Đề tài Các hiện tượng, hiệu ứng dẫn đến ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu

LỜI MỞ ĐẦU Xã hội loài người đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững. Đó là việc phát triển kinh tế hiện đại song song với bảo vệ môi trường sinh thái. Nhưng thực tế hiện nay, chúng ta vẫn đang phải đối đầu với hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng có tính bức thiết toàn cầu như là thiên tai, dịch bệnh, đói nghèo, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, khủng hoảng di cư, môi trường,. trong đó ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu là hai vấn đề được quan tâm hàng đầu, làm nóng nghị trường của nhiều quốc gia và các hội nghị quốc tế. Từ những năm 70 của thế kỉ trước, người ta bắt đầu để ý đến những tác động của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đến sự phát triển bền vững của nhân loại. Các hội nghị, hội thảo với quy mô khác nhau được tổ chức ra trên toàn Thế giới bàn về nguyên nhân, hậu quả cũng như tìm ra các giải pháp giảm thiểu tối đa những tác động của hai vấn đề trên.

docx46 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 5196 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các hiện tượng, hiệu ứng dẫn đến ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HÓA LÝ KỸ THUẬT BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC ====== & ====== THẢO LUẬN HÓA VÔ CƠ Chủ đề: Các hiện tượng, hiệu ứng dẫn đến ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu LỜI MỞ ĐẦU Xã hội loài người đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững. Đó là việc phát triển kinh tế hiện đại song song với bảo vệ môi trường sinh thái. Nhưng thực tế hiện nay, chúng ta vẫn đang phải đối đầu với hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng có tính bức thiết toàn cầu như là thiên tai, dịch bệnh, đói nghèo, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, khủng hoảng di cư, môi trường,... trong đó ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu là hai vấn đề được quan tâm hàng đầu, làm nóng nghị trường của nhiều quốc gia và các hội nghị quốc tế. Từ những năm 70 của thế kỉ trước, người ta bắt đầu để ý đến những tác động của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đến sự phát triển bền vững của nhân loại. Các hội nghị, hội thảo với quy mô khác nhau được tổ chức ra trên toàn Thế giới bàn về nguyên nhân, hậu quả cũng như tìm ra các giải pháp giảm thiểu tối đa những tác động của hai vấn đề trên. Tuy nhiên, để chạy theo sự phát triển kinh tế và những giá trị không có thực, cũng như nhận thức của nhân loại còn hạn chế, người ta đã quên đi rằng phát triển bền vững phải gắn liền với giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường và chống lại biến đổi khí hậu. Vì lẽ đó những năm gần đây, con người đã và đang phải hứng chịu những hậu quả vô cùng tàn khốc từ chính những gì chúng ta đã làm. Đó là những siêu bão mạnh nhất trong lịch sử như Katrina (USA), Haiyan (Philippines) hay thảm họa kép ở Nhật Bản năm 2011 làm rò rỉ phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà con người phải gánh chịu. Với những hậu quả tàn khốc đó, chúng ta cần nhìn nhận lại những gì đã làm được và chưa làm được để chung tay xây dựng một Thế giới phát triển bền vững, làm nền tảng cho thế hệ mai sau. Biện pháp thiết thực nhất cần làm ngay bây giờ là triển khai những nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá nguyên nhân, biện pháp và cách khắc phục ô nhiễm môi trường cũng như biến đổi khí hậu. Phần A: Ô NHIỄM MỖI TRƯỜNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Khái niệm, phân loại Khái niệm Dựa trên nhiều cơ sở, quan điểm khác nhau, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức lại đưa ra một khái niệm về ô nhiễm môi trường cho riêng mình. Do vậy trên Thế giới hiện nay đang tồn tại nhiều khái niệm chưa được xem xét và quy chuẩn một cách thống nhất. Theo một khái niệm đang được dùng phổ biến thì “Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể sống khác”. Ở Việt Nam, luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014 nêu rõ “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Và theo đó, quy chuẩn kỹ thuật môi trường là giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải từ các nguồn khác nhau thải ra