Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên tất cả các lĩnh vực, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang hướng đến mục tiêu "đến năm 2020, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Công nghệ thông tin - truyền thông đã và đang trở thành một lĩnh vực có vị trí rất quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước.
Từ năm 1995 đến nay, Nhà nước đã quyết định nhiều chủ trương; triển khai nhiều chương trình, đề án, dự án. công nghệ thông tin - truyền thông trong hệ thống cơ quan của Đảng và Nhà nước nhằm ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện tin học hoá trong các lĩnh vực hoạt động của cơ quan Đảng, bộ máy Nhà nước và các ngành, các cấp.
Trong sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, y tế, văn hoá, giáo dục. quá trình tin học hoá đã diễn ra nhanh chóng, đem lại nhiều kết quả. Ở nước ta, bước đầu đã hình thành khu vực kinh tế thông tin trong nền kinh tế. Hàng năm, khu vực này đều có chỉ số tăng trưởng từ 30% trở lên. Các nhà đầu tư nước ngoài đã nhận thấy những tiềm năng to lớn; triển khai nhiều dự án, trong đó có những dự án có quy mô lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông ở nước ta.
Công nghệ thông tin - truyền thông đã và đang trực tiếp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Để trở thành một nước công nghiệp phát triển; nhanh chóng tiếp cận kinh tế tri thức, nền kinh tế nước ta nhất định phải tiếp tục thúc đẩy nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin; thúc đẩy quá trình tin học hoá trong tất cả các ngành sản xuất, trong các lĩnh vực đời sống xã hội và trước hết là trong hoạt động quản lý của các cấp.
Tuy vậy, hiện nay trong hoạt động của cơ quan Đảng và Nhà nước (bao gồm các đơn vị quản lý hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp), việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông còn nhiều hạn chế, bất cập. Một số đề án, dự án cấp quốc gia gần đây đã không thực hiện được mục tiêu, không đảm bảo tiến độ, quản lý lỏng lẻo, yếu kém. Hệ quả tất yếu là không thực hiện được yêu cầu tin học hoá trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trước hết là tin học hoá quản lý hành chính nhà nước; gây tổn thất về kinh tế và tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với việc thực hiện các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông do Nhà nước đầu tư và chỉ đạo thực hiện.
Ngày 17/10/2000, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã có Chỉ thị số 58/CT-TƯ về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2006, Quốc hội đã thông qua và công bố Luật Công nghệ thông tin - truyền thông của nước ta. Gần đây, ngày 10/4/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong các cơ quan nhà nước. Đó là những văn kiện rất quan trọng, không chỉ có vai trò xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông ở nước ta trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà còn là cơ sở pháp lý để các cấp từ Trung ương đến cơ sở xác định các chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy quá trình tin học hoá các lĩnh vực hoạt động trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước và trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
b, Với sự hợp nhất của Học viện Hành chính quốc gia, từ năm 2007, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã trở thành một cơ sở lớn nhất, một trung tâm quốc gia về đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận, trang bị kiến thức, kỹ năng về quản lý nhà nước; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng và Chính phủ. Trong giai đoạn cách mạng mới, vai trò, vị thế và tầm vóc của Học viện càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.
Ngày nay, công nghệ thông tin - truyền thông - truyền thông đã trở thành công cụ, phương tiện, giải pháp công nghệ có hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội lớn nhất trong việc khai thác, cung cấp các nguồn tài nguyên thông tin cho mọi đối tượng. Với máy tính điện tử và các hệ thống mạng, công nghệ thông tin - truyền thông - truyền thông cung cấp phương tiện làm việc để mọi người có thể trao đổi dữ liệu trên phạm vi toàn cầu. Khi được ứng dụng trong thực tế, công nghệ thông tin - truyền thông - truyền thông không chỉ nâng cao năng suất, hiệu quả xử lý thông tin mà còn trở thành một nhân tố trực tiếp tác động đến phương pháp tư duy, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ và tất cả mọi thành viên trong từng tổ chức.
86 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2389 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Kết luận và kiến nghị 81
Tài liệu tham khảo 85
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
a, Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên tất cả các lĩnh vực, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang hướng đến mục tiêu "đến năm 2020, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Công nghệ thông tin - truyền thông đã và đang trở thành một lĩnh vực có vị trí rất quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước.
Từ năm 1995 đến nay, Nhà nước đã quyết định nhiều chủ trương; triển khai nhiều chương trình, đề án, dự án... công nghệ thông tin - truyền thông trong hệ thống cơ quan của Đảng và Nhà nước nhằm ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện tin học hoá trong các lĩnh vực hoạt động của cơ quan Đảng, bộ máy Nhà nước và các ngành, các cấp.
