Kiến trúc của mạng NGN là kiến trúc phân tán vì thế mà các chức năng báo hiệu và xử lý báo hiệu, chuyển mạch, điều khiển cuộc gọi, được thực hiện bởi các thiết bị nằm phân tán trong cấu hình mạng. Để có thể tạo ra các kết nối giữa các đầu cuối nhằm cung cấp dịch vụ, các thiết bị này phải trao đổi các thông tin báo hiệu và diều khiển được với nhau. Cách thức trao đổi các thông tin báo hiệu và điều khiển đó được quy định trong các giao thức báo hiệu và điều khiển được sử dụng trong mạng. Về cơ bản, trong mạng NGN có các giao thức báo hiệu và điều khiển sau:
H.323
SIP
BICC
SIGTRAN
MGCP, MEGACO/H.248
Các giao thức này có thể phân thành 2 loại: các giao thức ngang hàng (H.323, SIP, BICC) và các giao thức chủ tớ (MGCP, MEGACO/H.248) như trong hình 1.11. Sự khác nhau cơ bản giữa hai cách tiếp cận này là ở chỗ “khả năng thông minh” (intelligent) được phân bổ như thế nào giữa các thiết bị biên của mạng và các server. Sự lựa chọn cách nào là phụ thuộc vào chi phí hệ thống, triển khai dịch vụ, độ khả thi. Một giải pháp tổng thể sử dụng ưu điểm của cả hai cách tiếp cận nên đã được xem xét.
41 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2901 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giao thức báo hiệu trong NGN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Lời mở đầu:
Kiến trúc của mạng NGN là kiến trúc phân tán vì thế mà các chức năng báo hiệu và xử lý báo hiệu, chuyển mạch, điều khiển cuộc gọi,…được thực hiện bởi các thiết bị nằm phân tán trong cấu hình mạng. Để có thể tạo ra các kết nối giữa các đầu cuối nhằm cung cấp dịch vụ, các thiết bị này phải trao đổi các thông tin báo hiệu và diều khiển được với nhau. Cách thức trao đổi các thông tin báo hiệu và điều khiển đó được quy định trong các giao thức báo hiệu và điều khiển được sử dụng trong mạng. Về cơ bản, trong mạng NGN có các giao thức báo hiệu và điều khiển sau:
H.323
SIP
BICC
SIGTRAN
MGCP, MEGACO/H.248
Các giao thức này có thể phân thành 2 loại: các giao thức ngang hàng (H.323, SIP, BICC) và các giao thức chủ tớ (MGCP, MEGACO/H.248) như trong hình 1.11. Sự khác nhau cơ bản giữa hai cách tiếp cận này là ở chỗ “khả năng thông minh” (intelligent) được phân bổ như thế nào giữa các thiết bị biên của mạng và các server. Sự lựa chọn cách nào là phụ thuộc vào chi phí hệ thống, triển khai dịch vụ, độ khả thi. Một giải pháp tổng thể sử dụng ưu điểm của cả hai cách tiếp cận nên đã được xem xét.
Sau đây ta sẽ tìm hiểu một cách chi tiết về các giao thức báo hiệu và điều khiển này.
Các giao thức ngang hàng
1.1 Giao thức H.323.
1.1.1. Tổng quan về giao thức H.323 .
H.323 là một tiêu chuẩn xác định các bộ phận, giao thức và các thủ tục để cung cấp các dịch vụ liên lạc đa truyền thông - hình ảnh âm thanh thời gian thực, trao đổi dữ liệu trên mạng gói, bao gồm giao thức internet IP – mạng cơ sở. H.323 là một phần các khuyến nghị ITU-T - họ tiêu chuẩn H.32X để cung cấp các dịch vụ trao đổi đa truyền thông trong sự đa dạng biến thể mạng.
