Đề tài Các định hướng vĩ mô cho việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Quan hệtín dụng đã có từlâu trong lịch sửphát triển của xã hội loài người. Lúc đầu, các quan hệtín dụng hầu hết đều là tín dụng bằng hiện vật và một phần nhỏlà tín dụng hiện kim. Cùng với sựphát triển của xã hội, hình thức biểu hiện của tín dụng ngày càng trởnên đa dạng và phức tạp, do vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau vềtín dụng. Tuy nhiên, dù dưới hình thức nào và tính phức tạp bao nhiêu thì quan hệtín dụng vẫn có chung một bản chất và có thểhiểu tín dụng một cách tổng quát nhưsau: Tín dụng là hệthống quan hệkinh tếliên quan đến các giao dịch vềtài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

pdf59 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các định hướng vĩ mô cho việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1- CHÖÔNG 1 1.1. Lý luận về tín dụng. 1.1.1. Sự ra đời và bản chất của tín dụng: Quan hệ tín dụng đã có từ lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Lúc đầu, các quan hệ tín dụng hầu hết đều là tín dụng bằng hiện vật và một phần nhỏ là tín dụng hiện kim. Cùng với sự phát triển của xã hội, hình thức biểu hiện của tín dụng ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, do vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về tín dụng. Tuy nhiên, dù dưới hình thức nào và tính phức tạp bao nhiêu thì quan hệ tín dụng vẫn có chung một bản chất và có thể hiểu tín dụng một cách tổng quát như sau: Tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế liên quan đến các giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 1.1.2. Các hình thức của tín dụng: Dựa vào các chủ thể của quan hệ tín dụng, trong nền kinh tế xã hội tồn tại các hình thức tín dụng sau đây: 1.1.2.1. Tín dụng thương mại (Commercial credit): Tín dụng thương mại (TDTM) là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nhau, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá cho nhau. Đối tượng của TDTM là hàng hoá thông thường, chứ không phải tiền tệ. TDTM đều có lợi cho cả hai phía và cả cho nền kinh tế. Đối với người bán, TDTM giúp họ đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hoá, chiếm lĩnh thị trường… Đối với người mua, TDTM giúp họ có được hàng để tiến hành sản xuất kinh doanh, bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. -2- Công cụ của TDTM là thương phiếu để đảm bảo cho hành vi mua bán chịu được tiến hành và việc thực hiện thanh toán tiền hàng mua chịu được thực hiện chắc chắn. Thương phiếu bao gồm lệnh phiếu (Promissory note) và hối phiếu (Bill of exchange). 1.1.2.2. Tín dụng Ngân hàng: Tín dụng Ngân hàng (TDNH) là quan hệ tín dụng, trong đó bên cho vay là các TCTD và bên đi vay là các chủ thể trong nền kinh tế xã hội. Đối tượng của TDNH là cho vay chủ yếu dưới hình thức vốn bằng tiền và là hình thức tín dụng quan trọng nhất đối với nền kinh tế. TDNH vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa là tín dụng tiêu dùng, không gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì vậy quá trình vận động và phát triển của TDNH không hoàn toàn phù hợp với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Công cụ của hoạt động TDNH trong lĩnh vực huy động như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm… và trong lĩnh vực tín dụng như hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ… Tác dụng của TDNH có những ưu thế hơn so với TDTM: - TDTM chỉ bó hẹp giữa những nhà sản xuất kinh doanh quen biết nhau hoặc có mối liên hệ với nhau về cung ứng hàng hoá và dịch vụ. Trái lại, TDNH có thể mở rộng cho mọi đối tượng trong xã hội. - TDTM thường bị giới hạn về số lượng và quy mô hoạt động thì trái lại TDNH không bị giới hạn về quy mô, có nghĩa là TDNH có thể cung ứng vốn cho nền kinh tế với số lượng rất lớn. - Hoạt động của TDNH còn có tác động và ảnh hưởng lớn đối với tình hình lưu thông tiền tệ của đất nước. Nhờ hoạt động TDNH mà vốn tiền tệ của xã hội được huy động và sử dụng tối đa cho nhu cầu phát triển kinh tế, đẩy mạnh chu chuyển vốn, tập trung qua hệ thống ngân hàng. -3- 1.1.2.3. Tín dụng Nhà nước: Tín dụng Nhà nước (TDNN) là quan hệ vay mượn giữa Nhà nước và các đơn vị, cá nhân trong xã hội, trong đó, Nhà nước chủ yếu đứng ra huy động vốn của các Tổ chức, cá nhân. Khi Nhà nước phát hành và bán các trái phiếu, lúc đó đóng vai trò là người đi vay, ngược lại, khi Nhà nước mua trái phiếu từ dân chúng, các TCKT, khi đó Nhà nước là người cho vay. Người sở hữu trái phiếu có thể đem chiết khấu, cầm cố vay ngân hàng hoặc bán trên thị trường chứng khoán. 