Đồ gỗ là 1 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong những năm gần đây và có đóng góp đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng kinh tể và cán cân xuất nhập khẩu của đất nướcNăm 2007, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2,4 tỷ USD, đưa sản phẩm gỗ đứng vào hàng thứ 5 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Dự kiến đến hết năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của ngành này ước đạt 3 tỷ USD và đến năm 2010 là 3,4 tỷ USD. Hiện Việt Nam đã vượt qua Indonesia và Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 trong ASEAN, sau Malaysia, và thứ 4 toàn cầu. Hiện thị phần đồ gỗ xuất khẩu của VN trên thị trường đồ gỗ thế giới đạt khoảng 0,78%, hơn Philipines 0,24%. Trung Quốc vẫn là nhà cung ứng đồ gỗ hàng đầu thế giới với 11,9% thị phần. Hiện nay sản phẩm đồ gỗ VN đã có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung vào ba thị trường trọng điểm là Mỹ chiếm trên 20%, EU chiếm gần 28% và Nhật Bản chiếm 24%.
Rõ ràng EU đang là thị trường lớn nhất của ngành đồ gỗ Việt Nam nhưng cũng là thị trường khó tính nhất hiện nay. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này là khá lớn và vẫn đang tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Một trong những vấn đề gây khó khăn lớn nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường EU là các hàng rào phi thuế quan. Các hàng rào như tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của EU, đã hạn chế lượng xuất khẩu của Việt Nam.
31 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3411 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các hàng rào phi thuế quan đối với đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU và giải pháp vượt qua các rào cản đó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
Đồ gỗ là 1 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong những năm gần đây và có đóng góp đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng kinh tể và cán cân xuất nhập khẩu của đất nướcNăm 2007, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2,4 tỷ USD, đưa sản phẩm gỗ đứng vào hàng thứ 5 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Dự kiến đến hết năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của ngành này ước đạt 3 tỷ USD và đến năm 2010 là 3,4 tỷ USD. Hiện Việt Nam đã vượt qua Indonesia và Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 trong ASEAN, sau Malaysia, và thứ 4 toàn cầu. Hiện thị phần đồ gỗ xuất khẩu của VN trên thị trường đồ gỗ thế giới đạt khoảng 0,78%, hơn Philipines 0,24%. Trung Quốc vẫn là nhà cung ứng đồ gỗ hàng đầu thế giới với 11,9% thị phần. Hiện nay sản phẩm đồ gỗ VN đã có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung vào ba thị trường trọng điểm là Mỹ chiếm trên 20%, EU chiếm gần 28% và Nhật Bản chiếm 24%.
Rõ ràng EU đang là thị trường lớn nhất của ngành đồ gỗ Việt Nam nhưng cũng là thị trường khó tính nhất hiện nay. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này là khá lớn và vẫn đang tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Một trong những vấn đề gây khó khăn lớn nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường EU là các hàng rào phi thuế quan. Các hàng rào như tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của EU,… đã hạn chế lượng xuất khẩu của Việt Nam.
Do đó việc vượt qua các hàng rào phi thuế của EU đối với sản phẩm đồ gỗ Việt Nam là hết sức quan trọng
Vì những lí do trên và được sự giúp đỡ của thầy Trần Văn Hòe, em đã chợn đề tài “Các hàng rào phi thuế quan đối với đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU và giải pháp vượt qua các rào cản đó”
Kêt cấu của đề tài gồm 2 phần:
Phần 1 : Rào cản phi thuế quan đối với đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào Eu
Phần 2 : Giải pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU
Rào cản phi thuế quan đối với đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU
Rào cản phi thuế quan và các loại rào cản phi thuế quan
Định nghĩa
Rào cản phi thuế quan là các biện pháp ngoài thuế tác động trực tiếp tới sự luân chuyển hàng hóa giữa các quốc gia.
Cùng với quá trình toàn cầu hóa và xu hướng tự do hóa thương mại, các hàng rào thuế quan bị bãi bỏ dần thay vào đó các chính phủ có xu hướng sử dụng các hàng rào phi thuế đặc biệt là các hàng rào kĩ thuật để can thiệp vào thương mại quốc tế. Các hàng rào phi thuế này có tác động đến thương mại cũng tương tự như thuế quan nhưng được áp dụng nhiều hơn do sự đa dạng và khó xác định của nó.
