1. Sự cần thiết của đề tài.
Không chỉ tại các nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chưa hoàn thiện,chất lượng dịch vụ chưa cao như hiện nay, mà ngay cả ở những nước phát triển thì giao thông vận tải luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt là VTHKCC. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy việc sử dụng phương tiện cá nhân tăng cao. Điều này đã trực tiếp làm ô nhiễm môi trường, ùn tắc và tai nạn giao thông ngày càng tăng lên.
Thủ đô Hà Nội, là trung tâm kinh tế-văn hoá-chính trị của cả nước trong những năm qua đã có sự phát triển về mọi mặt, đã thu hút được nhiều người về làm việc, sinh sống. Chính điều này đã tạo nên áp lực lớn lên giao thông đô thị. Mặc dù VTHKCC bằng xe buýt đã được quan tâm đầu tư nhiều trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đi lại ngày càng cao của nhân dân, việc sử dụng phương tiện cá nhân (đa số là xe máy) vẫn là chủ yếu.
Để VTHKCC bằng xe buýt thực sự đóng vai trò chủ đạo trong việc giải quyết những khó khăn mà giao thông vận tải đô thị đang mắc phải như hiện nay thì chúng ta cần phải làm tốt hơn ngay từ khâu điều hành, quản lý tại mỗi doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực này.
Trung tâm điều hành xe buýt thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội là một bộ phận trực tiếp điều hành mọi hoạt động của xe buýt thuộc công ty trong địa bàn thành phố Hà Nội. Với đặc điểm hoạt động ngoài doanh nghiệp, trên một phạm vi rộng nên việc giám sát xe buýt hết sức khó khăn. Chính vì vậy chúng ta cần phải có những biện pháp thích hợp để có thể làm tốt hơn công tác này, để đưa VTHKCC bằng xe buýt đến gần với người dân hơn, góp phần giải quyết áp lực của giao thông Hà Nội hiện nay.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu.
Mục đích của đề tài này là nhằm đề xuất phương án “ Hoàn thiện công tác điều hành VTKCC bằng xe buýt của Trung tâm điều hành xe buýt-Tổng công ty vận tải Hà Nội” để nâng cao hiệu quả hoạt động. Các mục tiêu cụ thể là:
- Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển VTHKCC.
- Nghiên cứu về thực trạng hoạt động của Trung tâm.
- Nghiên cứu về lộ trình các tuyến xe buýt.
Trên cơ sở đó để đưa ra các giải pháp hợp lý.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Công tác điều hành của Trung tâm điều hành xe buýt-Tổng công ty vận tải Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: do giới hạn về tài liệu, thời gian nghiên cứu và trình độ nên đề tài chỉ dừng ở những phạm vi sau:
- Nghiên cứu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác điều hành xe buýt của trung tâm.
- Nghiên cứu về lộ trình các tuyến xe buýt đang hoạt động mà hiện nay Trung tâm quản lý (áp dụng cho tuyến buýt số 23).
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài chủ yếu dùng phương pháp nghiên cứu các tài liệu sẵn có bao gồm các tài liệu về chuyên nghành Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, các văn bản nhà nước về phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong đô thị, các văn bản, tài liệu của Trung tâm điều hành xe buýt-Tổng công ty vận tải Hà Nội.
Ngoài ra còn thực hiện khảo sát thực tế trên một số tuyến xe buýt trong nội thành Hà Nội.
5. Kết cấu của đề tài.
Mở đầu.
Mục lục
Chương 1. Tổng quan về VTHKCC và công tác điều hành VTHKCC bằng xe buýt.
Chương 2. Đánh giá thực trạng hoạt động của Trung tâm điều hành xe buýt-Tổng công ty vận tải Hà Nội.
Chương 3. Các giải pháp hoàn thiện công tác điều hành VTHKCC bằng xe buýt của Trung tâm điều hành xe buýt-Tổng công ty vận tải Hà Nội.
Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
91 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2597 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp hoàn thiện công tác điều hành vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của trung tâm điều hành xe buýt thuộc tổng công ty vận tải Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt....................................................................................................................i
Danh mục bảng biểu.........................................................................................................................ii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ...................................................................................................iii
Lời mở đầu.
Chương 1. Tổng quan về VTHKCC và công tác điều hànhVTHKCC bằng xe buýt. 0
1.1. Tổng quan về GTĐT và VTHKCC bằng xe buýt. 0
1.1.1. Tổng quan về đô thị. 0
1.1.2. Khái niệm về GTVT đô thị. 2
1.1.3. Tổng quan về VTHKCC bằng xe buýt trong đô thị. 5
1.1.4. Khái quát về mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt. 7
1.2. Cơ sở lý luận về công tác điều hành VTHKCC. 9
1.2.1. Khái niệm về điều hành. 9
1.2.2. Các nội dung chính của điều hành VTHKCC bằng xe buýt. 9
1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác điều hành VTHKCC bằng xe buýt. 20
1.3.1. Khái niệm về chất lượng dịch vụ. 20
1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác điều hành VTHKCC bằng xe buýt. 21
Chương 2. Đánh giá thực trạng hoạt động của Trung tâm điều hành xe buýt thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội. 26
2.1. Tổng quan về Tổng công ty vận tải Hà Nội. 26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 26
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty vận tải Hà Nội. 28
2.2. Tổng quan về Trung tâm điều hành xe buýt thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội. 30
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm. 30
2.2.2. Mô hình tổ chức 31
2.2.3. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm điều hành xe buýt. 31
2.3. Đánh giá thực trạng công tác điều hành của Trung tâm điều hành xe buýt. 38
2.3.1. Quy trình điều hành của Trung tâm. 38
2.3.2. Quy trình xử lý sự cố trên tuyến.. 42
2.4. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và công cụ xử dụng trong công tác điều hành của TTĐH. 42
2.4.1. Nguồn nhân lực. 42
2.4.2. Công cụ sử dụng trong công tác điều hành của Trung tâm. 42
2.5. Đánh giá về kết quả đạt được của Trung tâm. 42
2.6. Đánh giá về chất lượng công tác điều hành. 42
Chương 3. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác điều hành xe buýt cho Trung tâm điều hành xe buýt thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội. 42
3.1. Mục đích của việc hoàn thiện công tác điều hành VTHKCC bằng xe buýt. 42
3.2. Căn cứ khao học và cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp. 42
3.2.1. Căn cứ khoa học. 42
3.2.2. Cơ sở thục tiễn. 42
3.3. Nội dung các giải pháp. 42
3.3.1. Ứng dụng tích hợp GPS và GIS trong quản lý hoạt động xe buýt của Trung tâm. 42
3.3.2. Điều chỉnh lộ trình các tuyến xe buýt chưa hợp lý (áp dụng cho tuyến buýt số 23). 42
Kết luận và kiến nghị. 42
Danh mục tài liệu tham khảo..........................................................................................................83
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.
TCT: Tổng công ty.
VTHKCC: Vận tải hành khách công cộng.
GTĐT: Giao thông đô thị.
GTVT: Giao thông vận tải.
TTĐH: Trung tâm điều hành.
CNLX: Công nhân lái xe.
NVBV: Nhân viên bán vé.
KTGS: Kiểm tra giám sát.
CSDL: Cơ sở dữ liệu.
NVĐH: Nhân viên điều hành.
VT&DV: vận tải và dịch vụ.
UBNDTP: Uỷ ban nhân dân thành phố
GIS: Hệ thống thông tin địa lý ( Geographic Information System)
GPS: Hệ thống định vị toàn cầu. ( Global Poritioning System)
DANH MỤC BẢNG BIỂU.
Bảng 1.1. Phân loại đô thị Việt nam.
