Đề tài Các hệ ngữ tộc người ở Việt Nam

Dân tộc và ngôn ngữ dân tộc là hai mặt gắn liền với nhau của các tiến trình tộc người. Trong tiến trình đó, ngôn ngữ vừa là cái đặc trưng của dân tộc, vừa là cái phản ánh, bảo tồn, truyền tải các giá trị của nền văn hoá dân tộc, là phương tiện hợp nhất, đoàn kết dân tộc, củng cố và phát triển xã hội tộc người Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy (Marx). Khảo sát ngôn ngữ sẽ giúp ích nhiều cho việc tìm hiểu các đặc trưng trong cách nghĩ, và do đó – trong cách hành sự của người Việt. Với cách tiếp cận này, có thể coi văn hóa ứng xử của người Việt đã được kết tinh lại trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ.

doc13 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3225 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các hệ ngữ tộc người ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC L ỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………..2 NỘI DUNG…………………………………………………………………………...2 Các hệ ngữ tộc người ở Việt Nam…………………………………………....2 Đặc điểm của từng nhóm ngôn ngữ..................................................................2 KẾT LUẬN………………………………………………………………...11 LỜI MỞ ĐẦU Dân tộc và ngôn ngữ dân tộc là hai mặt gắn liền với nhau của các tiến trình tộc người. Trong tiến trình đó, ngôn ngữ vừa là cái đặc trưng của dân tộc, vừa là cái phản ánh, bảo tồn, truyền tải các giá trị của nền văn hoá dân tộc, là phương tiện hợp nhất, đoàn kết dân tộc, củng cố và phát triển xã hội tộc người Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy (Marx). Khảo sát ngôn ngữ sẽ giúp ích nhiều cho việc tìm hiểu các đặc trưng trong cách nghĩ, và do đó – trong cách hành sự của người Việt. Với cách tiếp cận này, có thể coi văn hóa ứng xử của người Việt đã được kết tinh lại trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ. NỘI DUNG I.Các hệ ngữ tộc người ở Việt Nam: Theo ngôn ngữ văn hoá, các dân tộc Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ tộc người khác nhau. Đó là: 1. Nhóm ngôn ngữ Việt Mường gồm các dân tộc: Kinh( Việt), Chứt, Mường, Thổ. 2.Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme gồm các dân tộc: Khơ Mú, Kháng, Ơ Đu, Xinh Mun, Bru, Mảng,Khơ me, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Hrê, Mnông, Stiêng,Cơ tu, Tà Ôi, Mạ, Co, Gie – Triêng, Chơ – ro, Rơ -Măm, Brâu. 3.Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái gồm các dân tộc: Thái, Cao Lan – Sán Chỉ, Pu Nà, Lào, Bố Y, Lự, Giaý, Tu Dí, Tày, Tống, Thủy, Nùng. 4. Nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao gồm các dân tộc: Hmông, Dao, Pà Thẻn. 5. Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến gồm các dân tộc: Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La, Lô Lô, Phù Lá 6. Nhóm ngôn ngữ Hán gồm các dân tộc: - Dân tộc Hoa - Dân tộc Ngái - Dân tộc Sán Dìu 7. Nhóm ngôn ngữ Mã Lai- Đa Đảo gồm các dân tộc: Chăm, Chu Ru, Êđê, Gia rai, Rag Lai. 8. Nhóm ngôn ngữ KaĐai gồm các dân tộc: Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo. II. Đặc điểm của từng nhóm ngôn ngữ 1. Nhóm ngôn ngữ Việt Mường Có thể coi năm 1856 là năm khởi