Các loại rào cản phi thuế quan
Các hàng rào định lượng
Cấm nhập khẩu : cấm nhập khẩu là hàng rào phi thuế quan được áp đặt lên một số hàng hóa dich vụ nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Cấm nhập khẩu thường áp đặt chủ yếu cho những hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, các chất độc hại, các sản phẩm văn hóa gây tác hại cho đạo đức, xã hội . Tuy nhiên, đối với một số nước đang phát triển, hàng rào cấm nhập khẩu còn dùng để bảo hộ những ngành công nghiệp non trẻ.
Hạn ngạch nhập khẩu :là lượng (tính theo số lượng hoặc giá trị) hàng hóa được phép nhập khẩu vàp một quốc gia hay vùng lãnh thổ trong một thời kì nhất định. Hạn ngạch nhập khẩu là hàng rào phi thuế quan giản đơn nhất. Cơ chế tác động của hạn ngạch cũng có thể so sánh với tác động của thuế quan.
Cấp phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu: là hàng rào định lượng do chính phủ sử dụng đối với một số hàng hóa khi xuất hoặc nhập khẩu vào một thị trường xác định . Cấp phép xuất hoặc nhập khẩu có thể theo thời kì hoặc cho từng số lượng hàng hóa nhất định.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là hàng rào thương mại phi thuế quan mà các quốc gia xuất khẩu thỏa thuận hạn chế xuất khẩu một số loại hàng hóa cụ thể sang một số thị trường cụ thể. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện có thể chính thức hoặc không chính thức. Hạn ngạch của hạn chế xuất khẩu tự nguyện không nghiêm ngặt, mang tính linh hoạt. Tác động kinh tế của hạn chế xuất khẩu tự nguyện cũng gần tương tự như hạn ngạch.
Các hàng rào liên quan đến giá và tỷ giá
Phương thức định giá hải quan: phương thức định giá hải quan là hàng rào phi thuế quan kĩ thuật dễ nhận thấy nhất. Nếu thực hiện tính thuế theo giá trị hàng hóa, bằng cách định giá hàng hóa nhập khẩu ở mức cao hơn, nhân viên hải quan đã tăng tiền thuế phải trả. Sử dụng phương thức định giá hải quan như là một hàng rào thương mại làm tăng chi phí nhập khẩu tương tự như thuế quan.
Quy định giá bán tối đa trong nước : bằng cách quy định giá bán tối đa cao, người tiêu dùng phải chịu chi phí bổ sung do mức giá cân bằng và ngược lại quy định giá bán tối đa trong nước thấp, người nhập khẩu không đạt được lợi nhuận mong muốn nên cũng cắt giảm sản lượng nhập khẩu. Biện pháp này thường áp dụng cho các hàng hóa tiêu dùng hoặc đầu vào thay thế nhập khẩu.
Phụ thu và phí : Phụ thu là một khoản thu (theo tỷ lệ % so với giá trị hàng hóa hay một số tiền tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa ) áp đặt lên hàng hóa xuất hoặc nhập khẩu. Tác động của phụ thu tương đương với thuế quan. Phí là khoản thu để thực hiện các dịch vụ trong thương mại quốc tế. Phí quy định rất khác nhau với các hàng hóa xuất hoặc nhập khẩu khác nhau.Nhìn chung phí không phân biệt giữa các loại công việc nên để cản trở thương mại quốc tế, có thể quy định mức phí cao lên và khác nhau cho các hàng hóa theo thị trường .
Thuế nội địa : có rất nhiều loại thuế nội địa mà việc sử dụng chúng có thể tạo ra những cản trở đối với thương mại quốc tế. Nhìn chung các loại thuế nội địa là không phân biệt hàng hóa nhập khẩu hay hàng hóa nội địa. Tuy nhiên đối với một số hàng hóa có thể đề ra các các loại thuế khác nhau với mức thuế khác nhau điển hình là thuế tiêu thụ đặc biệt.
Các hàng rào liên quan đến doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước : phân biệt đối xủ giữa doanh nghiệp thương mại nhà nước và doanh nghiệp thương mại ngoài nhà nước cũng là rào cản thương mại quốc tế. Nhiều doanh nghiệp nhà nước được hưởng những ưu đãi dẫn đến chênh lệch giá., tăng khả năng cạnh tranh so với doanh nghiệp khác.
Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu: một số quốc gia trên thế giới sử dụng việc trao quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp như một hàng rào thương mại, chỉ những doanh nghiệp được phép của chính phủ mới được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu.