làm ảnh hưởng đến môi trường. Phân loại Ô nhiễm môi trường thường có rất nhiều loại, tuy nhiên người ta thường phân loại ô nhiễm môi trường thành các dạng sau: Ô nhiễm không khí Ô nhiễm đất Ô nhiễm nước Ô nhiễm phóng xạ Ô nhiễm tiếng ồn Ô nhiễm sóng Ô nhiễm ánh sáng Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay Trên Thế giới Hiện nay trên Thế giới, tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở mức đáng báo động. Biểu hiện hùng hồn của nó mà chúng ta đang phải đối mặt hàng ngày đó là chất lượng không khí đang ở mức rất thấp. Tiêu biểu như Bắc Kinh (Trung Quốc), chất lượng không khí được xếp ở mức báo động cấp 2 trong thang 4 cấp mà theo đó chỉ số PM 2.5 (nồng độ hạt bụi phân tử) ở đây đã đạt ngưỡng 500 trong khi 300 đã được coi là rất nguy hiểm. Đó còn chưa kể đến nồng độ của các khí thải độc hại cũng ở mức cực kì nguy hiểm. Hình 1.1: Ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh (Trung Quốc) Ô nhiễm môi trường đất, nước cũng đang là thách thức lớn đối với toàn cầu. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì đến năm 2050, một nửa dân số trên toàn Thế giới sẽ thiếu nước sạch sinh hoạt, đặc biệt là Châu Phi, Trung Đông.... Những bãi rác thải rắn, những con sông ô nhiễm với chỉ số kim loại nặng, chỉ số chất thải hữu cơ vô cùng lớn xuất hiện càng nhiều như sông Hằng (Ấn Độ), sông Hoàng Hà (Trung Quốc), sông Catirum (Indonesia),... Cùng với đó là là sự ô nhiễm trên biển bắt nguồn từ chính các con sông cũng như những tại nạn hàng hải làm tràn dầu ra biển làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, tuyệt chủng nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài những biểu hiện trên, trong thời đại ngày nay, toàn cầu còn đang phải đối mặt với một loại ô nhiễm môi trường khác đó là ô nhiễm phóng xạ. Hẳn Thế giới vẫn chưa quên thảm họa hạt nhân Chernobyl (Liên Xô, năm 1986) hay vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 (Nhật Bản, năm 2011). Chúng ảnh hưởng trực tiếp và tức thì đến sức khỏe của con người và các loại sinh vật, để lại những hậu quả nặng nề cho nhiều thế hệ, đòi hỏi khắc phục trong một thời gian rất dài. Tại Việt Nam Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường tập trung trên 3 loại chính là ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Theo đánh giá mới đây của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, với 59 điểm trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường, Việt Nam đứng thứ 85/163 nước được xếp hạng. Còn theo kết quả nghiên cứu khác vừa qua tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe. Những biểu hiện cho ô nhiễm môi trường ở Việt Nam phải kể đến số lượng rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải công nghiệp chưa qua phân loại và tái chế tăng từng ngày. Việt Nam còn được mệnh danh là bãi rác công nghệ của Thế giới. Nước thải sinh hoạt, công nghiệp chưa qua xử lí xả thải trực tiếp ra môi trường làm chết nhiều dòng sông như: Thị Vải (Đồng Nai), sông Tô Lịch (Hà Nội), sông Cầu (Thái Nguyên),... Bên cạnh đó, với tốc độ đô thị hóa chóng mặt và sự tăng nhanh về số lượng của các phương tiện giao thông khiến bụi mặt đường, khói thải phương tiện ngày càng nhiều và khó có biện pháp xử lí và khắc phục kịp thời. Hình 1.2: Một khúc sông ô nhiễm Thị Vải (Đồng Nai) CHƯƠNG 2: NHỮNG HIỆN TƯỢNG, HIỆU ỨNG CHÍNH GÂY Ô NHIÊM MÔI TRƯỜNG Hiện tượng phát thải khí gây ô nhiễm môi trường không khí Thành phần không khí tự nhiên và tiêu chuẩn không khí an toàn của Việt Nam Môi trường không khí hay còn gọi là khí quyển Trái đất là lớp chất khí bao quanh hành tinh Trái đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái đất. Thành phần theo thể tích của nó gồm có: Nitơ (N2, 78,1%), Ôxy (O2, 20,9%), Agon (Ar, 0,9%), Cacbonic (CO2, 0,035%), hơi nước (H2O) và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ sự sống trên Trái đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của Mặt Trời và tạo ra sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm. Vì những lí do khác nhau, thành phần của chúng đang có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người và các sinh vật khác trên Trái Đất. Một số khí phát thải chính Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp Thế giới, đi kèm với sự tăng nhanh về