Đề tài Các hình thức tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh 2004

Tập trung kinh tế là một xu hướng phát triển tất yếu của tư bản trong kinh tế thị trường. Vì những lý do khác nhau trong nền kinh tế như cạnh tranh gay gắt, nhu cầu áp dụng công nghệ mới, nhu cầu về vốn và sức mạnh tài chính. mà khả năng của từng doanh nghiệp riêng rẽ không thể đáp ứng được mà vấn đề tập trung kinh tế luôn diễn ra trên thương trường. Mục tiêu cụ thể của các hình thức khác nhau của tập trung kinh tế suy cho cùng là tạo ra những doanh nghiệp lớn trên cơ sở tập trung sức mạnh của nhiều doanh nghiệp sẵn có trên thương trường. Số lượng của các đối thủ cạnh tranh sẽ giảm đi và vì thế, mức độ “hoàn hảo” trong cạnh tranh cũng bị giảm sút. Tìm hiểu vấn đề: “các hình thức tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh 2004” sẽ giúp chúng ta có thể hiểu hơn về vấn đề này.

doc18 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2365 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các hình thức tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh 2004, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Tập trung kinh tế là một xu hướng phát triển tất yếu của tư bản trong kinh tế thị trường. Vì những lý do khác nhau trong nền kinh tế như cạnh tranh gay gắt, nhu cầu áp dụng công nghệ mới, nhu cầu về vốn và sức mạnh tài chính... mà khả năng của từng doanh nghiệp riêng rẽ không thể đáp ứng được mà vấn đề tập trung kinh tế luôn diễn ra trên thương trường. Mục tiêu cụ thể của các hình thức khác nhau của tập trung kinh tế suy cho cùng là tạo ra những doanh nghiệp lớn trên cơ sở tập trung sức mạnh của nhiều doanh nghiệp sẵn có trên thương trường. Số lượng của các đối thủ cạnh tranh sẽ giảm đi và vì thế, mức độ “hoàn hảo” trong cạnh tranh cũng bị giảm sút. Tìm hiểu vấn đề: “các hình thức tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh 2004” sẽ giúp chúng ta có thể hiểu hơn về vấn đề này. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tập trung kinh tế. 1. Khái niệm và đặc điểm của tập trung kinh tế. a. Khái niệm tập trung kinh tế. Pháp luật Việt Nam không đưa ra khái niệm mang tính khái quát để định nghĩa hành vi tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hình thức TTKT. Theo Điều 16, 17 Luật cạnh tranh 2004 thì TTKT là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi TTKT khác theo quy định của pháp luật. b) Đặc điểm của tập trung kinh tế. Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi TTKT doanh nghiệp. Dưới giác độ của pháp luật chống hạn chế cạnh tranh, chỉ có các doanh nghiệp mới có thể là các chỉ thể của TTKT. Thứ hai, hành vi TTKT được thực hiện dưới những hình thức nhất định: TTKT có thể được tiến hành thông qua những con đường như sáp nhập, hợp nhất, mua cổ phần, liên doanh…. Thứ ba, hậu quả của TTKT dẫn đến hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn mạnh, thay đổi cấu trúc trên thị trường và tương quan cạnh tranh trên thị trường. 2. Vai trò và những ảnh hưởng của TTKT. a) Tác động tích cực. TTKT là động lực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. TTKT góp phần làm tăng sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thông qua việc hình thành những công ty lớn có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Với sự ra đời của các tập đoàn kinh tế lớn, TTKT đã tạo điều kiện thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật vì các công tu lớn mạnh được hình thành sẽ đủ sức đầu tư, nghiên cứu đổi mới công nghệ và triển khai ứng dụng chúng trong sản xuất kinh doanh, 1 việc mà các công ty nhỏ khó có thể thực hiện được. Không ai có thể phủ nhận được những vai trò quan trọng của TTKT đến cạnh tranh trên thị trường. Nó có tác động tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Từ 1 nền sản xuất nhỏ đi lên, ở Việt Nam số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số. Chính vì vậy đất nước ta rấ cần các doanh nghiệp lớn được hình thành trong quá trình tích tụ và tập trung tư bản. bên cạnh đó cùng với quá trình mở cửa thị trường thông qua việc kí kết và gia nhập