Tiêu chuẩn H.323 là công nghệ nền tảng trong truyền dẫn âm thanh thời gian thực, hình ảnh, trao đổi dữ liệu trên mạng gói cơ sở - nền gói ( Hình 1). Mạng gói cơ sở bao gồm các mạng nền IP ( như mạng internet), các tổng đài chuyển mạch gói internet (Internet packet exchange ) – các mạng LAN cơ sở, các mạng công sở - doanh nghiệp, các mạng khu vực lớn MANs, các mạng diện rộng WANs. H.323 có thể được ứng dụng cơ chế biến đổi - Chỉ có âm thanh ( IP telephony ); hay âm thanh và hình ảnh ( videotelephony); hay âm thanh và dữ liệu; hay cả âm thanh, hình ảnh và dữ liệu. H.323 có thể áp dụng trong liên lạc đa truyền thông, đa điểm (multipoint– multimedia). H.323 cung cấp các dịch vụ gia tăng, có thể áp dụng trong một vùng có biến động lớn về kích cỡ mạng và dịch vụ cung cấp.
/
Hình1 .1 . Thiết bị đầu cuối H323 trong mạng gói .
1.1.2. Các thành phần của H.323
Tiêu chuẩn H.323 xác định 4 loại bộ phận, khi các mạng hoạt động cùng với nhau, để cung cấp các liên lạc dịch vụ đa truyền thông với phương thức điểm tới điểm hoặc điểm tới đa điểm:
Thiết bị đầu cuối – terminal.
Gateway.
Gatekeeper.
Đơn vị điều khiển đa điểm MCU- Multipoint Control Units.
/
Hình 1.2: Mô hình mạng H.323 đơn giản
/
Hình 1.3: Mạng H.323
1.1.2.1 Thiết bị đầu cuối:
Dùng trong liên lạc đa truyền thông song hướng thời gian thực, một thiết bị đầu cuối H.323 có thể là một máy tính PC hay một thiết bị đơn lẻ chạy các ứng dụng H.323. Nó đáp ứng các liên lạc về âm thanh, có thể tuỳ chọn thêm tín hiệu hình ảnh hay dữ liệu. Bởi vì các dịch vụ căn bản cung cấp bởi một thiết bị đầu cuối H.323 là liên lạc về âm thanh, một đầu cuối H.323 chạy trên nguyên lý dịch vụ thoại IP. Nó chạy trên một chồng ( stack ) giao thức H.323 và các ứng dụng đa truyền thông. Mục đích chính của H.323 là hoạt động được với các đầu cuối đa truyền thông khác. Đầu cuối H.323 tương thích với các đầu cuối H.324 trên mạng chuyển mạch kênh SCN và mạng không dây – wireless networks, các đầu cuối trên mạng ISDN và B-ISDN và các đầu cuối H.322 có cam kết chất lượng dịch vụ (LAN ). Đầu cuối H.323 có thể dùng trong phương thức hội nghị đa điểm . Các đầu cuối H.323 phải đáp ứng:
Giao thức H.245 tạo khả năng trao đổi cho các đầu cuối và các kênh truyền thông media.
H.225 tạo tín hiệu gọi và thiết lập cuộc gọi.
RAS cho đăng ký và các điều khiển chấp nhận với một GK – GateKeeper.
RTP/RTCP tạo sự tuần tự cho các gói âm thanh và hình ảnh.
Các đầu cuối H323 cũng phải đáp ứng mã hoá âm thanh G.711. Các bộ phận tuỳ chọn ( có hoặc không ) trong một đầu cuối H.323 có thể là mã hoá hình ảnh, giao thức hội nghị - dữ liệu T120 , và các khả năng về MCU – đơn vị điều khiển đa điểm .
1.1.2.2 Gateway –GW:
Gateway ( viết tắt là GW ) được kết nối giữa hai mạng không giống nhau. Một GW – H.323 cung cấp kết nối giữa một mạng H.323 và một mạng không phải H.323 (phi H.323 ). Ví dụ, một GW có thể kết nối và cung cấp liên lạc giữa đầu cuối H.323 và các mạng SCN ( các mạng SCN bao gồm tất cả các mạng chuyển mạch điện thoại PSTN ). Tính năng kết nối giữa các mạng khác nhau đạt được bởi sự chuyển dịch các giao thức thiết lập và giải toả cuộc gọi, sự chuyển đổi các format tín hiệu giữa các mạng khác nhau và chuyển giao thông tin giữa các mạng được kết nối bởi GW. Trong liên lạc giữa hai đầu cuối trên một mạng H.323 thì GW không cần thiết.
