Trong quá trình phát triển kinh tế của bất kì một quốc gia nào thì vấn đề nâng cao thu hút và sử dụng một cách có hiệu quả vốn đầu tư luôn là vấn đề cấp bách và có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng của các quốc gia dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển , Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó . Ở Việt Nam sau hơn 20 năm đổi toàn diện nền kinh tế đã thu được rất nhiều kết quả đáng mừng như : tăng trưởng kinh tế luôn ở tốc độ cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, đời sống của nhân dân được nâng cao , xuất khẩu tăng mạnh Đóng góp không nhỏ trong đó là nhờ hoạt động đầu tư . Trong các chiến lược phát triển của đảng của nhà nước thì hoạt động đầu tư luôn là một hoạt động rất được coi trọng , trong đó các cơ quan quản lý nhà nước luôn giữ vững quan điểm cho rằng vốn đầu tư trong nước là nguồn vốn có vai trò quyết định tới tạo lập và duy trì một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao . Các chính sách sử dụng và thu hút và sử dụng các nguồn vốn trong nước đạt được nhiều những kết quả quan trọng , nhờ đó mà cơ sở hạng tầng không ngừng được cải thiện , tiết kiệm từ các nguồn trong nước được sử dụng có hiệu quả và một trong những ý nghĩa của việc sử dụng vốn trong nước thời gian qua đó là việc tạo sức hút và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài . Ngoài việc xác định vốn trong nước có vai trò quyết định tới tăng trưởng kinh tế thì đảng và nhà nước cũng xác định rằng việc sử dụng vốn đầu tư từ nước ngoài cũng có vai trò quan trọng . Vốn đầu tư nước ngoài được đưa vào nước ta không những góp phần bổ sung cho sự thiếu hụt vốn đầu tư trong nước mà còn giúp nguồn vốn trong nước sử dụng hiệu quả hơn . Vì vậy ta có thể thấy rằng nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài có mối quan hệ khăng khít trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế . Nhưng vấn đề đặt ra mà nhiều mà quản lý cũng đang gặp khó khăn trong thực tế là làm sao có thể tạo được một cơ cấu hai nguồn vốn này một cách hợp lý và tăng cường vai trò của mối quan hệ giữa hai nguồn vốn . Vì những lý do trên chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài : “ Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam “ nhằm đánh giá thực trạng thu hút , sử dụng , vai trò và mối quan hệ trên thực tế của hai nguồn vốn để có thể đưa ra những cái nhìn khách quan , thực tế về mối quan hệ giữa hai luồng vốn nói riêng và hoạt động đầu tư ở Việt Nam nói chung . Từ đó có những kiến nghị về giải pháp cần thiết.
78 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2516 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời Mở Đầu
Trong quá trình phát triển kinh tế của bất kì một quốc gia nào thì vấn đề nâng cao thu hút và sử dụng một cách có hiệu quả vốn đầu tư luôn là vấn đề cấp bách và có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng của các quốc gia dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển , Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó . Ở Việt Nam sau hơn 20 năm đổi toàn diện nền kinh tế đã thu được rất nhiều kết quả đáng mừng như : tăng trưởng kinh tế luôn ở tốc độ cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, đời sống của nhân dân được nâng cao , xuất khẩu tăng mạnh… Đóng góp không nhỏ trong đó là nhờ hoạt động đầu tư . Trong các chiến lược phát triển của đảng của nhà nước thì hoạt động đầu tư luôn là một hoạt động rất được coi trọng , trong đó các cơ quan quản lý nhà nước luôn giữ vững quan điểm cho rằng vốn đầu tư trong nước là nguồn vốn có vai trò quyết định tới tạo lập và duy trì một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao . Các chính sách sử dụng và thu hút và sử dụng các nguồn vốn trong nước đạt được nhiều những kết quả quan trọng , nhờ đó mà cơ sở hạng tầng không ngừng được cải thiện , tiết kiệm từ các nguồn trong nước được sử dụng có hiệu quả và một trong những ý nghĩa của việc sử dụng vốn trong nước thời gian qua đó là việc tạo sức hút và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài . Ngoài việc xác định vốn trong nước có vai trò quyết định tới tăng trưởng