Trong sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, y tế, văn hoá, giáo dục... quá trình tin học hoá đã diễn ra nhanh chóng, đem lại nhiều kết quả. Ở nước ta, bước đầu đã hình thành khu vực kinh tế thông tin trong nền kinh tế. Hàng năm, khu vực này đều có chỉ số tăng trưởng từ 30% trở lên. Các nhà đầu tư nước ngoài đã nhận thấy những tiềm năng to lớn; triển khai nhiều dự án, trong đó có những dự án có quy mô lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông ở nước ta.
Công nghệ thông tin - truyền thông đã và đang trực tiếp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Để trở thành một nước công nghiệp phát triển; nhanh chóng tiếp cận kinh tế tri thức, nền kinh tế nước ta nhất định phải tiếp tục thúc đẩy nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin; thúc đẩy quá trình tin học hoá trong tất cả các ngành sản xuất, trong các lĩnh vực đời sống xã hội và trước hết là trong hoạt động quản lý của các cấp.
Tuy vậy, hiện nay trong hoạt động của cơ quan Đảng và Nhà nước (bao gồm các đơn vị quản lý hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp), việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông còn nhiều hạn chế, bất cập. Một số đề án, dự án cấp quốc gia gần đây đã không thực hiện được mục tiêu, không đảm bảo tiến độ, quản lý lỏng lẻo, yếu kém. Hệ quả tất yếu là không thực hiện được yêu cầu tin học hoá trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trước hết là tin học hoá quản lý hành chính nhà nước; gây tổn thất về kinh tế và tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với việc thực hiện các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông do Nhà nước đầu tư và chỉ đạo thực hiện.
Ngày 17/10/2000, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã có Chỉ thị số 58/CT-TƯ về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2006, Quốc hội đã thông qua và công bố Luật Công nghệ thông tin - truyền thông của nước ta. Gần đây, ngày 10/4/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong các cơ quan nhà nước. Đó là những văn kiện rất quan trọng, không chỉ có vai trò xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông ở nước ta trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà còn là cơ sở pháp lý để các cấp từ Trung ương đến cơ sở xác định các chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy quá trình tin học hoá các lĩnh vực hoạt động trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước và trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
b, Với sự hợp nhất của Học viện Hành chính quốc gia, từ năm 2007, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã trở thành một cơ sở lớn nhất, một trung tâm quốc gia về đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận, trang bị kiến thức, kỹ năng về quản lý nhà nước; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng và Chính phủ. Trong giai đoạn cách mạng mới, vai trò, vị thế và tầm vóc của Học viện càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.
Ngày nay, công nghệ thông tin - truyền thông - truyền thông đã trở thành công cụ, phương tiện, giải pháp công nghệ có hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội lớn nhất trong việc khai thác, cung cấp các nguồn tài nguyên thông tin cho mọi đối tượng. Với máy tính điện tử và các hệ thống mạng, công nghệ thông tin - truyền thông - truyền thông cung cấp phương tiện làm việc để mọi người có thể trao đổi dữ liệu trên phạm vi toàn cầu. Khi được ứng dụng trong thực tế, công nghệ thông tin - truyền thông - truyền thông không chỉ nâng cao năng suất, hiệu quả xử lý thông tin mà còn trở thành một nhân tố trực tiếp tác động đến phương pháp tư duy, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ và tất cả mọi thành viên trong từng tổ chức...
Trong quản lý nhà nước, công nghệ thông tin - truyền thông - truyền thông có mối liên hệ chặt chẽ và trực tiếp thúc đẩy quá trình đổi mới, cải cách nền hành chính quốc gia. Hiệu quả đích thực của ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, tin học hoá trong các lĩnh vực chính là tăng năng suất lao động, hiệu quả công tác quản lý; gia tăng giá trị của các sản phẩm, trước hết là các sản phẩm yêu cầu có hàm lượng tri thức cao.