các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã và sẽ xuất hiện những công tu đa quốc gia hoạt động ở Việt Nam. Với sức mạnh kinh tế của mỉnh, những công ty này có khả năng tạo lập được vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền và trong bối cảnh đó, 1 bộ phận doanh nghiệp nội địa Việt Nam với tiềm lực hạn chế đang bị loại bỏ dần khỏi đời sống kinh tế. Để khắc phục những hạn chế trên thì TTKT là 1 cách thức dơn giản và hiệu quả và dễ thực hiện. Bằng việc hợp nhát, sáp nhập, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp, các nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ được tập trung vào 1 số doanh nghiệp nhất định. Từ đó các công ty lớn, các tập đoàn kinh tế hùng hậu được hình thành, có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và vươn ra thị trường thế giới. TTKT còn thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. các toàn kinh tế hùng hậu chiếm thị phần lớn, có thế mạnh về tài chính được hình thành mới đủ sức đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu đổi mới công nghệ và triển khai chúng vào sản xuất kinh doanh, một việc mà công ty nhỏ khó có thể thực hiện được. Khoa học công nghệ tiến bộ được áp dụng sẽ đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tốt nhất với giá cả hợp lý nhất, nâng cao đời sống nhân dân. TTKT đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung các nguồn lực để phát triển, tạo ra những ngành kinh tế mũi nhọn. TTKT thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất vì TTKT dẫn đến sự phát triển sâu rộng của phân công lao động xã hội, đến quy mô sản xuất và kinh doanh. Sauk hi thực hiện TTKT, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại,đào tạo nhân lực. người lao động Việt Nam được huấn luyện bài bản có trình độ tay nghề cia sẽ trở thành nguồn lực chính của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Như vậy, TTKT không những có tác dụng thúc đẩy sự phát triển nhiều mặt của nền kinh tế nói chung mà còn tăng cường tích tụ, nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm tối đa hóa lợi nhuận của các công ty nói riêng. b) Tác động tiêu cực. TTKT có thể dẫn tới hậu quả như hình thành các công ty độc quyền, gia tăng vị trí thống lĩnh trên thị trường làm hạn chế cạnh tranh, gây tổn hại đến lợi ích người tiêu dùng. Các công ty đa quốc gia đã tiến hành các vụ TTKT thông qua việc sáp nhập ,hợp nhất, mua lại doanh nghiệp hoặc thực hiện các hành vi dưới dạng liên doanh nhưng sau đó chấp nhận lỗ hàng năm trời để làm cạn kiệt khả năng tài chính của doanh nghiệp Việt Nam, sau đó mua lại phần vốn góp, chiếm lĩnh thị trường và tiếp tục loại bỏ các doanh nghiệp đối thủ ra khỏi thị trường. TTKT có xu hướng phân hóa các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có ưu thế sẽ dành chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh, uy tín được nâng cao, lợi nhuận kinh tế thu được ở mức cao hơn. Còn các doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh sẽ gặp nhiều khó khăn, đi vào bế tắc, có nguy cơ dẫn đến phá sản. Đây cũng là nguy cơ dẫn đến hiện tượng độc quyền, loại bỏ đối thủ cạnh tranh 1 cách vĩnh viễn. lúc này, họ dùng sức mạnh độc quyền của mình tự do tăng giá bán, giảm giá mua hoặc áp đặt các điều kiện ràng buộc bất hợp lý trong kinh doanh như ép mua, ép bán, mua kèm, bán kèm những sản phẩm dịch vụ không cần thiêt để thu lợi nhuận siêu ngạch, gây ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Độc quyền làm cho nền kinh tế rơi vào trạng thái ngừng trệ tương đối, mặt nào đó đã làm yếu đi các lực lượng thị trường và làm cho các quy luật kinh tế trong cơ chế thị trường vận động sai lệch, cản trở nền kinh tế phát triển. Người lao động có thể bị mất việc làm do hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp dẫn đến lao động dôi dư hoặc do doanh nghiệp của họ bị thất thế trong quá trình cạnh tranh với các tập đoàn lớn và đi đến phá sản, Người lao động bị thất nghiệp hàng loạt tạo ra 1 gánh nặng lớn cho xã hội, cho Nhà nước, tạo ra sức ép đơi với các chính sách kinh tế và xã hội của quốc