kinh tế thì đảng và nhà nước cũng xác định rằng việc sử dụng vốn đầu tư từ nước ngoài cũng có vai trò quan trọng . Vốn đầu tư nước ngoài được đưa vào nước ta không những góp phần bổ sung cho sự thiếu hụt vốn đầu tư trong nước mà còn giúp nguồn vốn trong nước sử dụng hiệu quả hơn . Vì vậy ta có thể thấy rằng nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài có mối quan hệ khăng khít trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế . Nhưng vấn đề đặt ra mà nhiều mà quản lý cũng đang gặp khó khăn trong thực tế là làm sao có thể tạo được một cơ cấu hai nguồn vốn này một cách hợp lý và tăng cường vai trò của mối quan hệ giữa hai nguồn vốn . Vì những lý do trên chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài : “ Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam “ nhằm đánh giá thực trạng thu hút , sử dụng , vai trò và mối quan hệ trên thực tế của hai nguồn vốn để có thể đưa ra những cái nhìn khách quan , thực tế về mối quan hệ giữa hai luồng vốn nói riêng và hoạt động đầu tư ở Việt Nam nói chung . Từ đó có những kiến nghị về giải pháp cần thiết.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Từ Quang Phương và TS.Phạm Văn Hùng vì sự giúp đỡ nhiệt tình để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài này.
Nhóm 5
Chương 1 Lý luận chung về mối quan hệ giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Lý luận chung về đầu tư
Khái niệm về đầu tư :
Theo giáo trình kinh tế đầu tư thì đầu tư được đinh nghĩa như sau : Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư
Khái niệm về nguồn vốn đầu tư : Phần tích lũy của toàn bộ nền kinh tế được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội
Phân loại về nguồn vốn đầu tư :
Nguồn vốn trong nước
Nguồn vốn nước ngoài
Nguồn vốn trong nước
Khái niệm và phân loại nguồn vốn trong nước
1.2.1.1Khái niệm: Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy nội bộ của nền kinh tế. Bao gồm tiết kiệm của khu vực tư dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình sản xuất của xã hội. Biểu hiện cụ thể của nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm nguồn vốn đầu tư nhà nước, nguồn vốn của khu vực tư nhân, và thị trường vốn .
1.2.1.2.Phân loại: Nguồn vốn trong nước được phân chia thành:
-Nguồn vốn nhà nước gồm:
+ Vốn từ ngân sách nhà nước
+ Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
+ Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
- Nguồn vốn của dân cư và tư nhân
- Thị trường vốn
1.2.2. Đặc điểm của vốn đầu tư trong nước
1.2.2.1. Nguồn vốn nhà nước :
Nguồn vốn nhà nước là nguồn vốn thuộc sở hữu của khu vực nhà nước, cụ thể là các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các khoản tín dụng đầu tư phát triển và vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước.
1.4.2.1.1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được hình thành từ nhiều nguồn thu khác nhau như thuế, phí tài nguyên, bán hay cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của nhà nước... Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư.
Nguồn vốn này giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nó thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực cần tham gia của nhà nước. Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp).
Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước sẽ chi cho các khoản trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp, thất nghiệp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu,các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào lũ lụt. Đối với các hoạt động quốc phòng và an ninh quốc gia thì ngân sách nhà nước là nguồn cung chủ yếu không thể thiếu.
1.2.2.1.2. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước:
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như một khoản chi của ngân sách nhà nước, vì cho vay theo lãi suất ưu đãi, tức lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng, nên Nhà nước phải dành ra một phần ngân sách trợ cấp bù lãi suất.
Nguồn vốn này được hình thành từ các nguồn sau đây:
- Vốn ngân sách nhà nước hàng năm dành cho tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản.