Đầu mối xuất nhập khẩu: nhiều quốc gia qui định đầu mối xuất, nhập khẩu đối với một số mặt hàng nhất định. Qui định này có thể áp đặt lên hàng xuất khẩu để hạn chế xuất khẩu những hàng hóa không khuyến khích. Ngược lại, một số hàng hóa khi nhập khẩu vào thị trường nào đó phải qua một số doanh nghiệp do chính phủ chỉ định.
Các hàng rào liên quan đến đầu tư
Hàm lượng nội địa: tức là quy định về % thành phần sản phẩm có nguồn gốc địa phương. Các quy định này bảo vệ các nhà sản xuất phụ tùng nội địa như hạn ngạch nhập khẩu.
Tỷ lệ ngoại hối: nhiều quốc gia quy định tỷ lệ giữa lượng ngoại hối để nhập khẩu và lượng ngoại hối thu được từ xuất khẩu đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài, cản trở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài giảm nhập khẩu đầu vào, tăng kim ngạch xuất khẩu.
Tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu : là tỷ lệ giữa lượng sản phẩm xuất khẩu so với lượng sản phẩm tiêu thụ trong nước đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với một số loại sản phẩm mà nhu cầu tiêu dùng trong nước đã tới hạn và để bảo hộ thị trường cho doanh nghiệp nội địa, quy định tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu trở thành một hàng rào quan trọng.
Yêu cầu về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: những quy định về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với các nhà đẩu tư có thể trở thành hàng rào thương mại quốc tế nếu nó được phân biệt theo mặt hàng và lĩnh vực đầu tư. Những ngành cần được bảo hộ nên quy định chặt chẽ việc chuyển lợi nhuận và tăng thuế chuyển lợi nhuận.
Các hàng rào kĩ thuật(TBT):
Tiêu chuẩn kĩ thuật : tiêu chuẩn kĩ thuật là những quy định của các quốc gia về tiêu chuẩn kĩ thuật sản xuất và sản phẩm. Tiêu chuẩn kĩ thuật không mang tính bắt buộc nên một hàng hóa xuất khẩu không theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu vẫn được nhập khẩu và bán ra thị trường nhưng có thể bị người tiêu dùng tẩy chay vì không đáp ứng nhu cầu của họ.
Quy định kĩ thuật: là những quy định kĩ thuật đối với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu của nước nhập khẩu . Quy định kĩ thuật mang tính bắt buộc nên một hàng hóa dịch vụ sẽ không được bán ra thị trường nếu không tuân thủ. Nếu quốc gia nhập khẩu và quốc gia xuất khẩu có những quy định kĩ thuật quá khác biệt thì thực sự sẽ là hàng rào thương mại cản trở nhập khẩu.
Thủ tục đánh giá sự phù hợp về kĩ thuật: các quốc gia có trình độ kĩ thuật cao thường đưa ra những quy đinh thử nghiệm sản phẩm ở nước nhập khẩu hoặc đòi hỏi phải có bên thứ ba cấp chứng nhận hợp chuẩn mặc dù hàng hóa, dịch vụ đã được người sản xuất hoặc cơ quan chức năng của nước xuất khẩu thử nghiệm và kiểm tra kĩ thuật chặt chẽ theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Kiểm dịch động thực vật: các quy định này bao gồm tất cả các luật, nghị định quy định và những yêu cầu liên quan đến quy trình chế biến, phương pháp sản xuất, các thủ tục xét nghiệ, giám định và chấp thuận, và những yêu cầu cách ly cần thiết trong vận chuyển cây trồng vật nuôi và các chất nuôi dưỡng chúng.
Biện pháp bảo vệ sức khỏe con người: các quốc gia có quyền đưa ra những quy định nhằm bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã lợi dụng việc cho phép ban hành các quy định bảo vệ sức khỏe con người để đưa ra những rào cản thương mại quốc tế.
Xuất xứ và nhãn hiệu hàng hóa : quy định về nhãn hàng hóa cũng được sử dụng như một hàng rào kĩ thuật trong thương mại quốc tế. Các quốc gia, nhất là những quốc gia phát triển thường quy định khá chặt chẽ về nhãn hàng hóa, từ chữ viết, khổ chữ viết, nội dung ghi trên nhãn đến thiết kế nhãn. Những hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa đều không được nhập khẩu.Cùng với nhãn hàng hóa là quy định về xuất xứ hàng hóa
Quy định về bao dỡ đóng gói: bao gồm quy định về chất liệu bao bì, quy định về xử lí nhiệt hoặc hóa chất đối với bao bì khi đóng gói hàng hóa , quy định về kích cỡ bao bì và cách đóng gói. Các hàng hóa không đáp ứng được các quy định này đều không được nhập khẩu.