Các đặc tính của gateway:
Một GW cung cấp việc biên dịch các giao thức cho sự thiết lập và giả toả cuộc gọi, chuyển đổi các format tín hiệu truyền thông media giữa các mạng khác nhau và chuyển giao thông tin giữa các mạng H.323 và phi H.323 ( hình 4 ). Một ứng dụng của GW H.323 là trong điện thoại IP, nơi mà GW H.323 kết nối với một mạng IP và mạng chuyển mạch kênh SCN ( ISDN , PSTN ) .
/
Hình 1.4 . Chồng giao thức GateWay
Phía H.323, một GW chạy giao thức H.245 điều khiển tín hiệu cho sự trao đổi, H.225 điều khiển tín hiệu cuộc gọi cho thiết lập và giải toả cuộc gọi, H.225 để đăng ký, tiếp nhận và các trạng thái trong việc đăng ký với một GK. Phía Mạng chuyển mạch kênh SCN, một GW chạy các giao thức riêng của SCN ( ISDN và SS7 ) .
Các đầu cuối liên lạc với GW dùng H.245 - giao thức điều khiển tín hiệu và H.255 – giao thức tín hiệu cuộc gọi. GW dịch các giao thức này một cách trong suốt tương ứng với từng counterpart trên mạng phi H.323. GW cũng hình thành việc thiết lập và giải toả cuộc gọi cho cả hai phía mạng H.323 và mạng phi H.323. Sự biên dịch âm thanh, hình ảnh và các format dữ liệu cũng được hình thành bởi GW. Nếu hai đầu cuối cùng mode liên lạc thì tín hiệu âm thanh và hình ảnh không cần biên dịch nữa. Ví dụ, trong trường hợp một GW tới một đầu cuối H.320 mạng ISDN, cả hai loại đầu cuối đòi hỏi âm thanh G.711 và hình ảnh H.261 – mode thông dụng hiện nay. GW có đáp ứng đặc tính cho cả hai đầu cuối H.323 trên mạng H.323 và đầu cuối khác trên mạng phi H.323. GK nhận biết đầu cuối là GW vì được chỉ ra khi các đầu cuối và GW đăng ký với GK. Một GW cũng có thể đáp ứng đồng thời nhiều cuộc gọi giữa các mạng H.323 và phi H.323. Hơn nữa, một GW được kết nối với một mạng H.323 tới một mạng phi H.323. GW là một bộ phận logic của H.323 và có thể được thực hiện chức năng như một GK hay một MCU .
1.1.2.3 GATEKEEPER – GK:
Một GK có thể được xem xét ở phần trung tâm mạng H.323. Nó là điểm trọng tâm của tất cả các cuộc gọi trong mạng H.323. GK cung cấp các dịch vụ quan trọng như địa chỉ, sự cấp phép và chứng thực cho các đầu cuối và GW, quản lý băng thông, thống kê, tính cước. GK cũng cung cấp dịch vụ định hướng cuộc gọi.
Các đặc tính của Gatekeeper:
GK cung cấp dịch vụ điều khiển cuộc gọi cho các điểm cuối H.323; như dịch địa chỉ, quản lý độ rộng băng thông như là đã xác định trong RAS . GK trong mạng H.323 là tuỳ chọn ( có hoặc không ). Nếu nó có trong mạng thì các đầu cuối và GW phải dùng dịch vụ của nó. Tiêu chuẩn H.323 xác định các dịch vụ chính mà GK phải cung cấp và một số dịch vụ tuỳ chọn nó có thể đáp ứng .
Một đặc trưng tuỳ chọn của GK là định hướng tín hiệu cuộc gọi. Các đầu cuối gởi thông báo tín hiệu gọi tới GK, GK sẽ định hướng điểm cuối đến ( đích ). Các đầu cuối cũng có thể gởi thông báo tín hiệu gọi trực tiếp tới các đầu cuối ngang hàng với nhau.
