Hợp đồng là một trong những chế định quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong lịch sử của pháp luật dân sự. Cùng với sự xuất hiện của hợp đồng thì hợp đồng dân sự nói riêng là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình . Ở Việt Nam , trước khi Bộ luật dân sự năm 1995 ra đời thì cũng đã có nhiều văn bản pháp luật khác đưa ra những quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng như Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 , Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 Tuy nhiên đến khi Bộ luật dân sự 1995 ra đời và được sửa đổi bổ sung tại Bộ luật Dân sự 2005 thì hợp đồng dân sự đã được xem xét , quy định một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn. Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội. Cùng với sự phát triển thì các tranh chấp về hợp đồng dân sự cũng ngày một gia tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao đòi hỏi pháp luật về hợp đồng dân sự phải hoàn thiện hơn để giải quyết một cách triệt để. Khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự là do các bên không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Vậy để giải quyết các tranh chấp này câu hỏi được đặt ra : “ Hợp đồng đó có hiệu lực không?” Chỉ khi giải quyết được câu hỏi đó thì ta mới có thể xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên. Chính vì vậy, những quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh những quan hệ giao lưu dân sự của nền kinh tế thị trường. Với lí do đó nên cá nhân đã quyết định chọn đề tài số 9 : “Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự “
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bài còn gồm 2 Chương :
Chương I : Khái quát chung về hợp đồng dân sự
Chương II: Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
16 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2891 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hợp đồng là một trong những chế định quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong lịch sử của pháp luật dân sự. Cùng với sự xuất hiện của hợp đồng thì hợp đồng dân sự nói riêng là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình . Ở Việt Nam , trước khi Bộ luật dân sự năm 1995 ra đời thì cũng đã có nhiều văn bản pháp luật khác đưa ra những quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng như Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 , Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991…Tuy nhiên đến khi Bộ luật dân sự 1995 ra đời và được sửa đổi bổ sung tại Bộ luật Dân sự 2005 thì hợp đồng dân sự đã được xem xét , quy định một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn. Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội. Cùng với sự phát triển thì các tranh chấp về hợp đồng dân sự cũng ngày một gia tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao đòi hỏi pháp luật về hợp đồng dân sự phải hoàn thiện hơn để giải quyết một cách triệt để. Khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự là do các bên không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Vậy để giải quyết các tranh chấp này câu hỏi được đặt ra : “ Hợp đồng đó có hiệu lực không?” Chỉ khi giải quyết được câu hỏi đó thì ta mới có thể xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên. Chính vì vậy, những quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh những quan hệ giao lưu dân sự của nền kinh tế thị trường. Với lí do đó nên cá nhân đã quyết định chọn đề tài số 9 : “Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự “
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bài còn gồm 2 Chương :
Chương I : Khái quát chung về hợp đồng dân sự
Chương II: Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
Chương I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ.
Khái niệm về hợp đồng dân sự
Như ta đã biết thì những chế định về hợp đồng nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng là phương tiện pháp lý quan trọng để thỏa mãn quyền , lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội. Xét về cơ sở hình thành thì hợp đồng dân sự được hình thành từ hai cơ sở. Đó là cơ sở khách quan và và cơ sở chủ quan. Nhu cầu của con người luôn luôn tồn tại và phát triển theo sự phát triển của xã hội. Để thỏa mãn nó buộc các chủ thể phải tìm đến với nhau thông qua hợp đồng và trong quan hệ hợp đồng đó phải có sự tự do ý chí của các chủ thể.
Hợp đồng dân sự được xác lập sẽ hình thành mối liên hệ pháp lí giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, mối liên hệ pháp lí này được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Do đó có thể nói rằng sau khi hợp đồng được thiết lập , sự ràng buộc pháp lí về quyền và nghĩa vụ của chủ thể được thể hiện rõ nét , theo đó bên nào vi phạm cam kết phải gánh chịu hậu quả pháp lí bất lợi về hành vi của mình.
