Ngày nay trước xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới là toàn cầu hoá
và tự do hoá thương mại.Thì các nước đang phát triển trong quá trình thực hiện
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, luôn gặp phải những khó khăn lớn về
vốn, công nghệ, kỹ thuật. Và Việt Nam cũng là một trong những nước đang phát
triển đó. Do đó để thực hiện mục tiêu của mình, Đảng và nhà nước ta đã khẳng
định “Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là hướng về xuất
khẩu và thay thế nhập khẩu.
Để thực hiện được chiến lược phát triển này chúng ta phải phát triển nhanh
mạnh, vững chắc các ngành công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến, có
khả năng cạnh tranh cao, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp sử dụng ít
vốn, thu hút nhiều lao động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất
khẩu, trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài thu hút các nguồn
lực bên ngoài, tích cực chủ động, mở rộng thâm nhập thị trường quốc tế.
Với ngành dệt may Việt nam là một ngành hàng truyền thống, lâu đời ở
Việt nam và là một ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong
nền kinh tế nước ta. Sản xuất tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu không
ngừng gia tăng với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng, tạo điều kiện cho
kinh tế phát triển , góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, thu hút nhiều lao
động và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó EU là một thị trường rộng lớn, có vai trò quan trọng trong
Thương mại quóc tế, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định. Vì
vậy việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang thị trường
EU là vấn đề cần thiết và lâu dài trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy
nhiên hoạt động xuất khẩu này trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập vì thế mà
hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Để góp phần tháo gỡ những khó khăn này: Đề
tài “Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam sang thị trường EU”đã được chọn làm đề tài nghiên cứu.
59 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2142 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
sang thị trường EU
Lời nói đầu
Ngày nay trước xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới là toàn cầu hoá
và tự do hoá thương mại.Thì các nước đang phát triển trong quá trình thực hiện
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, luôn gặp phải những khó khăn lớn về
vốn, công nghệ, kỹ thuật... Và Việt Nam cũng là một trong những nước đang phát
triển đó. Do đó để thực hiện mục tiêu của mình, Đảng và nhà nước ta đã khẳng
định “Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là hướng về xuất
khẩu và thay thế nhập khẩu.
Để thực hiện được chiến lược phát triển này chúng ta phải phát triển nhanh
mạnh, vững chắc các ngành công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến, có
khả năng cạnh tranh cao, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp sử dụng ít
vốn, thu hút nhiều lao động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất
khẩu, trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài thu hút các nguồn
lực bên ngoài, tích cực chủ động, mở rộng thâm nhập thị trường quốc tế.
Với ngành dệt may Việt nam là một ngành hàng truyền thống, lâu đời ở
Việt nam và là một ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong
nền kinh tế nước ta. Sản xuất tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu không
ngừng gia tăng với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng, tạo điều kiện cho
kinh tế phát triển , góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, thu hút nhiều lao
động và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó EU là một thị trường rộng lớn, có vai trò quan trọng trong
Thương mại quóc tế, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định. Vì
vậy việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang thị trường
EU là vấn đề cần thiết và lâu dài trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy
nhiên hoạt động xuất khẩu này trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập vì thế mà
hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Để góp phần tháo gỡ những khó khăn này: Đề
tài “Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam sang thị trường EU”đã được chọn làm đề tài nghiên cứu.
* Mục đích ngiên cứu của đề tài: Là thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt
nam sang thị trường EU.
* Đối tượng nghiên cứu: Là hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam và thị trường EU.
Nội dung nghiên cứu:
Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường
EU.
Đưa ra các giải pháp đối với doanh nghiệp và kiến nghị đối với nhà nước.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu
phân tích, so sánh...
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
- Chương I: Lí luận chung về hoạt động xuất khẩu.
- Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang
thị trường EU.
- Chương III: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
sang thị trường EU.
Chương I
Những vấn đề cơ bản và vai trò của xuất khẩu
trong nền kinh tế Việt Nam
I/ khái quát chung về hoạt động xuất khẩu
1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu.
Xuất khẩu là một bộ phận cơ bản của hoạt động ngoại thương, trong đó
hàng hoá và dịch vụ được bán, cung cấp cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ.
Vì vậy khi nghiên cứu dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì
xuất khẩu là hình thức cơ bản đầu tiên mà các doanh nghiệp áp dụng khi bước vào
lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
Mọi công ty luôn hướng tới xuất khẩu những sản phẩm và dịch vụ của
mình ra nước ngoài. Do vậy mà xuất khẩu được xem như chiến lược kinh doanh
quốc tế quan trọng của các công ty. Xuất khẩu còn tồn tại ngay cả khi công ty đã
thực hiện được các hình thức cao hơn trong kinh doanh.