1.1.2.4. Tín dụng Quốc tế: Ngoài các hình thức tín dụng nói trên, còn có loại hình tín dụng quốc tế. Đây là quan hệ tín dụng giữa Chính phủ, giữa các tổ chức tiền tệ được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau nhằm trợ giúp lẫn nhau để phát triển kinh tế, xã hội của một nước. 1.1.3. Vai trò của TDNH đối với sự nghiệp CNH - HĐH: 1.1.3.1. Sự nghiệp CNH - HĐH là sự phát triển khách quan và đúng quy luật: CNH - HĐH nền kinh tế đất nước, trước hết chúng ta cần nắm bắt những thành tựu khoa học, công nghệ vừa hiện đại, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của nước ta để áp dụng vào việc quản lý: Sản xuất, tổ chức lưu thông, phân phối … của nền kinh tế. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, nghề trên cơ sở lợi thế từng vùng, mỗi ngành, đồng thời kết hợp với những công nghệ mới tham gia vào quá trình hợp tác trong nước và quốc tế. Cùng với quá trình CNH - HĐH là xây dựng một hệ thống các doanh nghiệp có quy mô và trình độ sản xuất, quản lý khác nhau. Trong đó, cần chú ý xây dựng các DNNVV, vì các DNNVV đáp ứng được yêu cầu về tình hình cụ thể ở nước ta hiện nay, đó là: cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ quản lý còn thấp, trình độ kỹ thuật và tay nghề của người lao động chưa cao… -4- Mặt khác, DNNVV có ưu thế trong cơ chế thị trường, đó là: Tính thích ứng, năng động cao, vốn đầu tư không lớn, có khả năng ứng dụng công nghệ mới nhanh, tổ chức quản lý gọn, nhẹ nhưng mang lại hiệu quả cao và trong trường hợp cần thiết có thể nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu, thay thế công nghệ và chuyển hướng mặt hàng sản xuất kinh doanh. 1.1.3.2. Vai trò của TDNH đối với quá trình thực hiện CNH - HĐH nền kinh tế: Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, TDNH đối với sự nghiệp CNH-HĐH có vai trò quan trọng, được thể hiện trên một số mặt sau đây: - Trong nền kinh tế, đại đa số nguồn vốn nhàn rỗi đều được tập trung vào hệ thống ngân hàng qua hoạt động huy động vốn. Sau đó, TDNH sẽ làm tốt vai trò cung ứng vốn cho các doanh nghiệp dưới các hình thức nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá được thực hiện nhanh hơn. - TDNH nhờ làm tốt chức năng tích tụ và tập trung vốn, đầu tư vào các thành phần kinh tế đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. - TDNH đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo điều kiện cho quá trình CNH - HĐH đạt kết quả cao, đặc biệt đối với kinh tế hộ gia đình và HTX nông thôn. - TDNH là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất hiện nay của một ngân hàng, nó quyết định sự phát triển hay không của hệ thống ngân hàng. TDNH sẽ góp phần làm cho hoạt động thanh toán phát triển, điển hình như TDNH cho người mua vay để áp dụng các biện pháp thanh toán không dùng tiền mặt như séc, thư tín dụng…Trong việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt khi khách hàng vay vốn hay gửi tiền, TDNH tạo ra tiện ích cho khách hàng. Tóm lại, TDNH có vai trò rất quan trọng cho sự nghiệp CNH - HĐH. Để thực hiện được CNH - HĐH trước hết cần phải có vốn, bởi lẽ khi thiếu vốn thì doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung không thể tiến hành hoạt động được, nền kinh tế sẽ -5- vận hành kém. Chúng ta phải biết khai thác một cách có hiệu quả nguồn vốn còn rất lớn đang tiềm ẩn trong dân cư, các doanh nghiệp…để tạo nguồn vốn tập trung cho đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. 