Các chức năng cơ bản của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh là đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học, tất yếu nhu cầu về thông tin và xử lý thông tin ngày càng đòi hỏi phải được đáp ứng cao hơn. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, tin học hoá các lĩnh vực hoạt động của Học viện không chỉ là nhu cầu khách quan mà còn góp phần đề cao vai trò, vị thế và tầm vóc của Học viện. Tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện có vai trò và tác dụng là khâu mở đầu, có ý nghĩa quan trọng nhất của quá trình tin học hoá các lĩnh vực hoạt động của hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
c, Từ giai đoạn 1995 - 1996, khi Nhà nước có chủ trương triển khai các chương trình quốc gia về công nghệ thông tin, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã được chính thức tham gia các chương trình, dự án này. Những kết quả bước đầu của nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, tin học hoá ở trung tâm Học viện là: đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng thông tin tương đối hiện đại với các hệ thống máy chủ của trung tâm Tích hợp dữ liệu, đường truyền dữ liệu bằng cáp quang có thông lượng đường truyền rất lớn; các đơn vị tại trung tâm Học viện đều được trang bị máy tính điện tử có kết nối mạng để làm việc; nhiều cán bộ, nhân viên đã được đào tạo về kiến thức, kỹ năng tin học có thể sử dụng có hiệu quả trong công tác chuyên môn; Học viện đã xây dựng được một trang thông tin điện tử với số người truy cập, sử dụng ngày càng tăng; là một phương tiện trao đổi thông tin có hiệu quả cao trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị...
Tuy nhiên, đến nay việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong công tác quản lý các lĩnh vực hoạt động của các đơn vị tại trung tâm Học viện vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Nổi lên là những vấn đề sau.
- Chưa xác định được phương hướng, chủ trương, kế hoạch và các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ tin học hoá công tác quản lý của Học viện. Các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật - công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông chưa có điều kiện ứng dụng để phát huy hiệu quả công tác quản lý, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học. Nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến trong xử lý thông tin có thể áp dụng có hiệu quả trong hệ thống thông tin của Học viện nhưng chưa được nghiên cứu, xem xét và đề xuất ứng dụng trong thực tiễn...
- Một bộ phận trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò, tác dụng, hiệu quả của nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hoá công tác quản lý các lĩnh vực hoạt động ở trung tâm Học viện. Vì vậy, chưa coi trọng công tác xử lý thông tin trên máy tính điện tử và trên môi trường mạng; chưa xây dựng được các nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý; chưa quan tâm đến việc nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng tin học để sử dụng cho công tác chuyên môn đồng thời tích cực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông cho đơn vị v.v..
- Công tác quản lý của Học viện, trong đó có nhiều nội dung thuộc chức năng quản lý nhà nước như quản lý cán bộ, công chức, học viên; quản lý công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học; quản lý tài chính, vật tư, tài sản... vẫn được tiến hành theo cách thức, nề nếp cũ, lạc hậu và kém hiệu quả; không kịp đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý.
Nhiều công đoạn trong quy trình công tác quản lý có thể sử dụng máy tính điện tử và các chương trình phần mềm trên máy tính để tác nghiệp nhưng kể cả khi đã có các yếu tố này thì vẫn thực hiện bằng thao tác thủ công nên năng suất, chất lượng, hiệu quả không cao; thiếu tính khách quan, chính xác; lãng phí thời gian và ngân sách...
Nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý nghèo nàn, thiếu thốn; chưa được quan tâm xây dựng, lưu trữ và bảo quản bằng các phương pháp hiện đại nhằm sẵn sàng truy xuất và đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý.
Các tài nguyên thông tin như máy tính điện tử và các hệ thống mạng, truyền hình giảng đường; các vật tư thiết bị công nghệ thông tin; các nguồn dữ liệu số hoá... do thiếu chủ trương, kế hoạch và giải pháp kỹ thuật công nghệ nên chưa phát huy tác dụng; chưa được khai thác triệt để, gây nên sự lãng phí không đáng có trong khi sự phát triển của công nghệ thông tin - truyền thông lại rất nhanh chóng.
- Do xử lý thông tin vẫn theo phương thức thủ công, truyền thống nên hoạt động của từng đơn vị trong hệ thống Học viện và tại trung tâm Học viện vẫn trong tình trạng phổ biến là cục bộ, khép kín. Các cơ quan lãnh đạo, quản lý của Học viện rất khó nắm bắt chính xác tình hình cụ thể của các đơn vị. Thông tin từ trên xuống bị thất lạc hoặc chậm trễ. Báo cáo từ dưới lên không đầy đủ, số liệu thiếu chính xác là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến chất lượng và tính khả thi của các quyết định về lãnh đạo, quản lý. Công tác quản lý hành chính nhà nước chậm được đổi mới và kém hiệu lực v.v..
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc Giám đốc Học viện quyết định đưa vào kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2009 đề tài Các giải pháp tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh là phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Học viện.