Có nhiều nguyên nhân khuyến khích các công ty thực hiện xuất khẩu trong
đó có thể là:
- Sử dụng khả năng vượt trội (hoặc những lợi thế) của công ty.
- Giảm được chi phí cho một đơn vị sản phẩm do nâng cao khối lượng sản
xuất.
- Nâng cao được lợi nhuận của công ty.
- Giảm được rủi ro do tối thiểu hoá sự dao động của nhu cầu.
Khi một thị trường chưa bị hạn chế bởi các quy định, rào cản..., hay năng
lực của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế chưa đủ thực hiện các hình thức cao
hơn, thì hình thức xuất khẩu được lựa chọn, vì ở xuất khẩu lượng vốn ít hơn, rủi ro
thấp hơn và thu được hiệu quả kinh tế trong thời gian ngắn.
2. Các hình thức của hoạt động xuất khẩu.
a) Xuất khẩu trực tiếp.
Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ mà doanh
nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, xuất khẩu ra
nước ngoài thông qua các tổ chức của mình.
Ưu điểm của hình thức này là lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp
thường là cao hơn các hình thức khác, có thể nâng cao uy tín của mình thông qua
quy cách và phẩm chất hàng hoá, có thể tiếp cận trực tiếp thị trường, nắm bất được
nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốn lớn để
sản xuất hoặc thu mua và rủi ro kinh doanh là rất lớn.
b) Xuất khẩu gia công uỷ thác.
Theo hình thức này các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu đứng ra
nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho các doanh nghiệp gia công, sau đó thu
hồi thành phẩm để xuất khẩu cho bên nước ngoài. Doanh nghiệp này sẽ được
hưởng phí uỷ thác theo thoả thuận với các doanh nghiệp trực tiếp chế biến.
Hình thức này có ưu điểm là không cần bỏ vốn vào kinh doanh nhưng vẫn
thu được lợi nhuận, ít rủi ro, việc thanh toán được bảo đảm vì đầu ra chắc chắn.
Bên cạch đó nó đòi hỏi nhiều thủ tục xuất và nhập khẩu do đó cần phải có những
cán bộ kinh doanh có kinh nghiệm và thông thạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
c) Xuất khẩu uỷ thác
Đây là hình thức mà các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu đứng ra
đóng vai trò trung gian xuất khẩu làm thay cho các đơn vị sản xuất những thủ tục
cần thiết để xuất khẩu hàng và hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất khẩu đã
được thoả thuận.
Ưu điểm của hình thức này là mức độ rủi ro thấp, ít trách nhiệm, người
đứng ra xuất khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng. Đặc biệt là
không cần bỏ vốn ra để mua hàng, nhận tiền nhanh, ít thủ tục và tương đối tin cậy.
d) Buôn bán đối lưu.
Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt
chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi có giá
trị tương đương với giá trị của lô hàng đã xuất.
Các loại hình buôn bán đối lưu bao gồm: hàng đổi hàng, trao đổi bù trừ,
mua đối lưu, chuyển giao nghĩa vụ, mua lại sản phẩm.
e) Xuất khẩu theo nghị định thư.
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá được ký kết theo nghị định thư giữa
hai chính phủ.
Ưu điểm của hình thức này là tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc
nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, đảm bảo được thanh toán.
f) Xuất khẩu tại chỗ.
Đây là hình thức mà hàng và dịch vụ có thể chưa vượt ra ngoài biên giới
quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó cũng giống như hoạt động xuất khẩu. Đó là
việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các đoàn ngoại giao, khách du lịch quốc tế
v.v...
Hoạt động này có thể đạt hiệu quả kinh tế cao do giảm bớt chi phí bao bì,
đóng gói, bảo quản chi phí vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh.
g) Gia công quốc tế.
Gia công quốc tế là hình thức kinh doanh trong đó một bên nhập nguồn
nguyên liệu bán thành phẩm (bên nhận gia công) của bên đặt gia công để chế biến
thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu được phí gia công.
Ưu điểm của hình thức này là giúp bên nhận gia công tạo công ăn việc làm
cho người lao động, nhận được các thiết bị công nghệ tiên tiến để phát triển sản
xuất.
Hình thức này được áp dụng khá phổ biến ở các nước đang phát triển có
nguồn nhân công dồi dào với giá rẻ, nguồn nguyên liệu sẵn có của các nước nhận
gia công.
h) Tạm nhập, tái xuất.
Đây là hình thức xuất khẩu đi những hàng hoá đã nhập khẩu trước đây và
chưa tiến hành các hoạt động chế biến.
Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể thu về một lượng ngoại
tệ lớn hơn số bỏ ra ban đầu, không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng,
máy móc thiết bị, khả năng thu hồi vốn cao.
3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu.
* Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Đối với một nước nghèo và chậm phát triển như ở nước ta thì việc chọn
bước đi công nghiệp hoá là con đường thích hợp nhất. Để thực hiện công nghiệp
hoá đất nước trong thời gian ngắn đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu
máy móc, thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
Nhập khẩu cũng như vốn đầu tư của một nước thường dựa vào các nguồn
chủ yếu: viện trợ, vay nợ, đầu tư nước ngoài,... Tất cả các nguồn đó đều phải hoàn
trả lại dưới các hình thức khác nhau, còn phát triển xuất khẩu là sự bảo đảm, quyết
định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước.
* Xuất khẩu có vai trò tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế , thúc
đẩy sản xuất phát triển.
Đây là yếu tố then chốt trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Đồng thời sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo và chế biến hàng xuất
khẩu được áp dụng kỹ thuật tiên tiến, sản xuất ra hàng hoá có tính cạnh tranh cao
trên thị trường thế giới, giúp ta có nguồn lực công nghiệp mới, tăng sản xuất cả
về số lượng và chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao
động xã hội. Bên cạnh đó tạo khả năng mở rộng thị trường, tạo điều kiện mở rộng
khả năng cung cấp đầu vào, góp phần cho sản xuất, phát triển kinh tế ổn định.
* Xuất khẩu có tác động tích cực giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời
sống nhân dân.
Sự phát triển của các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu sẽ thu hút rất
nhiều lao động vào làm việc, với mức sống ổn định. Ngoài ra xuất khẩu còn tạo ra
nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp
ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của con người.
* Xuất khẩu là nền tảng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại.
Xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng cao
vai trò của nhà nước ta trên trường quốc tế. Nhờ có những hàng xuất khẩu mà đã
có nhiều nước đã, đang và sẽ thiết lập quan hệ buôn bán và đầu tư với nước ta.
* Xuất khẩu góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề sử dụng
có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Việc đưa các nguồn tài nguyên thiên nhiên tham gia vào sự phân công lao
động quốc tế, thông qua việc phát triển các ngành chế biến, xuất khẩu đã góp phần
nâng cao giá trị hàng hoá, giảm bớt những thiên tai do điều kiện thiên nhiên ngày
càng trở nên bất lợi cho hàng hoá và nguyên liệu cho xuất khẩu.
II/ Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu
1.Nghiên cứu tiếp cận thị trường.
* Nhận biết hàng hoá.
Hàng hoá mua bán phải được tìm hiểu kỹ về khía cạnh thương phẩm để
hiểu rõ giá trị, công dụng, nắm được đặc tính của nó và những yêu cầu có thể ở
trong các giai đoạn sau: thâm nhập, phát triển, bảo hoà, thái trào.
* Nắm vững thị trường ngoài nước.
Là những điều kiện chính trị - thương mại chung, luật pháp và chính sách
buôn bán, điều kiện về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và hình thành giá
cước...
Ngoài ra cần nắm vững những điều kiện liên quan đến mặt hàng kinh
doanh của mình trên thị trường, tập quán và thị hiếu người tiêu dùng, kênh tiêu
thụ...
* Lựa chọn khách hàng.
Việc nghiên cứu tình hình thị trường giúp cho đơn vị kinh doanh lựa chọn
thị trường, thời cơ thuận lợi, lựa chọn phương thức mua bán và điều kiện giao dịch
thích hợp.
Có 2 phương pháp chủ yếu là: điều tra qua tài liệu sách báo và điều tra tại
chỗ.
2.Lập phương án kinh doanh
- Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân.
- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh.
- Đề ra mục tiêu: bán được bao nhiêu, xâm nhập vào những thị trường
nào...
- Đề ra biện pháp thực hiện như: đầu tư vào sản xuất, tăng thu mua...
- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh.
3.Lựa chọn đối tác.
Thường là chọn những người xuất nhập khẩu trực tiếp hay quen biết, có uy
tín trong kinh doanh, có thực lực tài chính, có thiện chí trong quan hệ làm ăn.
4.Đàm phán ký kết hợp đồng.
Đây là một trong những khâu quan trọng của hoạt động xuất khẩu. Nó
quyết định đến khả năng, điều kiện thực hiện những công đoạn mà doanh nghiệp
thực hiện trước đó, đồng thời nó quyết định đến tính khả thi của các kế hoạch kinh
doanh của doanh nghiệp.
5.Thực hiện hợp đồng.