số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông,... là sự tăng lên về số lượng các khí thải độc hại thải ra môi trường mỗi ngày. Phải kể đến những kẻ thù số một gây ô nhiễm môi trường không khí như: CO, CO2, SO2, NOx, O3,... khí thải hữu cơ và bụi. Hình 2.1: Một khu công nghiệp phát thải khí gây ô nhiễm môi trường Ngoài ra, một số hoạt động của tự nhiên cũng là nguyên nhân gây phát thải khí làm ảnh hưởng môi trường như sự phân giải kị khí của sinh vật, núi lửa phun trào,... Khí CO2 (Cacbonic) CO2 với hàm lượng 0,035% trong khí quyển là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để sản xuất năng suất sinh học sơ cấp ở cây xanh. Thông thường, lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên (núi lửa phun trào, hoạt động hô hấp của các sinh vật hiếu khí,...) cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. Ví dụ như: con người hít vào khí O2 và thở ra khí CO2, cây xanh lấy CO2 từ môi trường kết hợp với nước để tổng hợp thành đường: 6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O Hai loại hoạt động của con người là đốt nhiên liệu hoá thạch (tăng nguồn phát sinh nhân tạo CO2) và phá rừng (giảm nguồn tiêu thụ tự nhiên CO2) đã làm cho quá trình trên mất cân bằng khiến lượng khí CO2 trong không khí ngày càng tăng lên qua từng năm. Hình 2.2: Những cánh rừng bị tàn phá Phương trình đốt cháy nhiên liệu: Hidrocacbon + O2 → CO2 + H2O Khí Dioxit sunfua (SO2) SO2 là chất gây ô nhiễm không khí có nồng độ thấp trong khí quyển, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. SO2 sinh ra do núi lửa phun, đốt nhiên liệu than, dầu, khí đốt, sinh khối thực vật, quặng sunfua,... SO2 rất độc hại đối với sức khoẻ của người và sinh vật, gây ra các bệnh về phổi khí phế quản. SO2 trong không khí khi gặp Ôxy và nước tạo thành Axit, tập trung trong nước mưa gây ra hiện tượng mưa Axit. Sơ đồ gây mưa Axit: S → SO2 → SO3 → H2SO4 Khí Cacbon monoxit (CO) CO được hình thành do việc đốt cháy không hết nhiên liệu hoá thạch như than, dầu và một số chất hữu cơ khác. Khí thải từ các động cơ xe máy là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu ở các thành phố. Hàng năm trên toàn cầu sản sinh khoảng 600 triệu tấn CO. CO không độc với thực vật vì cây xanh có thể chuyển hoá CO thành CO2 và sử dụng nó trong quá trình quang hợp. Vì vậy thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên có tác dụng làm giảm ô nhiễm CO. Khi con người ở trong không khí có nồng độ CO khoảng 250ppm sẽ bị tử vong. Hình 2.3: Phương tiện giao thông tác nhân chính phát thải khí CO Phương trình đốt cháy nhiên liệu trong điều kiện thiếu Ôxy hoặc nhiệt độ chưa đủ cao để cháy hoàn toàn: Hidrocacbon + O2 → CO2 + CO + H2O Khí Đinitơ oxit (N2O) N2O được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch. Hàm lượng của nó đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2 - 0,3%. Một lượng nhỏ N2O khác xâm nhập vào khí quyển do kết quả của quá trình nitrat hoá các loại phân bón hữu cơ và vô cơ. N2O xâm nhập vào không khí sẽ không thay đổi dạng trong thời gian dài, chỉ khi đạt tới những tầng trên của khí quyển nó mới tác động một cách chậm chạp với nguyên tử Ôxy. Chloroflurocarbon (CFC) CFC là những hoá chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là thiết bị máy lạnh và từ đó xâm nhập vào khí quyển. CFCl3 (CFC11) hoặc CFCl2 hoặc CF2Cl2 (còn gọi là Freon12 hoặc F12) là những chất thông dụng của CFC. Một lượng nhỏ CFC khác là CHClF2 (hoặc F22), CCl4 và CF4 cũng xâm nhập vào khí quyển. Cả hai hợp chất CFC11 và CFC12 hoặc Freon đều là những hợp chất có ý nghĩa kinh tế cao, việc sản xuất và sử dụng chúng đã tăng lên rất nhanh trong hai thập kỷ vừa qua. Chúng tồn tại cả ở dạng sol khí và không sol khí. Dạng sol khí thường làm tổn hại tầng Ôzôn, do đó là sự báo động về môi trường, những dạng không sol khí thì vẫn tiếp tục sản xuất và ngày càng tăng về số lượng. CFC có tính ổn định cao và không bị phân huỷ. Khi CFC đạt tới thượng tầng khí quyển chúng sẽ được các tia cực tím phân huỷ. Tốc độ phân huỷ CFC sẽ rất nhanh nếu tầng Ôzôn bị tổn thương và các bức xạ cực tím tới được những tầng khí quyển thấp hơn. Hiện tượng xả thải chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lí trực tiếp ra môi trường nước Một số tác nhân chính Các ion vô cơ hòa tan Nhiều ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là trong nước biển.Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl-, SO42-, PO43-, Na+, K+, NO3-,... Trong nước thải công nghiệp, ngoài các ion kể trên còn có thể có các chất vô cơ có độc tính rất cao như các hợp chất của kim loại nặng như Pb, Hg, Mn, As,... Các gốc Nitrat, PhotPhat, Amoni Muối của Nitơ và Photpho là các chất dinh dưỡng cho thực vật, ở nồng độ thích hợp, chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát triển. Tuy nhiên do hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã làm gia tăng nồng độ các ion này trong nước tự nhiên. Mặc dù không độc hại cho con người, song khi có mặt trong nước với nồng độ lớn, chúng sẽ gây hiện tượng phú dưỡng. Theo các nhà khoa học, khi hàm lượng photphat trong nước đạt đến mức 0,01 mg/l (tính theo P) và tỷ lệ P:N:C vượt quá 1:16:100, thì sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. Nguồn phát sinh các gốc ion này gồm nước thải sinh hoạt, phân bón, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp chưa phân giải hết cũng như các nhà máy tổng hợp phân bón, thuốc trừ sâu. Ví dụ: phân đạm Amoni có thành phần NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4; phân đạm Nitrat có thành phần NaNO3, Ca(NO3)2;... là nguyên nhân chủ yếu sinh ra các gốc ion này trong thực tế. Gốc clorua, sunfat Hai gốc muối này tồn tại trong nước tự nhiên tương đối cao, đặc biệt là clorua. Khi có mặt trong nước, gốc sunfat bị vi sinh vật chuyển hóa thành sunfit và Axit sunfuric có thể ăn mòn đường ống dẫn nước hoặc bê tông, ở nồng độ cao gây hại cho cây trồng. Đối với gốc clorua, nó kết hợp với ion K+, Na+ gây ra vị cho nước, do đó nồng độ cao gây nhiễm mặn, nước không thể tưới tiêu hay dùng cho sinh hoạt được. Nguồn phát sinh gốc clorua chủ yếu từ nước thải sinh hoạt hàng ngày, còn gốc sunfat chủ yếu từ các nhà máy sản xuất phân bón (supephotphat), tổng hợp hữu cơ (chất nổ, phẩm nhuộm, dược phẩm)... Các kim loại nặng Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn,... thường có trong nước thải công nghiệp. Hầu hết kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người cũng như sinh vật. Chì (Pb): Chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acquy, luyện kim, hóa dầu. Chì còn được đưa vào môi trường nước từ không khí bị ô nhiễm do khí thải của các phương tiện giao thông. Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây chết nếu bị nhiễm độc nặng. Chì cũng rất độc đối với động vật thủy sinh. Các hợp chất chì hữu cơ độc gấp 10 – 100 lần so với chì vô cơ đối với các loại cá. Hình 2.4: Một cơ sở tái chế acquy gây ô nhiễm Chì Thủy ngân (Hg): Thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông nghiệp (thuốc chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực). Trong tự nhiên, thủy ngân được đưa vào môi trường từ nguồn khí núi lửa. Ở các vùng có mỏ thủy ngân, nồng độ thủy ngân trong nước khá cao. Nhiều loại nước thải công nghiệp có chứa thủy ngân ở dạng muối vô cơ của Hg(I), Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân. Thủy ngân là kim loại nặng rất độc đối với con người. Vào thập niên 50 – 60, ô nhiễm thủy ngân hữu cơ ở vịnh Minamata (Nhật Bản) đã gây tích lũy Hg trong hải sản. Hơn 1000 người đã chết do bị nhiễm độc thủy ngân sau khi ăn các loại hải sản đánh bắt trong vịnh này. Asen (As): Asen là kim loại được sử dụng trong công nghiệp giả da (rụng lông thú), tổng hợp chất màu công nghiệp hoặc sản xuất thuốc nổ, luyện kim, khai khoáng. Asen và các hợp chất của nó là các chất độc đối với con người và sinh vật, và có khả năng tích lũy trong cơ thể rất lâu và gây ung thư. Các chất thải hữu cơ và rác thải rắn Các chất thải hữu cơ Cacbonhidrat, protein, chất béo,... thường có mặt trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm thường là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học. Tác hại lớn nhất của chúng là đối với nguồn lợi thủy sản. Chúng làm giảm oxi hòa tan trong nước dẫn tôm cá chết hàng loạt. Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất hữu cơ bền vững, không bị phân hủy sinh học, khả năng tồn lưu trong đất cao và tích lũy trong cơ thể sinh vật. Các chất polychlorophenol (PCPs), polychlorobiphenyl (PCBs), các hydrocacbon đa vòng ngưng tụ (PAHs: polycyclic aromatic hydrocacbons), các hợp chất dị vòng N, hoặc O là các hợp chất hữu cơ bền vững. Các chất này thường có trong nước thải công nghiệp, nước chảy tràn từ đồng ruộng (có chứa nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng,). Các hợp chất này thường là các tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm, ngay cả khi có mặt với nồng độ rất nhỏ trong môi trường. Rác thải rắn Một trong số những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước phải kể đến là các chất thải rắn. Đa phần chúng xuất phát từ các rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải chế biến, xây dựng... Chúng tồn tại trong nước làm tắc nghẽn dòng chảy, sinh ra các chất độc, làm mất mỹ quan sông hồ. Một trong số các chất thải rắn nhiều nhất hiện nay phải kể đến các vật dụng sinh hoạt có nguồn gốc nilon. Do không được phân loại, tái chế, tái sử dụng, thời gian phân hủy của chúng trong đất, nước lại lâu dài, đốt thì sinh ra các chất độc hại nên để giải quyết chúng là cực kì khó khăn, đòi hòi nhiều chi phí và nguồn lực. CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (Ở VIỆT NAM) Giải pháp công nghệ, kỹ thuật Phần lớn các nguyên nhân gây ô nhiễm đều đến từ các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. Do vậy giải pháp về công nghệ, kỹ thuật là cực kì quan trọng trong việc góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường. Những việc làm thiết thực phải kể đến như: sử dụng các nguyên nhiên vật liệu thân thiện với môi trường; nhanh chóng áp dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến vào sản xuất, vận hành; nghiên cứu công nghệ xử lí, thu hồi ô nhiễm;... Giải pháp quản lí và kiểm soát môi trường Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá chất lượng môi trường để kịp thời có biện pháp xử lí. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công ước, luật bảo vệ môi trường đã được quy định của các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề,... Có các biện pháp, chế tài phù hợp để xử lí các hành vi vi phạm. Giải pháp quy hoạch Làm tốt công tác quy hoạch làng nghề, khu công nghiệp giảm thiểu tối đa sự phát triển trong thành phố, khu dân cư. Quy hoạch các bãi rác thải sinh hoạt, đường ống thoát nước hợp lí, phù hợp với nhu cầu thực tiễn, tránh. Thực hiện di dời các khu công nghiệp, khu chế xuất trong khu vực đông dân cư. Chỉ giữ lại các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp có tác động thấp nhất đến môi trường. Phát triển các loại hình giao thông công cộng, giảm thiểu phương tiện cá nhân. Quy hoạch cây xanh đô thị, trồng rừng,... Giải pháp giáo dục, tuyên truyền Tuyên truyền, giáo dục cho người dân về tác hại của ô nhiễm môi trường và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong đời sống hàng ngày như: phân loại, tái chế rác thải sinh hoạt, sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường hoặc các phương tiện công cộng, hạn chế các phương tiện cá nhân. Hình 3.1: Một buổi tổng dọn vệ sinh của tổ chức Đoàn Tổ chức các buổi hội thảo, định hướng, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cho người dân nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, hành động của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Vận động nhân dân có các hành động bảo vệ rừng, tích cực trồng rừng. Ngặn chặn các hành vi phá rừng trái phép dưới mọi hình thức,... PHẦN B: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHƯƠNG 4: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Khái niệm, đặc điểm Khái niệm Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Đặc điểm Biến đổi khí hậu toàn cầu có một số đặc điểm sau: Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có Thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hình 4.2: Sự thay đổi môi trường sống Những biểu hiện của Biến đổi khí hậu Theo phân tích mới đây của các nhà khoa học: Trong 200 năm qua, nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên 0,5oC. Ước tính đến giữa thế kỷ sau, bề mặt Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 – 4,5oC, trong đó nhiệt độ ở vĩ độ trung và cao tăng lên càng nhiều. Vùng Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức nóng trung bình trên toàn cầu. Diện tích của Biển Bắc cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang thu nhỏ l
Luận văn liên quan