Đề tài Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích thương mại từ chương trình thu hoach sớm trong khu mậu dịch tự do asean - Trung quốc
Năm 2000, cùng với những đột phá của Trung Quốc trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO, tại Hội nghị cấpcao ASEAN ư Trung Quốc lần thứ 3 vào tháng 11 năm 2000 tại Singapore, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã chủ động đề xuất xây dựng các biện pháp hợp tác kinh tế sâu sắc hơn giữa ASEAN và Trung Quốc, đặc biệt là ý tưởng thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), với mục tiêu tăng cường sự liên kết kinh tế chặt chẽ giữa hai bên, nâng cao sức cạnh tranh của khu vực trên thị trường thế giới. Vượt qua những e ngại ban đầu của một số nước ASEAN, đề xuất của Trung Quốc đã được các nước ASEAN đón nhận với một thái độ tích cực. Sau gần 1 năm thảo luận, trao đổi và nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa quan chức ở các cấp, ASEAN và Trung Quốc đã dần dần đi đến sự nhất trí trong hầu hết các vấn đề căn bản, tạo lập một nền móng vững chắc cho những tiến triển hợp tác kinh tế sau này. Ngày 6/11/2001, Hội nghị cấp cao ASEAN ư Trung Quốc họp tại Brunây đã nhất trí với đề xuất xây dựng một Khuôn khổ hợp tác kinh tế và thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ư Trung Quốc trong vòng 10 năm. Để triển khai quyết định của các nhà lãnh đạo, ủy ban đàm phán thương mại ASEAN ư Trung Quốc (TNC) đã được thành lập với đại diện của Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN đểtiến hành các cuộc đàm phán giữa hai bên. Sau một năm đàm phán, ngày 14ư11ư2002, các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí kí kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc, thiết lập cơsở pháp lý thống nhất điều chỉnh toàn bộ các hoạt động hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc, quan trọng nhất là hai bên đã đề ra những nguyên tắc cơbản đầu tiên, tạo cơ sở để thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN ư Trung Quốc trong vòng 10 năm. 2 Nội dung cơ bản của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc Hiệp định khung này là một Hiệp định kinh tế theo nghĩa rộng, vừa có các qui định chi tiết về một số nghĩa vụ phải thực hiện, vừa xác định các mục tiêu, nguyên tắc để triển khai đàm phán tiếp theo trên các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tưvà các hợp tác kinh tế khác.