị trường hiện tại, chỉ có các dòng xe máy cao cấp nhập khẩu của Honda là có giá cao như: @, SH, PS, Dylan.
Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi sản phẩm được tung ra phải có sức mạnh nhất định trên thị trường dựa vào thương hiệu vốn có, Hãng Honda đã áp dụng phương thức này một cách tốt nhất. Bằng chứng chính là, Khi xe máy Trung quốc với những kiểu dáng “giống giống” hàng Nhật xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, vị trí của Honda trên thị trường của Việt nam đã bị giảm sút thấy rõ. Honda lập tức cho tung ra sản phẩm mới, xe máy Ware Alpha. Sản phẩm này khi tung ra thị trường lập tức thu hút được sự chú ý của người mua vì Ware Alpha có kiểu dáng đẹp, giá rẻ hơn nữa lại mang thương hiệu Honda. Một thương hiệu đã từ lâu đi vào tiềm thức của người Việt với những sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài hợp với tâm lý “ăn chắc mặc bền” của người Việt. Thế nhưng hãng Honda cũng có cú “ép” rất độc, đó là họ bán với giá rẻ. Số lượng bán ra họ lại giữ ở mức nhỏ hơn nhiều so với cầu của thị trường trong một thời gian tương đối lâu. Vậy mà cơn sốt Ware Alpha đã bắt đầu thậm chí lan thành làm song dư luận. Hãng Honda làm tất cả những việc trên hoàn toàn đúng luật. Việc tạo cơn sốt Ware Alpha đã đương nhiên tạo lập được ngay vị thế của Ware Alpha, tách biệt được hẳn thương hiệu với một loạt thương hiệu hao hao khác của Trung Quốc và hơn nữa, cú shock tạo thành làn song dư luận và đó lại là một cơ hội bằng vàng để Ware Alpha được quảng cáo với chi phí thấp, gần như là miễn phí.
Bước 2: Phân tích sức cầu thị trường của Công ty.
Honda nghiên cứu nhân khẩu học tại Việt Nam đã nắm bắt rõ nhu cầu, ước muốn cũng như sức mua của người tiêu dùng Việt nam đối với xe máy. Số lượng người sử dụng xe máy cũng vô cùng lớn và mục đích sử dụng cũng vô cùng phong phú. Trong những năm gần đây việc thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới đã làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Đời sống của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Cũng như nhu cầu tự nhiên như ăn, mặc, ở thì một nhu cầu khác không thể thiếu đối với đời sống con người trong cuộc sống hiện nay đó là phương tiện đi lại. Hiện nay, có những gia đình cố 1,2 thậm chí đến 3,4 chiếc xe gắn máy trong nhà. Thử hỏi một đất nước hơn 80 triệu dân này, sức cầu đối với nó lớn hay không. Trong cơ cấu tham gia giao thông đô thị ở Việt Nam, xe gắn máy Honda hiện nay chiếm vị trí đầu bảng với tỷ lệ hơn 60%. Hơn nữa nhu cầu mua xe của người dân Việt Nam là liên tục, đều đặn, thường xuyên, không nhất thiết chỉ mua vào những dịp lễ tết. Đây thực sự thị trường có sức cầu lớn đối với xe gắn máy Honda
Bước 3: Lượng định chi phí và cấu trúc của nó
Chi phí sản xuất xe máy của Honda bao gồm:
- Chi phí cố định: chi phí xây dựng nhà xưởng, đường xá, nhập những dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại…
- Chi phí biến đổi: Chi phí cho đầu vào nguyên vật liệu, tiền lương cho nhân công và các chi phí biến đổi khác như quảng cáo, xúc tiến, tài trợ xã hội…
Thông qua việc xác định đúng chi phí này, Honda sẽ kiểm soát được giá thành của sản phẩm. Trên cơ sở đó hiểu rõ sự thay đổi của nó liên quan đến việc định giá bán dự kiến cũng như số lượng sản phẩm bán ra nhằm tối đa hoa lợi nhuận cũng như các mục tiêu kinh tế- xã hội khác.
