Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Trải qua hàng nghìn năm, nền nông nghiệp lúa nước, lối sống quần cư và công cuộc dựng nước và giữ nước đầy gian khổ đã tạo nên một nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc và tính cách đặc trưng của con người Việt Nam là cần cù, chịu khó, giàu lòng yêu nước, đoàn kết, bao dung, rộng mở và dễ hòa nhập. Một trong những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam đó chính là những di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận.
5 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3295 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận ở Việt Nam và vai trò của nó trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Trải qua hàng nghìn năm, nền nông nghiệp lúa nước, lối sống quần cư và công cuộc dựng nước và giữ nước đầy gian khổ đã tạo nên một nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc và tính cách đặc trưng của con người Việt Nam là cần cù, chịu khó, giàu lòng yêu nước, đoàn kết, bao dung, rộng mở và dễ hòa nhập. Một trong những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam đó chính là những di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận.
* Các di sản văn hóa.
Tại Việt Nam hiện đã có 7 di tích được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới:
Di sản vật thể:
Quần thể di tích Cố đô Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam. Trong gần 400 năm Huế đã từng là trung tâm chính trị, văn hóa của nhà nước phong kiến Việt Nam, Huế nổi tiếng với một hệ thống những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc hết sức nguy nga tráng lệ gắn liền với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng. Bên cạnh đó, là một trung tâm quan trọng của Ðạo Phật.Là thành phố duy nhất trong nước vẫn còn giữ được dáng vẻ của một thành phố thời Trung cổ và nguyên vẹn kiến trúc của một nền quân chủ. Huế đã trở thành một bảo tàng lớn và vô giá. Chính vì vậy, vào tháng 12 năm 1993 Huế đã được UNESCO xếp hạng là di tích văn hóa thế giới.
Phố cổ Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn, là một khu vực phố cổ trong thành phố Hội An,là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn Ðông. Đến nay khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình như: nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ... kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ, mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương Đông thời Trung đại.Hội An là một bảo tàng sống, khu phố cổ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới năm 1999.
Thánh địa Mĩ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Với những giá trị độc đáo như trên, năm 1999 Khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
Di sản phi vật thể:
Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên ở Việt Nam, là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa "âm nhạc tao nhã". Trong các thể loại nhạc chỉ có nhã nhạc mang tầm quốc gia. Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại” năm 2003.
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2005. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên nhiều tỉnh Tây Nguyên, gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Ba Na, Mạ, Lặc... Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng, những địa điểm tổ chức các lễ hội đó vv... Văn hóa cồng chiêng là loại hình nghệ thuật gắn với lịch sử văn hóa của các dân tộc thiểu số sống dọc Trường Sơn – Tây Nguyên. Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên.
Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2009, là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam.Quan họ Bắc Ninh được Hội đồng chuyên môn của UNESCO đánh giá cao về giá trị văn hóa đặc biệt, về tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, kỹ thuật hát, phong cách ứng xử văn hóa, bài bản, ngôn từ và cả về trang phục. Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng.
Hát ca trù hay hát ả đào là một bộ môn nghệ thuật truyền thống của miền Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ XV, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và học giả yêu thích. Bài bản ca trù có nhiều loại. Phổ thông nhất là hát nói, một thể văn vần có tính cách văn học cao. Ca trù có cội nguồn từ lối hát cửa đình, một lối hát tín ngưỡng thờ thành hoàng.Ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể - ngày 01/10/2009.
* Vai trò của các di sản đó trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các di sản văn hóa là thành quả của thế hệ trước từ bao đời nay. Đã có rất nhiều mồ hôi, xương máu đổ xuống nơi đây để có những di sản vô giá mà hôm nay chúng ta thừa hưởng. Nhân dân ta coi những di sản ấy là những của quý, vô giá mà ông cha để lại. Có thể tìm trong đó trí tuệ và tài năng, tâm hồn và khí phách của ông cha từ những đền đài, lăng miếu, những công cụ sản xuất, sản phẩm lao động, những tác phẩm khoa học, văn học nghệ thuật. Có thể tìm ở đó cả cuộc sống của ông cha qua trường kỳ lịch sử, có thể lắng nghe ở đây tiếng nói của ông cha, những bài học ứng xử, trong mọi hoàn cảnh đầy gian nan thử thách. Trong những di sản văn hóa có một sức mạnh tinh thần vô tận.
Di sản văn hóa là vốn quý của dân tộc, chứa đựng những tiềm năng to lớn về sức mạnh của tâm hồn và khí phách trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là một thử thách lớn đối với dân tộc ta. Nó có sứ mệnh chuyển đổi đất nước ta từ truyền thống sang hiện đại. Nói một cách khác, công nghiệp hóa về thực chất là hiện đại hóa. Tuy nhiên, nó không thể vì hiện đại hóa mà xóa bỏ truyền thống. Hiện đại hóa chỉ có thể thực hiện trên cơ sở gắn liền với truyền thống và phát triển trên cơ sở của truyền thống. Không thể có cái hiện đại nào có thể tách rời thực tế của dân tộc và cắt đứt với truyền thống mà tồn tại được. Ngược lại, truyền thống chỉ tồn tại và phát triển khi nó phục vụ cho hiện đại hóa và bản thân nó cũng phải mang tính hiện đại. Nói cách khác, truyền thống phải trở thành hiện đại.
Với vai trò vô cùng quan trọng của những di sản văn hóa, trong quá trình công ngiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Việc khôi phục, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa càng là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Toàn cầu hóa đã tạo ra sự giao lưu và hòa nhập giữa các dân tộc trên mọi mặt kinh tế, chính trị và văn hóa. Sự hòa nhập này vừa là một thuận lợi để nhân dân ta tiếp thu được những nhân tố tích cực và tiến bộ từ những thành tựu mới của nhân loại, đồng thời cũng tạo ra nguy cơ là bỏ mất những điều tốt đẹp trong di sản văn hóa dân tộc và tiếp thu những nhân tố độc hại, phá vỡ bản sắc dân tộc của chúng ta. Vì vậy việc giao lưu và tiếp nhận phải có chọn lọc, điều đó phụ thuộc vào ý thức của mỗi con người Việt Nam.