Bảng 1.2. Xác định sức chứa xe theo công suất luồng hành khách.
Bảng 1.3. Xác định sức chứa xe theo lượng luân chuyển hành khách trên 1 Km hành trình.
Bảng 2.1. Số lượng tuyến và phương tiện mà TTĐH xe buýt quản lý
Bảng 2.2. Hiệu biểu mẫu.
Bảng 2.3. Định biên lao động của TTĐH xe buýt.
Bảng 2.4. Thời gian biểu chạy xe trên tuyến buýt số 35.
Bảng 2.5. Biểu theo dõi giờ xe trên tuyến buýt số 09 (Chiều Bờ Hồ 1).
Bảng 2.6. Báo cáo phát sinh trên tuyến.
Bảng 2.7. Kết quả hoạt động của các tuyến TTĐH xe buýt quản lý qua các năm.
Bảng 2.8. Một số tuyến buýt hoạt động không hiệu quả.
Bảng 2.9. Tổng hợp vi phạm trên mạng lưới tuyến xe buýt.
Bảng 3.1. Kế hoạch vận chuyển hành khách bằng xe buýt đến năm 2010.
Bảng 3.2. Kế hoạch vận chuyển hành khách bằng xe buýt đến năm 2020.
Bảng 3.3. Các điểm dừng đỗ trên chiều đi tuyến buýt số 23.
Bảng 3.4. Các điểm dừng đỗ trên chiều về tuyến buýt số 23.
Bảng 3.5. Các điểm dừng đỗ trên chiều đi tuyến buýt số 23 mới.
Bảng 3.6. Các điểm dừng đỗ trên chiều về tuyến buýt số 23 mới.
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1 Cấu trúc hệ thống GTVT đô thị.
Sơ đồ 1.2. Quy trình điều tra trong giao thông vận tải.
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức Tổng công ty vận tải Hà Nội.
Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức TTĐH xe buýt-Tổng công ty vận tải Hà Nội.
Sơ đồ 2.3. Quy trình điều hành xe buýt.
Sơ đồ 2.4. Quy trình xử lý sự cố trên tuyến.
Sơ đồ 3.1. Quy trình thu thập và xử lý số liệu của TTĐH xe buýt.
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ kết quả hoạt động của các tuyến TTĐH xe buýt quản lý qua các năm.
Hình 3.1. Các góc nhìn về GIS.
Hình 3.2. Các thành phần của GIS.
Hình 3.3. Cơ sở dữ liệu trong GIS.
Hình 3.4. Chức năng của GIS.
Hình 3.5. Thu thập và nhập dữ liệu trong GIS.
Hình 3.6. Lưu trữ và quản lý dữ liệu trong GIS.
Hình 3.7. Tra cứu dữ liệu trong GIS.
Hình 3.8. Phân tích vị trí-Bố trí mạng lưới.
Hình 3.9. Hiển thị dữ liệu trong GIS.
Hình 3.10. Xuất dữ liệu trong GIS.
Hình 3.11. Mô phỏng hoạt động của hệ thống GPS.
Hình 3.12. Mô hình Module di động.
Hình 3.13. Thiết bị đặt trên xe buýt.
Hình 3.14. Định vị GPS và thông tin được truyền về TTĐH xe buýt.
Hình 3.15. Mô hình hệ thống quản lý xe buýt.
Hình 3.16. Lộ trình chiều đi tuyến buýt số 23.
Hình 3.17. Lộ trình chiều về tuyến buýt số 23.
Hình 3.18. Điều chỉnh lộ trình chiều đi tuyến buýt số 23.
Hình 3.19. Lộ trình chiều đi tuyến buýt số 23 mới.
Hình 3.20. Điều chỉnh lộ trình chiều về tuyến buýt số 23.
Hình 3.21. Lộ trình chiều về tuyến buýt số 23 mới.
LỜI MỞ ĐẦU.