- Mở và kiểm tra thư tín dụng.
- Xin cấp giấy phép xuất khẩu.
- Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu.
- Kiểm định hàng hoá.
- Thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm.
- Làm thủ tục hải quan
- Giao hàng lên tàu
- Thanh toán, giải quyết tranh chấp
Chương II
Thực trạng của hoạt động xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU
I. Khái quát chung về thị trường EU
1. Vài nét chung về liên minh Châu Âu và quan hệ Việt Nam-EU
a) Vài nét chung:
Liên minh Châu Âu đã có lịch sử gần 49 năm hình thành và phát triển. Tổ
chức tiền thân là: Cộng đồng than và sắt thép Châu Âu, gọi tắt là CECA
(18/04/1951). Năm 1992 các nguyên thủ của 12 nước thành viên EC đã ký hiệp
ước Masstrich (Hà Lan) để thống nhất chính trị, kế toán và tiền tệ. Ngày 1/1/1994
cộng đồng Châu Âu (EC) được đổi tên thành Liên minh Châu Âu gọi tắt là EU, trở
thành một liên minh thống nhất đầu tiên trên thế giới về kế toán, tiền tệ, chính trị,
an ninh và quốc phòng, xoá bỏ trên thực tế đường biên giới quốc gia giữa các
nước thành viên thực hiện thống nhất các chính sách xã hội.
Liên minh Châu Âu là một trung tâm kế toán hùng mạnh, có vai trò rất lớn
trong nền kế toán thế giới. Kinh tế EU không chỉ lớn về quy mô (năm 1999, GDP
đạt 8,774 tỉ USD chiếm 20% GDP toàn cầu, vững mạnh về cơ cấu dịch vụ-công
nghiệp-nông nghiệp, tăng trưởng ổn định: GDP dao động ở mức trên dưới 2,5%
năm, lạm phát trung bình ở mức 1,6-1,8% năm) mà còn có đồng tiền mạnh (đồng
EURO) có khả năng chuyển đổi toàn thế giới và đang cạnh tranh ngiêng ngửa với
đồng đôla Mỹ. EU không chỉ có nguồn nhân lực trình độ cao và lành nghề (chiếm
khoảng 25% trong cơ cấu lao động tại nghiệp), có thị trường nội địa với sức mua
lớn (hơn 386 triệu người tiêu dùng, năm 1999 GDP/ người đạt 23.354 USD, vào
loại cao nhất thế giới) mà còn có tiềm lực khoa học, công nghệ vào loại mạnh nhất
thế giới. Năm 1998 tổng chi phí cho R& D (nghiên cứu và phát triển) của toàn thế
giới đạt 479 tỷ USD, riêng EU chiếm 28%. EU có khoảng 2000 công ty xuyên
quốc gia trong tổng số 11.000 công ty xuyên quốc gia trên toàn thế giới, riêng 5
nước Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch đã có 1533 công ty xuyên quốc gia.
Trong 50 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới; EU có 14 công ty, năm 1999
trong 10 nền kinh tế có khả năng cạnh tranh nền kinh tế mạnh nhất thì EU đã có 7
nước chỉ đứng sau Mỹ và Singapore.
EU với số dân 386 triệu người chiếm 6% dân số thế giới nhưng EU chiếm
tới 1/5 giá trị thương mại toàn cầu. Hiện nay, EU là khối thương mại mở lớn nhất
thế giới và là thành viên chủ chốt của WTO. Hiện nay EU đang huỷ bỏ biên giới
nội địa và khuyến khích sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên, gắn liền với
xoá bỏ các rào cản là sự di chuyển tự do tư bản, hàng hoá và dịch vụ với phần còn
lại của thế giới.
Liên minh Châu Âu là cái nôi của nền kinh tế văn minh công nghiệp, là nơi
khởi quát và khai sinh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hiện nay vẫn đang đi tiên
phong trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp quốc tế, chiếm 1/3 tổng số lượng vốn đầu tư
ra nước ngoài toàn thế giới.
b) Quan hệ Việt Nam EU
Do tiến trình lịch sử, giữa liên hiệp Châu Âu và từng quốc gia thành viên
với Việt Nam, ở mức độ khác nhau đã có quan hệ thương mại. Nhưng phải đến
mấy năm gần đây mới khá nhộn nhịp mà điểm đột phá là: Hiệp định hàng dệt may
1992-1997.
Đối với Việt Nam việc tăng cường hợp tác, quan hệ với EU là bước quan
trọng trong việc thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối
ngoại, góp phần ổn định và xây dựng đất nước ũng như trong khu vực, tạo một vị
thế quan trọng hơn, một thị trường tiềm năng lớn cho Việt Nam.