điểm của việc nghiên cứu vấn đề lịch sử tiếng Việt. Cho đến nay có nhiều ý kiến khác nhau về nhóm ngôn ngữ Việt-Mường. Và ngay giữa các nhà Việt ngữ học cũng có nhiều tranh luận. Để nhận diện các ngôn ngữ Việt Mường giúp cho việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt thì người ta dựa vào một đặc trưng cơ bản: có / không có dạng thức song tiết trong mỗi ngôn ngữ. Chính nhờ dạng thức song tiết mà người ta có thể chia nhóm ngôn ngữ Việt-Mường thành hai tiểu nhóm (như sơ đồ dưới đây) Nhóm Việt-Mường Song tiết Đơn tiết Mã Liềng Pọng Thà Vựng Cuối Việt-Mường chung Việt Mường *Về dạng thức song tiết: Dạng thức song tiết trong các ngôn ngữ Việt-Mường được thể hiện mỗi một đơn vị có nghĩa bao giờ cũng gồm 2 âm tiết, trong đó có một âm tiết mang nghĩa và một âm tiết hình thức. Ví dụ - Trong tiếng Rục: + “giường”: achơng →  a: hình thức → chơng: nghĩa achơng        xát hoá     > chõng giường + (con) “gấu”: chakú → Tiếng Nghệ An: con kụ/gụ + (con) “gà”: lơka → Tiếng Nghệ An: con ka Việc sử dụng tư liệu của các ngôn ngữ Việt Mường như đã nói là vô cùng quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Giữa các ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường đã liệt kê ở trên có sự khác biệt: những ngôn ngữ nào thuộc tiểu nhóm đơn tiết thì gần với tiếng Việt hơn, và ngược lại thì xa hơn về quan hệ. Tuy nhiên, chúng đều có giá trị như nhau trong nghiên cứu lịch sử tiếng Việt mà sau này chúng ta sẽ lần lượt sử dụng Ở khu vực Đông Nam Á, tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường, nhánh Mon-Khmer của họ ngôn ngữ Nam Á. Sau đây là một vài thông tin về các ngôn ngữ thành viên của nhóm ngôn ngữ Việt-Mường. Tiếng Mường: Tập trung đông nhất ở các tỉnh: Hoà Bình, Thanh Hoá và một phần của Sơn La. Ngoài ra, người Mường còn cư trú ở Quảng Bình, Nghệ An, Yên Bái, Hà Tây. Đây là một ngôn ngữ có quan hệ họ hàng gần nhất với tiếng Việt. Tiếng Cuối: Trong tiếng Cuối, “cuối” có nghĩa là “người, ngài”. Địa điểm tập trung: Tân Hợp – Tân Kì – Nghệ An. Tiếng Arem: Số người sử dụng: 120 người. Cách đây 60 năm, những người này còn sống trong hang đá. Hiện nay cư trú ở Tân Trạch (Bố Trạch – Quảng Bình). Tiếng Chứt: Trước đây, có quan điểm cho rằng tiếng Rục, Arem, Mã Liềng và Sách được gọi chung trong một khối là tiếng Chứt. Nhưng hiện nay, theo tác giả Trần Trí Dõi, tiếng Chứt chỉ gồm các tiếng địa phương: Rục, Mày và Sách. Cư trú: Minh Hoá và Tuyên Hoá (Quảng Bình). Tiếng Mã Liềng: Phân bố ở hai huyện Minh Hoá và Tuyên Hoá (Quảng Bình) và Hương Khê (Hà Tĩnh). Ngoài ra còn có ở Lào. Tiếng Mã Liềng rất gần với tiếng Việt ở một số khía cạnh mà khi nghiên cứu tiếng Việt người ta sử dụng tư liệu của tiếng Mã Liềng như một nguồn tư liệu quý. Tiếng Pọng: Phân bố chủ yếu ở hai huyện Con Cuông và Tương Dương (Nghệ An). Hiện nay, những nghiên cứu về ngôn ngữ này được công bố rất ít. Tiếng Thà Vựng: Đây là ngôn ngữ duy nhất trong nhóm Việt-Mường không có mặt ở Việt Nam. Cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ này hiện đang cư trú ở Lào và Thái Lan. Những thông tin về tiếng Thà Vựng hiện chỉ được cung cấp trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài. Vì vậy, những vấn đề thuộc về lịch sử tiếng Việt sẽ còn quá nhiều nội dung phải được minh xác thêm. 2. Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme Ngữ tộc Môn-Khmer là một nhóm ngôn ngữ bao gồm khoảng 150 ngôn ngữ của ngữ hệ Nam Á đa số tập trung tại Đông Nam Á. Theo danh sách chính thức hiện nay có 25 ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhánh Mon-Khmer, họ Nam Á với số người sử dụng tổng cộng là 2.620.371 người (1989). Địa bàn cư trú của cư dân sử dụng các ngôn ngữ này trải từ Nam ra Bắc trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy, có thể coi họ ngôn ngữ Nam Á (cụ thể hơn là nhánh Mon-Khmer) là một họ ngôn ngữ quan trọng hiện diện ở địa bàn nước ta. Người Ba Na (các tên gọi khác: Ba Na Dưới Núi, Ba Na Đông, Ba Na Tây, Ba Na Trên Núi, Tơ Lộ, Bơ Nâm, Glơ Lâng, Rơ Ngao, Krem, Roh, Con Kde, A la công, Krăng, Bơ Môn, Kpăng Công, Y Lăng) có dân số hơn 174.450 người (đến năm 2003). Người Brâu (còn gọi là người Brạo) là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam, với 84 hộ, dân số 322 người, sống tập trung ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, thuộc Tây Nguyên. Đại bộ phận người Brâu sống ở Lào và Campuchia. Đây là tộc người ít nhân khẩu nhất hiện nay ở Việt Nam. Người Bru - Vân Kiều (còn gọi là Bru, Vân Kiều, Mang Cong, Trì, Khùa) là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam, với dân số khoảng 40.000 người, sống tập trung ở miền núi của Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Thực tế các tên gọi Vân Kiều, Măng Coong, Trì, Khùa, Bru dùng để chỉ các nhóm khác nhau trong tộc người này Người Chơ Ro còn gọi là người Đơ-Ro, Châu Ro, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, dân số 15.000 người. Đồng bào cư trú đông ở tỉnh Đồng Nai, một số ít ở tỉnh Bình Thuận, Bình Dương và Bình Phước Cơ Ho (hay Cờ Ho, Cơ ho) là một dân tộc Việt Nam. Theo tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1989, dân tộc Cơ Ho có trên 82.917 người, đến 1 tháng 4 năm 1999 có 128.723 người. Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc này là tỉnh Lâm Đồng, bao gồm nhiều nhóm địa phương như Cơ Ho Srê, Cơ Ho Chil, Cơ Ho Nộp, Cơ Ho Lạt, Cơ Ho String và Cơ Ho Cờ Dòn Người Cơ Tu (còn gọi: người Ca Tu, Gao, Hạ, Phương, Ca-tang) là một sắc tộc nói ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer. Sắc tộc này có dân số khoảng 37 nghìn người, cư trú chủ yếu trên dãy núi Trường Sơn tại các huyện Đông Giang, Tây Giang, (Quảng Nam), A Lưới, Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế). Người Giẻ Triêng là người dân một dân tộc nhỏ, với số dân khoảng 30.243 người[1], sinh sống chủ yếu tại tỉnh Kon Tum, vùng miền núi tỉnh Quảng Nam (trên 99,2%). Người Giẻ Triêng nói bằng ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. 3. Nhóm ngôn ngữ Tày- Thái Phân bố địa lý: Hoa Nam (Quảng Tây, Qúy Châu, Vân Nam-TQ), Đông Nam Á. Các tộc người nhóm ngôn ngữ Tày - Thái có chung nguồn gốc lịch sử nằm trong khối Bách Việt xưa. Cư dân Tày - Thái cổ đã góp phần sáng tạo nền văn hoá bản địa ở vùng Nam Trung Quốc và Bắc Đông Dương, được gọi là văn hoá Nam á hay văn minh Sông Hồng. Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái có 8 tộc người: Tày, Thái, Nùng, Lào, Lự, Bố Y, Sán Chay, Giáy. Đồng bào cư trú tập trung ở các tỉnh như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An… Cộng đồng ngôn ngữ Tày - Thái với dân số 3,1 triệu người, chiếm 4,8% dân số cả nước. Các dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay, Giáy, Bố Y sinh sống ở miền đông bắc Bắc bộ. Còn các dân tộc Thái, Lào, Lự phân bố từ miền Tây Bắc đến miền Tây Thanh Hoá. Tổ tiên của một số dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái đã ở Việt Nam khoảng hơn 2000 năm trước. Các tộc người khác mới đến lập nghiệp cách đây vài trăm năm. Cư dân nhóm Tày - Thái có trình độ kỹ thuật cao trong canh tác lúa nước với những biện pháp dùng cày, thâm canh và hệ thống thuỷ lợi hợp lý. Một số nghề thủ công như dệt vải, dệt thổ cẩm được phát triển. Họ chưa có thiết chế gia đình phụ hệ. Từ rất sớm đã xuất hiện các tổ chức gia đình theo kiểu lãnh chúa như chế độ Quằng, Phìa, Tạo. Họ thờ cúng tổ tiên và chịu ảnh hưởng Tam Giáo (Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo) ở mức độ khác nhau. Nhiều giá trị văn hoá cổ truyền đã ảnh hưởng không ít đến các dân tộc khác. Ở nhiều vùng, tiếng Tày hay tiếng Thái trở thành ngôn ngữ giao tiếp chung. 3.1.Thanh điệu trong tiếng Thái Tiếng Thái thuộc họ ngôn ngữ Thái - Austro. Những từ Thái thuần là những từ đơn âm tiết và có cấu trúc khá giống như trong tiếng Việt. Tiếng Thái có năm thanh, cũng gần giống như tiếng Việt: thanh cao - thanh sắc. thanh thấp - thanh huyền thanh trắc - thanh không hay thanh bằng thanh luyến lên - thanh hỏi thanh luyến xuống Riêng “thanh luyến xuống” (hay còn gọi là “thanh lên - xuống” thì là một thanh đặc biệt. Ta không thấy thanh này trong tiếng Việt. Và chính với thanh điệu đặc biệt này đã tạo cho tiếng Thái trở thành một thứ tiếng giàu ngữ điệu, lên bổng xuống trầm uyển chuyển, ấn tượng, dễ nghe và lôi cuốn. Tuy nhiên tiếng Thái không có thanh “nặng” như trong tiếng Việt và điều này khiến người Thái gặp khó khăn trong việc học phát âm tiếng Việt. Cũng như “thanh lên - xuống” trong tiếng Thái, có thể coi là một “cơn ác mộng” đối với người học tiếng Thái như một ngoại ngữ (trừ trường hợp người Lào vì tiếng Lào và Thái rất giống nhau, chỉ khác ở một số cách sử dụng thanh điệu 3.2.Bảng chữ cái và quy tắc trong tiếng Thái Tiếng Thái có 44 phụ âm, cộng thêm 9 nguyên âm được viết theo 14 cách khác nhau. 16 trong số 44 phụ âm là thực ra không cần thiết vì chỉ có 28 phụ âm là cơ bản, còn lại là các phụ âm ghép. Ngoài ra còn có 4 dấu thanh (mái ệc, mái thô, mái tri, mái chặt-ta-wa), thanh bằng không có dấu và 28 dấu nguyên âm. Các văn bản tiếng Thái được đọc từ trái qua phải, và giữa các từ trong cùng một câu thì không chừa khoảng cách, điều này chác chắn gây nhiều khó khăn cho những người mới đầu học tiếng Thái. 3.3.Phụ âm Trong tiếng Thái có 44 phụ âm tạo thành 20 giọng phụ âm. Trong các phụ âm sau đây, vần đầu tiên để chỉ dạng thức của phụ âm (thường đi với chữ nguyêṇ âm‘o’ ), va chữ đi sau