1. Sự cần thiết của đề tài.
Không chỉ tại các nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chưa hoàn thiện,chất lượng dịch vụ chưa cao như hiện nay, mà ngay cả ở những nước phát triển thì giao thông vận tải luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt là VTHKCC. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy việc sử dụng phương tiện cá nhân tăng cao. Điều này đã trực tiếp làm ô nhiễm môi trường, ùn tắc và tai nạn giao thông ngày càng tăng lên.
Thủ đô Hà Nội, là trung tâm kinh tế-văn hoá-chính trị của cả nước trong những năm qua đã có sự phát triển về mọi mặt, đã thu hút được nhiều người về làm việc, sinh sống. Chính điều này đã tạo nên áp lực lớn lên giao thông đô thị. Mặc dù VTHKCC bằng xe buýt đã được quan tâm đầu tư nhiều trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đi lại ngày càng cao của nhân dân, việc sử dụng phương tiện cá nhân (đa số là xe máy) vẫn là chủ yếu.
Để VTHKCC bằng xe buýt thực sự đóng vai trò chủ đạo trong việc giải quyết những khó khăn mà giao thông vận tải đô thị đang mắc phải như hiện nay thì chúng ta cần phải làm tốt hơn ngay từ khâu điều hành, quản lý tại mỗi doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực này.
Trung tâm điều hành xe buýt thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội là một bộ phận trực tiếp điều hành mọi hoạt động của xe buýt thuộc công ty trong địa bàn thành phố Hà Nội. Với đặc điểm hoạt động ngoài doanh nghiệp, trên một phạm vi rộng nên việc giám sát xe buýt hết sức khó khăn. Chính vì vậy chúng ta cần phải có những biện pháp thích hợp để có thể làm tốt hơn công tác này, để đưa VTHKCC bằng xe buýt đến gần với người dân hơn, góp phần giải quyết áp lực của giao thông Hà Nội hiện nay.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu.
Mục đích của đề tài này là nhằm đề xuất phương án “ Hoàn thiện công tác điều hành VTKCC bằng xe buýt của Trung tâm điều hành xe buýt-Tổng công ty vận tải Hà Nội” để nâng cao hiệu quả hoạt động. Các mục tiêu cụ thể là:
- Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển VTHKCC.
- Nghiên cứu về thực trạng hoạt động của Trung tâm.
- Nghiên cứu về lộ trình các tuyến xe buýt.
Trên cơ sở đó để đưa ra các giải pháp hợp lý.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Công tác điều hành của Trung tâm điều hành xe buýt-Tổng công ty vận tải Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: do giới hạn về tài liệu, thời gian nghiên cứu và trình độ nên đề tài chỉ dừng ở những phạm vi sau:
- Nghiên cứu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác điều hành xe buýt của trung tâm.
- Nghiên cứu về lộ trình các tuyến xe buýt đang hoạt động mà hiện nay Trung tâm quản lý (áp dụng cho tuyến buýt số 23).
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài chủ yếu dùng phương pháp nghiên cứu các tài liệu sẵn có bao gồm các tài liệu về chuyên nghành Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, các văn bản nhà nước về phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong đô thị, các văn bản, tài liệu của Trung tâm điều hành xe buýt-Tổng công ty vận tải Hà Nội.
Ngoài ra còn thực hiện khảo sát thực tế trên một số tuyến xe buýt trong nội thành Hà Nội.
5. Kết cấu của đề tài.
Mở đầu.
Mục lục
Chương 1. Tổng quan về VTHKCC và công tác điều hành VTHKCC bằng xe buýt.
Chương 2. Đánh giá thực trạng hoạt động của Trung tâm điều hành xe buýt-Tổng công ty vận tải Hà Nội.
Chương 3. Các giải pháp hoàn thiện công tác điều hành VTHKCC bằng xe buýt của Trung tâm điều hành xe buýt-Tổng công ty vận tải Hà Nội.
Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Chương 1. Tổng quan về VTHKCC và công tác điều hành
VTHKCC bằng xe buýt.
1.1. Tổng quan về GTĐT và VTHKCC bằng xe buýt.
1.1.1. Tổng quan về đô thị.
a. Khái niệm về đô thị.
Đô thị là điểm tập chung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên nghành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước, của một vùng lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hay của một vùng trong tỉnh, trong huyện. Trong khái niệm trên ta cần chú ý đến một số điểm sau đây:
- Trung tâm tổng hợp: những đô thị là trung tâm tổng hợp khi chúng có vai trò và chức năng nhiều mặt về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,...
- Trung tâm chuyên nghành: những đô thị là trung tâm chuyên nghành khi nó có vai trò và chức năng chủ yếu về mặt nào đó như: công nghiệp, cảng, du lịch, đầu mối giao thông,...
Một đô thị là trung tâm tổng hợp của một vùng hay của một tỉnh có thể cũng là trung tâm chuyên nghành của một vùng liên tỉnh hoặc toàn quốc. Do đó, việc xác định một vùng trung tâm chuyên nghành còn phải căn cứ vào vị trí của đô thị đó trong một vùng lãnh thổ nhất định.
Lãnh thổ đô thị gồm: Nội thành (hoặc nội thị) và ngoại ô. Các đơn vị hành chính của nội thị gồm: quận và phường. Các đơn vị hành chính của ngoại ô gồm: huyện và xã.
Quy mô dân số: quy mô dân số tối thiểu của một đô thị không nhỏ hơn 4.000 người. Riêng ở miền núi dân số tối thiểu của một đô thị không nhỏ hơn 2.800 người.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của một đô thị không nhỏ hơn 65%, tỷ lệ này chỉ áp dụng trong nội thị.
b. Phân loại đô thị.
Theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD,03.04.2008 thì đô thị ở Việt Nam được chia làm 5 loại gồm: Đô thị loại đặc biệt, Đô thị loại I, Đô thị loại II, Đô thị loại III, Đô thị loại IV và Đô thị loại V (được thể hiện qua Bảng 1.1). Các cấp quản lý đô thị gồm:
+ Thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã trực thuộc tỉnh hoặc thị xã trực thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Thị trấn trực thuộc huyện.
Bảng 1.1. Phân loại đô thị Việt Nam.
Loại đô thị
Đặc điểm
Dân số
Mật độ dân cư
Đô thị loại đặc biệt
thủ đô hoặc đô thị có chức năng là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học- kỹ thuật, đào tạo, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh.
> 1,5 triệu người.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp > 90%.
>15 000 người/ km2
Đô thị
loại I
Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật, giao thông, công nghiệp... có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước.(Đô thị lớn).
> 1 triệu người.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp > 90%
>15 000 người/ km2
Đô thị
loại II
Trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội công nghiệp, giao thông... thúc đẩy sự phát triển của vùng lãnh thổ. (Đô thị lớn).
360 000 1 triệu người.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 90%.
> 12 000 người/ km2
Đô thị
loại III
Đô thị trung bình- lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, sản xuất công nghiệp, dịch vụ,... cơ sở hạ tầng phát triển từng mặt.
10 00030 000 người (miền núi có thể thấp hơn).Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 80%.
> 8 000 người/ km2 (miền núi có thể thấp hơn).
Đô thị
loại IV
Đô thị trung bình-nhỏ, là trung tâm tổng hợp chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội hoặc trung tâm chuyên nghành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hoặc một vùng kinh tế.
10 00030 000 người (miền núi có thể thấp hơn).
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 70%.
> 8 000 người/ km2 (miền núi có thể thấp hơn).
Đô thị
loại V
Đô thị nhỏ là trung tâm tổng hợp kinh tế- xã hội, là trung tâm chuyên nghành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện, bước đầu xây dựng một số công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật.