gia. II. Tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam. 1. Các hình thức tập trung kinh tế. Theo pháp luật cạnh tranh của Việt Nam, các hình thức TTKT bao gồm: - Sáp nhập doanh nghiệp: Theo Khoản 1 Điều 17 Luật cạnh tranh năm 2004 thì: “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”. Như vậy, sau khi xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp bị sáp nhập không còn tồn tại còn doanh nghiệp nhận sáp nhập được hưởng toàn bộ tài sản cũng như các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị sáp nhập. - Hợp nhất doanh nghiệp: Theo Khoản 2 Điều 17 Luật cạnh tranh năm 2004 thì: “Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất”. Như vậy, sau khi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp bị hợp nhất chấm dứt tồn tại, doanh nghiệp hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị hợp nhất. - Mua lại doanh nghiệp: Khoản 3 Điều 17 Luật cạnh tranh định nghĩa: “mua lại doanh nghiệp là việc 1 doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc 1 phần tài sản, cổ phần của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối hoạt động 1 hoặc toàn bộ ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”. Như vậy, mua lại doanh nghiệp gồm hai trường hợp: mua lại toàn bộ và mua lại 1 phần doanh nghiệp. Mua lại toàn bộ doanh nghiệp về bản chất chính là hình thức sáp nhập doanh nghiệp, bởi vì mua lại toàn bộ doanh nghiệp, người mua trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp cũng như tài sản của doanh nghiệp, được hưởng các quyền, nghĩa vụ và tính hợp pháp của doanh nghiệp đó. Chỉ có 1 điểm khác biệt giữa 2 hình thức này đó là việc doanh nghiệp bị mua lại có chấm dứt tồn tại hay không? Tùy thuộc vào ý chí chủ quan của doanh nghiệp mua, nếu doanh nghiệp bị mua chấm dứt tồn tại thì đó chính là sáp nhập, còn nếu nó tiếp tục hoạt động như 1 chủ thể kinh doanh độc lập thì sẽ trở thành công ty con trong 1 tập đoàn kinh tế. - Liên doanh giữa các doanh nghiệp: Khoản 4 Điều 17 Luật Cạnh tranh quy định : “liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hay nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành nên doanh nghiệp mới”. Tại Việt Nam, liên doanh thường được hiểu là liên doanh với người nước ngoài vì hình thức này được quy định trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, thuật ngữa liên doanh cũng xuất hiện ở một số văn bản pháp luật khác như Luật Doanh nghiệp… nhưng không có định nghĩa cụ thể. Luật cạnh tranh đã đưa ra khái niệm về liên doanh nhưng không nói đến quốc tịch của các bên liên doanh, do đó có thể hiểu rằng việc liên doanh có thể tiến hành giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau hoặc giữa một hoặc nhiều doanh nghiệp Việt Nam với một hoặc nhiều doanh nghiệp nước ngoài, miễn là có mục đích thành lập doanh nghiệp mới. - Các hành vi TTKT khác: Đây là cách xây dựng pháp luật phổ biến của Việt Nam khi sở dụng phương pháp liệt kê những vẫn dự phòng một điều khoản mở cho phép bổ sung khi cần thiết. 2. Hậu quả pháp lý của tập trung kinh tế. a) Các trường hợp tập trung kinh tế phải thông báo với cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi thực hiện. Việt Nam áp dụng kiểm soát TTKT theo hình thức tiền kiểm và yêu cầu trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì phải thông báo với cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi thực hiện hành vi tập trung kinh tế. Trường hợp này bị áp dụng thủ tục kiểm soát bởi vì khi một doanh nghiệp có thị phần từ 30% trên thị trường liên quan sẽ bị coi là có vị trí thống lĩnh và cần phải được kiểm soát. Như vậy, nếu TTKT thuộc diện phải thông báo thì thủ tục xem xét TTKT bao gồm các bước: - Bước 1: Thông báo TTKT: Các doanh nghiệp TTKT có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành TTKT. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia TTKT thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện TTKT vẫn thuộc loại vừa và nhỏ theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo. - Bước 2: Thụ lý hồ sơ thông báo TTKT. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo việc tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ về tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm chỉ rõ nhứng nội dung cần bổ sung. - Bước 3: Trả lời thông bào về hồ sơ TTKT. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thông báo TTKT, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ. Văn bản trả lời của cơ quan quan rlys cạnh tranh phải xác định TTKT thuộc một trong các trường hợp sau đây: + TTKT không thuộc trường hợp bị cấm; + TTKT bị cấm theo quy định tại điều 18 Luật cạnh tranh; lý do cần phải được nêu rõ trong văn bản trả lời. Trường hợp TTKT có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn trả lời quy định có thể được thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn nhưng không quá 2 lần, mỗi lân không quá 30 ngày và phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ chậm nhất là 3 ngày làm việc trước ngày hết hạn trả lời thông báo, nêu rõ lý do của việc gia hạn. - Bước 4: Thực hiện thủ tục TTKT tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp tham gia TTKT thuộc diện phải thông báo chỉ được làm thủ tục TTKT tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp sau khi được cơ quan quản lý cạnh tranh trả lời bằng văn bản về việc TTKT không thuộc trường hợp bị cấm. b) Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm. Điều 18 Luật Cạnh tranh quy định: “cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thục loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật”. Luật cạnh tranh quy định các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm nhằm tạo khung pháp lý cho các doanh nghiệp thực hiện hành vi tập trung kinh tế một cách hợp pháp, tao cơ sở pháp lý cho cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi tập trung kinh tế trái pháp luật và là cơ sở cho việc xử lý các vụ việc tập trung kinh tế theo luật định. Theo điều 18 thì không phải tất cả các trường hợp TTKT đều bị cấm mà chỉ cấm khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan. Quy định này là hoàn toàn hợp lý. Mục đích của quy định này là nhằm ngăn cản việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh dẫn đến hậu quả pháp lý là tạo ra một doanh nghiệp có khả năng khống chế thị trường. Bởi lẽ khi nắm giữ trên 50% thị phần, doanh nghiệp có đủ khả năng hành động, thao túng thị trường mà không cần quan tâm đến đối thủ dẽ dàng lạm dụng vị trí thống lĩnh để gây hạn chế cạnh tranh cho các doanh nghiệp khác cũng ngành nghề. Việc ngăn cản hình thành doanh nghiệp khống chế thị trường sẽ giúp duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, có lợi cho người tiêu dung mà vẫn không ngăn cản việc hình thành các công ty lớn có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có một số ít tổng công ty chiếm thị phần trên 50% như điện lực, dầu khí, xăng dầu, hàng không, đường sắt…và đây là độc quyền tự nhiên do lịch sử để lại. Ngay cả tổng công ty thép hiện nay cũng mới chỉ chiếm 20% thị phần sản xuất phôi thép và gần 30% thị phần sản phẩm thép tại Việt Nam. Do vậy, theo Luật cạnh tranh thì tổng công ty thép vẫn có quyền TTKT để mạnh hơn nữa. Có hai trường hợp ngoại lệ theo Điều 18 là trường hợp theo Điều 19 Luật cạnh tranh và trường hợp sau khi tham gia TTKT vẫn thuộc trường hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay,các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 95% trong tổng số 80.000 doanh nghiệp thì nhu cầu liên kết với nhau để tăng cường sức cạnh tranh là cần thiết và tất yếu. Pháp luật không cấm TTKT trong trường hợp này là phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. c) Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm. Các trường hợp TTKT được miễn trừ ở Việt Nam được ghi nhận tại điều 19 Luật cạnh tranh. Điều luật này quy định các trường hợp TTKT có thể được xem xét miễn trừ với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, tạo thuận lợi cho việc hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đó là các trường hợp TTKT bị cấm theo quy định tại Điều 18 nhưng có thể được xem xét miễn trừ khi: - Một hoặc nhiều bên tham gia