Đề tài Các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng, góp phần gìn giữ và phát triển những ngành nghề truyền thống, tạo nhiều việc làm. Đây cũng là trường học kinh doanh lớn nhất của phần đông các doanh nhân trước khi tiến tới quy mô kinh doanh lớn hơn. Chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp hiện có trên cả nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trong môi trường kinh tế chưa hoàn toàn thuận lợi cả tầm vĩ mô và vi mô. Trong đó gặp nhiều khó khăn về công nghệ sản xuất kinh doanh, mô hình quản lý, tiến độ, kỹ năng của đội ngũ lãnh đạo và tay nghề của người lao động, phương thức tiếp thị sản phẩm, đặc biệt là sự hạn chế về tiếp cận thông tin và dịch vụ tài chính, vốn đầu tư. Xuất phát từ vai trò của DNNVV, những khó khăn của loại hình doanh nghiệp này, những mặt được và hạn chế của các chính sách hỗ trợ DNNVV phát triển. Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Nam số doanh nghiệp được thành lập còn ít so với số lượng lao động của tỉnh và số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, mở rộng quy mô, tăng thêm vốn và lao động cũng chưa nhiều. Hiện nay, đa số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là doanh nhiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm khoảng 98% tổng số DN trên đại bàn tỉnh Quảng Nam, là loại doanh nghiệp được đánh giá là hình thức tổ chức kinh doanh thích hợp, có nhiều ưu thế về tính năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với yêu cầu của thị trường và là phương tiện rất hiệu quả trong việc huy động vốn đầu tư trong nước và tạo việc làm cho người lao động. Việc khuyến khích thành lập và phát triển các DNNVV là rất cần thiết và phù hợp với điều kiện về vốn, về công nghệ và trình độ quản lý của tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển các DNNVV ở tỉnh trong nhiều năm qua còn chậm và chưa ổn định. Điều đó xuất phát từ những hạn chế và khó khăn của bản thân DNNVV ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng; mặt khác chúng ta chưa có đủ những chính sách phù hợp, đặc biệt là chính sách về tài chính để hỗ trợ DNNVV và nhất là chưa thực hiện tốt những chính sách, giải pháp đã đề ra. Nhằm góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các DNNVV trên địa bàn tỉnh, huy động tối đa tiềm năng về vốn, lao động, mặt bằng SXKD, trong dân, cần thiết phải làm rõ thực trạng DNNVV của tỉnh và các chính sách hỗ trợ cho các DN này, qua đó đưa ra được một số giải pháp chủ yếu nhằm hỗ trợ thành lập và phát triển có hiệu quả cho các DNNVV của tỉnh Quảng Nam.

doc99 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng, góp phần gìn giữ và phát triển những ngành nghề truyền thống, tạo nhiều việc làm. Đây cũng là trường học kinh doanh lớn nhất của phần đông các doanh nhân trước khi tiến tới quy mô kinh doanh lớn hơn. Chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp hiện có trên cả nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trong môi trường kinh tế chưa hoàn toàn thuận lợi cả tầm vĩ mô và vi mô. Trong đó gặp nhiều khó khăn về công nghệ sản xuất kinh doanh, mô hình quản lý, tiến độ, kỹ năng của đội ngũ lãnh đạo và tay nghề của người lao động, phương thức tiếp thị sản phẩm, đặc biệt là sự hạn chế về tiếp cận thông tin và dịch vụ tài chính, vốn đầu tư... Xuất phát từ vai trò của DNNVV, những khó khăn của loại hình doanh nghiệp này, những mặt được và hạn chế của các chính sách hỗ trợ DNNVV phát triển. Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Nam số doanh nghiệp được thành lập còn ít so với số lượng lao động của tỉnh và số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, mở rộng quy mô, tăng thêm vốn và lao động cũng chưa nhiều. Hiện nay, đa số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là doanh nhiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm khoảng 98% tổng số DN trên đại bàn tỉnh Quảng Nam, là loại doanh nghiệp được đánh giá là hình thức tổ chức kinh doanh thích hợp, có nhiều ưu thế về tính năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với yêu cầu của thị trường và là phương tiện rất hiệu quả trong việc huy động vốn đầu tư trong nước và tạo việc làm cho người lao động. Việc khuyến khích thành lập và phát triển các DNNVV là rất cần thiết và