- Vốn huy động theo chủ trương chính sách của chính phủ .
- Vốn vay nước ngoài của chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho tín dụng đầu tư phát triển .
- Vốn thu hồi nợ (gốc và một phần lãi vay) cho chương trình tín dụng ưu đãi của nhà nước đầu tư đã đầu tư trước đây đến hạn trả nợ.
- Các nguồn vốn theo quy định của chính phủ.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước về chi ngân sách nhà nước trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng vốn. Vì cơ chế của tín dụng là đi vay có hoàn trả kèm lãi suất, nên dưới áp lực này buộc các đối tượng vay vốn phải tăng cường hạch toán kinh tế, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các khoản vay để bảo đảm khả năng thanh toán nợ.
Ngoài ra, nguồn vốn này còn có 1 vai trò đáng kể trong việc phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tê vĩ mô: không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện cả mục tiêu phát triển xã hội. Khả năng điều tiết nền kinh tế của Nhà nước sẽ ngày càng được cải thiện khi các khoản vay được hoàn trả thay vì việc cấp phát không hoàn lại như trước đây, cho nên đầu tư của Nhà nước vào các ngành then chốt, các vùng trọng điểm, các vùng khó khăn...tăng lên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của toàn bộ nền kinh tế
1.2.2.1.3. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước:
Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước. Theo Bộ kế hoạch đầu tư, nguồn vốn của Doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm khoảng 14 – 15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Vai trò chủ yếu của nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, chống lạm phát...
1.2.2.2. Nguồn vốn của dân cư và tư nhân
Nguồn vốn của khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Chúng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và vận tải trên các địa phương. Kinh tế dân doanh lại là khu vực phát triển rất nhanh và năng động, tạo ra công ăn việc làm cho nền kinh tế.Với việc xây dựng lại các ngành nghề thủ công truyền thống sẽ giải quyết thất nghiệp tại các vùng nông thôn, huy động nhiều nguồn lực xã hội tập trung đầu tư sản xuất, kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đối với các doanh nghiệp dân doanh, phần tích luỹ của các doanh nghiệp này có đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn
xã hội. Ở một mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong những nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
1.2.2.3.Thị trường vốn
Thị trường vốn bao gồm : thị trường chứng khoán (TTCK), thị trường bất động sản, thị trường thuê mua tài chính, và các định chế tài chính khác (NHTM, công ty bảo hiểm, QTDND…).
Thị trường vốn là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư – bao gồm cả nhà nước và các loại hình DN. Thị trường vốn mà cốt lõi là TTCK như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây được coi là một lợi thế mà không một phương thức huy động vốn nào có thể làm được.
Thông qua thị trường vốn, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương cũng có thể huy động vốn cho ngân sách hoặc đầu tư vào các công trình của mình bằng việc phát hành các chứng khoán nợ như trái phiếu, công trái… Nó góp phần vào việc kiềm chế lạm phát do chính phủ không phát hành thêm tiền giấy vào lưu thông nhằm phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của mình.
Mặt khác, đứng trên góc độ hiệu qủa, thị trường vốn thực sự trở thành một cái van điều tiết hữu hiệu các nguồn vốn từ nơi sử dụng kém hiệu quả sang nơi có hiệu qủa hơn.Trên thị trường vốn, bất cứ khoản vốn nào được sử dụng đều phải trả giá, do vậy người sử dụng vốn phải quan tâm đến việc sinh lời của mỗi đồng vốn.