4 000 30 000 người (miền núi có thể ít hơn)
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 70%.
> 6 000 người/ km2
(vùng núi có thể thấp hơn).
(Nguồn: QĐ 04/2008/QĐ-BXD, 03.04.2008)
1.1.2. Khái niệm về GTVT đô thị.
a. Khái niệm về vận tải.
Vận tải là nghành sản xuất đặc biệt có vai trò hết sức quan trọng và có tác dụng lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Đối tượng của vận tải là con người và những sản phẩm do con người tạo ra, do vậy vận tải luôn mạng tính xã hội rất cao.
Sản phẩm vận tải là việc vận chuyển hàng hoá và hành khách có tính chất đặc biệt mà quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời trên một quãng đường nhất định. Chất lượng của sản phẩm vận tải là bảo đảm cho hàng hoá không bi hư hỏng, mất mát, hao hụt và đảm bảo phục vụ hành khách đi lại thuận tiện, an toàn, nhanh chóng và chi phí thấp. Sản phẩm vận tải không thể dự trữ và tích luỹ được. Đơn vị đo là: Tấn.Km, Hành khách.Km.
Khi xem xét khái niệm về vận tải thì trong luận cương của Mác đã định nghĩa: “Giao thông vận tải như một lĩnh vực thứ tư của sản xuất vật chất mà sản lượng của nó trong không gian và thời gian là tấn cây số và hành khách cây số”.
Sản phẩm vận tải khi nghiên cứu theo góc độ không gian, kỹ thuật và nội dung kinh tế ta có thể đưa ra các định nghĩa như sau:
- Theo góc độ không gian: Vận tải là một hoạt động nhằm thay đổi vị trí của hàng hoá và hành khách trong không gian theo thời gian, sự thay đổi này nhằm thoả mãn nhu cầu của chủ hàng và hành khách.
- Theo góc độ kỹ thuật: Vận tải sẽ xuất hiện khi có sự kết hợp và sử dụng phương tiện vận tải, tuyến đường, nhà ga, đối tượng vận chuyển, khi đó vận tải sẽ thực hiện được một khoảng cách vận chuyển nào đó.
- Theo góc độ kinh tế: Vận tải là một hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ việc bán sản phẩm phục vụ của mình, vận tải sử dụng hệ thống giá cước riêng, nhưng chịu sự chi phối mạnh mẽ của các quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vận tải.
b. Khái niệm về giao thông vận tải đô thị.
Các khái niệm về giao thông vận tải
- Giao thông là sự thay đổi vị trí trong không gian của con người, hàng hoá, dịch vụ.
- Giao thông đô thị là sự thay đổi vị trí trong không gian của con người, hàng hoá và dịch vụ không gian đô thị và vùng liền kề.
- Hệ thống giao thông vận tải (xem xét về đặc tính kỹ thuật) bao gồm sự tồn tại và mối quan hệ giữa 3 yếu tố cơ bản: (1) Các công trình cơ sở hạ tầng cố định, (2) Phương tiện vận tải, (3) Dịch vụ quản lý và điều khiển để giúp cho đối tượng vận tải vượt qua trở ngại về không gian nhằm thoả mãn nhu cầu của đời sống con người.
Đặc trưng cơ bản của giao thông vận tải đô thị.
- Thực hiện nhiều chức năng: Tiếp cận, tiếp nối, thương mại, sinh hoạt,... và định hướng phát triển đô thị.
- Mật độ mạng lưới CSHT cao.
- Cường độ, lưu lượng và mật độ giao thông lớn và biến động theo thời gian trong ngày.
- Tốc độ dòng giao thông chậm.
- Chi phí xây dựng và khai thác cao.
c. Thành phần của hệ thống giao thông vận tải đô thị.
Hệ thống giao thông vận tải đô thị bao gồm hai hệ thống: hệ thống giao thông đô thị và hệ thống vận tải đô thị. Được thể hiện trên Hình 1.1.