phù hợp với điều kiện về vốn, về công nghệ và trình độ quản lý của tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển các DNNVV ở tỉnh trong nhiều năm qua còn chậm và chưa ổn định. Điều đó xuất phát từ những hạn chế và khó khăn của bản thân DNNVV ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng; mặt khác chúng ta chưa có đủ những chính sách phù hợp, đặc biệt là chính sách về tài chính để hỗ trợ DNNVV và nhất là chưa thực hiện tốt những chính sách, giải pháp đã đề ra. Nhằm góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các DNNVV trên địa bàn tỉnh, huy động tối đa tiềm năng về vốn, lao động, mặt bằng SXKD,… trong dân, cần thiết phải làm rõ thực trạng DNNVV của tỉnh và các chính sách hỗ trợ cho các DN này, qua đó đưa ra được một số giải pháp chủ yếu nhằm hỗ trợ thành lập và phát triển có hiệu quả cho các DNNVV của tỉnh Quảng Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan đến DNNVV luôn được nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trong đó, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vai trò của Nhà nước và các chính sách, giải pháp hỗ trợ phát triển DNNVV như: - Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đến năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, do PGS.TS Nguyễn Cúc chủ biên. - Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Hà Nội 2001, do đồng tác giã Vũ Quốc Tuấn - Hoàng Thu Hoà, - Xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hà Nội 2003, Viện nghiên cứu Thương Mại. - Tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nxb Tài Chính, Hà Nội năm 2000 của GS.TS Hà Xuân Phương, TS. Đỗ Việt Tuấn và Chu Minh Phương. - Luận văn thạc sỹ: Doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - thực trạng và giải pháp phát triển, của Nguyễn Thanh Bình, bảo vệ năm 2005 tại Viện Quản lý kinh tế - Học viện CTQG Hồ Chí Minh. - Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, của Phạm Minh Tuấn, bảo vệ năm 2005 tại tại Viện Quản lý kinh tế - Học viện CTQG Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, ở tỉnh Quảng Nam chưa có tác giả nào đi sâu nghiên các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các DNNVV trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; nhất là những giải pháp hỗ trợ phát triển DNNVV. Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi cần có những đầu tư nghiên cứu cụ thể. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ phát triển DNNVV, luận văn đề xuất phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam những năm tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: + Làm rõ những vấn đề lý luận về hỗ trợ phát triển DNNVV; + Nghiên cứu kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV của một số quốc gia và địa phương trong nước. + Phân tích, đánh giá thực trạng hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001-2006; + Đề xuất phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh hỗ trợ phát triển DNNVV ở tỉnh Quảng Nam những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu DNNVV và hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ phía chính quyền địa phương trong khung khổ cơ chế, chính sách chung của Nhà nước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Hỗ trợ phát triển DNNVV bao gồm nhiều nội dung, tuy nhiên, luận văn chủ yếu nghiên cứu các nội dung sau: + Tạo lập môi trường kinh doanh cho DNNVV hoạt động; + Các hoạt động tư vấn cho DNNVV; + Hỗ trợ về tài chính và mặt bằng sản xuất kinh doanh; + Hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực; + Hỗ trợ về tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm; + Hỗ trợ thành lập các hiệp hội của DNNVV. - DNNVV được đề cập trong luận văn bao gồm các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có vốn trong nước với nhiều hình thức tổ chức khác nhau hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thu công nghiệp, thương mại - dịch vụ, phân bổ trên địa bàn cả tỉnh. - Thời gian nghiên cứu: từ 2001 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thống kế, phân tích, tổng hợp, so sánh,... trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu có liên quan. Luận văn dựa trên các quan điểm, đường lối phát triển KT-XH của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của tỉnh Quảng Nam về phát triển DNNVV. 6. Đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận văn Luận văn có những đóng góp mới sau đây: - Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về hỗ trợ phát triển DNNVV; - Rút ra được những bài học từ kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV của một số quốc gia và địa phương trong nước có thể vận dụng vào thực tiễn của tỉnh Quảng Nam. - Phân tích đúng thực trạng hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001-2006, rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất được phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam những năm tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ phát triển DNNVV Chương 2: Thực trạng hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam những năm tới. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Trong nền kinh tế, người ta có thể phân loại DN theo nhiều tiêu chí khác nhau. Theo ngành nghề, có thể chia ra DN công nhiệp, doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp thương mại - dịch vụ; theo tính chất hoạt động thì có doanh nghiệp hoạt động công ích và DN sản xuất - kinh doanh; theo hình thức sở hữu thì có DNNN, DNDD và DN có vốn đầu tư nước ngoài; theo quy mô, mà chủ yếu là quy mô về vốn và lao động thì có doanh nghiệp lớn, DNNVV. DNNVV là loại hình doanh nghiệp phổ biến ở hầu hết các nước. Có khá nhiều cách định nghĩa khác nhau về DNNVV. Các định nghĩa này có những điểm giống nhau và khác nhau. Theo nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển vừa và nhỏ, tại điều III, chương I đã định nghĩa DNNVV như sau: "Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người" [2]. Qua nghiên cứu tiêu thức phân loại DNNVV ở các nước khác nhau và ngay trong từng nước, sự phân chia độ lớn của doanh nghiệp cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển công nghiệp, dịch vụ của mỗi nước. Tuy nhiên, có một số tiêu thức chung phổ biến nhất thường được sử dụng trên thế giới là: - Số lao động thường xuyên - Số vốn sản xuất - Doanh thu - Lợi nhuận Hiện nay, để xác định tiêu chí DNNVV người ta dùng các tiêu chí về vốn, lao động, doanh thu. Có nước dùng tiêu chí chung cho các ngành, cũng có nước dùng tiêu chí riêng cho từng ngành. Bảng 1.1: Tiêu chí xác định DNNVV ở một số nước Nước Tiêu chí xác định Số lao động (người) Tổng số vốn hoặc tài sản Doanh số/năm CHLB Đức < 500 <100 triệu DM Nhật Bản < 300 < 100 triệu Yên Hàn Quốc < 100 < 0,6 triệu USD Thái lan < 200 < 50 triệu Bath Đài loan < 120 triệu HKD Singapore < 100 < 500 triệu đô Sin Nguồn: Đổi mới có chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đến năm 2005, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chi Minh, Hà Nội - 2000. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, hội thảo về DNNVV đã được tổ chức và công bố ở nước ta, song đến nay những tiêu chí đặt ra để làm căn cứ phân định các loại hình doanh nghiệp vẫn chưa nhất quán, từ đó nhiều Bộ, Ngành, địa phương đã áp dụng chưa thống nhất: - Quỹ phát triển DNNVV thuộc chương trình Việt Nam - EU quy định DNNVV được hỗ trợ gồm các doanh nghiệp có lao động từ 10 - 500 người; vốn điều lệ từ 11.500 đến 38.500 USD. - Dự án VIE/US/95-2004 hỗ trợ DNNVV của Việt Nam do UNICO tài trợ coi DNNVV là doanh nghiệp có lao động dưới 200 người, vốn đăng ký dưới 400.000 USD, tương đương 5 tỷ VNĐ. - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam xác định DNNVV là doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, số lao động bình quan hằng năm là 300 người. - Ngân hàng Công thương Việt Nam xác định DNNVV là doang nghiệp có dưới 500 lao động; vốn cố định 10 tỷ VNĐ; vốn lưu động dưới 8 tỷ VNĐ; doanh thu hàng tháng dưới 20 tỷ VNĐ. - Quỹ phát triển nông thôn thuộc Ngân hàng Nhà nước coi DNNVV có giá trị tài sản dưới 2 triệu USD, lao động dưới 500 người. - Theo nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển vừa và nhỏ, DNNVV ở Việt Nam bao gồm: + Các DNNVV thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp. + Các DNNVV thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; + Các Công ty cổ phần, TNHH, DNTN,.. có quy mô nhỏ và vừa đăng ký hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài. + Các HTX có quy mô nhỏ và vừa đăng ký hoạt động theo Luật HTX. - Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh. Việc xác định giới hạn các tiêu thức này có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là cơ sở để xác định cơ chế quản lý với những chính sách ưu tiên thích hợp và xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lý có hiệu quả đối với hệ thống các doanh nghiệp loại này. Trong từng thời kỳ, các tiêu thức và tiêu chuẩn giới hạn có sự thay đổi cho phù hợp với đường lối, chính sách, chiến lược và khả năng hỗ trợ của nhà nước ở mỗi quốc gia. 