Bước 4: Phân tích giá và chào hàng của đối thủ cạnh tranh.
- Thu thập thông tin về giá thành cũng như giá bán của đối thủ cạnh trạnh trực tiếp của Honda như : SYM, Suzuki, Yamaha,... Xem xét sự tương quan trong giá thành cũng như giá bán với chất lượng sản phẩm của họ. Quan sát, tìm hiểu thái độ của khách hàng về tương quan giá và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cũng như của bản thân công ty.
Thông qua so sánh đó, Công ty đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong chính sách giá của đối thủ, ước lượng sự thay đổi lượng cầu của khách hàng đối với những sản phẩm của công ty đang cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của đối thủ. Đơn cử như việc cạnh tranh giữ Sirus Version 2001 và Suzuki best với sản phẩm của Honda. Ưu điểm của đối thủ canh tranh: Suzuki Best với vóc dáng gọn nhẹ, động cơ 110cc màu sắc hấp dẫn... Yamaha cũng không chịu lép vế đã tung ra thị trường mẫu xe hoàn toàn mới Sirus giá bán 26.2 triệu, và Jupiter đặc điểm nhẹ, kiểu dáng thể thao, cũng được nhiều bạn trẻ yêu mến cộng với chính sách chăm sóc khách hàng, bảo hành, bảo dưỡng tặng quà cho khách hàng mua xe( lên tới 500.000 đồng). Đứng trước sự cạnh tranh như vậy (mặc dù sản phẩm của Honda luôn được người tiêu dùng chấp nhận trả với mức giá cao hơn một chút để đổi lại là chất lượng được đảm bảo), Honda vẫn phải quyết định điều chỉnh mức gía bán hiện tại để cạnh tranh lại với sản phẩm của đối thủ, nhưng cũng qua đó khẳng định thương hiệu, uy tín của Honda. Kể từ ngày 16/3/2001, xe Honda Future của Honda Việt Nam sẽ có giá mới 23,7 triệu đồng/xe (giảm 2 triệu so với trước đó), Super Dream có gía là 23,7 triệu đồng/xe(giảm 1 triệu so với trước đó). Tiếp tực giảm giá Honda đưa ra khung giá mới : Honda Future nay chỉ còn 24990000 đồng( bao gồm cả 10% VAT) và Super Dream nay chỉ còn 19.990.000 đồng( bao gòm cả 10% VAT). Việc giảm giá bán hư vậy là điều đáng chú ý vì đây là thời điểm swcsmua giảm nhất trong năm. Việc làm này nhằm thu hút them nhiều khách hàng, đảm bảo cho họ có đủ khả năng mua được sản phẩm của Honda Việt Nam.
Bước 5: Lựa chọn phương pháp định giá
Phương pháp định giá cơ bản mà Honda đã tham khảo để áp dụng:
- Định giá trên cơ sở khách hàng và trên cơ sở cạnh tranh: Thành công của Honda trong việc chiếm lĩnh thị trường không chỉ dựa trên mẫu mã, chất lượng sản phẩm mà điều quan trọng không kém, đó là kỹ thuật định giá của công ty Honda. Các sản phẩm của Honda luôn được định gía nhằm phù hợp với khách hàng mục tiêu của họ, từ những sản phẩm bình dân cho đến những sản phẩm cao cấp để đáp ứng nhu cầu sử dụng xe khác nhau của người tiêu dùng. Phần lớn là các sản phẩm bình dân, phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng thanh toán của đại đa số người Việt Nam . Chúng ta thấy rõ họ luôn hướng vào tập khách hàng mục tiêu mà đó chính là tầng lớp trung bình trong xã hội. Đây chính là động lực chủ yếu của Công ty trong suốt những năm qua. Vì thế, công ty luôn đặt khách hàng này lên hàng đầu trong những chính sách của mình. Tuy nhiên Honda không dừng lại ở đó, họ đã có những sản phẩm cao cấp được nhập khẩu từ khẩu từ nước ngoài nhằm tiếp cận những khách hàng thuộc tầng lớp cao. Việc định gía những sản phẩm này cũng được Honda thực hiện khá thành công, mức giá đưa ra tương đối cao, tuy nhiên khách hàng dễ dàng chấp nhận mức gái này để có thể sở hữu một chiếc xe thuộc hạng sang.
