Công trình “ các giải pháp thay thế phương tiện tự chế cho người nghèo trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm mục đích đưa ra những giải pháp nhằm giải
quyết vấn đề mang tính thời sự hiện nay. Vấn đề này có liên quan đến việc mưu
sinh của nhiều người dân nghèo trên địa bàn thành phố nên việc giải quyết triệt để
hay không có vai trò vô cùng quan trọng. Đó cũng chính là mục đích của công
trình.
Công trình được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp từ
nhiều bài báo cũng như những thông tin mang tính cập nhật hiện nay. Trong quá
trình thực hiện không thể không mắc thiếu sót nhưng điều quan trọng là ý nghĩa
mà công trình mang lại.
Nội dung của công trình được chia thành ba phần chính: tổng quan về phương tiện
tự chế, những vấn đề kinh tế xã hội về người nghèo và phương tiện tự chế, các giải
pháp thay thế phương tiện tự chế.
53 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp thay thế phương tiện tự chế cho người nghèo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan về phương tiện tự chế
1. ..Phương tiện tự chế……………………………………………………….1
2. Vai trò của phương tiện tự chế đối với người nghèo và hoạt động kinh tế
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh……………………………………..1
Vai trò của phương tiện tự chế đối với người nghèo………………....1
Vai trò của phương tiện tư chế đối với hoạt động kinh tế trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh……………………………………………....2
3. Tổng quan nghị quyết 32 và việc cấm lưu hành phương tiện tự chế…….3
Tổng quan nghị quyết 32……………………………………………..3
Cấm lưu hành phương tiện tự chế…………………………………….4
Chương 2 : Những vấn đề kinh tế xã hội về người nghèo và phương tiện tự chế
1. Những vấn đề kinh tế xã hội về người nghèo…………………………….5
2. Tình hình về phương tiện tự chế từ khi có nghị quyết 32 trên một số địa bàn
trong cả nước………………………………………………………………..8
2.1 Tại thành phố Hồ Chí Minh…………………………………………….8
2.2 Hà Nội: chỉ kiểm tra nhắc nhở…………………………………………11
2.3 Cần Thơ: tịch thu bán phế liệu…………………………………………11
2.4 Đà Nẵng: không dời thời hạn…………………………………………..11
2.5 Quảng Ngãi: cấm trên quốc lộ và đường đô thị………………………..12
2.6 Thừa Thiên - Huế: xe chở rác vẫn được lưu hành……………………..12
2.7 Bến Tre: vùng nông thôn vẫn cho phép………………………………..12
2.8 Tiền Giang: còn rất lúng túng………………………………………….12
3. Những vấn đề đặt ra……………………………………………………..13
3.1. Đối với chính phủ……………………………………………………..13
3.1.1. Chính sách "sinh non", hậu quả lâu dài……………………………..13
3.1.2. Những chính sách, quyết định liên quan đến số đông và nhất là có liên
quan đến những nhóm yếu thế trong xã hội thì phải được suy nghĩ thật kỹ
lưỡng…………………………………………………………………………..17
3.1.3. Sau 30-6, phương tiện nào thay thế xe tự chế………………………17
3.1.4. Bằng lái cho người khuyết tật: Bao giờ…………………………….19
3.2. Đối với các cấp ngành…………………………………………………21
3.2.1 TP Hồ Chí Minh: Lúng túng trong việc cấm xe ba bánh, bốn bánh tự sản
xuất lưu thông………………………………………………………21
3.2.2 Khi nào có đề án chuyển đổi……………………………………….23
3.2.3 Suốt 6 tháng, công luận hầu như im lặng…………………………..26
3.2.4 Một chính sách, mỗi nơi hiểu một khác……………………………26
3.2.5 Suốt 6 tháng, các cơ quan quản lý đã làm gì……………………….27
3.2.6 Suốt 6 tháng, doanh nghiệp ngủ quên………………………………28
3.2.7 Đề nghị cho xe ba bánh được hoạt động ban ngày - Chỉ nên cấm trên
một số tuyến đường…………………………………………………29
3.3. Đối với người dân nói chung và những người dân nghèo trên địa bàn thành
phố nói riêng……………………………………………………………….29
3.3.1 Người nghèo vẫn khó……………………………………………….29