1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.2.1. Khái niệm DNNVV: 1.2.1.1. Một số quan điểm và khái niệm về DNNVV của các nước: Cho đến nay các nước trên thế giới chưa có một khái niệm chung về loại hình DNNVV mà tuỳ thuộc đặc điểm của từng Quốc gia, từng giai đoạn phát triển kinh tế mà đưa ra những quy định về DNNVV. Khi định nghĩa về DNNVV, các nước thường căn cứ vào quy mô về vốn của doanh nghiệp, số lao động thường xuyên tại doanh nghiệp, tổng doanh thu, tổng tài sản… của doanh nghiệp. Chung quy lại mỗi quốc gia sử dụng những tiêu thức hay có cách kết hợp các tiêu thức trên khác nhau mà đưa ra định nghĩa riêng về DNNVV. Trên thế giới, không chỉ tiêu chuẩn để phân loại các doanh nghiệp khác nhau mà ngay cả cách phân loại doanh nghiệp cũng khác nhau. Có nước phân ra bốn loại doanh nghiệp như: Doanh nghiệp nhỏ; doanh nghiệp vừa; doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp cực lớn. Có nước phân loại doanh nghiệp thành: Doanh nghiệp cực nhỏ (thường là kinh tế hộ gia đình); doanh nghiệp nhỏ; doanh nghiệp vừa; doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp cực lớn. Có nước (như Mỹ), chỉ những DNNVV độc lập thì mới là DNNVV, nhưng cũng có nước tính cả DNNVV là thành viên của các công ty lớn cũng là DNNVV. Nhìn chung trên thế giới, hai tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến để phân loại doanh nghiệp là số lao động sử dụng và số vốn. Trong hai tiêu chuẩn ấy, khá nhiều nước coi tiêu chuẩn về số lao động sử dụng là quan trọng hơn. -6- Bảng 1.1: Một số khái niệm về DNNVV một số nước: Quốc gia Ngành, nghề Số lao động Số vốn Doanh thu Mỹ Tất cả các ngành 0 - 500 Không Không Nhật bản Chế tác Bán buôn Bán lẻ Dịch vụ 1 - 300 1 - 100 1 - 50 1 - 100 300 triệu Y 0 - 100 0 - 50 0 - 50 Không Đài loan Chế tác Nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ 0 - 200 0 - 50 80 triệu NT$ không Không 100 triệu NT$ Thái lan Sản xuất - Doanh nghiệp nhỏ - Doanh nghiệp vừa Bán buôn - Doanh nghiệp nhỏ - Doanh nghiệp vừa Bán lẻ - Doanh nghiệp nhỏ. - Doanh nghiệp vừa. không 0 - 50 bath 50 – 200 bath 0 – 50 bath 0 – 100 bath 0 – 30 bath 30 – 60 bath không Nga Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa 1 – 249 249 – 999 không Không Trung Quốc Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa 50 – 100 101 - 500 không Không (Nguồn số liệu: Vũ Quốc Tuấn - Hoàng Thu Hoa, 2001, Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: kinh nghiệm nước ngoài và phát triển DNNVV ở Việt Nam). -7- Như vậy, điều đáng lưu ý là tiêu chuẩn về trình độ công nghệ, phạm vi quan hệ, khả năng quản lý và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không được tính đến khi phân loại doanh nghiệp. Tiêu chuẩn phân định DNNVV là không cố định và không những khác nhau giữa các nước mà còn thay đổi trong một nước. Đó là sự thay đổi theo ngành, nghề và theo thời gian. Thông thường ở nhiều nước, người ta phân biệt DNNVV qua ba ngành nghề: doanh nghiệp chế tác, doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp dịch vụ. 1.2.1.2. Khái niệm về DNNVV ở Việt Nam. Ở Việt Nam, trải qua các thời kỳ và tuỳ thuộc vào mục đích xác định đối tượng đặt quan hệ của từng cơ quan, đơn vị có liên quan mà đưa ra những tiêu thức xác định DNNVV khác nhau. Một số khái niệm như sau: Theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV, định nghĩa “DNNVV là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Trong luận văn này số liệu được thu thập theo tiêu chí này. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên. Đối tượng DNNVV bao gồm: - Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật DNNN. - Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã. - Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. Một số TCTD quy ước DNNVV như sau: ™ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: -8- + Đối với ngành công nghiệp: DNNVV là doanh nghiệp có số vốn dưới năm (5) tỷ VNĐ, lao động thường xuyên dưới 300 công nhân. + Đối với ngành thương mại, dịch vụ: DNNVV là doanh nghiệp có số vốn dưới hai tỷ VNĐ, lao động thường xuyên dưới 200 công nhân. ™ Ngân