vần là tên để nhận dạng phụ âm đó. Các 44 phụ âm này được chia làm 3 lớp: Cao, Trung và Thấp, để biểu thị cho cách đọc khi đi với các dấu. Trong 44 phụ âm, có 2 phụ âm không còn dùng nữa là: ฃ và ฅ 3.4.Nguyên âm Trong tiếng Thái có 32 nguyên âm tạo thành 9 giọng nguyên âm ngắn, 9 giọng nguyên âm dài, 3 hợp âm. Trong ngôn ngữ Thái nguyên âm không bao giờ đứng đầu câu. Nguyên âm có thể được viết trên, dưới, trước và sau các phụ âm. Các nguyên âm kép (gọi chung cho những nguyên âm có 2 ký tự trở lên) có thể ở hai bên của phụ âm. Các tiếng Tày-Thái cũng đã có ảnh hưởng nhất định đến tiếng Việt. Nhưng những ảnh hưởng của tiếng Tày-Thái đối với tiếng Việt thường liên quan đến giai đoạn phát triển sớm hơn của tiếng Việt, tức là giai đoạn Việt-Mường. Trong giai đoạn sớm đó, giữa các ngôn ngữ trong vùng đã có sự tiếp xúc thường xuyên và chúng đã ảnh hưởng lẫn nhau theo nhiều chiều, khá phức tạp. Chính vì vậy, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định một cách chắc chắn những ảnh hưởng cụ thể của tiếng Tày-Thái đối với tiếng Việt hoặc ngược lại. Có nhiều khả năng tiếng Việt đã ảnh hưởng đến các ngôn ngữ Tày- Thái về mặt từ vựng chuyên môn (chính trị, khoa học, kỹ thuật), còn các tiếng Tày-Thái thì ảnh hưởng tới tiếng Việt về từ vựng sản xuất nông nghiệp. Có một điều chắc chắn là trong tiếng Việt hiện đại có nhiều từ mà hình thức ngữ âm và ý nghĩa giống hoặc gần giống với các từ tương đương trong các tiếng Tày-Thái. Ví dụ, so sánh: Tiếng Việt: bún, hái, chóc (chim), dứa, ớt, quế. Tiếng Tày-Thái: pún, hải, chộc, dửa, ớt, quẻ. Hơn nữa, trong tiếng Việt ngày nay có một số từ ghép được tạo ra bằng cách kết hợp một từ thuần Việt và một từ gốc Tày-Thái. Ví dụ: chó má (má = chó, gốc Tày-Thái), mặt nạ (nạ=mặt, gốc Tày-Thái), súng ống (ống=súng, gốc Tày-Thái), chim chóc (chóc=chim, gốc Tày Thái). Chính vì vậy, biết được nguồn gốc Tày-Thái (và cả nguồn gốc Môn-Khơme) của một số từ tiếng Việt, ta có thể hiểu rõ hơn ý nghĩa của các từ ghép trong tiếng Việt. 4. Nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao Hệ ngôn ngữ H'Mông-Miền (còn gọi là ngữ hệ H'Mông-Miền, hệ ngôn ngữ Miêu-Dao, ngữ hệ Miêu-Dao) là một hệ ngôn ngữ nhỏ phân bố tại miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Chúng được sử dụng ở các vùng miền núi các tỉnh phía nam Trung Quốc như Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hồ Bắc, Hải Nam, nơi chúng chưa từng có cơ hội để phát triển. Khoảng 300-400 năm gần đây, một bộ phận người H'Mông và người Miền di cư xuống Thái Lan, Lào, Việt Nam và Myanma. Trong và sau khoảng thời gian nổ ra Chiến tranh Đông Dương, nhiều người H'Mông đã rời Đông Nam Á đến Australia, Hoa Kỳ và các nước khác. Trước đây, hệ này được xếp loại như một bộ phận của ngữ hệ Hán-Tạng, và hiện vẫn tồn tại trong một số bảng phân loại của Trung Quốc, nhưng các nhà ngôn ngữ học phương Tây đã thống nhất xếp chúng thành một ngữ hệ riêng. Một số phỏng đoán cho rằng ngữ hệ H'Mông-Miền có thể là một phần của liên họ ngôn ngữ Austric, nhưng việc tìm bằng chứng chứng minh diễn ra vô cùng chậm chạp. Dù sao, cũng sẽ là thú vị khi biết rằng bảng