Ý chí của chủ thể có thể là căn cứ phát sinh nghĩa vụ . Tuy nhiên , nếu ý chí đơn phương làm phát sinh nghĩa vụ không cần sự ràng buộc ý chí của bất cứ chủ thể nào trước đó thì đối với hợp đồng , sự hòa thuận và thống nhất ý chí giữa các chủ thể trong quan hệ hợp đồng lại được coi là yếu tố cốt lõi để hình thành quan hệ giữa các bên. Chính vì thế hợp đồng luôn được định nghĩa bắt đầu bằng sự thỏa thuận. Điều 388 BLDS về khái niệm hợp đồng dân sự như sau :
“ Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập , thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Qua khái niệm đó ta có thể thấy hợp đồng dân sự cần sự tham gia của các bên và được hình thành dựa trên cơ sở thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đó. Hậu quả pháp lý của sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng là nhằm xác lập , thay đổi , chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. Ngoài ra sự thỏa thuận giữa các bên không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như giả tạo , nhầm lẫn , đe dọa…
Sơ lược lịch sử của chế định hợp đồng
Trong lịch sử văn minh thế giới, sự hình thành chế định hợp đồng gần như xuất hiện cùng các nhu cầu giao lưu mang tính tài sản trong xã hội. Trước hết và quan trọng nhất là nhu cầu giao lưu giữa mọi người với nhau nhằm hướng tới một kết quả vật chất nhất định phù hợp với lợi ích của tất cả các bên. Theo thời gian do sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các hình thức giao lưu đó, một nhu cầu mới nảy sinh đó là nhu cầu cần thiết phải có các mô hình xử sự chung do nhà nước quy định để các bên tuỳ ý lựa chọn hoặc có thể do chính các bên tự mình thiết lập. Các mô hình xử sự đó được pháp luật định danh với tên gọi “khế ước” hay “ hợp đồng”.
Ở Châu Âu, sự khởi đầu của chế định hợp đồng gắn liền với Luật La Mã cổ đại . Từ đó chế định hợp đồng khởi nguồn từ Luật La Mã đã được du nhập một cách tự giác vào Tây Âu cùng với phong trào Phục Hưng diễn ra vào thế kỉ XII-XIII và sau đó phát triển mạnh mẽ tại lãnh thổ nhiều nước như: Pháp, Đức, Hà Lan. Đến thế kỉ XVIII, XIX và XX, với sự toả sáng của ngành khoa học pháp lí có hàng ngàn năm bề dày lịch sử và do tác động của sự phát triển các quan hệ kinh tế- xã hội, chế định hợp đồng đã lần lượt được các nước Châu Âu pháp điển hoá khi xây dựng những Bộ luật dân sự đầu tiên của mình.
Khác với những gì diễn ra ở Châu Âu, sự hình thành và phát triển của pháp luật hợp đồng ở Việt Nam cho đến thế kỉ XIX chưa thực sự tồn tại theo đúng nghĩa khoa học của thuật ngữ này. Ở nhà nước phong kiến chúng ta không thể tìm thấy được thuật ngữ “ hợp đồng “ hay bất cứ một thuật ngữ tương đương nào trong các văn bản pháp luật chính thức. Ngay trong các bộ cổ luật được đánh giá như là đỉnh cao của thành tựu lập pháp phong kiến như Bộ luật Hồng Đức, Bộ Luật Gia Long, khái niệm hợp đồng hay khế ước với tư cách là một thuật ngữ pháp lí độc lập và hoàn chỉnh hầu như không được biết đến. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp tới Việt Nam biến Việt Nam thành thuộc địa thì tình hình mới thay đổi. Dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp cùng với chính sách khai thác thuộc địa đã làm cho cơ cấu xã hội ở Việt Nam biến đổi mạnh mẽ trong đó hệ thống pháp luật dân sự là một trong những lĩnh vực có sự thay đổi mạnh mẽ và toàn diện nhất. Người Pháp sau khi ban hành ra Bộ luật dân sự Pháp năm 1804 đã thể hiện sự thống trị của mình đối với Việt Nam bằng cách áp dụng thành quả của mình vào thực tế Việt Nam và cho ra đời ba bộ luật riêng biệt áp dụng cho ba chế độ cai trị khác nhau . Đó là Bộ luật giản yếu Nam kì áp dụng cho Nam Kì năm 1883, Bộ dân luật Bắc Kì 1931 áp dụng cho Bắc Kì và Bộ dân luật Trung Kì năm 1936 áp dụng cho Trung Kì. Đặc biệt bộ dân luật Trung Kì 1936 với 1709 điều lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt Nam đã có những vấn đề cơ bản nhất về chế định hợp đồng được hình thành tương đối hoàn chỉnh và có hệ thống từ khái niệm pháp lí tổng quát về khế ước cho đến những quy định cụ thể về giao kết khế ước, thực hiện khế ước và một số khế ước thông dụng. Ba bộ luật này được áp dụng tại Việt Nam kể cả sau khi Cách mạng tháng Tám (1945) với việc thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho đến năm 1972 ở miền Nam dưới chính thể Việt Nam cộng hòa mới bị bãi bỏ. Đến năm 1986 với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đòi hỏi phải xây dựng khung pháp luật điều chỉnh nền kinh tế thị trường có điều tiết nên ngay từ những năm đầu của thời kì đổi mới một loạt những văn bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng kinh tế và quan hệ hợp đồng đã được ban hành trong đó quan trong nhất là: Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1986); Pháp lệnh Hợp đồng dân sự (1991). Đây chính là những bước đầu tiên về mặt lập pháp khẳng định vai trò quan trọng của chế định hợp đồng trong đời sống xã hội cũng như quyết tâm của đất nước ta trên con đường đổi mới toàn diện.