3.3.2 Giải pháp cho xe tự chế: Thiếu khả thi – Triển khai quá chậm…….30
3.3.3 Xe lôi Trung Quốc tràn vào Việt Nam………………………………33
Chương 3 : Các giải pháp
1. Chuyển đổi thế nào………………………………………………………36
2. Lại tiếp tục gia hạn………………………………………………………37
3. TP.HCM: đề xuất phương án chuyển đổi xe ba, bốn bánh tự chế………38
4. Vay vốn ở đâu…………………………………………………………...40
5. TPHCM đã giao Sở GTCC phối hợp với các sở, ngành, quận - huyện xây
dựng đề án chuyển đổi các loại xe 3-4 bánh tự chế đang lưu thông trên địa
bàn, trình UBND TP trong quý III/2008. Nội dung và thời gian thực hiện đề
án sau khi được TP duyệt sẽ công bố rộng rãi cho người dân biết và giám
sát việc thực hiện……………………………………………………….43
6. Hai phương án………………………………………………………….44
7. TP.HCM: Lộ trình thay thế xe 3, 4 bánh tự chế kéo dài đến hết 2009 ..45
8. Chuyển đổi xe 3-4 bánh tự chế: Sẽ có cơ chế hỗ trợ chung cả nước…..46
LỜI MỞ ĐẦU
Công trình “ các giải pháp thay thế phương tiện tự chế cho người nghèo trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm mục đích đưa ra những giải pháp nhằm giải
quyết vấn đề mang tính thời sự hiện nay. Vấn đề này có liên quan đến việc mưu
sinh của nhiều người dân nghèo trên địa bàn thành phố nên việc giải quyết triệt để
hay không có vai trò vô cùng quan trọng. Đó cũng chính là mục đích của công
trình.
Công trình được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp từ
nhiều bài báo cũng như những thông tin mang tính cập nhật hiện nay. Trong quá
trình thực hiện không thể không mắc thiếu sót nhưng điều quan trọng là ý nghĩa
mà công trình mang lại.
Nội dung của công trình được chia thành ba phần chính: tổng quan về phương tiện
tự chế, những vấn đề kinh tế xã hội về người nghèo và phương tiện tự chế, các giải
pháp thay thế phương tiện tự chế.
Chương 1: Tổng quan về phương tiện tự chế:
4. Phương tiện tự chế:
Theo cách phân chia của Sở Giao thông công chính TP.HCM, các phương tiện
tự chế được chia thành hai nhóm chính:
- Nhóm 1: Các loại xe ba, bốn bánh có đăng ký cấp biển số. Nhóm này được
chia làm ba loại:
Loại 1: gồm xe lam khách và xe lam tải, xe lam chở rác-chất thải môi
trường.
Loại 2: gồm xe ba bánh gắn máy (xe ba gác máy và xe xích lô máy).
Loại 3: là xe ba bánh thô sơ (ba gác đạp và xích lô đạp).
- Nhóm 2: Các loại xe ba, bốn bánh tự chế không có biển số đăng ký, bán
hàng rong gồm:
Xe ba gác máy, xe ba gác đạp.
Xe xích lô, xe ba gác đạp.
Xe ba, bốn bánh tự chế đẩy tay bán hàng rong.
Một cách phân chia khác: Xe tự chế được chia thành 4 nhóm gồm:
- Nhóm 1: xe 3 - 4 bánh của người khuyết tật
- Nhóm 2: xe tự chế đang hoạt động thu gom rác
- Nhóm 3: xe cơ giới 3 bánh có đăng ký biển số nhưng không có giấy chứng nhận
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
- Nhóm 4: xe tự chế không có biển số đăng ký.
2. Vai trò của phương tiện tự chế đối với người nghèo và hoạt động kinh tế trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:
2.1. Vai trò của phương tiện tự chế đối với người nghèo:
Sở GTCC TP.HCM cho biết ngày 28/12/2007, theo số liệu quản lý trước đây của
Phòng CSGT Đường bộ Công an TP.HCM, có khoảng 60.000 xe ba bánh không
động cơ ( xích lô đạp và ba gác đạp); 1.500 xe ba bánh có động cơ( ba gác máy).
Các loại xe này đều là xe tự chế, không có nhà sản xuất nhất định, không có giấy
chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật. Tất cả những người sử dụng loại xe trên
đều là người dân lao động nghèo đang hành nghề chuyên chở đủ loại: hành khách,
hàng gia dụng, lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng đến rác thải, từ các bến
bãi ở ngoại thành vào nội thành.
