Đề tài Các giải pháp thực hiện kế hoạch thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế cho phép các quốc gia mở rộng sản xuất trên cơ sở chuyên môn hoá một cách sâu sắc. Thương mại quốc tế mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước đó nếu thực hiện chế độ tự cung tự cấp không buôn bán. Ngày nay, Thương mại quốc tế còn là công cụ để hội nhập nền kinh tế các nước và hình thành kinh tế toàn cầu với một không gian rộng lớn, nhờ đó hiệu quả kinh tế xã hội không ngừng tăng lên làm tăng chất lượng cuộc sống trên toàn thế giới cũng như ở mỗi quốc gia. Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu coi xuất khẩu là tiền đề để công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của nước ta. Để quá trình thực hiện hành động chiến lược không bị chệch hướng thì việc nghiên cứu và có một kế hoạch xuất khẩu hợp lí là điều không thể thiếu trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới nói chung và phát triển xuất khẩu Việt Nam nói riêng. Trước tình hình thế giới có nhiều biến động đặc biệt là biến động về mặt kinh tế, thì hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam cũng không thể không bị ảnh hưởng, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu. Do đó, kế hoạch 5 năm 2006-2010 trong lĩnh vực thương mại quốc tế của Việt Nam cũng cần phải có sự đánh giá sau một nửa chặng đường thực hiện để có các biện pháp tác động kịp thời giúp cho kế hoạch được thành công. Đây không chỉ là vấn đề quan tâm của các Bộ, Ban, Ngành có liên quan, mà nó cũng đang thu hút được sự nghiên cứu của các nhà khoa học, các giảng viên và sinh viên khối kinh tế.

doc35 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2073 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp thực hiện kế hoạch thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Thương mại quốc tế cho phép các quốc gia mở rộng sản xuất trên cơ sở chuyên môn hoá một cách sâu sắc. Thương mại quốc tế mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước đó nếu thực hiện chế độ tự cung tự cấp không buôn bán. Ngày nay, Thương mại quốc tế còn là công cụ để hội nhập nền kinh tế các nước và hình thành kinh tế toàn cầu với một không gian rộng lớn, nhờ đó hiệu quả kinh tế xã hội không ngừng tăng lên làm tăng chất lượng cuộc sống trên toàn thế giới cũng như ở mỗi quốc gia. Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu coi xuất khẩu là tiền đề để công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của nước ta. Để quá trình thực hiện hành động chiến lược không bị chệch hướng thì việc nghiên cứu và có một kế hoạch xuất khẩu hợp lí là điều không thể thiếu trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới nói chung và phát triển xuất khẩu Việt Nam nói riêng. Trước tình hình thế giới có nhiều biến động đặc biệt là biến động về mặt kinh tế, thì hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam cũng không thể không bị ảnh hưởng, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu. Do đó, kế hoạch 5 năm 2006-2010 trong lĩnh vực thương mại quốc tế của Việt Nam cũng cần phải có sự đánh giá sau một nửa chặng đường thực hiện để có các biện pháp tác động kịp thời giúp cho kế hoạch được thành công. Đây không chỉ là vấn đề quan tâm của các Bộ, Ban, Ngành có liên quan, mà nó cũng đang thu hút được sự nghiên cứu của các nhà khoa học, các giảng viên và sinh viên khối kinh tế. PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 1. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ-VAI TRÒ VÀ SỰ CẦN THIẾT. 1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế. Trong hoạt động kinh tế mở của một quốc gia thì thương mại quốc tế giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia đó, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới với sự tham gia vào những tổ chức thương mại toàn cầu, khu vực mậu dịch tự do, hiệp ước song phương va đa phương,…kinh tế thương mại lại càng khẳng định vai trò là cầu nối của kinh tế trong nước với kinh tế thế giới và là động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hoạt động thương mại quốc tế bao gồm các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu . Trong đó Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật…cùng với xuất khẩu hàng hóa còn có xuất khẩu dịch vụ như du lịch, hàng không, hàng hải, xuất khẩu lao động. Phạm vi của xuất khẩu