Đến năm 1995 Bộ luật dân sự lần đầu tiên được Quốc hội khoá IX, kì họp thứ 8 thông qua ngày 28/10/1995 có hiệu lực thi hành ngày 01/07/1996 về cơ bản chúng ta đã có chế định về hợp đồng theo đúng như tên gọi của nó. Tuy nhiên trong qúa trình thực thi cũng đã bộc lộ những hạn chế và chỉ đến khi Bộ luật dân sự 2005 ra đời đã khẳng định rõ hơn đây là bộ luật chung điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp lí và chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự mới thực sự có chỗ đứng thoả đáng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bộ luật dân sự 2005 đặt ra một dấu ấn trong lịch sử trên con đường pháp điển hoá pháp luật về hợp đồng.
Chương II : CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ.
Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự nên chịu sự điều chỉnh của quy định chung về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Mặt khác hợp đồng là hành vi pháp lí song phương nên đòi hỏi sự thể hiện thống nhất ý chí của các bên để có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Do vậy, để có thể làm phát sinh một hậu quả pháp lí nhất định không chỉ đòi hỏi phải có sự thể hiện ý chí và sự thống nhất ý chí của các bên tham gia hợp đồng mà còn đòi hỏi sự thống nhất của các bên. Ngoài ra, sự thống nhất ý chí của các bên còn phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật mới có thể phát sinh hiệu lực. Đó là các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Bộ luật dân sự Việt Nam quy định điều kiện để hợp đồng có hiệu lực bao gồm:
- Người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự;
- Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
- Người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện;
- Hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật có quy định.
Như vậy, theo Bộ luật dân sự Việt Nam điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bao gồm các điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng; mục đích, nội dung của hợp đồng; điều kiện về sự tự nguyện và điều kiện về hình thức của hợp đồng.
Điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự mà cụ thể ở đây là quan hệ hợp đồng bao gồm cá nhân , pháp nhân , hộ gia đình, tổ hợp tác.
Pháp luật dân sự quy định chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi. Điều17- Bộ luật dân sự 2005 quy định: “năng lực hành vi của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự”. Nếu như năng lực pháp luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính chủ thể để tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Như ta đã biết thì bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của các chủ thể khi tham gia hợp đồng. Do vậy, chỉ có những người có năng lực hành vi mới có ý chí riêng và khả năng nhận thức được hành vi của họ để có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hợp đồng và tự mình chịu trách nhiệm trong hợp đồng. Bộ luật dân sự Việt Nam cũng không quy định cá nhân tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự đẩy đủ mà đối với cá nhân ở các độ tuổi khác nhau sẽ có năng lực hành vi dân sự khác nhau và từ đó sẽ có khả năng tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng khác nhau.
Đối với những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là những người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) trừ trường hợp bị Toà Án tuyên bố mất năng lực hành vi, tuyên bố hạn chế năng lực hành vi thì được toàn quyền xác lập mọi hợp đồng. Như vậy, pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định độ tuổi tối đa của người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên không phải những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều được tham gia mọi giao dịch vì trên thực tế có những quy định mang tính hạn chế đối với người có năng lực hành vi tham gia vào một số giao dịch nhất định nhằm bảo vệ quyền lợi của những người liên quan. Ví dụ như trường hợp được quy định tại Điều 144 Bộ luật dân sự 2005 về người đại diện không được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó hay các giao dịch dân sự giữa người giám hộ và người được giám hộ đều vô hiệu chỉ trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Đối với người có năng lực hành vi dân sự một phần chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định. Đó là những người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Cá nhân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là những người có năng lực hành vi một phần. Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền và phải chịu những nghĩa vụ khi tham gia hợp đồng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Tại khoản 2 - Điều 20 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật”. Quy định này xuất phát từ thực tế người từ đủ 15 tuổi có quyền giao kết hợp đồng lao động và có thu nhập riêng hợp pháp, tạo điều kiện cho họ thực sự trở thành chủ thể độc lập trong đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên cũng cần lưu ý pháp luật dân sự quy định một số giao dịch cụ thể chỉ có thể do người đã thành niên xác lập mới có hiệu lực, đặc biệt là các hợp đồng pháp luật bắt buộc phải có công chứng. Trong trường hợp đó người chưa thành niên dù có tài sản riêng cũng không có năng lực hành vi dân sự để giao kết hợp đồng.