Số xe tự sản xuất này không bảo đảm chất lượng, an toàn khi vận hành, làm xấu
mỹ quan thành phố, góp phần gây ùn tắc và tai nạn giao thông, ô nhiễm môi
trường. Tuy nhiên phương tiện giao thông thô sơ này lại đang trực tiếp nuôi sống
hàng nghìn người dân thuộc diện nghèo, cận nghèo tại thành phố.
Những chiếc xe chở khách, chở hàng chậm chạp quay tròn, những người buôn ve
chai, hay bán hàng rong trên lề đường… trông chờ vào phương tiện duy nhất để
kiếm sống, để nuôi cả gia đình.
2.2. Vai trò của phương tiện tư chế đối với hoạt động kinh tế trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh:
- Những chiếc xe xích lô đạp hằng ngày vẫn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động
kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong việc chở khách du lịch trong
nước cũng như ngoài nước dạo vòng quanh. Đây cũng là một hình thức du lịch thú
vị mang lại thu nhập đáng kể.
- Những chiếc xe ba gác thuộc các loại máy hay đạp vẫn là phương tiện chính
trong việc chuyên chở hàng hoá từ lương thực thực phẩm đến vật liệu xây dựng
hay rác thải đặc biệt trong những đoạn đường nhỏ thì các phương tiện này hết sức
cơ động.
- Ngoài ra các dịch vụ cung cấp lương thực thực phẩm hết sức nhanh chóng và cơ
động trên khắp các nẻo đường.
3. Tổng quan nghị quyết 32 và việc cấm lưu hành phương tiện tự chế:
3.1. Tổng quan nghị quyết 32:
- Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm
trật tự an toàn giao thông, Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm
2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai
nạn giao thông và ùn tắc giao thông, từ năm 2003 đến năm 2005 đã thực hiện được
mục tiêu kiềm chế tai nạn giao thông.
- Những nội dung có liên quan trong nghị quyết về việc cấm lưu hành phương tiện
tự chế đã ảnh hưởng rất lớn đến hàng loạt những người nghèo sử dụng phương
tiện này làm kế sinh nhai :
+ Tại mục 2 nghị quyết về việc kiên quyết cưỡng chế thi hành pháp luật trật tự an
toàn giao thông và nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông
vận tải có quy định :
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đình chỉ lưu hành ô tô đã hết niên hạn sử
dụng, xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị
tịch thu xử lý bán phế liệu, sung vào công quỹ.
Thực hiện đình chỉ lưu hành các phương tiện cơ giới đường bộ vi phạm các
quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông bằng hình thức tạm giữ
phương tiện hoặc tạm giữ đăng ký phương tiện, biển số đăng ký, sổ chứng
nhận bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo thời hạn quy định
của pháp luật hiện hành.
Đình chỉ hoạt động các cơ sở lắp ráp, tự chế các loại phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ và đường thủy nội địa trái phép, nếu cố tình vi phạm có thể
tịch thu trang thiết bị trực tiếp sản xuất của cơ sở đó.
+ Tại mục 4 nghị quyết về việc tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng an
toàn kỹ thuật của phương tiện giao thông vận tải có quy định như sau : Bộ Giao
thông vận tải xây dựng các giải pháp tăng cường chất lượng công tác kiểm định an
toàn kỹ thuật đối với phương tiện cơ giới đường bộ và đường thủy, chú trọng việc
nâng cao chất lượng kỹ thuật của phương tiện thuỷ nội địa đang lưu hành; chỉ đạo
tăng cường công tác kiểm tra các tiêu chuẩn an toàn bay nhằm hạn chế phát sinh
các vụ việc gây ra chậm chuyến bay hoặc phải huỷ chuyến bay.
3.2. Cấm lưu hành phương tiện tự chế:
- Ngày 1/1/2008 là thời điểm đình chỉ lưu hành xe công nông, xe tự chế ba, bốn
bánh có hiệu lực theo quy định của Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về
các giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
- Riêng đối với mô tô ba, bốn bánh tự chế, xe gắn máy ba, bốn bánh tự chế do
thương binh và người khuyết tật điều khiển được cho phép lưu hành trong thời
gian 6 tháng kể từ ngày 01/01/2008 đến hết ngày 30/06/2008.