Quy định về phân phối hàng hóa : trước hết là những quy định về tổ chức hệ thống phân phối như những ai tham gia, được sử dụng những loại trung gian nào, tổ chức hệ thống phân phối đến cấp nào. Thứ 2 là quy định về chức năng phân phối như bán buôn hay bán lẻ. Thứ 3 là phạm vi phân phối đến đoạn thị trường nào theo nhóm khách hàng và theo giới hạn địa lý.
Các hàng rào mang tính hành chính
Quy định về thanh toán thuế nhập khẩu: các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phải thanh toán ngay thuế nhập khẩu. Gắn với quy định này thường là thủ tục hoàn thuế phức tạp và mất nhiều thời gian để làm các nhà nhập khẩu nản chí
Quy định về đặt cọc: để cản trở một số hàng hóa nhất định hoặc việc áp dụng một số hình thức phân phối trên thị trường nội địa, chính phủ của nước nhập khẩu thường đưa ra những quy định về đặt cọc đối với doanh nghiệp. Khoản tiền đặt cọc có thể theo tý lệ đối với giá trị hàng nhập khẩu, có thể là một khoản tiền cho một kì nhập khẩu, hoặc một mức cố định đối với doanh nghiệp.
Đơn vị đo lường và kích cỡ sản phẩm: sự khác biệt đơn vị đo lường thường cản trở hàng hóa thâm nhập thị trường, nhiều quốc gia còn sử dụng đơn vị đo lường cũng như những quy định về kích cỡ cần thiết cho hàng hóa nhập khẩu .
Vị trí thông quan: đối với nhiều hàng hóa, cơ quan hải quan có thể góp phần hạn chế nhập khẩu bằng cách quy định các vị trí thông quan không thuận lợi gây nên những chi phí bổ sung.
Quy định về quảng cáo: quảng cáo là công cụ marketing nhằm thúc đẩy việc bán hàng hóa. Chính phủ các nước nhập khẩu đưa ra những hạn chế về quảng cáo sẽ gây cản trở cho những hàng hóa nhập khẩu bán ra hoặc cấm quảng cáo một số loại mặt hàng làm cho người tiêu dùng không biết đến sản phẩm.
Ưu đãi và trợ cấp chính phủ: sự ưu đãi và trợ cấp của chính phủ cũng tác động đến thương mại quốc tế tương tự như thuế quan nhưng không có thu nhập cho chính phủ. Trợ cấp chính phủ có thể trực tiếp cho người xuất khẩu hoặc nhập khẩu, có thể gián tiếp thông qua trợ cấp đầu vào sản xuất hoặc quá trình sản xuất hoặc thông qua khuyến khích những người tiêu thụ các sản phẩm sản xuất trong nước
Các hàng rào thương mại mới được áp dụng
Trách nhiệm xã hội và tiêu chuẩn lao động :Nhiều quốc gia phát triển đã đưa ra những hàng rào thương mại kĩ thuật vào sử dụng như quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội. Những hàng hóa dịch vụ được sản xuất bởi lao động cưỡng bức, lao động trẻ em sẽ không được nhập khẩu . Các doanh nghiệp sản xuất hàng nhập khẩu hoặc gia công hàng cho các nước có đạo luật về trách nhiệm xã hội phải bảo đảm về điều kiện làm việc cho người lao động, không phân biệt tiền lương giữa lao động nam và lao động nữ.
Quy định về môi trường: những hàng hóa mà quá trình sản xuất hoặc khai thác vi phạm những quy định về bảo vệ môi trường của quốc gia nhập khẩu cũng như những quy định của các tổ chức quốc tế về bảo vệ môi trường sẽ không được nhập khẩu
Quy định về tiết kiệm: nấp dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên, một số quốc gia phát triển đã áp đặt các loại phí bảo vệ tài nguyên và đề ra những tiêu chuẩn về tiết kiệm tài nguyên cho hàng nhập khẩu.