không chỉ hiểu đơn thuần là bán hàng hóa ra khỏi phạm vi biên giới của một nước, mà xuất khẩu phải được hiểu dựa trên cơ sở đơn vị thường trú và không thường trú. Theo cách phân chia này, hàng hóa được coi là xuất khẩu trong trường hợp được bán từ đơn vị thường trú của nước này cho các đơn vị không thường trú của chính quốc gia đó. Cùng với nó là hoạt động nhập khẩu: là việc đưa hàng hóa “ cũng bao gồm cả sản phẩm sản xuất và sản phẩm dịch vụ” từ các quốc gia khác vào lãnh thổ của quốc gia mình, tạo nên cán cân thương mại quốc tế, đóng góp đáng kể tăng trưởng kinh tế. 1.2. Vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đặc trưng cơ bản của sự phát triển kinh tế thế giới hiện nay là quá trình hội nhập mạnh mẽ kinh tế quốc tế. Cùng với đó hoạt động thương mại có vị trí ngày càng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các nước. Điều đó được thể hiện ở các vai trò sau: Một là: Trở thành nguồn tích lũy vốn quan trọng trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa. Hoạt động thương mại quốc tế tạo điều kiện xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh, góp phần cải thiện cán cân thương mại, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên nhiên, vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước. Có nhiều nước đang phát triển không đủ điều kiện và khả năng đế sản xuất nhiều loại tư liệu sản xuất, do đó việc nhập khẩu sản phẩm đã góp phần đáp ứng yêu cầu sản xuất trong nước. Qua đó tạo điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hai là: Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Ở các nước đang phát triển, giá trị nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, lao động trong nông nghiệp chiếm đại bộ phận. Phát triển ngoại thương thúc đẩy các mối liên kết ngược xuôi giữa các ngành, sự phát triển của ngành trực tiếp xuất khẩu đã tác động tới các ngành cung ứng đầu vào, thúc đẩy sự phát triển của ngành này. Sau đó tích lũy đước nâng cao các sản phẩm thô vốn sử dụng cho xuất khẩu , lại trở thành nguyên liệu cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến. Sự phát triển của ngành này lại thúc đẩy sự phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và các ngành dịch vụ. Ba là: Thương mại quốc tế hướng chiến lược trong quan hệ sản xuất tiên tiến. Thương mại quốc không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác. Thương mại quốc tế tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy tiêu dùng trong nước giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển, vì có nhiều thị trường do đó giúp phân tán rủi ro trong cạnh tranh.. Thương mại quốc tế tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất. Bốn là: Hoạt động ngoại thương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việc sản xuất sản phẩm làm cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trường thế giới nhiều hơn so với thị trường trong nước. Do đó, các doanh nghiệp muốn đứng vững trong cạnh tranh phải dựa vào tiêu chuẩn quốc tế. Thị trường thế giới rộng lớn cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy được hiệu quả của sản xuất quy mô lớn. Mặt khác thông qua hoạt động ngoại thương sẽ nhập khẩu được thiết bị và kỹ thuật tiên tiến, tiếp cận được phương thức sản xuất hiện đại, phương pháp quản lý khoa học. Những người lao động, cán bộ kỹ thuật có điều kiện để học tập bí quyết công nghệ, năng cao kỹ năng sản xuất và trình độ quản lý. Năm là: Thương mại quốc tế là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển sớm hơn quan hệ kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các các quan hệ thương mại quốc tế khác như dịch vụ thương mại, bảo hiểm hàng hoá, thông tin liên lạc quốc tế, dịch vụ tài chính quốc tế, kinh doanh du lịch, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên hiện có, cầu nối cho các hoạt động chuyển giao công nghệ, đầu tư nước ngoài… Cuối cùng, kinh tế đối ngoại tăng cường hợp tác và chuyên môn hoá quốc tế, là một mắt xích quan trọng trong quá trình phân công lao động, nâng cao uy tín của của một quốc gia trên trường quốc tế. Như vậy, với vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, việc đẩy mạnh kinh tế thương mại quốc tế đã trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong ” thế giới phẳng”. 1.3. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến thương mại quốc tế. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương cho ta thấy được sự cần thiết của hoạt động này trong phát triển kinh tế cả quan hệ trong nước lẫn trong quan hệ kinh tế với nước ngoài. Đặt nền kinh tế trong mối tương quan với các nền kinh tế khác,trong xu hướng biến động chung của thế giới, cũng như là cơ sở cho hướng phát triển của kinh tế trong nước theo chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa cho một nền kinh tế mở. 1.3.1. Các nhân tố bên ngoài a. Nhân tố kinh tế Thu nhập của nước ngoài: thu nhập của nước ngoài tăng cũng có nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng tốc, thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên., kéo theo là cải thiện tích cực cán cân thương mại quốc tế của quốc gia. Tỉ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái tăng tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ, hàng xuất khẩu trong nước trở nên rẻ tương đối so với hàng hóa nước ngoài, tạo lợi thế so sánh về giá hàng xuất khẩu của nước đó trên thị trường thế giới, là yếu tố làm tăng giá trị kim nghạch xuất khẩu . Đồng thời, giá ngoại tệ tăng cũng hạn chế đáng kể hoạt động nhập khẩu cải thiện một bước cho cán cân thương mại quốc tế, giúp sớm đạt được mục tiêu chiến lược công nghiệp hóa đất nước theo hướng xuất khẩu. Các thể chế áp dụng cho hoạt động thương mại quốc tế của các tổ chức kinh tế thế giới mà quốc gia đó là thành viên: Tham gia các hoạt động kinh tế thế giới đặc biệt là hoạt động xuất khẩu, thì các quy định, nguyên tắc đã được thiết lập cần phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Yếu tố này ảnh hưởng đến quyền pháp nhân của quốc gia đó, đảm bảo được lợi thế so sánh và quyền tham gia thương mại một cách có hiệu quả. Chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia: Định hướng chiến lược phát triển kinh tế, định hướng cho các cân đối lớn trong cơ cấu tăng trưởng…Trong đó cân đối thương mại quốc tế được coi là công cụ đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa quốc gia, cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt chú trọng hơn trong hoạt động xuất khẩu là một lĩnh vực được xem là động lực của tăng trưởng theo cả chiều sâu và rộng. Bởi vậy mục tiêu và định hướng của chiến lược quốc gia tác động mạnh đến lĩnh vực này. Cơ chế và thể chế kinh tế trong nước theo hướng mở: Xu hướng hội nhập toàn cầu, kinh tế trong nước hội nhập kinh tế thế giới, trong đó ngoại thương được coi là tiên phong trong hướng chiến lược “mở” của đất nước đặc biệt hoạt động xuất khẩu giữ vai trò rất lớn bởi vậy việc xác lập những cơ chế, thể chế kinh tế chung và riêng cho hoạt động xuất khẩu có tác động rất lớn đến chu trình trong hoạt động này. Bên cạnh đó, với một nền kinh tế mở thì hoạt động nhập khẩu cũng được mở rộng. Đây là điều kiện cho việc mở rộng hơn quy mô, cơ cấu sản phẩm và cả thị trường tiêu thụ và nhập khẩu trong hoạt động thương mại quốc tế nói chung và trong cơ cấu hoạt động thương mại nói riêng. Khoa học - Công nghệ: Số lượng và chất lượng của các hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu chịu tác động mạnh. Đối với xuất khẩu quyết định đến giá trị gia tăng cho sản phẩm và chi phí trung gian cho sản phẩm dùng để xuất khẩu. Tác động đáng kể trong việc tạo lợi thế cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Còn đối với nhập khẩu, một bước gián tiếp cho ta tiếp nhận được công nghệ tiên tiến, một cách thức để rút ngắn thời công nghiệp hóa, hướng dần đến theo hướng thay thế nhập khẩu. Mở rộng tích cực cán cân thương mại. b. Chính trị và pháp luật Luật pháp trong và ngoài nước: Yếu tố này tác động mạnh mẽ đến hoạt động thương mại hợp pháp trên thị trường thế giới. Tạo những điều kiện thuận lợi và có thể gây khó khăn trong chu trình xuất. nhập khẩu. Môi trường chính trị trong và ngoài nước: Sự ổn định hay bất ổn về mặt chính trị nó tác động đến các hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia và do vậy thương mại quốc tế là nhân tố cũng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nhân tố này. c. Văn hóa. Thị hiếu của người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu hàng hóa: Nhu cầu tiêu dụng ở mỗi quốc gia là khác nhau do sự khác biệt về phong tục,tập quán, văn hóa,các yếu tố mùa vụ và chu kì tiêu dùng. Hoạt động xuất khẩu cần phải quan tâm đến các yếu tố