1.2.3. Vai trò của nguồn vốn đầu tư trong nước.
Trước hết chúng ta cần khẳng định: đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế một quốc gia, nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định và nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng không thể thiếu.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã từng khẳng định: “Sự phát triển của bất cứ sự vật nào đểu bắt nguồn từ sự chuyển biến, giải quyết các mối quan hệ diễn ra ngay trong bản thân sự vật đó. Điều này giữ vai trò quyết định tới tồn tại và phát triển của sự vật”. Cũng giống như vậy, để nền kinh tế một quốc gia có thể tăng trưởng và phát triển một cách bền vững thì điều đầu tiên cần chú trọng đó chính là vấn đề phát huy các yếu tố nội lực. Điều đó có nghĩa là vai trò quyết định cho quá trình tăng trưởng và phát triển đất nước phải đặt lên các nhân tố từ trong nước. Và nguồn vốn trong nước đã thể hiện được rõ những ưu điểm trong vai trò quyết định của mình. Với tính chất là nội lực của một quốc gia, chúng ta có thể chủ động trong việc đầu tư nguồn vốn trong nước vào những lĩnh vực cần thiết để phát triển nền kinh tế mà không phải chịu bất kì một sự ràng buộc lệ thuộc nào. Hơn nữa, nguồn vốn trong nước được huy động từ các thành phần kinh tế trong nước nên nó mang tính ổn định và đảm bảo hơn nguồn vốn từ nước ngoài. Không chỉ có vậy, vai trò quyết định của nguồn vốn trong nước còn được thể hiện đặc biệt rõ ràng hơn trong các ý sau.
Thứ nhấtNguồn vốn trong nước là nguồn đóng góp lớn vào GDP toàn xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế.
Thông qua việc sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước để đầu tư vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nguồn vốn đầu tư trong nước đã đóng góp 1 phần lớn vào GDP toàn xã hội. Cụ thể như việc sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đã tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực khác phát triển. Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng thường đòi hỏi nguồn vốn huy động lớn và khả năng thu hồi vốn chậm, do đó ít doanh nghiệp nào có đủ tiềm lực kinh tế để thực hiện. Vì thế nguồn vốn trong nước sẽ được đầu tư vào xây dựng các kết cấu hạ tầng cơ bản như hệ thống điện lưới quốc gia, đường xá, giao thông liên lạc... từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và xây dựng hoạt động nhà xưởng, mở rộng hoạt động kinh doanh, qua đó phát triển kinh tế vùng, miền tạo ra nguồn GDP không nhỏ đóng góp vào tổng GDP của toàn xã hội. Còn nguồn vốn tín dụng nhà nước với ưu điểm lãi suất thấp đã bổ sung cho các doanh nghiệp một nguồn vốn rẻ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tranh thủ được các cơ hội tạo thêm lợi nhuận, vốn để mở rộng qui mô cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó làm tăng doanh thu đồng thời góp phần làm tăng GDP cho toàn xã hội.
Thứ hai ,Nguồn vốn đầu tư trong nước đóng vai trò định hướng cho việc thay đổi cơ cấu kinh tế, cân bằng thị trường hàng hóa, giúp cho nền kinh tế quốc gia tăng trưởng, phát triển toàn diện, đồng đều.
Các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đa phần lựa chọn cho mình các ngành, lĩnh vực có vốn đầu tư không quá lớn, thu hồi vốn nhanh chóng để đầu tư thu lợi nhuận. Mặt khác, nền kinh tế lại có những ngành vai trò không thể thiếu nhưng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn như điện, xi măng, dầu khí; hoặc những ngành lợi nhuận thu về nhỏ, khả năng thu hồi vốn chậm ví dụ như các công trình công cộng, các hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết những thất bại của thị trường. Chỉ có thông qua nguồn vốn trong nước cụ thể là nguồn vốn nhà nước mới có thể đầu tư vào các vấn đề này. Vì vậy, nguồn vốn trong nước đặc biệt nguồn vốn nhà nước lúc này sẽ đóng vai trò chủ đạo giúp cân bằng thị trường hàng hóa trong nền kinh tế, giúp cho nền kinh tế quốc gia tăng trưởng, phát triển toàn diện, đồng đều.