Rào cản phi thuế quan của EU đối với đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu
EU là thị trường mà ngươì tiêu dùng có yêu cầu rất cao đối với chất lượng sản phẩm. Vì thế , hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật là biện pháp phi thuế quan chính mà EU áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ thị trường nước ngoài liên minh. Đây là hệ thống bảo hộ bằng rào cản kỹ thuật hiệu quả nhất thế giới hiện nay và hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thương mại thế giới.
Hệ thống hàng rào kĩ thuật (TBT) phân thành ba loại chính: các tiêu chuẩn về chất lượng; các vấn đề về xã hội, môi trường, sức khỏe và an toàn; quy cách đóng gói nhãn mác
Các tiêu chuẩn về chất lượng
Quy định cho các sản phẩm xây dựng vào Châu Âu: Các sản phẩm gỗ phục vụ xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu về.
Độ bền sản phẩm
Khả năng chịu lửa
Bảo vệ môi trường, sức khỏe và vệ sinh
An toàn khi sử dụng
Chống ồn
Tiết kiệm năng lượng
Giữ nhiệt
Các tiêu chuẩn áp dụng cho đồ gỗ
Tiêu chuẩn Châu Âu: Hiện tại vẫn chưa có tiêu chuẩn Châu Âu, chính thức cho hàng nội thất. Tuy nhiên. Ủy ban tiêu chuẩn hóa Châu Âu CEN/TC2007 đã giới thiệu một số tiêu chuẩn chất lượng năm 1998 và những tiêu chuẩn này có thể sớm trở thành tiêu chuẩn Châu Âu.
Mác EU: là mác CEN/CENELEC của Châu Âu chứng nhận rằng hàng hóa đạt được các yêu cầu của tiêu chuẩn CEN/CENELEC.
Tiêu chuẩn chất lượng quốc gia: hầu hết tiêu chuẩn CEN dều dựa vào các tiêu chuẩn quốc gia hiện tại vào dựa vào ISO, tuy nhiên tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và cách kiểm tra được áp dụng tùy theo mỗi nước.
Nhãn mác chất lượng quốc gia: Ở một số nước, hàng có chất lượng cao thường có nhãn mác đặc biệt và là thành viên của tổ chức đồ nội thất quốc gia. Những nhãn mác này nằm bảo vệ quyền lợi khách hàng về chất lượng và dịch vụ tin cậy.
Tiêu chuẩn an toàn: Tiêu chuẩn an toàn cho các sản phẩm nói chung được quy định bởi tiêu chuẩn Châu Âu (Directive 92/59/EC). Đối với các sản phẩm nội thất, an toàn là yêu cầu quan trọng nhất và bắt buộc đối với thị trường Liên minh Châu Âu và thị trường từng quốc gia nói riêng để đảm bảo không có bắt cứ sản phẩm không an toàn nào được bán cho khách hàng.
Tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp nội thất: Mặc dù chưa có tiêu chuẩn Châu Âu chính thức nhưng đã có tiêu chuẩn ISO cho từng loại mặt hàng. Ví dụ như đối với hàng nội thất kiểu hiện đại và kiểu truyền thống, người mua yêu cầu chất lượng gỗ hoàn hảo như sấy khô, không sâu mọt, không nứt vỡ, được sản xuất từ một súc gỗ nguyên và xuất xứ từ rừng được quản lý bền vững.
cỡ hàng nội thất: Kích cỡ hàng nội thất ở mỗi nước Châu Âu đều khác nhau. Nói chung, kích cỡ hàng nội thất ở châu Âu thường nhỏ hơn ở Mỹ vì nhà cửa ở Châu Âu dường như nhỏ hơn nhà cửa ở Mỹ. Người Bắc Âu thường to lớn hơn người dân phía Nam nên cần có đồ nội thất kích cỡ lớn hơn. Hãy luôn kiểm tra các yêu cầu thị trường chính xác từ phía nhà nhập khẩu.
Các tiêu chuẩn cụ thể
Ủy ban Châu Âu về tiêu chuẩn hóa (CEN) đang phát triển các tiêu chuẩn Châu Âu được sử dụng trong ngành xây dựng.Một trong những vấn đề đối với ván sàn là nhãn CE chứng nhận chất lượng được bắt đầu từ tháng 10/2003 ở Châu Âu. Kể từ tháng 4/2004, toàn bộ ván sàn giao thương ở Châu Âu bắt buộc phải được dán nhãn CE.Ban chỉ đạo sản phẩm xây dựng đã buộc các sản phẩm ván sàn phải đáp ứng các tiêu chuẩn Châu Âu, bao gồm độ bền, an toàn, chịu lửa và chống ồn. Để đạt được các tiêu chuẩn này các nhà sản xuất buộc phải chứng minh quy cách sản phẩm của họ đạt đụơc tiêu chuẩn này. Sau khi được một bên thứ ba kiểm tra và xác nhận thì nhà sản xuất mới được dùng nhãn CE.