di truyền gen Y (Y-haplogroup O) tiêu biểu cho người H'mông-Miên (O3a3, O3a4) rất giống với O3a5 của những ngưới sử dụng ngôn ngữ thuộc hệ Hán-Tạng. Tuy vậy, tiếng H'Mông (Miêu/Mèo) và tiếng Miền (Dao) là hai nhóm ngôn ngữ rất khác biệt, dù chúng có quan hệ họ hàng với nhau. Cũng giống như nhiều ngôn ngữ khác ở phía nam Trung Quốc, hệ H'Mông-Miền thuộc loại ngôn ngữ đơn âm tiết. Và chúng được xếp vào một trong những ngôn ngữ đa thanh điệu nhất trên thế giới. 4.1.Nguồn gốc Ngữ hệ H'Mông-Miền bắt nguồn ở phía nam Trung Quốc, thậm chí ở trung tâm của Trung Hoa đại lục. Hiện tại, chúng phân bố trên một vùng rộng lớn giữa sông Dương Tử và sông Mê Kông, nhưng người ta có lý do để tin rằng ngữ hệ này có nguồn gốc xa hơn về phía Bắc, dần chuyển về phía Nam do sự mở rộng của người Hán. 4.2.Tên gọi Các từ "Miêu" và "Miền" đều có nghĩa là "người", do đó chúng có họ hàng với nhau. Trong tiếng Trung, nơi phân bố chủ yếu của ngữ hệ này, chúng có tên là 苗 (Miáo, Hán Việt: Miêu) và 瑶 (Yáo, Hán-Việt: Dao). Mặt khác, tên gọi Dao để chỉ người Dao trên thực tế chỉ đơn thuần mang tính văn hóa nhiều hơn là một thuật ngữ trong ngôn ngữ học. Nó bao gồm một tập hợp những người nói tiếng Miền, các tiếng trong hệ Tai-Kadai, tiếng Di và tiếng H'Mông. Vì thế từ "Miền" có lẽ rõ nghĩa và ít mơ hồ hơn. 4.3.Phân loại Các nhà ngôn ngữ học chia hệ này thành 35 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có nhiều ngôn ngữ có thể hiểu qua lại lẫn nhau. Tiếng nói hiện đại của các dân tộc Mông – Dao vay mượn nhiều thuật ngữ của tiếng Việt hiện đại. 5. Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến Ngôn ngữ Tạng – Miến là một trong hai nhóm ngôn ngữ chính của họ ngôn ngữ Hán - Tạng, gồm các dân tộc: Dân tộc Hà Nhì tên tự gọi là Hà Nhi gia. Tên gọi khác là U Ní, Xá U Ní,Hà Nhì, Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì đen. Nhóm ngôn ngữ : Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (ngữ hệ Hán - Tạng), gần với Miến hơn. Dân số : 19.954 người (ước tính năm 2003). Dân tộc Phù Lá: Tên tự gọi : Lao Va Xơ, Bồ Khô Pạ, Phù Lá.   Tên gọi khác : Xá Phó, Bồ Khô Pạ, Mú Dí Pạ, Phổ, Va Xơ Lao, Pu Dang , Cần Thin. Nhóm địa phương: Phù Lá Lão, Bồ Khô Pạ, Phù Lá Ðen, Phù Lá Hán. Nhóm ngôn ngữ : Tạng Miến (ngữ hệ Hán - Tạng), gần với Miến hơn. Dân tộc Sila: Tên gọi khác: Cú Dé Xử, Khà Pé Nhóm ngôn ngữ: Tạng - Miến Dân số: 600 người (ước tính năm 2003) Cư trú: Sống ở ba bản Seo Hay, Sì Thâu Chải, Nậm Xin thuộc huyện Mường tè, tỉnh Lai Châu. Dân tộc Cống Cập nhật: Thứ Tư, 22/09/2010 10:11 Người Cống có nguồn gốc di cư trực tiếp từ Lào sang. Nguồn sống chính là làm nương, đang chuyển sang làm nương cuốc, ruộng. Tên tự gọi : Xắm khôống, Phuy A. Dân số: 1.261 người. Dân tộc Cống Dân tộc La hủ Cập nhật: Thứ Năm, 07/10/2010 10:15 Tên gọi khác: Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy Nhóm ngôn ngữ: Tạng - Miến Dân số: 5.300 người Cư trú: Sống ở huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu ). Dân tộc La Hủ Dân tộc Lô lô Cập nhật: Thứ Năm, 07/10/2010 10:32 Tên gọi khác:  Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn. Có hai nhóm: Lô Lô hoa và Lô Lô đen Tên tự gọi : Lô Lô. . Dân số : 3.134 người. 