Đặc trưng này của GK rất quan trọng, để GK có thể giám sát, kiểm tra tốt hơn các cuộc gọi trong mạng. Đặc tính định hướng cuộc gọi của GK tăng thêm hiệu năng mạng lưới, GK có thể tạo các quyết định định hướng trong sự biến đổi của các yếu tố tác động, ví dụ, sự cân bằng tải trong GW.
Trong hệ thống H.323, GK cũng có thể tuỳ chọn . Các dịch vụ của GK được xác định như RAS và bao gồm dịch địa chỉ: điều khiện chấp nhận đầu vào, điều khiển băng thông và quản lý vùng ( hình 5 ). Mạng H.323 không có GK sẽ không có các khả năng này, nhưng mạng H.323 có GW IP telephony cũng nên có một GK để dịch địa chỉ điện thoại E164 đến sang địa chỉ truyền tải . GK là bộ phận logic của H.323 nhưng có thể được thực hiện chức năng của GW hay MCU .
/
Hình 1.5 . Các bộ phận của GateKeeper.
1.1.2.4. Đơn vị điều khiển đa điểm MCU – Multipoint Control Units:
MCU đáp ứng dịch vụ hội nghị giữa 3 đầu cuối H.323 ( hay nhiều hơn ). Tất cả các đầu cuối thành viên đều kết nối với MCU. MCU quản lý tài nguyên hội nghị, nội dung trao đổi giữa các đầu cuối cho mục đích xác định tín hiệu âm thanh, hay hình ảnh mã hoá/giải mã được dùng để xử lý dòng tín hiệu đa truyền thông đó. GK, GW và MCU là các bộ phận được tách biệt về mặt logic của tiêu chuẩn H.323 và có thể được triển khai như một thiết bị vật lý đơn lẻ .
1.1.3. Vùng hoạt động
Một vùng H.323 bao gồm tất cả các đầu cuối, GW và MCU được quản lý bởi một GK đơn ( Hình 6 ). Một vùng ít nhất có 1 đầu cuối, các GW và MCU. Một vùng chỉ có 1 GK. Một vùng có thể độc lập với cấu trúc mạng và có thể hình thành bởi các phần tử trong nhiều mạng được kết nối qua bộ định hướng router hay các thiết bị khác .
/
Hình 1.6 : Một vùng H.323
1.1.4. Các giao thức thuộc H.323
/
Hình 7: Các giao thức thuộc H.323
Các giao thức xác định bởi H.323 gồm:
Bộ mã hoá/giải mã âm thanh – Audio codec.
Bộ mã hoá/giải mã hình ảnh – Video codec.
Tín hiệu cuộc gọi H.225.
Tín hiệu điều khiển H.245.
Giao thức chuyển giao thời gian thực RTP – Real Time Transfer Protocol.
Giao thức điều khiển thời gian thực RTCP – Real Time Control Protocol.
/
Hình 1.8: Chồng giao thức phía đầu cuối H.323
1.1.4.1 Audio CODEC:
Một audio codec mã hoá tín hiệu âm thanh từ microphone cho truyền dẫn đầu phát của thiết bị đầu cuối H.323 và giải mã tín hiệu âm thanh thu được và gởi nó tới loa nghe ở bộ thu đầu cuối H.323. Vì âm thanh là một dịch vụ nhỏ trong tiêu chuẩn H.323, tất cả các đầu cuối H.323 có ít nhất 1 bộ audio codec như xác định trong khuyến nghị ITU-T G.711 ( mã hoá âm thanh ở 64Kbs ). Ngoài ra có các khuyến nghị khác về audio codec như G.722 ( 64,56 và 48Kbps ), G.723.1 ( 5,3 và 6,3 Kbps ), G.728 ( 16Kbps ), G.729 ( 8Kbps ) cũng được đáp ứng.
1.1.4.2 Video CODEC:
Một video codec mã hoá tín hiệu hình ảnh từ camera cho truyền dẫn đầu phát thiết bị đầu cuối và giải mã tín hiệu hình ảnh thu được tới thiết bị đầu cuối H.323 phía đầu thu. Bất kỳ thiết bị đầu cuối cung cấp dịch vụ hình ảnh cũng phải đáp ứng mã và giả mã tín hiệu hình ảnh như đã được xác định trong khuyến nghị ITU-T H.261 .