Ngoài ra, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) cũng phát triển tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 9001 và ISO 9004 áp dụng cho việc quản lý chất lượng trong qúa trình sản xuất.. Tổ chức Quốc tế Tiêu chuẩn Hoá (International Organization for Standardisation – ISO) phát triển và chấp nhận sêri ISO 9000 nhằm cung cấp một cơ cấu cho quản lý và bảo đảm chất lượng.. Giấy chứng nhận ISO chỉ có giá trị trong 3 năm, do vậy để tiếp tục duy trì ISO, các đợt kiểm toán nội bộ (1-2 lần/năm) và kiểm toán từ bên ngoài (2 lần trong năm) cần được thực hiện.Tuy nhiên, để được cấp chứng chỉ ISO, doanh nghiệp cần phải có các cam kết chắc chắn và đầy đủ trên cơ sở các nguồn nhân lực và tài lực. Doanh nghiệp cần phải có một cán bộ chuyên trách về chất lượng, chịu trách nhiệm đối với chính sách quản lý chất lượng, thủ tục, thực hiện, giám sát và theo dõi hồ sơ cần thiết. Hơn thế nữa, việc kiểm toán định kỳ nội bộ và kiểm toán bên ngoài cũng là yêu cầu bắt buộc và các việc này đều tốn kém về tiền bạc và thời gian. Các nhà nhập khẩu EU thường rất đề cao tiêu chuẩn chất lượng này. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước đang phát triển
Các đặc điểm của ISO 9000:
Hệ thống và ghi chép bằng văn bản chính sách chất lượng.
Trách nhiệm, quản hạn và mối tương quan của nhân sự được định nghĩa và đựơc ghi chép bằng văn bản
Rà soát định kỳ thường xuyên.
Hệ thống các kế hoạch chất lượng;
Tất cả các tiến trình được ghi chép bằng văn bản;
Sự tham gia cao của toàn bộ nhân viên;
Các chương trình huấn luyện nhân sự;
Các hoạt động chỉnh lý và ngăn cản;
Kiểm soát tiến trình từ mua nguyên vật liệu cho đến đóng gói, bốc dỡ, giao hàng, dịch vụ và xử lý khiếu nại;
Chứng nhận từ phía thứ 3;
Kiểm toán nội bộ và từ phía ngoài.
Việc xem xét, sửa đổi các series ISO 9000:2000 được xuất phát từ ý tưởng Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management – TQM), một tríêt lý dựa trên sự hài lòng của khách hàng và không ngừng nâng cao thành tích. Kể từ lần điều chỉnh gần đây nhất các tiêu chuẩn ISO được thực hiện năm 2000, đến nay còn 3 tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đang được áp dụng:
ISO 9000:2000 (QMS – các qui tắc cơ bản và từ ngữ)
ISO 9001:2000 (QMS – các yêu cầu)
ISO 9004:2000 (QMS – Hướng dẫn nâng cao thành tích)
Phiên bản ISO 9001 mới thay thế cho các phiên bản cũ của ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003. Các nội dung thay đổi gồm:
Phù hợp với các tiêu chuẩn quản lý môi trường.
Dễ dàng áp dụng cho các tổ chức nhỏ, vừa và lớn; trong khu vực tư nhân và công cộng
Có thể áp dụng đều nhau trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và phần mềm.
Các yêu cầu về môi trường, xã hội, xức khỏe và an toàn:
Các vấn đề liên quan đến môi trường:
Các tiêu chuẩn quản lý môi trường là các tiêu chuẩn mang tính tự nguyện Cách tốt nhất để chứng tỏ sự quan tâm đến môi trường ở cấp công ty là phải phát triển và tuân theo hệ thống quản lý môi trường ( EMS). EMS có thể được cấp chứng chỉ nếu công ty tuân theo tiêu chuẩn của hệ thống quản lý môi trường quốc tế EN/ISO 14001
Mục đích của tiêu chuẩn ISO14001 về bản chất cho phép mọi người biết rằng công ty đượ