hàng Công thương Việt Nam, coi DNNVV là các doanh nghiệp có dưới 500 lao động, vốn cố định dưới 10 tỷ đồng… 1.2.2. Vai trò của TDNH đối với sự phát triển DNNVV: Để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, các DNNVV cần phải sử dụng vốn, trong đó bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ bên ngoài. Trong các kênh huy động vốn từ bên ngoài thì kênh TDNH là quan trọng nhất, bởi vì ngoài TDNH còn có TDTM với quy mô và khả năng đáp ứng thấp. TDNH có ưu điểm là hiện nay có rất nhiều các TCTD với nhiều chi nhánh rộng khắp, cung ứng vốn dồi dào hơn, lãi suất hấp dẫn, thời hạn vay tương đối dài hơn, được tư vấn đầu tư…Vì vậy TDNH ngày càng có vai trò quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng, đó là: - Có khả năng cung cấp vốn đáp ứng nhu cầu về vốn cho các DNNVV để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ…Vốn bao gồm vốn trung dài hạn phục vụ đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng và vốn lưu động thường xuyên. - Với tỷ lệ lãi suất thoả thuận thì DNNVV có thể đàm phán, lựa chọn các TCTD có lãi suất cho vay thấp để đặt quan hệ tín dụng, qua đó mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp. Tạo ra giá trị doanh nghiệp cao hơn, tích luỹ vốn nhiều hơn. - Trong quá trình cung ứng vốn cho các DNNVV, do trình độ có hạn mà đa số có trình độ thấp của các chủ doanh nghiệp, các TCTD còn phải kiêm thêm chức năng tư vấn, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Một mặt, để giúp doanh nghiệp lập phương án kinh doanh, hoạch định chiến lược kinh doanh. Mặt khác, trong khi tiếp -9- cận, hướng dẫn doanh nghiệp lập kế hoạch vay vốn, qua đó tạo cho TCTD có thêm luồng thông tin để quyết định cho vay hay không, nhằm tránh rủi ro. 1.2.3 Vai trò của các DNNVV đối với nền kinh tế, góp phần thúc đẩy quá trình CNH – HĐH đất nước: Từ Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam xác định khi định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH như sau: “ Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh”. Trong thời kỳ CNH-HĐH của Việt Nam, nhất là Công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn thì các DNNVV càng có vai trò quan trọng trong việc khai thác mọi tiềm năng và nguồn lực đất nước. Trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay, vai trò của DNNVV có vị trí đặc biệt quan trọng, thể hiện như sau: - Góp phần tạo việc làm cho người lao động: Giải quyết công ăn việc làm luôn là vấn đề bức xúc đối với hầu hết các nước trên thế giới. Đây là thế mạnh rõ rệt của DNNVV và là nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta phải đặc biệt chú trọng phát triển DNNVV ở nước ta hiện nay. Việc phát triển DNNVV tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động trong doanh nghiệp và kể cả ngoài doanh nghiệp. Trải khắp đất nước, đâu đâu cũng có DNNVV, số lượng lao động được phân tán tuỳ theo mức độ và quy mô doanh nghiệp từng vùng, điều dễ thấy nhất là lực lượng lao động của Việt Nam ngày càng dồi dào, nhưng tỷ lệ thất nghiệp ngày càng giảm. - Đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế: Mỗi năm DNNVV đóng góp khoảng 25%-30% GDP của cả nước. Giá trị hàng hoá và dịch vụ được tạo ra hàng năm của khu vực DNNVV ngày càng tăng cao. Nhiều làng nghề truyền thống đã ra đời, phát huy hiệu quả, được nhiều nơi biết đến cả trong và ngoài nước đã tạo thu nhập lớn cho quốc gia. Điều quan trọng là DNNVV có nhiều thuận lợi trong việc khai thác các -10- tiềm năng rất phong phú trong dân, từ trí tuệ, tay nghề tinh xảo, vốn liếng, các bí quyết nghề nghiệp, các quan hệ huyết thống, làng nghề truyền thống… - Tăng thu nhập cho dân cư: Thu nhập dân cư nước ta hiện nay còn thấp. Ngay trong lĩnh vực nông nghiệp, dù sản lượng hàng năm tăng cao nhưng dân vẫn chỉ đủ ăn, đủ mặc do chưa có ngành công nghiệp chế biến nên giá cả bán ra rất thấp. Do vậy phát triển DNNVV ở nông thôn là biện pháp chủ yếu để tăng thu nhập, đa dạng hoá thu nhập của dân cư. Việc phát triển DNNVV chế biến rộng khắp ở nông thôn sẽ tạo nên bộ mặt mới