TTKT đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản. bộ trưởng Bộ Thương mạu xem xét quyết định việc miễn trừ bằng văn bản đối với trường hợp này. Ủy ban Thường vụ Quốc hộ giải thích quy định trên như sau: Doanh nghiệp đang trong nguy cơ giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính hoặc mất khả năng thanh toán chứ hoàn toàn không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp dừng hoạt động và không có nghĩa là xã hội không có nhu cầu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vần có hệ thống phân phối và uy tín của sản phẩm và đặc biệt là vẫn có thị phần trên thị trường do sự trung thành của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp. Theo Khoản 1 Điều 36 Nghị định 116/2005/NĐ-CP thì: “doanh nghiệp đang trong nguy cơ bị giải thể là doanh nghiệp thuộc trường hợp giải thể theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của doanh nghiệp nhưng chưa tiến hành thru tục giải thể hoặc đang tiến hành thủ tục giải thể nhưng chưa có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”. Theo Luật phá sản, doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đế hạn khi chủ nợ có yêu cầu. - Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc miễn trừ bằng văn bản đối với trường hợp TTKT có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế- xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Trong hai trường hợp miễn trừ, việc TTKT mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn hơn bất lợi của nó đối với kinh tế. Trường hợp miễn trừ thứ nhất được áp dụng khi có cơ sở để khẳng định rằng việc TTKT là nhằm cứu vãn 1 chủ thể kinh doanh đang trên bờ vực giải thể hoặc phá sản, giữ được công ăn việc làm cho người lao động trong doanh nghiệp. trong trường hợp miễn trừ thứ hai, nếu tập trung kinh tế vượt quá 50% thị phần nhưng nhằm mục đích tạo ra thế mạnh trong cạnh tranh quốc tế, hoặc để phát triển xuất khẩu thì vẫn được phép thực hiện vì lợi ích kinh tế của nó rõ ràng rất lớn, có thể đền bù cho những hậu quả xấu nó gây cho cạnh tranh. III. Thực tiễn thực hiện tập trung kinh tế ở Việt Nam và một số kiến nghị. 1. Thực tiễn thực hiện tập trung kinh tế ở Việt Nam. Kể từ tháng 1/2007 Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Sự kiện quan trọng này đem lại cho Việt Nam cả những lợi ích cũng như những thách thức và nghĩa vụ phải thực thi theo các cam kết gia nhập. Để đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, Chính phủ đã thực thi hàng loạt các chính sách phát triển kinh tế như tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường đầu tư vào nguồn nhân lực, cải cách hành chính, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển doanh nghiệp dân doanh, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay, sự gia tăng hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia tại các quốc gia đang phát triển và nhiều tiềm năng như Việt Nam là một xu thế tất yếu. Mặt khác, tiến trình tự do hoá thương mại, đầu tư được đẩy nhanh như là hệ quả tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế sẽ là giảm đáng kể các rào cản gia nhập thị trường. Bối cảnh khách quan này sẽ là một yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình tập trung kinh tế ở Việt Nam xét dưới góc độ tiếp cận và gia nhập thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, với thực trạng một nền kinh tế mà trên 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm năng kinh tế hạn chế, quy mô nhỏ, sức cạnh tranh kém, công nghệ lạc hậu hơn thế giới từ một đến hai thế hệ, trình độ quản lý kém và khả năng tự đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp thấp... trong khi áp lực mở cửa nền kinh tế buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh một cách ngang bằng với các đối thủ quốc tế mạnh hơn về nhiều phương diện, canh tranh không ngang sức trên một sân chơi nên áp lực buộc các doanh nghiệp phải thực hiện TTKT để tăng quy mô kinh doanh, tận dụng những lợi thế của nhau và cơ cấu, định vị lại vị trí trên thị trường. Đây là một điều kiện khách quan dẫn đến việc sáp nhập, mua