- Sáng ngày 31/12/2007, tại cuộc họp về việc cấm lưu hành xe tự chế ba, bốn
bánh, Chủ tịch UBND TP.HCM đã đồng ý dời thời điểm đình chỉ lưu hành xe ba
bánh gắn máy trên địa bàn TP.HCM đến 30/06/2008.
Chương 2 : Những vấn đề kinh tế xã hội về người nghèo và phương tiện tự chế:
1. Những vấn đề kinh tế xã hội về người nghèo:
Số dân nghèo chiếm tỷ lệ khá lớn đã phản ánh bối cảnh đời sống còn nhiều khó
khăn tại Tp. HCM. Theo niên giám thống kê năm 2002 do Cục thống kê Tp.HCM
xuất bản, khoảng 10,2% dân thành phố có mức tiêu dùng trung bình ít hơn
0,6USD/ngày và có khoảng 15,8% dân số có mức tiêu dùng trung bình hàng ngày
từ 0,6 – 1USD/ngày. Điều này tương đương với 26% dân số có mức sống ít hơn 1
USD/ngày, đây là tỉ lệ khá quan trọng nhưng có thể là con số ước lượng này thấp
hơn so với thực tế khi kết hợp với những người nhập cư nghèo tại thành phố
không được thống kê trong danh sách.
Trong vài năm gần đây, mật độ dân nhập cư
thành thị ở Việt Nam đã gia tăng một cách đáng
kể. Theo dự đoán chính thức thì dân số của
Tp.HCM xấp xỉ 5,5 triệu người, và theo dự
đoán không chính thức thì có khoảng 7 triệu
dân. Sự chênh lệch giữa 2 con số là lượng dân
nhập cư tại Tp.HCM, nhiều người từ các tỉnh khác nhập cư tìm cơ hội việc làm để
hỗ trợ kinh tế cho gia đình của họ. Những người dân nhập cư này thường là những
người nghèo nhất của Tp.HCM, do đó số lượng và tỉ lệ thật sự về số người có mức
sống thấp hơn 1 USD/ngày có thể lớn hơn nhiều so với con số chính thức là 26%.
Mức sống của người dân Tp.HCM khác nhau một cách rõ rệt. Căn cứ vào khu vực
sinh sống thì khu vực nông thôn thường ít có điều kiện để thụ hưởng những tiện
ích cơ bản như nước sạch, điện sinh hoạt hơn khu vực khu vực thành thị. Theo báo
cáo thống kê năm 2002 tại Tp.HCM, 100% người dân thành thị có điều kiện để
tiếp cận nước sạch, ngược lại khu vực nông thôn chỉ có 87%, mặc dù họ không đã
nêu rõ làm thế nào họ xác định vấn đề sạch sẽ. Cục thống kê cũng cho biết rằng
71,5% người dân ở khu vực thành thị và 86,6% ở khu vực nông thôn sống với điều
kiện nhà ở chất lượng kém.
Một lượng lớn dân sống ở Tp.HCM đã đưa ra một câu hỏi: có phải là dân cư của
những cộng đồng được hình thành từ rất lâu hay là những người mới đến từ những
tỉnh thành xa xôi, sống một cuộc sống không ổn định và cực nghèo. Thậm chí với
ước lượng thấp hơn thực tế thì 26% số tiền kiếm được ít hơn 1 USD/ngày, điều
này xảy ra cho khoảng 1,5 – 2 triệu người ở Tp.HCM theo cách phân loại này.
Trong toàn cảnh với lượng người nghèo cao như vậy, CEP(Quỹ Trợ Vốn Cho
Người Lao Động Nghèo) đã đảm nhận thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo thông qua
phát triển cộng đồng và cung cấp các dịch vụ tín dụng tiết kiệm. Địa bàn, mục tiêu
họat động của CEP là Tp.HCM bao gồm 24 quận/huyện: nông thôn, vùng ven và
thành thị. CEP cung cấp các hoạt động kinh tế nhằm đảm bảo an sinh cho người
lao động và gia đình của họ, tập trung chủ yếu vào số người nghèo và nghèo nhất
tại Tp.HCM, cùng với việc gia tăng lao động nhập cư thành thị không có kỹ năng
chuyên môn, cần hỗ trợ các dịch vụ về xã hội.