cho nông thôn, cả về kinh tế, văn hoá và xã hội, góp phần rất quan trọng thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. - Góp phần thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH: Xét về các loại cơ cấu, như cơ cấu theo thành phần kinh tế, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lãnh thổ, phân bố dân cư, việc phát triển DNNVV sẽ tạo ra những chuyển biến hết sức quan trọng về cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế. Chính sự phát triển DNNVV góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự cân đối trong phát triển giữa các vùng. Nó giúp cho vùng sâu, vùng xa, các vùng nông thôn có thể khai thác được tiềm năng của vùng, địa phương để phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, lãnh thổ. Đây cũng là vấn đề có ý nghĩa để thực hiện CNH - HĐH Nông nghiệp, Nông thôn. - Làm cơ sở vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn: Các DNNVV, với tư cách là bên cung cấp nguyên liệu, dịch vụ đầu vào, gia công một số công đoạn hay làm trung gian tiêu thụ sản phẩm đầu ra đã hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn dễ dàng mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo ra giá trị hàng hoá và dịch vụ tăng cao. - Góp phần quan trọng thu hút vốn đầu tư trong dân và sử dụng tối ưu các nguồn lực địa phương: Do đặc điểm DNNVV là dễ khởi sự nên đa số dân cư có thể tham gia đầu tư. Mặt khác, trong quá trình hoạt động, các DNNVV có thể huy động vốn dựa trên quan hệ họ hàng, bạn bè thân thuộc. Chính vì vậy, việc huy động vốn, sử dụng các -11- khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư và biến nó thành các khoản vốn đầu tư của các DNNVV rất hiệu quả. Với quy mô nhỏ và vừa, lại được phân bố phân tán ở hầu hết các địa phương, các vùng lãnh thổ nên DNNVV có khả năng tận dụng các tiềm năng về lao động, về nguyên vật liệu…sẵn có ở địa phương. - Góp phần gia tăng nguồn hàng xuất khẩu, tăng thu cho ngân sách Nhà nước: Ngày nay, cùng với quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia phát triển rộng rãi đã làm cho các sản phẩm truyền thống trở thành một nguồn xuất khẩu quan trọng. Việc phát triển DNNVV đã tạo ra khả năng thúc đẩy khai thác tiềm năng của ngành nghề truyền thống ở các địa phương mỗi nước như các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ. Bên cạnh đó, do sự tạo lập và phát triển DNNVV dễ dàng làm cho số lượng doanh nghiệp tăng nhanh và gia tăng khả năng cung ứng sản phẩm cho xã hội, làm tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Tóm lại, Tuy mỗi nước đều có đặc điểm và mức độ phát triển khác nhau, nhưng các DNNVV đều đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều việc làm, ổn định xã hội, duy trì các làng nghề truyền thống, tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước. Chính vì vậy, sự phát triển của các DNNVV là một tất yếu khách quan và cần thiết trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. 1.3. Kinh nghiệm của các nước về TDNH đối với DNNVV và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 1.3.1. Kinh nghiệm của các nước về TDNH đối với các DNNVV: 1.3.1.1. Trung Quốc: Trung Quốc có “ Vườn ươm DNNVV” là nơi mà hầu như tất cả các doanh nghiệp đều được sự hỗ trợ từ Chính phủ. Thông thường các DNNVV trong vườn ươm được hỗ trợ từ 3-5 năm. Tại đây, các DNNVV có thể được giúp để tìm kiếm các nhà tài -12- trợ hoặc các TCTD để có thể tăng nguồn vốn kinh doanh. Gíup các doanh nghiệp tăng vốn ban đầu lên 5-6 lần bằng cách hỗ trợ ngay từ đầu trong vườn ươm. 1.3.1.2. Hàn Quốc: Ở Hàn Quốc có hệ thống nhà thầu phụ nhằm giúp phát triển các DNNVV. Chính phủ Hàn Quốc bắt buộc các doanh nghiệp lớn phải thanh toán bằng tiền mặt cho DNNVV trong trường hợp ký hợp đồng sản xuất hay mua sản phẩm của DNNVV. Đối với các DN tiêu thụ sản phẩm của DNNVV sẽ được vay 50% vốn. Nếu các tổ chức nào cung cấp dịch vụ hỗ trợ sự phát triển về công nghệ mới cho các DNNVV, Chính phủ sẽ đảm bảo cho họ nhận được 70% vốn vay ngân hàng. Ngoài ra, để hỗ trợ vốn cho các D
Luận văn liên quan