Đề tài Các hình thức bảo lãnh ngân hàng tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay

“Bảo lãnh ngân hàng” là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay

pdf23 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3776 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các hình thức bảo lãnh ngân hàng tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các hình thức bảo lãnh ngân hàng tại các ngân hàng VN hiện nay TWILIGHT_NHB_K9 1. Khái niệm và lợi ích của bảo lãnh 1.1 Bảo lãnh là gì? “Bảo lãnh ngân hàng” là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay 1.2. Lợi ích của bảo lãnh  Khách hàng không phải thanh toán ngay cho bên đối tác  Các ngân hàng không phải sử dụng nguồn vốn kinh doanh của mình trong khi vẫn thu được phí bảo lãnh  Chi phí cho hoạt động thấp hơn nhiều cho những hoạt động nội bảng nhưng thu nhập lại rất đáng kể.  bảo lãnh yêu cầu trình độ cao và việc quản lý rủi ro của các nghiệp vụ rất phức tạp  là công cụ bảo đảm, phòng ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh của cả ngân hang và khách hàng. 2. Các loại hình bảo lãnh Phân loại dựa trên các tiêu thức :  Phân loại dựa trên bản chất của bảo lãnh + Bảo lãnh đồng nghĩa vụ + Bảo lãnh độc lập  Phân loại dựa trên mục đích của bảo lãnh + Bảo lãnh thực hiện hợp đồng + Bảo lãnh hoàn thanh toán + Bảo lãnh trả chậm + Bảo lãnh dự thầu + Các loại bảo lãnh tài chính khác Phân loại dựa trên các tiêu thức  Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh + Bảo lãnh trực tiếp + Bảo lãnh gián tiếp + Đồng bảo lãnh  Căn cứ vào điều kiện của thanh toán bảo lãnh + Bảo lãnh theo yêu cầu + Bảo lãnh kèm chứng từ + Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài hoặc toà án Các loại hình bảo lãnh theo quy chế bảo lãnh hiện hành  Bảo lãnh vay vốn  Bảo lãnh thanh toán  Bảo lãnh dự thầu  Bảo lãnh thực hiện hợp đồng  Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm  Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước  Bảo lãnh đối ứng  Xác nhận bảo lãnh  Các loại bảo lãnh khác 2.1. Bảo lãnh vay vốn Bảo lãnh vay vốn: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh. Bảo lãnh vay vốn lại được chia làm 2 loại :  Bảo lãnh vay vốn trong nước  Bảo lãnh vay vốn nước ngoài 2.2. Bảo lãnh thanh toán  Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn. 2.3. Bảo lãnh dự thầu  Bảo lãnh dự thầu: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.  Ví dụ : NHA (người thụ hưởng bảo lãnh) NHB (người phát hành bảo lãnh) Công ty C (người được bảo lãnh) 3 2 1 (1): NHB phát hành bảo lãnh dự thầu cho công ty C (2): Công ty C trao cho NHA bảo lãnh dự thầu (3): NHB bồi thường NHA trong trường hợp công ty C vi phạm nghĩa vụ ( trúng thầu nhưng bỏ không ký hợp đồng) 2.4. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng  Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. ví dụ: Bộ giáo dục Lào (người hưởng bảo lãnh) Công ty Việt Nam (người được bảo lãnh) NHTM Việt Nam (người phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng) 12 3 (1): NHTM phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho công ty VN (2) Công ty Vn cung cấp sản phẩm cho bộ giáo dục Lào. (3) Bồi thường nếu công ty VN vi phạm hợp đồng 2.5. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm  “Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm”: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay 2.6. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước  “Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước”: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. 2.7. Bảo lãnh đối ứng  “Bảo lãnh đối ứng” là cam kết của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh đối ứng) với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh. 2.8. Xác nhận bảo lãnh  “Xác nhận bảo lãnh” là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng (bên xác nhận bảo lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với khách hàng. 2.9 Các loại bảo lãnh khác  Bảo lãnh bảo hành,bảo dưỡng  Bảo lãnh phát hành trái phiếu  Bảo lãnh khoản tiền giữ lại  Bảo lãnh nhận hàng 2.9. Các loại bảo lãnh khác  Bảo lãnh bảo hành :Là sự bảo đảm bồi hoàn cho người thụ hưởng bảo lãnh nếu có bất kỳ nhược điểm nào trong vận chuyển hàng hóa, xây dựng..v.v…hoặc bên đối tác không bảo dưỡng máy móc vì bất kỳ lí do nào. Số tiền bảo lãnh phải được đồng ý trong hợp đồng và ngày hết hạn phụ thuộc vào phạm vi hoạt động, mục đích bảo lãnh..v.v… 2.9. Các loại bảo lãnh khác  Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành về việc thực hiện các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu, phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư, nhận mua trái phiếu để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa phân phối hết 2.9 Các loại bảo lãnh khác  “Bảo lãnh khoản tiền giữ lại” :Là cam kết của Ngân hàng với Bên thụ hưởng bảo lãnh về việc sẽ thanh toán lại cho Bên thụ hưởng bảo lãnh số tiền mà khách hàng của Ngân hàng giữ lại của Bên thụ hưởng bảo lãnh để đảm bảo cho nghĩa vụ của Bên thụ hưởng bảo lãnh đối với khách hàng theo hợp đồng đã ký kết, khi Bên thụ hưởng bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà khách hàng không hoàn trả số tiền họ đã giữ lại 2.9 Các loại bảo lãnh khác  Bảo lãnh nhận hàng là sự bảo đảm từ phía ngân hàng ( sau khi đã ký kết với người mua/ nhà nhập khẩu ) cho Công ty vận chuyển hoặc Nhà xuất khẩu cho việc giao hàng hóa mà chưa cần xuất trình vận đơn đường biển TWILIGHT_NHB_K9 Danh sách nhóm TWILIGHT_NHB_K9  Bùi Hồng Hải  Phạm Thị Thắm  Nguyễn Thanh Xuân  Lê Thị Phương Loan  Nguyễn Minh Hiền  Đặng Tuyết Anh  Nguyễn Thu Hương
Luận văn liên quan