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Mỗi loại hình DN có những ưu thế và hạn chế nhất định. Có thể thấy các DNNVV có những ưu thế chủ yếu sau đầy: - Một là, năng động, nhạy bén và dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Đây là một ưu thế nổi trội của DNNVV. Do có mối liên hệ trực tiếp với thị trường và người tiêu dùng nên DNNVV có thể phản ứng nhanh nhạy với những biến động của thị trường. Với cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn, DNNVV dễ dàng thay đổi sản xuất, chuyển hướng kinh doanh, tăng giảm lao động thu hẹp quy mô mà không gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội. - Hai là, thu hút nhiều lao động, hoạt động có hiệu quả với chi phí cố định thấp. - Ba là, ít có xung đột giữa người sử dụng lao động và người lao động. Do quy mô nhỏ và vừa nên quan hệ giữa những người lao động và người quản lý trong các DNNVV khá chặt chẽ, khoảng cách giữa người sử dụng lao động và người lao động không lớn. - Bốn là, góp phần tạo nên sự phát triển cân bằng giữa các vùng trong nước. Do DNNVV có thể phát triển ở khắp nơi, mọi vùng của đất nước, lấp vào khoảng trống và thiếu vắng của các doanh nghiệp lớn, tạo nên sự phát triển cân bằng giữa các vùng. - Năm là, các DNNVV dễ dàng và nhanh chóng đổi mới thiết bị công nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. - Sáu là, là nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp là cơ sở ban đầu để phát triển thành doanh nghiệp lớn. Qua thực tế hoạt động SXKD, các DNNVV đã góp phần đào tạo, sàng lọc các doanh nhân. Có thể nói nơi đây là nơi đào tạo hữu hiệu nhất. Bên cạnh những lợi thế quan trọng, các DNNVV cũng có những bất lợi so với doanh nghiệp lớn như: - Thứ nhất, nguồn vốn tài chính hạn chế, đặt biệt là nguồn vốn tự có cũng như bổ sung để thực hiện quá trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì hoặc mở rộng sản xuất - kinh doanh. Các DNNVV cũng rất khó khăn và ít có khả năng tiếp cận được nguồn vốn trên thị trường. - Thứ hai, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ thiết bị công nghệ thường yếu kém, lạc hậu. Nhà xưởng, nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch, quản lý của đa phần các DNNVV rất chật hẹp. - Thứ ba, khả năng tiếp cận thông tin và tiếp thị của các DNNVV rất hạn chế. - Thứ tư, trình độ quản lý ở các DNNVV còn hạn chế. Đa số các chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo bài bản, đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trường, về quản trị kinh doanh. Họ quản lý bằng kinh nghiệm và thực tiễn là chủ yếu. - Thứ năm, Các DNNVV có năng suất lao động và sức cạnh tranh thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn. 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế quốc dân Trên khắp thế giới, người ta đã thừa nhận rằng khu vực DNNVV đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của mỗi nước, kể cả ở các nước công nghiệp phát triển cao. Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước mà vai trò đó cũng được thể hiện khác nhau. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, DNNVV có vị trí đặc biệt quan trọng, thể hiện qua các mặt dưới đây: - Tạo việc làm cho người lao động. Đây là một thế mạnh rõ rệt của DNNVV và là nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta phải đặc biệt chú trọng phát triển DNNVV ở nước ta hiện nay. Khụ vực DNNVV thuộc các thành phần kinh tế hiện thu hút khoảng 25-26% lực lượng lao động phi nông nghiệp của cả nước, nhưng triển vọng thu hút thêm lao động rất lớn vì suất đầu tư cho một chỗ làm việc ở đây thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp lớn, chủ yếu là do chi phí thấp và thu hút được nguồn vốn rải rác trong