Đối với người không có năng lực hành vi dân sự là người chưa đủ 6 tuổi. Họ không có quyền tham gia bất cứ một giao dịch nào. Mọi giao dịch của những người này phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Nguyên nhân là do họ chưa đủ ý chí cũng như lý trí để hiểu được hành vi và hậu quả của những hành vi đó.
Đối với người bị mất năng lực hành vi theo Điều 22 - Bộ luật dân sự 2005 là người “do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình”. Như vậy, người thành niên có thể bị tuyên bố mất năng lực hành vi khi có những điều kiện, với trình tự, thủ tục nhất định và trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền, Toà án có thể tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Vì vậy, với những người bị mất năng lực hành vi khi tham gia xác lập, thực hiện giao dịch họ đều phải thông qua người đại diện theo pháp luật. Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo Điều 23 Bộ luật dân sự 2005 là người “nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình” thì giao dịch dân sự liên qua đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định.
Tuy nhiên, có một trường hợp đã được dự liệu trong pháp luật dân sự tại Điều 133 là trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập, thực hiện giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì sẽ bị tuyên là vô hiệu. Đây có thể được coi là trường hợp ngoại lệ của trường họp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ không bị mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự song đã xác lập giao dịch trái với ý chí của họ nên họ có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình bởi khi đó đã vi phạm tính tự nguyện khi tham gia giao dịch.
Như vậy, nếu cá nhân tham gia hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng sẽ vô hiệu theo Điều 130 Bộ luật dân sự 2005 quy định hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện sẽ vô hiệu.
Đối với chủ thể tham gia hợp đồng là pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác thì chúng ta có thể hiểu năng lực hành vi của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác được xem xét thông qua vai trò của người đại diện. Người đại diện xác lập, thực hiện hợp đồng nhân danh pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ cho pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
Theo quy định của pháp luật, pháp nhân chỉ tham gia hợp đồng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân; hộ gia đình chỉ tham gia hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất, hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. Tổ hợp tác chỉ tham gia các hợp đồng liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ được xác định trong hoạt động hợp tác.
Trong trường hợp nếu người đại diện cho pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác khi tham gia xác lập hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng bị vô hiệu tương đối và thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu cũng là 2 năm kể từ ngày xác lập hợp đồng.
Điều kiện về mục đích, nội dung của hợp đồng
Bộ luật dân sự quy định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là: “mục đích, nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”. Theo Điều 123 Bộ luật dân sự 2005: “Mục đích của hợp đồng là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được”. Lợi ích hợp pháp là các hành vi mà các bên trong hợp đồng sẽ thực hiện để đem lại một kết quả nhất định. Hợp đồng lại là căn cứ phát sinh nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ chính là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Vì vậy, lợi ích hợp pháp đó có thể là vật, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Không thể có hành vi mang tính ý chí khi các chủ thể tham gia vào việc xác lập, thực hiện hợp đồng lại không nhằm vào một mục đích nhất định. Mục đích của hợp đồng là yếu tố không thể thiếu trong hợp đồng, là cơ sở xác định việc xác lập, thực hiện hợp đồng đó có hiệu lực pháp lí hay không.
Mục đích của hợp đồng và nội dung của hợp đồng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Con người xác lập, thực hiện hợp đồng luôn nhằm một mục đích nhất định. Muốn đạt được mục đích đó họ phải cam kết, thoả thuận về các điều khoản trong hợp đồng hay chính là nội dung của hợp đồng. Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thoả thuận trong hợp đồng. Các điều khoản đó sẽ xác định quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nội dung của hợp đồng được quy định cụ thể ở Điều 402- Bộ luật dân sự theo đó nội dung của hợp đồng gồm các điều khoản về đối tượng của hợp đồng; giá cả, phương thức thanh toán; số lượng, chất lượng, thời hạn, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng… Nhưng để hợp đồng có thể phát sinh hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội có nghĩa là mục đích và nội dung của hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nuớc, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của nguời khác đã được khẳng định là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự.
Trong trường hợp hợp đồng đã xác lập vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội sẽ dẫn đến hậu quả pháp lí hợp đồng vô hiệu tuyết đối . Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và mặc nhiên bị coi là vô hiệu. Đối với trường hợp này, các bên tham gia hợp đồng, những người có quyền, l