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc hệ thống giao thông vận tải đô thị.
Hệ thống giao thông đô thị.
Là tập hợp các công trình, con đường và cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc di chuyển hàng hoá và hành khách trong thành phố được thuận tiện, thông suốt, nhanh chóng, an toàn và đạt hiệu quả cao.
Nếu theo tính chất phục vụ cho sự di chuyển hàng hoá và hành khách trong thành phố, người ta có thể chia hệ thống giao thông đô thị thành hai bộ phận cấu thành gồm: giao thông động và giao thông tĩnh.
- Giao thông động là bộ phận của hệ thống GTĐT phục vụ hoạt động của phương tiện và hành khách trong thời gian di chuyển như: mạng lưới đường, nút giao thông, cầu vượt,...
- Giao thông tĩnh là bộ phận của hệ thống GTĐT phục vụ phương tiện và hành khách trong thời gian không (hay tạm dừng) hoạt động như: điểm đỗ, điểm dừng, depot, bến xe,...
Hệ thống vận tải đô thị.
Là tập hợp các phương thức và phương tiện vận tải khác nhau để vận chuyển hàng hoá và hành khách trong thành phố.
Vận tải hành khách trong thành phố người ta phân ra thành 2 loại: VTHKCC và vận tải cá nhân.
VTHKCC là loại hình vận chuyển trong đô thị có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng tuyến ổn định trong từng thời kỳ nhất định.
Vận tải cá nhân là tập hợp các phương thức vận tải được cá nhân sử dụng để đáp ứng nhu cầu của riêng mình hoặc cho đi nhờ mà không thu tiền.
d. Vai trò của giao thông vận tải đô thị.
GTVT đô thị giữ vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt của thành phố. Nó đảm bảo sự liên hệ thường xuyên và thông suốt giữa các khu chức năng chủ yếu của đô thị. Là cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, sản xuất với lưu thông, sản xuất với tiêu dùng, mở rộng thị trường.
GTVT đô thị ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả hoạt động của cơ quan chức năng đô thị, đồng thời đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá trong phạm vi thành phố và vùng liền kề.
Hệ thống GTVT đô thị phát triển sẽ góp phần rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Chi phí vận tải chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu giá thành sản phẩm.
GTVT tạo điều kiện thuận lợi cho việc ổn định an ninh, quốc phòng.
1.1.3. Tổng quan về VTHKCC bằng xe buýt trong đô thị.
a. Khái niệm.
VTHKCC là hệ thống vận tải với các tuyến đường và lịch trình cố định,có sẵn để phục vụ nhu cầu của mọi đối tượng chấp nhận chi trả mức giá đã quy định.
VTHKCC được hiểu là một hoạt động trong đó có sự vận chuyển được cung cấp cho khách hàng để thu tiền cước bằng những phương tiện không phải của họ.
VTHKCC là hệ thống vận tải nhằm thực hiện chức năng vận chuyển hành khách phục vụ sự đi lại của người dân trong đô thị.
Xe buýt là phương tiện vận tải hành khách công cộng phổ biến nhất hiện nay. Xe buýt đầu tiên được đưa vào khai thác ở thủ đô Luân Đôn (Anh) vào năm 1900. Mật độ của các tuyến xe buýt trong đô thị cao hơn mật độ tuyến của các phương tiện khác, thường từ 2-3 km2. Các tuyến xe buýt của VTHKCC thường có khoảng cách vận chuyển ngắn do VTHKCC nhằm thực hiện việc giao lưu hành khách giữa các khu vực trong thành phố với nhau (ở Hà Nội cự ly trung bình của tuyến là 10,2 km). Trên mỗi tuyến, khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ ngắn (thông thường thì khoảng cách giữa 2 điểm dừng đỗ liền kề là 400m500m).
b. Đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt.
Những ưu điểm