1.1.4.3 Giao thức H225 đăng ký - chấp nhận - các trạng thái:
Đăng ký, chấp nhận và các trạng thái RAS – Registration, admission, Status là giao thức giữa các điểm đầu cuối ( gồm thiết bị đầu cuối và GW ) và các GK. RAS được dùng để hình thành sự đăng ký, kiểm tra việc chấp nhận đầu vào, sự thay đổi độ rộng băng thông, các trạng thái và giải toả các thủ tục giữa các điểm đầu cuối và GW. Một kênh RAS được dùng để trao đổi các thông báo . Kênh tín hiệu này được mở giữa một điểm đầu cuối và một GK ưu tiên để thiết lập tới bất kỳ kênh khác .
1.1.4.4 Giao thức H.225 - tín hiệu cuộc gọi:
Tín hiệu gọi H.225 được dùng để thiết lập một kết nối giữa hai điểm đầu cuối H.323. Để đạt được điều này thông qua sự trao đổi các thông báo giao thức H.225 trên kênh tín hiệu gọi. Kênh tín hiệu gọi được mở giữa hai điểm đầu cuối H.323 hoặc giữa điểm đầu cuối và GK.
1.1.4.5 H245 tín hiệu điều khiển:
Giao thức H.245 tín hiệu điều khiển được dùng trao đổi các thông báo điều khiển đầu cuối - đầu cuối ( end to end ), quản lý hoạt động của điểm đầu cuối H.323. Các thông báo điều khiển này mang thông tin quan hệ sau :
• Khả năng ,năng lực liên lạc .
• Sự đóng/mở các kênh logic dùng để mang các dòng tín hiệu truyền thông .
• Dòng thông báo điều khiển .
• Các lệnh chung và các chỉ dẫn .
1.1.4.6 Giao thức chuyển tải thời gian thực Real-Time Transport Protocol:
Giao thức chuyển tải thời gian thực RTP cung cấp sự phân phát dịch vụ âm thanh và hình ảnh thời gian thực end to end. Trong khi H.323 được dùng để chuyển tải dữ liệu qua các mạng nền IP, RTP tiêu biểu dùng để chuyển tải dữ liệu ngang qua giao thức truyền dữ liệu người dùng UDP – User Datagram Protocol. RTP, cùng với UDP cung cấp chức năng giao thức chuyển tải. RTP cung cấp nhận dạng loại tải, đánh số tuần tự, xác nhận thời gian và giám sát phân phối. UDP cung cấp chức năng gia bội – multiplexing và kiểm tra tổng thể - checksum dịch vụ . RTP cũng có thể được dùng với các giao thức chuyển tải khác .
1.1.4.7 Giao thức điều khiển chuyển tải thời gian thực RTCP– Real- Time Transport Control Protocol:
RTCP là bộ part counter của RTP để cung cấp các điều khiển dịch vụ. Chức năng chính của RTCP để cung cấp sự phản hồi về chất lượng phân phối dữ liệu. Chức năng khác của RTCP nhận dạng mức chuyển tải cho một nguồn RTP, gọi là “ hợp chuẩn “ - được dùng trong các bộ thu để đồng bộ hoá âm thanh và hình ảnh .
1.1.5. CÁC TÍNH CHẤT CỦA GATEWAY VÀ GATEKEEPER
H.225 RAS được dùng giữa các đầu cuối H.323 ( terminal và gateway ) và GK theo các bước sau :
Phát hiện ( tìm ) GK .
Đầu cuối đăng ký .
Xác định vị trí đầu cuối .
Kiểm tra chấp nhận đầu vào .
Cấp token truy cập .
Các thông báo RAS được mang trên kênh RAS – có thể không an toàn. Vì vậy, việc trao đổi các thông báo RAS được thực hiện kết hợp với cơ chế định thời timeout và tái thực hiện .