Không chí có vậy, vai trò quyết định của nguồn vốn đầu tư trong nước đối với tăng trưởng và phát triển nền kinh tế còn được thể hiện trong việc định hướng cho quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế. Bằng việc nguồn vốn đầu tư trong nước tập trung vào những ngành quan trọng như công nghiệp, dịch vụ, cơ cấu kinh tế của quốc gia sẽ từng bước biến chuyển theo định hướng đã đề ra của nhà nước: tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ; giảm tỉ trọng nông nghiệp. Theo đó, nguồn vốn nước ngoài có được định hướng đầu tư, tiếp tục trợ giúp nguồn vốn trong nước đẩy nhanh thời kì quá độ đưa nền kinh tế quốc gia tiếp tục phát triển lên một trình độ cao hơn.
Nguồn vốn đầu tư trong nước có vai trò đảm bảo sự phát triển toàn diện, không lệch lạc giữa các vùng miền của nền kinh tế, góp phần giúp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển mộtc cách bền vững
Trong một quốc gia việc phát triển không đồng đều giữa các vùng miền là khó tránh khỏi. Vì vậy cần có các nguồn vốn đầu tư hợp lí để giảm bớt sự không đồng đều này, làm cho nền kinh tế trở nên phát triển toàn diện hơn. Đối với những khu vực vùng sâu, vùng xa nơi mà nền sản xuất còn chưa phát triển, hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc còn lạc hậu thì việc đón nhận nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư vào đây là rất ít có hi vọng. Lí do là nguồn vốn từ nước ngoài thường chọn những vùng, thành phố trọng điểm nơi mà có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối phát triển, gần nguồn nguyên liệu và có thị trường tiêu thụ lớn. Lúc này nguồn vốn đầu tư trong nước sẽ đảm nhận vai trò đầu tư vào các vùng còn khó khăn, kinh tế chưa phát triển, giúp các vùng miền đó tận dụng và phát huy được thế mạnh, nội lực của mình. Qua đó sẽ giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong vùng, nâng cao mức sống cũng như trình độ dân trí và từ đó sẽ làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các vùng. Điều này cho thấy nguồn vốn trong nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng toàn diện của nền kinh tế.
Thứ ba ,Nguồn vốn trong nước góp phần kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp nhà nước, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đầu tư quá mức là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng đó là nói về đầu tư có hiệu quả. Còn nếu đầu tư không có hiệu quả, thì chẳng những tăng trưởng kinh tế phải tốn nhiều vốn đầu tư hơn, mà còn gây ra lạm phát, xét trên nhiều mặt lạm phát do "chi phí đẩy" và lạm phát do "cầu kéo". Bản thân vốn đầu tư sẽ làm cho lạm phát "cầu kéo"; còn đầu tư kém hiệu quả sẽ làm cho lạm phát do "chi phí đẩy". Lạm phát do quan hệ cung - cầu, quan hệ tiền - hàng mất cân đối thường có bề nổi, dễ nhận thấy, nhưng lạm phát do đầu tư không có hiệu quả thì thường là lạm phát ngầm, lúc đầu rất khó nhận thấy, nhưng khi nó bộc phát thì rất cao, rất khó trị và việc trị nó thường phải kèm theo cái giá phải trả không nhỏ, thậm chí còn có thể rơi vào cuộc khủng hoảng. Do đó việc kiểm soát cả về mặt lượng và mặt chất của việc sử dụng nguồn vốn trong nước đặc biệt là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và việc kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước là một trong những biện pháp được nêu ra để chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Một trong số những vai trò không thể không kể đến của nguồn vốn trong nước đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đó là : nguồn vốn đầu tư trong nước đặc biệt là nguồn vốn dồi dào của khu vực dân cư và tư nhân là tác động lớn nhất thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước diễn ra nhanh chóng và đồng bộ. Từ đó giải quyết những tồn tại và tình trạng sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, đang gây trở ngại cho tiến trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư ,Nguồn vốn trong nước xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đạt một trình độ nhất định tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như tăng tính hiệu quả, nhanh chóng của việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, tạo nền tảng vững chãi cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Nền tảng cơ sở kiến trúc hạ tầng của quốc gia cũng có