Mặc dầu trong khuôn khổ của đề tài này chưa thể có đủ điều kiện để thực hiện các nội dung cụ thể, chi tiết về việc tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện nhưng trên cơ sở đề xuất các giải pháp có tính hệ thống, có cơ sở lý luận, cơ sở lý thuyết và thực tiễn sẽ là khâu mở đầu cho quá trình xác định một cách đầy đủ những vấn đề cơ bản về tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện; định hướng nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý của Học viện. Đồng thời, các Học viện khu vực có thể tham khảo để thực hiện nhiệm vụ tin học hoá các hoạt động của cả hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Ở nước ta, các nghiên cứu khoa học đối với lĩnh vực tin học và công nghệ thông tin - truyền thông là một trong những nội dung đã được quan tâm từ nhiều năm qua, nhất là từ năm 1995, khi Nhà nước chính thức có chủ trương và các kế hoạch, chương trình về ứng dụng công nghệ thông tin.
Tuy vậy, nghiên cứu về tin học hoá tức là ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong từng lĩnh vực cụ thể thì các nhà nghiên cứu thường nghiêng về hướng làm thế nào để nhanh chóng đưa công nghệ thông tin - truyền thông vào lĩnh vực đó nhằm khai thác được những tiến bộ về kỹ thuật - công nghệ; đầu tư trang thiết bị; đào tạo người sử dụng... Việc nghiên cứu các giải pháp có tính đồng bộ như những vấn đề về chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - truyền thông để tin học hoá, những vấn đề về cơ chế, chính sách, về con người... thường chưa được chú ý. Gần đây, thất bại của Đề án Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 (thường gọi là Đề án 112) đã thể hiện rất rõ điều đó.
Mặt khác, các chương trình, đề án về công nghệ thông tin - truyền thông của Nhà nước như Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin - truyền thông đến năm 2000 (IT 2000), Đề án 112, Đề án 47 (Tin học hoá hoạt động các cơ quan của Đảng)... thực chất là thực hiện tin học hoá các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, của các cơ quan của Đảng. Mặc dầu trong các chương trình này có bao gồm các hoạt động nghiên cứu khoa học nhưng xét về bản chất thì đó là các chương trình đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và quyết định thực hiện trên diện rộng. Các hạng mục của những chương trình và đề án này đều được đầu tư và bắt buộc phải thực hiện cho dù về phương diện khoa học có thể còn những vấn đề phải bàn luận và nghiên cứu. Từ đó có thể nhận thấy, trong thực tiễn vấn đề tin học hoá có thể đã được triển khai thực hiện trên phạm vi rộng lớn nhưng những đề tài nghiên cứu khoa học về tin học hoá còn ít được coi trọng.
Tuy nhiên, trong các tài liệu đã công bố của đề án nêu trên nhiều nội dung về phương diện khoa học, kỹ thuật - công nghệ vẫn có thể tham khảo và vận dụng.
Những công trình đã công bố liên quan đến vấn đề tin học hoá công tác quản lý có thể tham khảo gồm: Quản lý thông tin và công nghệ thông tin - truyền thông của Nguyễn Khắc Khoa, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội, 2000; Tin học hoá công tác văn thư, lưu trữ và thư viện của Dương Văn Khảm, Hà Nội, 1995. Một số bài báo Tạp chí chuyên ngành công nghệ thông tin - truyền thông (bản giành cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý) đã đề cập đến vấn đề tin học hoá như Chấm công - từ thẻ giấy đến thẻ điện tử của Nhật Thanh, PC World số tháng 6/2002; Máy tính quản lý chuyền may của Nguyễn Thanh Thi, PC World số tháng 7/2002...
Trên tạp chí chuyên ngành này cũng đăng tải một số bài giới thiệu kinh nghiệm tin học hoá của các cơ quan, đơn vị cả trong và ngoài nước như Lotus Domino và bài học kinh nghiệm của NewYork của Trung Hải, PC World số tháng 8/2002 hoặc gần đây có bài Ủy ban huyện điều hành trực tuyến của Phi Quân, PC World số tháng 2/2008; Điều hành sản xuất với MES của Việt Dũng, PC World số tháng 4/2008; Hội họp từ xa với Tele Presence của Như Dũng PC World số tháng 5/2008 v.v..
Tuy vậy, số công trình nghiên cứu về tin học hoá trong công tác quản lý còn còn rất mỏng và thưa thớt. Trên các tạp chí chuyên ngành công nghệ thông tin, chưa thấy các tác giả đề xuất và luận chứng một cách toàn diện đến vấn đề tin học hoá công tác quản lý trong một mô hình tổ chức nhất định nào đó của cơ quan nhà nước. Đến năm 2008, các luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ về chủ đề này đều chưa thấy công bố.