1.1.5.1 Phát hiện ( tìm ) GK:
Phát hiện - tìm GK được thực hiện bởi các đầu cuối H.323 để xác định ra GK; để các đầu cuối phải thực hiện đăng ký. Phát hiện GK có thể thực hiện tĩnh hoặc động. Phát hiện tĩnh; đầu cuối biết điạ chỉ GK ưu tiên của nó. Trong phương pháp phát hiện GK động, đầu cuối phát quảng bá thông báo yêu cầu GateKeeper request – GRQ trên địa chỉ phát quảng bá: “ Ai là GK của tôi ? ”, có thể một hay nhiều GK sẽ trả lời với thông báo xác nhận GCF: “ Tôi có thể là GK của bạn “.
1.1.5.2 Đầu cuối đăng ký:
Đăng ký được thực hiện bởi đầu cuối để tham gia vào vùng và thông tin cho GK của vùng và mã đại diện địa chỉ. Tất cả các đầu cuối phải đăng ký với GK như một phần của cấu hình .
1.1.5.2.1 Định vị đầu cuối
Định vị đầu cuối được thực hiện bởi đầu cuối, để nó được cấp một tên mã địa chỉ đại diện Alias .
1.1.5.2.2 Điều khiển , kiểm tra khác
Kênh RAS dùng trong thể loại khác của cơ chế điều khiển như là kiểm tra chấp nhận đầu vào, để giới hạn truy nhập của một đầu cuối vào trong vùng, kiểm tra băng thông và các điều khiển không bắt buộc, nơi một đầu cuối không được kết nhập từ một GK và vùng của nó .
1.1.6. H.225 ĐĂNG KÝ - CHẤP NHẬN TRUY NHẬP - TRẠNG THÁI : RAS
1.1.6.1 Tín hiệu gọi H.225
Giao thức tín hiệu gọi H.225 dược dùng để thiết lập kết nối giữa các đầu cuối H.323 ( terminal , gateway ) để dữ liệu thời gian thực có thể được chuyển tải. Tín hiệu gọi liên quan việc trao đổi các thông báo giao thức H.225 trên kênh tín hiệu an toàn. Ví dụ, các thông báo H.225 được mang trên TCP trong một mạng H.323 nền IP.
Các thông báo H.225 được trao đổi giữa các đầu cuối nếu không có GK trong mạng H.323. Khi tồn tại một GK trong mạng thì các đầu cuối có thể trao đổi các thông báo H.225 trực tiếp với nhau hoặc định hướng thông qua GK. Trường hợp đầu là tín hiệu gọi trực tiếp. Trường hợp hai gọi là tín hiệu gọi định hướng GK. Phương thức chọn được quyết định bởi GK trong quá trình RAS - trao đổi thông báo chấp nhận truy nhập.
- Tín hiệu gọi định hướng qua GateKeeper : Thông báo chấp nhận truy nhập được trao đổi giữa các điểm đầu cuối và GK trên các kênh RAS. GK thu nhận thông báo trên kênh tín hiệu gọi từ một đầu cuối và định hướng nó tới đầu cuối khác trên kênh tín hiệu gọi của nó .
- Tín hiệu gọi trực tiếp: Quá trình xác thực chấp nhận truy nhập, GK chỉ ra rằng đầu cuối có thể trao đổi thông báo tín hiệu gọi trực tiếp. Các đầu cuối trao đổi tín hiệu gọi trên kênh tín hiệu gọi .
1.1.6.2 Tín hiệu điều khiển H.245
Tín hiệu điều khiển H.245 bao gồm việc trao đổi các thông báo H.245 đầu cuối - đầu cuối end to end giữa các điểm đầu cuối H.323. Các thông báo điều khiển H.245 được mang trên các kênh điều khiển H.245. Kênh điều khiển H.245 là kênh logic số 0 và luôn luôn mở, không giống như các kênh truyền thông. Thông báo chứa đựng các thông tin về năng lực dung lượng chuyển mạch của các đầu cuối, để mở hoặc đóng các kênh logic.
- Năng lực dung lượng chuyển mạch: Là tiến trình liên lạc để trao đổi các thông báo khả năng chuyển mạch của các đầu cuối để cung cấp các khả năng về phát ,thu và xử lý các dòng tín hiệu truyền thông media .
- Tín hiệu kênh logic: Kênh logic mang các dòng thông tin media từ các đầu cuối tới các đầu cuối; ở dạng điểm- điểm hoặc điểm– đa điểm. H.245 cung cấp thông báo đóng/ mở kênh logic.