Sự kiện ngày 17/7/1995 ký “Hiệp định hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu” đã đánh dấu quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và EU sang một giai đoạn phát triển mới. Hiệp định này sẽ thúc đẩy hơn
nữa sự phát triển kinh tế của Việt Nam như gia tăng viện trợ tài chính EU cho Việt
Nam, giúp Việt Nam thực hiện có hiệu quả hơn tiến trình công nghiệp hoá- hiện
đại hoá đất nước. Mặc dù EU không giành cho Việt Nam bất cứ một sự giảm thuế
nào nhưng EU đã tuyên bố sẽ thúc đẩy để Việt Nam trở thành thành viên của Tổ
chức thương mại thế giới .
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam & EU
Đơn vị: triệu đồng
XK NK XK NK
1995 1996 1997 1998 1995 1996 1997 1998 1999
1. Tổng
kim ngạch
XK của VN
2. Trong đó
với EU
3. Tỷ
trọng/Tổng
số
4. Tỷ lệ
tăng trưởng
(%)
5444,
9
720
13,2
87,6
7255,
9
990,5
12,4
25,1
9185
1608,
3
17,5
78,6
9361
2094,
3
22,7
32,2
8155,
4
664,0
8,1
27,6
11143
,6
1102,
0
9,9
48,7
11159
2,3
140,1
12,08
35,0
1149
5
1995,
7
17,36
10,42
11532
2493,3
21,64
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
2. Đặc điểm thị trường EU
a) Thị trường EU
EU là một thị trường rộng lớn gồm 15 quốc gia với 376 triệu người tiêu
dùng. Thị trường EU thống nhất cho phép lưu thông tự do người; hàng hoá , dịch
vụ và vốn giữa các thành viên, thị trường này còn mở rộng sang các nước thuộc
“Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu” (EFTA) tạo thành một thị trường rộng lớn
trên 380 triệu người tiêu dùng.
b) Tập quán thị hiếu người tiêu dùng
Đây là một thị trường khá khó tính và có chọn lọc, đặc biệt là đối với hàng
dệt may. Ngành dệt may của Châu Âu đang có xu hướng chuyển dần sang các
nước khác có giá nhân công rẻ (các nước đang phát triển) nên thị trường này có xu
hướng nhập khẩu ngày càng nhiều hàng dệt và may mặc.
Để đảm bảo cho người tiêu dùng EU kiểm tra ngay từ nơi sản xuất và có hệ
thống báo động về chất lượng hàng hoá giữa các nước trong khối. Hiện nay ở
Châu Âu có 3 tiêu chuẩn định chuẩn là Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn điện tử;
Viện định chuẩn viễn thông Châu Âu. Tất cả các sản phẩm để có thể bán ở thị
trường này đều phải đảm bảo thực hiện tiêu chuẩn chung EU.
EU tích cực tham gia chống nạn hàng giả bằng cách không nhập khẩu
những sản phẩm đánh cắp bản quyền. Nhu cầu tiêu dùng là tìm kiếm những thị
trường có mặt hàng rẻ, đẹp song cũng đảm bảo chất lượng họ yêu cầu.
c) Kênh phân phối
Hệ thống phân phối EU là một bộ phận gắn liền với hệ thống mậu dịch
thương mại toàn cầu. Mặt khác EU là một trong 3 khối liên kết kinh tế lớn nhất
thế giới với mức sống cao, đồng đều của người dân trong khối EU cho thấy một
thị trường rộng lớn và phát triển không những thế EU ngày càng hoàn thiện hơn
hệ thống pháp luật, các tiêu chuẩn và chính sách thuế áp dụng vào trong pháp luật
từng bước làm cho việc đưa sản phẩm vào EU ngày càng có quy củ hơn.
Hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng trong khâu lưu thông và xuất khẩu
hàng hoá vì thế nó có các hình thức sau: Các trung tâm Châu Âu, các đơn vị chế
biến dây chuyền phân phối, các nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng. Trong đó
tập trung chủ yếu vào hình thức các trung tâm thu mua Châu Âu hóa với quy mô
ngày càng rộng khắp. Từ đó ra đời các trung tâm thu mua Châu Âu, các trung tâm
Châu Âu mua chung sản phẩm sản xuất trên thế giới và phân phối cho nhiều nhà
phân phối quốc gia. Những trung tâm này thường tập hợp trên 50 nhà phân phối
trở lên hoạt động trên phạm vi toàn Châu Âu, làm trung gian giữa nhà sản xuất và
nhà phân phối sản phẩm.
d) Chính sách thương mại nội khối:
Lưu thông tự do hàng hoá với các