này, nó sẽ quyết định xu hướng tiêu dùng , kéo theo là xu hướng nhập khẩu có thể tăng hoặc giảm. 1.3.2. Các nhân tố bên trong Chiến lược phát triển thương mại quốc tế của quốc gia: hướng phát triển của chiến lược thương mại quốc tế, các định mức xuất, nhập khẩu cần đạt trong kì kế hoạch có vai trò quyết định đến hướng phát triển của hoạt động ngoại thương theo chiều rộng hay theo chiều sâu. Chất lượng, cơ cấu các mặt hàng tham giá xuất, nhập khẩu: Xác định các mặt hàng chủ lực có phải là lơi thế của quốc gia hay không, nó quyết định đến lợi thế so sánh trong giao dịch thương mại quốc tế. Thị trường xuất, nhập khẩu hướng tới: Cơ cấu thị trường mà hoạt động ngoại thương hướng tới, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu, ảnh hưởng đáng kể đến năng lực cạnh tranh của hoạt động xuất khẩu, chất lượng các mặt hàng nhập khẩu. Các thị trường khó tính hay dễ tính đều tác động đến chu trình giao dịch của xuất khẩu. Việc nâng cao được kim ngạch xuất khẩu cũng phụ thuộc vào định hướng phát triển tại các thị trường nhập khẩu:là việc khôi phục thị trường truyền thống, chú trọng thị trường tiềm năng hay phát triển thị trường mới. 2. KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. 2.1. Khái quát về kế hoạch thương mại quốc tế. Kế hoạch thương mại quốc tế là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nó đưa ra định hướng phát triển thương mại quốc tế, các mục tiêu về thương mại quốc tế cần thực hiện trong thời kì kế hoạch và hệ thống các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế. Kế hoạch thương mại quốc tế gồm 3 nội dung là: - Định hướng về thương mại quốc tế trong kỳ kế hoạch. - Các mục tiêu về xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại. - Các chính sách phát triển thương mại quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ của kế hoạch thương mại quốc tế. - Xác định quy mô và tốc độ hoạt động xuất khẩu - nhập khẩu đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và tiến trình hội nhập của đất nước. Yếu tố này phản ánh qua mức gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu thuần. - Xác định danh mục sản phẩm xuất khẩu chủ yếu, đảm bảo phát huy được lợi thế so sánh của đất nước và hiệu quả kinh tế của xuất khẩu. - Xác định danh mục các sản phẩm nhập khẩu, đảm bảo cho phục vụ sản xuất trong nước. Cần phải xác định các loại sản phẩm ưu tiên nhập khẩu, đặc biệt là máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, nhất là hàng tiêu dùng xa xỉ - Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm: trong hoạt động ngoại thương, thị trường luôn được coi là mặt mạnh là yếu tố quyết định đến chu trình của hoạt động thương mại quốc tế. Một định hướng tốt vào các thị trường tiềm năng là phương thức để tăng kim ngạch xuất khẩu. - Đề ra các chính sách hợp lý, thúc đẩy hoạt động xuất - nhập khẩu: Các cơ chế, chính sách khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phù hợp trong từng thời kỳ là cơ sở cần thiết cho phát triển thương mại ổn định và hiệu quả. 2.3. Nội dung kế hoạch thương mại quốc tế. 2.3.1. Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động ngoại thương trong thời gian qua. Quá trình phân tích đánh giá thực trạng cần tiến hành trên hệ thống các kết quả đạt được về mục tiêu chung, cũng như các kết quả đạt được trong cơ cấu các mặt hàng, các thị trường cụ thể. Xác định sự đóng góp vào tốc độ tăng trưởng của thương mại quốc tế nói riêng và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó cần phân tích các mặt hàng chủ lực trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Sự tăng trưởng của nó đóng góp như thế nào vào kinh tế thương mại của đất nước? Đánh giá tỷ trọng của của các mặt hàng được coi là lợi thế so sánh của đất nước so với thế giới. Yếu tố nào đảm bảo các chỉ tiêu về cả chất lượng cũng như số lượng kim ngạch xuất khẩu trong kỳ kế hoạch hay sự tác động nào làm giảm sút cán cân thương mại quốc tế của đất nước… Những đánh giá đó sẽ khái quát được tình hình hoạt động thương mại quốc tế trong quan hệ thương mại của quốc gia trong thời gian qua. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng. Từ đó xác định hướng chiến lược trong kì kế hoạch tới, thấy đươc các điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức đối với ngoại thương trong thời kỳ kế hoạch. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện hướng phát triển của xuất khẩu nhằm đóng góp tích cực vào thương mại quốc tế của đất nước cũng như hướng chiến lược ngoại thương trong thời kỳ hội nhập WTO. 2.3.2. Định hướng, mục tiêu và các mục tiêu thương mại quốc tế. 2.3.2.1. Định hướng Một hướng đi đúng phù hợp với tình hình thực trạng trong nước, phù hợp với chiến lược phát triển chung của quốc gia, đồng thời khẳng định được năng lực cạnh tranh trong kinh tế đối ngoại, tránh sự lệ thuộc trong thương mại quốc tế, phát huy tốt vai trò của hoạt động kinh tế này là yêu cầu trong nội dung kế hoạch thương mại quốc gia. Bên cạnh định hướng chung, xuất khẩu hay nhập khẩu, hoạt động nào cần được chú trọng nhiều hơn, phụ thuộc vào vị trí của quốc gia đang trong giai đoạn nào của quá trình phát triển. Do đó nhiệm vụ xác định các nhóm mặt hàng cụ thể của xuất khẩu, nhập khẩu hay danh mục các thị trường chủ yếu cần phải có các định hướng phù hợp nhằm tận dụng tối đa được điều kiện thuận lợi của nhập khẩu, phát huy hoàn toàn được lợi thế của xuất khẩu, tạo cân bằng tích cực trong cán cân thương mại quốc tế. Theo đó có 3 định hướng cho phát triển thương mại quốc tế. Một là: Định hướng xuất khẩu bằng sản phẩm thô: Định hướng này nhằm vào các mặt hàng của nông , lâm, thủy sản và sản phẩm các ngành khai thác khoáng sản. Nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề về vốn và công nghệ, phát triển được ngành có lợi thế. Tuy nhiên lại có nhiều hạn chế do: cầu sản phẩm thô có xu hướng giảm, cung luôn biến động và nhiều bất lợi về giá. Định hướng này chỉ phù hợp với các quốc gia đang phát triển, nhiều hạn chế về vốn, công nghệ lạc hậu. Hai là: Định hướng chiến lược thay thế nhập khẩu: định hướng này chỉ là một đoạn trong chu trình sống của sản phẩm. Nhằm mục tiêu hướng vào phát triển nội địa, bảo vệ các ngành còn non trẻ chưa đủ sức cạnh tranh. Xuất phát của chiến lược này là hạn chế nhập khẩu các hàng hóa tiêu dùng cuối cùng. Khi vốn tích lũy được gia tăng va công nghệ đã được nâng cao sẽ hạn chế tiếp nhập khẩu các hàng hóa trung gian. Và tiếp đến là xóa bỏ nhập khẩu. Định hướng này chỉ phù hợp với quốc gia phát triển, nắm chắc công nghệ, chủ động được đầu tư và nguồn lực, thị trường trong nước đủ lớn và chính sách bảo hộ của chính phủ phù hợp. Sẽ có nhiều hạn chế đối với các quốc gia đang phát triển nếu áp dụng chiến lược này như: giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, hạn chế xu hương công nghiệp hóa của đất nước, tăng nợ nước ngoài… Ba là: Hướng về xuất khẩu: Là chiến lược hướng ra thị trường quốc tế để xuất khẩu sản phẩm, bao gồm cả xuất khẩu sản phẩm thô và sản phẩm công nghệ, dựa vào lợi thế so sánh của đất nước. Nhằm mục tiêu tạo nên một cơ cấu mở, phát triển các ngành có lợi thế, tăng khả năng tiêu dùng kể cả các mặt hàng không có khả năng sản xuất. Đây cũng là hướng chiến lược phù hợp cho các nước đang phát triển. Tuy vậy lại thiếu tính bền vững trong chuỗi giá trị quốc tế, thị trường trong nước không được chú trọng. 2.3.2.2. Mục tiêu Hệ thống các mục tiêu đối với kế hoạch thương mại quốc tế của quốc gia bao gồm hai hệ thống mục tiêu chính là mục tiêu cho kế hoạch xuất khẩu và mục tiêu cho kế hoạch nhập khẩu cụ thể: Đối với hoạt động xuât khẩu. Thứ nhất là hệ thống các mục tiêu về quy mô phát triển. Đây là mục tiêu mang tính tổng quát nhất về thành tựu của xuất khẩu mong muốn đạt được trong kỳ kế hoạch. Phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự biến động trên thị trường quốc tế. Nó bao gồm mục tiêu về: - Tổng kim ngạch xuất khẩu . - Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu .. - Mục tiêu lồng ghép như xuất khẩu bình quân đầu người, tỷ trọng xuất khẩu. Thứ hai là các mục tiêu về danh mục các hàng hóa xuất khẩu Phương hướng chủ đạo để phát triển xuất khẩu là tạo dựng danh mục các hàng hóa xuất khẩu(gồm cả sản phẩm sản xuất và dịch vụ) trong đó cần chú trọng đặc biệt tới những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là giới hạn vào những mặt hàng cố định mà linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trường và biến động giá cả. Đồng thời cần tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, nhiều chất xám, có công nghệ mới để tạo cho nhóm hàng này có v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docke hoach TMQT.doc
  • docKH TMQT 2.doc
Luận văn liên quan