1.1.7. H.225 TÍN HIỆU GỌI VÀ H.245 TÍN HIỆU ĐIỀU KHIỂN
Phần này mô tả các bước liên quan đến việc tạo một cuộc gọi H.323, sự thiết lập liên lạc đa truyền thông và giải phóng cuộc gọi. Ví dụ trong một mạng có 2 đầu cuối H.323 ( T1 và T2 ) cùng kết nối tới một GK.
.
/
Hình 1.9 mô tả sự thiết lập cuộc gọi H.323
Trong đó:
(1) . T1 gởi thông báo RAS ARQ trên kênh RAS tới GK để đăng ký. T1 yêu cầu dùng tín hiệu gọi trực tiếp .
(2) . GK các nhận chấp thuận truy nhập đầu vào của T1 bằng cách gởi AFC tới T1. GK chỉ rằng T1 dùng tín hiệu gọi trực tiếp .
(3) . T1 gởi một tín hiệu gọi H.225 thiết lập thông báo kết nối tới T2 .
(4) . T2 đáp trả T1 bằng cách gởi thông báo H.225 - tiến hành cuộc gọi cho T1 .
(5) . Bây giờ T2 phải đăng ký với GK bằng cách gởi thông báo RAS ARQ cho GK trên kênh RAS
(6) . GK xác nhận sự đăng ký và gởi thông báo RAS ACF cho T2 .
(7) . T2 báo cho T1 thiết lập kết nối bằng cách gởi một thông báo H.225- Alerting cho T1.
(8) . Khi T2 xác nhận thiết lập kết nối bằng cách gởi thông báo H.225 - kết nối cho T1 và cuộc gọi được thiết lập .
/
Hình 1.10. Mô tả các dòng tín hiệu điều khiển H.323
(9). Kênh điều khiển H.245 được thiết lập giữa T1 và T2 . T1 gởi thông báo H.245 - “ Thiết lập năng lực đầu cuối – Terminal Capability Set “ tới T2 để trao đổi các dung lượng của nó .
(10).T2 nhận biết yêu cầu của T1 bằng cách gởi thông báo nhận biết H.245 Terminal Capability Set AcK Message .
(11). T2 trao đổi khả năng của nó với T1 bằng cách gởi thông báo thiết lập H.245 Terminal Capability Set Ack .
(12). T1 nhận biết năng lực yêu cầu của T2 bằng cách gởi thông báo nhận biết H.245 Terminal Capability Set AcK Message .
(13). T1 mở kênh tín hiệu truyền thông media với T2 bằng cách gởi một thông báo mở kênh H.245 Open Logic Chanel .Địa chỉ truyền tải của kênh RTCP cũng được chứa trong thông báo .
(14). T2 nhận biết thiết lập kênh logic gián tiếp từ T1 tới T2 bằng cách gởi thông báo H.245 Open Logic Chanel Ack . Bao gồm trong thông báo nhận biết là địa chỉ truyền tải RTP đã xác định bởi T2 để T1 gởi dòng tín hiệu truyền thông media RTP và địa chỉ RTCP đã nhận từ trước đó .
(15). T2 mở một kênh truyền thông media với T1 bằng cách gởi một thông báo H.245 Open Logic Chanel. Địa chỉ truyền tải của kênh RTCP được chứa trong thông báo .
(16). T1 nhận biết sự thiết lập kênh logic gián tiếp từ T2 tới T1 bằng cách gởi thông báo H.245 Open Logic Chanel Ack. Bao gồm trong thông báo nhận biết là địa chỉ truyền tải RTP xác định bởi T1 để T2 dùng cho việc gởi dòng tín hiệu truyền thông media và địa chỉ RTCP đã thu từ T2 trước đó. Bây giờ liên lạc của dòng tín hiệu truyền thông media gián tiếp đã được thiết lập .
.
/
Hình 1.11. Trình bày dòng tín hiệu truyền thông media H.323 và sự điều khiển
(17). T1 gởi dòng media RTP tới T2 .
(18). T2 gởi dòng media RTP tới T1 .
(19). T1