dân. - Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Mỗi năm, DNNVV đóng góp khoảng 25%-26% GDP của cả nước. Các DNNVV ở Việt Nam đã cung cấp ra thị trường nhiều loại sản phẩm khác nhau, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước như trang thiết bị và linh kiện cần thiết cho các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành tiểu thủ công nghiệp cũng như các hàng hoá tiêu dùng khác. Ngoài ra, các DNNVV còn cung cấp hầu hết các mặt hàng công nghiệp truyền thống, làng nghề như giày dép, mỹ nghệ, chiếu cói, gốm sứ, đúc đồng,... - Đảm bảo cho nền kinh tế năng động hơn. Do yêu cầu vốn ít, quy mô nhỏ, DNNVV có nhiều khả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hướng sản xuất, đổi mới công nghệ,… làm cho nền kinh tế năng động hơn. - Tăng thu nhập cho dân cư. Thu nhập của dân ta còn quá thấp, do kinh tế chậm phát triển. Phát triển DNNVV ở thành thị cũng như nông thôn là biện pháp chủ yếu để tăng thu nhập, đa dạng hoá thu nhập của các tầng lớp nhân dân khắp các vùng trong cả nước. Việc phát triển DNNVV chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ truyền thống phân bổ rộng khắp trong các vùng nông thôn sẽ tạo nên bộ mặt mới cho nông thôn, cả về kinh tế và văn hoá, xã hội, góp phần rất quan trọng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. - Góp phần thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc phát triển DNNVV sẽ tạo ra những chuyển biến hết sức quan trọng về cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế, từ một nền kinh tế nhỏ, thuần nông là chủ yếu sang nền kinh tế có cơ cấu theo hướng hiện đại. - Góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn một đội ngũ doanh nhân mới trong kinh tế thị trường. Các DNNVV là nơi đào tạo, rèn luyện cho các nhà quản lý DN. Với quy mô vừa và nhỏ là môi trường thuận lợi cho các nhà quản lý DN làm quen với môi trường kinh doanh. Bắt đầu từ đây một số nhà quản lý DN đã trưởng thành lên những nhà quản lý DN lớn, tài ba, biết đưa DN của mình nhanh chóng phát triển. Đây là vấn đề quan trọng bởi ở Việt Nam trong nhiều năm đội ngũ các nhà quản lý DN gắn liền với cơ chế bao cấp nên chưa có kinh nghiệm với kinh tế thị trường. Tóm lại, DNNVV có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước và vai trò này ngày càng được tăng lên cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bởi DNNVV đang là động lực cho phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, huy động vốn trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,… 1.1.4. Sự cần thiết phải hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ DNNVV có nhiều ưu thế và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy vậy, do có một số hạn chế xuất phát từ chính đặc điểm của mình, loại hình doanh nghiệp này sẽ khó tồn tại và phát triển nếu thiếu sự hỗ trợ một cách tích cực, hợp lý từ chính phủ, các tổ chức kinh tế - xã hội, các hiệp hội ngành nghề,… Vì vậy, để DNNVV ngày càng phát triển, góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cần thiết phải có chính sách trợ giúp và tiến hành các hoạt động hỗ trợ các DNNVV từ chính quyền trung ương đến các địa phương. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.2.1. Khái niệm hỗ trợ và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo từ điển tiếng việt, hỗ trợ là sự giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ thêm vào, giúp đỡ một cá nhân, tập thể, hay một tổ chức nào. Hỗ trợ phát triển DNNVV: tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV phát triển, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước khuyến khích và tạo thuận lợi cho DNNVV phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động. Chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước (gọi tắt là Chương trình trợ giúp) là chương trình mục tiêu dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, căn cứ vào định hướng ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành và các địa bàn cần khuyến khích. Chương trình trợ giúp này được bố trí trong kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Chương trình trợ giúp gồm: mục tiêu, đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể theo ngành n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanan.doc
  • doctrangBia.doc
Luận văn liên quan