*(Tất cả những thông tin sau được trích từ sách Niên giám thống kê năm 2002 –
Cục thống kê Tp.HCM)
Dân số
Năm Tổng số
Khu vực
Thành thị Nông thôn
1995 4.640.117 3.191.189 1.448.928
2000 5.174.785 3.471.036 1.703.749
2001 5.285.454 3.527.334 1.758.120
2002 5.449.217 3.604.557 1.844.660
Tỉ lệ tăng trưởng GDP
Năm 1995 2000 2001 2002
Tổng số 115,2 109,0 109,5 110,2
GDP per capita
Năm 1995 2000 2001 2002
GDP (tỉ VND) 36.975 75.862 84.852 96.530
Dân số 4.640.117 5.174.785 5.285.454 5.449.217
GDP đầu người
(VND)
7.968.549 14.659.932 16.053.871 17.713.496
GDP đầu người
(USD)
531 977 1.004 1.143
% sống dưới mức 1 USD/ngày
Năm 1995 2000 2001 2002 Note
1. Mức sống cơ cực 10,6 9,8 9,9 10,2 < 0,6USD/ngày
2. Mức sống tạm ổn 27,9 16,0 15,0 15,8 0,6 – 1USD/ngày
3. Mức sống trung bình 36,2 21,0 21,5 20,0 1 –
1,75USD/ngày
4. Mức sống trên trung
bình
19,0 23,9 24,7 24,1
1,76 –
4,20USD/ngày
5. Mức sống cao 6,3 6,3 28,9 29,9 > 4,21USD/ngày
2. Tình hình về phương tiện tự chế từ khi có nghị quyết 32 trên một số địa bàn
trong cả nước:
2.1 Tại thành phố Hồ Chí Minh :
Ngày 28.12, Sở GTCC TP.HCM cho biết, theo số liệu quản lý trước đây của
Phòng CSGT Đường bộ Công an TP.HCM, có khoảng 60.000 xe 3 bánh không
động cơ (xích lô đạp và ba gác đạp); 1.500 xe 3 bánh có động cơ (ba gác máy).
Các loại xe này đều là xe tự chế, không có nhà sản xuất nhất định, không có giấy
chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật. Tất cả những người sử dụng loại xe trên
đều là người dân lao động nghèo.
Cũng theo Sở GTCC, để đảm bảo đời sống của người lao động nghèo, đồng thời
có điều kiện để quản lý hoạt động của các loại xe 3 - 4 bánh tự chế, trước đây
UBND TP đã cho phép cấp biển số đăng ký quản lý. Và sau đó, UBND TP đã
không cho phép đăng ký quản lý loại phương tiện này. Theo số liệu thống kê sơ
bộ, hiện nay, lượng xe này bị hư hại nhiều, chỉ còn khoảng 50% số lượng so với
ban đầu. Tuy nhiên, TP hiện nay có khoảng 2.000 xe 3 bánh đẩy tay (bán hàng
rong). Hiện tại nếu thực hiện việc đình chỉ lưu hành xe 3 bánh sẽ ảnh hưởng đến
đời sống của khoảng 30.000 hộ gia đình (có xe 3 - 4 bánh tự chế)…
Chiều 31-12, thượng tá Phạm Văn Thịnh - trưởng Phòng CSGT Công an TP.HCM
- cho biết thật ra việc cấm xe tự chế lưu thông đã được TP.HCM thực hiện từ năm
2002. Tuy nhiên, chỉ cấm ở các tuyến đường trung tâm TP, cụ thể ở Q.1, Q.3 và
một phần Q.10. Nay thực hiện nghị quyết của Chính phủ, TP sẽ cấm luôn cả
những tuyến đường còn lại. Như vậy, không chỉ những tuyến có treo biển cấm xe
3, 4 bánh tự chế lưu thông mới bị phạt mà tất cả tuyến đường khác đều cũng cấm
loại xe này lưu thông ngoài giờ giấc đã qui định.
Đêm 31/12/2007, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng đã ký công điện số 91 cho
phép lùi thời điểm cấm xe tự chế do thương binh, người khuyết tật điều khiển đến
tháng 6/2008. Tại thành phố Hồ Chí Minh xa ba bánh được gia hạn đến 30 tháng 6
năm 2008. Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Công chánh văn phòng kiêm
người Phát ngôn của Bộ trưởng GTVT cho biết vào sáng ngày 1 tháng 1 năm
2008. Theo ông Công, đêm 31/12/2007 và rạng sáng 1/1/2008, Bộ trưởng Hồ
Nghĩa Dũng đã ký công điện khẩn số 91 cho phép lùi thời hạn cấm xe ba bánh tự
chế do thương binh, người khuyết tật điều khiển.