Ở Học viện CTQG Hồ Chí Minh, từ giai đoạn 1995 - 1996, Bộ môn Tin học của Học viện đã chủ trì thực hiện đề tài cấp cơ sở "Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong công tác quản lý"; năm 2002, Giám đốc Học viện CTQG Hồ Chí Minh đã quyết định triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ "Các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hệ thống Học viện CTQG Hồ Chí Minh" và đã nghiệm thu, đạt kết quả tốt. Tiếp đến, năm 2005, Văn phòng Học viện tổ chức nghiên cứu đề tài "Thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong công tác quản lý tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh" (loại đề tài Giám đốc giao nhiệm vụ)...
Khái quát chung là các đề tài nghiên cứu khoa học về tin học hoá công tác quản lý hiện nay chưa nhiều, nhất là những đề tài nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn; xác định phương hướng, giải pháp và đề xuất, luận chứng về các mô hình tin học hoá trong công tác quản lý. Các công trình nghiên cứu thường chỉ mới đề cập đến một số khía cạnh về tin học hoá trong một vấn đề cụ thể cần phải quản lý mà chưa hướng đến lý giải những vấn đề có tính hệ thống, có cơ sở khoa học và thực tiễn để từ đó có thể đề xuất các giải pháp đồng bộ có tính khả thi đối với nhiệm vụ tin học hoá trong một mô hình tổ chức nhất định.
3. Mục tiêu của đề tài:
Xây dựng hệ giải pháp tin học hoá công tác quản lý các lĩnh vực hoạt động của Học viện tại trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
4. Các nội dung nghiên cứu chủ yếu:
4.1 Các vấn đề lý thuyết về tin học hoá, bao gồm: Tin học hoá và tin học hoá công tác quản lý; các lý thuyết và mô hình tin học hoá công tác quản lý; những vấn đề lý thuyết về quản lý trực tuyến.
4.2 Các vấn đề về thực trạng tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, gồm: Tin học hoá công tác quản lý với vai trò, tầm vóc của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; thực trạng về tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện.
4.3 Các giải pháp tin học hóa công tác quản lý tại trung tâm Học viện, gồm: giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy quá trình tin học hoá công tác quản lý; nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông; quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông trong hệ thống Học viện.
4.4 Các giải pháp về kỹ thuật - công nghệ nhằm thúc đẩy quá trình tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện, gồm: về xây dựng hạ tầng kỹ thuật thông tin; cơ sở lý thuyết, tính khả thi và mô hình quản lý trực tuyến nhằm mục tiêu tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; các biện pháp cụ thể về về kỹ thuật - công nghệ nhằm thúc đẩy quá trình tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện trong giai đoạn trước mắt (2010 - 2015) và các giai đoạn tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện. Những vấn đề đặt ra cho nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài không chỉ thuần tuý về chuyên môn kỹ thuật, công nghệ thông tin - truyền thông mà còn liên quan đến các hoạt động trong công tác quản lý; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và các hoạt động chung của Học viện. Các phương pháp nghiên cứu sẽ được áp dụng là:
- Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu, phân tích các tài liệu liên quan về chủ trương, chính sách công nghệ thông tin - truyền thông của Đảng, Nhà nước; các tài liệu về kỹ thuật, công nghệ thông tin - truyền thông để hệ thống hoá những vấn đề cơ bản, chủ yếu liên quan đến nhiệm vụ tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện.
- Xây dựng mô hình và đặt giả thuyết để chứng minh đối với các mô hình tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện.
- Kết hợp các phương pháp logic - lịch sử, phân tích, so sánh... và căn cứ tình hình thực tế của Học viện để xác định những vấn đề về định hướng ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, tin học hoá công tác quản lý của Học viện
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Đề tài "Các giải pháp tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh" sẽ tập trung nghiên cứu trên các vấn đề chủ yếu: một là, mối quan hệ giữa công nghệ thông tin, tin học hoá với công tác lãnh đạo, quản lý tại Học viện; hai là, các giải pháp công nghệ hiện đại về quản lý trực tuyến để ứng dụng vào tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; ba là, xây dựng và đề xuất các mô hình ứng dụng cụ thể cho nhiệm vụ tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện.
Khi thực hiện thành công, đề tài sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông trên các phương diện sau.
- Trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống các vấn đề về mối quan hệ giữa lãnh đạo, quản lý và ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, đề tài góp phần hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về mảng vấn đề này nhằm cung cấp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tại Học viện cũng như những người liên quan đến loại hình hoạt động này. Khối kiến thức này có thể làm tài liệu nghiên cứu, phục vụ giảng dạy cho đối tượng đào tạo là cán bộ lãnh đạo, quản lý tại Học viện và các cơ sở đào tạo cán bộ ở nước ta hiện nay.
- Các sản phẩm của đề tài sẽ là một tập hợp các tài liệu về giải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3. Tong quan khoa hoc.doc
- 1. Bia Tong quan.doc