Phương pháp định giá trên cơ sở cạnh tranh: được Honda sử dụng một cách khéo léo, tùy vào tình thế cạnh tranh trên thị trường để đạt được doanh thu mục tiêu. Công ty sẽ có những biện pháp điều chỉnh giá cũng như các biện pháp yểm trợ giá khá khác làm cho người tiêu dùng cảm thấy hài lòng hơn, thõa mãn tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Khi đưa ra phương pháp này Honda luôn cân nhắc giá trị thương hiệu của mình so với đối thủ cạnh tranh, để có biện pháp tốt nhất, như ví dụ ở trên khi Honda giảm giá sản phẩm của mình.
Bước 6: Chọn mức gía tối ưu
Dĩ nhiên sau khi xét, cân nhắc 2 phương pháp định gía trên. Honda luôn đưa ra những mức gái tối ưu nhất đáp ứng mục tiêu kinh doanh của mình, cũng như đảm bảo khả năng thanh toán và lợi ích của khách hàng. Khách hàng sẽ được tiêu dùng những sản phẩm có mức giá phù hợp với túi tiền nhưng vẫn đảm bảo một chất lượng nhất định theo tiêu chuẩn, nhờ sự đảm bảo của thương hiệu Honda.
Đánh giá khái quát và chỉ ra giải pháp trong việc vận dụng phương pháp định giá của Honda.
Nhìn chung Honda đã làm tốt việc định giá cho sản phẩm của mình. Họ luôn đi theo đúng quan điểm kinh doanh, đó là đảm bảo lợi ích cộng đồng, xã hội. Tập khách hàng mục tiêu của Công ty luôn được Honda đáp ứng một cách có hiệu quả về chất lượng sản phẩm cũng như giá cả, chất lượng dịch vụ. Họ có nhiều khả năng thanh toán để tiêu dùng sản phẩm của Honda, cũng như an tâm với việc sử dụng sản phẩm của Honda với chi phí thấp nhất lại rất thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, gần đây người tiêu dùng vô cùng bất bình về vụ “loạn giá” các sản phẩm của Honda. Ví dụ: vụ loạn giá xe PCX. Theo giá đề xuất tại Công Ty Honda Việt nam, giá của PCX là 49.990.00 đồng. Tuy nhiên giá thực tế trên thị trường lên đến 60-80 triệu đồng. Có nhiều nhận xét cho rằng vụ loạn giá này giúp cho Honda thu được một khoảng lợi nhuận khá lớn, nhưng nó sẽ là những khoản lợi nhuận trước mắt, còn xét về lâu dài nó ảnh hưởng đến hình ảnh Honda trong mắt mọi người, sẽ làm giảm lượng khách hàng của Công ty. Honda không kiểm soát được giá sản phảm, chưa quản lý tốt các đại lý ủy quyền(HEAD) của mình. Lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo về giá xe, các HEAD đua nhau đưa giá lên khiến khách hàng phải “choáng” về tốc độ tăng giá.
Giải pháp: Tuy “loạn giá” có phần do lỗi của Honda, có phần do lỗi của HEAD, nhưng cũng do lỗi một phần từ khách hàng, chính tâm lý ưa chuộng danh tiếng để khẳng định đẳng cấp nên họ chấp nhận trả giá cao. Tuy vậy cũng phải nói Honda Việt nam không kiểm soát được giá cả sản phẩm, không lưu tâm đến thị hiếu khách hàng và quản lý HEAD chưa tốt. Vì vậy trách nhiệm của họ chính là q