Công điện khẩn này nêu rõ, đối với xe gắn máy 3,4 bánh tự chế; xe mô tô 3,4 bánh
tự chế do thương binh và người khuyết tật điểu khiển cho phép lưu hành trong thời
gian 6 tháng kể từ ngày 1/1/2008 đến ngày 30/06/2008.
Trong thời gian này, các chủ phương tiện (thương binh, người khuyết tật) phải
thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng kiểm, đăng ký, sát hạch lấy GPLX và sử dụng
theo đúng quy định của pháp luật.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đề nghị Bộ Công an, Chủ tịch
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng
tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý theo đúng quy định tại Nghị định 32 và
văn bản số 1992 ngày 21/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ GTVT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên
cứu và có các biện pháp hỗ trợ thương binh, người khuyết tật chuyển đổi phương
tiện có đủ điều kiện để lưu hành và chuyển đổi nghề nghiệp để giúp thương binh,
người khuyết tật có việc làm ổn định cuộc sống.
Theo đó UBND TP giao Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn khẩn
trương lập đề án sản xuất, lắp ráp các loại xe bốn bánh theo đúng qui định của Nhà
nước để cung cấp, chuyển đổi các loại xe 3, 4 bánh tự chế trước thời hạn đình chỉ
lưu hành các loại phương tiện này; trình UBND TP xem xét trong tháng 2-2008.
UBND TP cũng yêu cầu thường trực Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo TP cùng các
sở - ngành và UBND 24 quận - huyện rà soát, thống kê danh sách đầy đủ các hộ
nghèo đang sử dụng các loại xe 3, 4 bánh tự chế làm phương tiện sinh sống. Trên
cơ sở này đề xuất danh sách 100 hộ nghèo nhất, có thời gian thường trú lâu ở TP,
thật sự khó khăn để trình UBND xét tặng loại xe được sản xuất, đăng ký và đăng
kiểm đúng qui định.
Giải quyết nhu cầu xe cho người khuyết tật, UBND TP chỉ đạo các sở - ngành
triển khai ngay công tác đăng ký, đăng kiểm, khám sức khỏe và tập huấn cho
người sử dụng xe 3, 4 bánh tự chế để những người này được tiếp tục sử dụng
phương tiện đúng qui định trước khi hết thời hạn tạm thời. Chi phí tập huấn, cấp
phép điều khiển xe cho những người khuyết tật thường trú tại TP được ngân sách
hỗ trợ miễn phí.
Đến ngày 30-6-2008 phải hoàn thành chương trình thay thế các loại phương tiện,
các loại xe ba gác, xe lắp ráp thô sơ không được phép lưu hành" - văn bản của
UBND TP khẳng định. Trong thời gian được phép tạm thời tiếp tục lưu hành,
Công an TP phải kiểm tra, kiên quyết xử lý nặng các trường hợp điều khiển xe 3, 4
bánh tự chế không chấp hành Luật giao thông, gây tai nạn giao thông.
2.2 Hà Nội: chỉ kiểm tra nhắc nhở
Chiều 31-12-2007, ông Đào Công Hải - trưởng Phòng cảnh sát giao thông (CSGT)
Công an TP Hà Nội - cho biết do có những kiến nghị của các chủ xe 3 bánh về gia
hạn thời gian nên sẽ tạm thời chưa thực hiện kế hoạch ra quân xử lý các trường
hợp xe 3 bánh tự chế. Ngày 1-1-2008, lực lượng CSGT chỉ tiến hành kiểm tra và
nhắc nhở. Hiện đang chờ chỉ đạo của chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Cũng trong ngày hôm qua, hàng trăm chủ xe 3 bánh tự chế của thương binh và
người khuyết tật đã tập trung trước trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và
Nhà nước (số 110 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy) để đưa kiến nghị xin lùi thời hạn
cấm xe 3 bánh lưu thông. Những người này không có hành động quá khích nên
không xảy ra tình trạng lộn xộn.
2.3 Cần Thơ: tịch thu bán phế liệu
Chiều 31-12, thiếu tá Lê Minh Hiếu - phó Phòng CSGT đường bộ Công an TP
Cần Thơ - khẳng định: "Hôm nay các phương ti