6. Nhóm ngôn ngữ Hán Dân tộc Hoa: sinh sống rải rác ở khắp các tỉnh ở cả nông thôn và thành thị. Người Hoa sinh sống bằng đủ mọi nghề tuỳ địa bàn mà họ cư trú, ở đâu họ cũng lao động cật lực, sáng tạo và có nhiều thành đạt trong các ngành thương nghiệp và dịch vụ.         Tại mỗi địa phương người Hoa sống tập trung; ở nông thôn thì thành làng và hương, mà phổ biến là Minh Hương (làng người Minh); ở thành phố sống thành các bang rất gắn bó với nhau; nhà ở phổ biến là nhà kiểu chữ môn, 3 gian hai chái; duy trì gia đình phụ hệ truyền thống đại gia đình với 4-5 đời. Dân tộc Ngái: Người Ngái sống phân tán trong các tỉnh Bắc Cạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên... Người Ngái sinh sống trong nội địa lấy việc trồng lúa nước làm nguồn sống chính, ngoài ra họ còn trồng ngô, khoai, sắn, chăn nuôi... Bộ phận ở ven biển, hải đảo sống bằng nghề đánh cá là chủ yếu. Thủ công nghiệp với các nghề như làm mành trúc, dệt chiếu, mộc, nề, rèn, gạch ngói, nung vôi... cũng đóng vai trò đáng kể trong đời sống người Ngái. Dân tộc Sán Dìu: sinh sống tập trung ở trung du Bắc Bộ, trong vùng từ tả ngạn sông Hồng đổ về phía đông. Làng xóm của họ tựa như làng người Kinh, có luỹ tre bao bọc và giữa các nhà thường có tường hay hàng rào. Kinh tế nông nghiệp làm ruộng nước và đất bãi, soi, nương; khai thác lâm sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm; đánh bắt và nuôi thả cá; thủ công nghiệp có làm gạch ngói, rèn, đan lát... 7. Nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo (ngôn ngữ Nam Đảo) Đây là một trong những họ ngôn ngữ lớn, phân bố ở quần đảo Inđônêxia, Philippin, bán đảo Malăcca, một số khu vực ở Đông Dương, Đài Loan, Châu Đại Dương và đảo Mađagaxca. Có khoảng 800 ngôn ngữ khác nhau thuộc họ Nam Đảo với gần 237 triệu người sử dụng. Có giả thuyết về quan hệ thân thuộc giữa Ngôn ngữ Nam Đảo với ngôn ngữ Nam Á hay ngôn ngữ Thái. Theo truyền thống, Ngôn ngữ Nam Đảo được phân thành 4 nhóm: nhóm ngôn ngữ Inđônêxia, nhóm ngôn ngữ Pôlynêdi (Polynésie), nhóm ngôn ngữ Mêlanêdi (Mélanésie), nhóm ngôn ngữ Micrônêdi (Micronésie). Gần đây có ý kiến phân Ngôn ngữ Nam Đảo thành các nhóm: nhóm ngôn ngữ Arajan, nhóm ngôn ngữ Tơxu (Tsou), nhóm ngôn ngữ Pavan (cả ba nhóm đều phân bố ở Đài Loan), nhóm Malai - Pôlynêdi (gồm tất cả các Ngôn ngữ Nam Đảo còn lại). Từ đầu thiên niên kỉ thứ hai, nhiều Ngôn ngữ Nam Đảo có chữ viết gốc Ấn Độ. Một số ngôn ngữ có chữ viết dạng chữ Arập. Ngày nay, hầu hết Ngôn ngữ Nam Đảo đều có chữ viết dựa trên hệ chữ cái Latinh. Ngữ hệ Nam Á được biết đến vì kiểu "âm tiết rưỡi", với các danh từ và động từ cơ bản bao gồm một âm tiết đầy đủ cộng với một âm tiết phụ giảm nhẹ. Nhiều từ trong số này cũng có các trung tố. Tại Việt Nam, các dân tộc thuộc Ngôn ngữ Nam Đảo gồm: -Dân tộc Gia Rai :Tên tự gọi: Gia Rai Tên gọi khác:Giơ Ray, Chơ Ray. Nhóm địa phương: Chor, Hđrung (gồm cả Hbau và chor), Arap, Mthur, Tơbuân. -Dân tộc Chăm :Dân tộc Chăm còn có tên gọi khác là Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm Pa, Hro
Luận văn liên quan