Đời sống ngày càng cao, nhu cầu sử dụng sữa hàng ngày trong mỗi gia đình trở thành thiết yếu. Vì vậy, thị trường sữa ngày càng có thêm nhiều sản phẩm mới đa dạng về nhãn hiệu và chất lượng. Tuy nhiên, với hàng loạt nhãn hiệu sữa đang có mặt trên thị trường như hiện nay người tiêu dùng không biết lựa chọn sao cho đảm bảo về chất lượng và công dụng của từng mặt hàng sữa mang lại. Đặc biệt là khi ngày nay với nhiều dòng sản phẩm sữa được chào bán trên thị trường rất phong phú, đa dạng về các thể loại: sữa nước, sữa bột, sữa chua Không chỉ dừng lại ở đây mà chất lượng sản phẩm, tức là hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường khiến cho người tiêu dùng không khỏi lo lắng khi quyết định đi mua sữa cho con.
Hơn nữa, sữa là một loại sản phẩm đặc biệt hơn các loại sản phẩm khác bởi đây chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho các thế hệ tương lai của đất nước. Nếu ngay từ đầu các bé được sử dụng đúng loại sản phẩm, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thì quá trình phát triển trí não, tăng trưởng của bé sẽ diễn ra tốt hơn ai hết. Nhưng nếu sản phẩm không được đảm bảo thì ngay từ đầu khi các bé hấp thụ sản phẩm sẽ không những không phát triển bình thường mà có khi còn làm chậm hay giảm một số chức năng vốn có. Vì vậy, điều này là rất quan trọng cần phải có sự can thiệp của nhà nước là rất lớn, từ diễn biến thị trường trên thực tế mà nhà nước sẽ có những chính sách áp dụng phù hợp với ngành sữa Việt Nam.
53 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2536 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các kết luận và đề xuất giải pháp quản lý Nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG SỮA BỘT
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đời sống ngày càng cao, nhu cầu sử dụng sữa hàng ngày trong mỗi gia đình trở thành thiết yếu. Vì vậy, thị trường sữa ngày càng có thêm nhiều sản phẩm mới đa dạng về nhãn hiệu và chất lượng. Tuy nhiên, với hàng loạt nhãn hiệu sữa đang có mặt trên thị trường như hiện nay người tiêu dùng không biết lựa chọn sao cho đảm bảo về chất lượng và công dụng của từng mặt hàng sữa mang lại. Đặc biệt là khi ngày nay với nhiều dòng sản phẩm sữa được chào bán trên thị trường rất phong phú, đa dạng về các thể loại: sữa nước, sữa bột, sữa chua…Không chỉ dừng lại ở đây mà chất lượng sản phẩm, tức là hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường khiến cho người tiêu dùng không khỏi lo lắng khi quyết định đi mua sữa cho con.
Hơn nữa, sữa là một loại sản phẩm đặc biệt hơn các loại sản phẩm khác bởi đây chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho các thế hệ tương lai của đất nước. Nếu ngay từ đầu các bé được sử dụng đúng loại sản phẩm, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thì quá trình phát triển trí não, tăng trưởng của bé sẽ diễn ra tốt hơn ai hết. Nhưng nếu sản phẩm không được đảm bảo thì ngay từ đầu khi các bé hấp thụ sản phẩm sẽ không những không phát triển bình thường mà có khi còn làm chậm hay giảm một số chức năng vốn có. Vì vậy, điều này là rất quan trọng cần phải có sự can thiệp của nhà nước là rất lớn, từ diễn biến thị trường trên thực tế mà nhà nước sẽ có những chính sách áp dụng phù hợp với ngành sữa Việt Nam.
1.2 Xác lập vấn đề nghiên cứu
Như đã đề cập ở trên, tình hình quản lý thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội đang là một bài toán khá nan giải. Vấn đề nghiên cứu ở đây là nghiên cứu thực trạng thị trường và quản lý thị trường sữa bột tại Hà Nội của nhà nước. Trên cở sở phân tích thực trạng đề ra các biện pháp để quản lý thị trường sữa bột tại Hà Nội một cách hiệu quả.
Do đó, chúng em đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về sữa bột và quản lý thị trường sữa bột của nhà nước. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực trạng thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội, phát hiện ra những mặt hạn chế trong quản lý thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội của nhà nước và đưa ra các giải pháp quản lý thị trường sữa bột hữu hiệu.
1.4 Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu
Tình hình thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội như thế nào?
Tình hình quản lý nhà nước về thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội ra sao?
Khi kinh doanh sữa bột cần chú ý gì?
Vấn đề đặt ra lớn nhất cho thị trường sữa bột là gì?
Thuận lợi, khó khăn trong quản lý nhà nước trên thị trường sữa bột?
Có thể đưa ra những giải pháp nào để cải thiện thị trường sữa bột hiện nay và đề ra hững biện pháp gì để nâng cao quản lý nhà nước trên thị trường sữa bột trong tương lai?
1.5 Phạm vi nghiên cứu:
+Phạm vi không gian: Do hạn chế về không gian, chúng em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài này với phạm vi trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
+ Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thị trường sữa bột, quản lý nhà nước đối với thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010.
+ Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu là thực trạng thị trường sữa bột hiện nay trên địa bàn Hà Nội và quản lý nhà nước về thị trường sữa, nhấn mạnh vấn đề quản lý nhà nước về thị trường sữa bột, chủ yếu bằng nội dung chính sách quản lý thị trường, tổ chức liên quan tới việc thực thi, kiểm soát thị trường.
1.6 Ý nghĩa của đề tài
Trên cơ sở phân tích tình hình thực trạng thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội và việc thực hiện vấn đề quản lý thị trường sữa nói chung, sữa bột nói riêng của nhà nước, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội. Từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị để cải thiên, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước hơn nữa.
Cụ thể, qua đề tài nghiên cứu, người tiêu dùng cũng phần nào thấy được đặc điểm và vai trò của mặt hàng sữa bột như thế nào, và từ đó đưa ra những lựa chọn tiêu dùng thông thái, để tránh bị mua những hàng lởm, không đúng chất lượng. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp kinh doanh sữa cũng vậy, các nhà kinh doanh sẽ nắm bắt thêm được các tình hình luật pháp quản lý thị trường sữa ra sao, và từ đó họ có cái nhìn tổng quan về ngành mình đang kinh doanh, để đưa ra những chiến lược cạnh tranh lành mạnh trên thị trường mình đang kinh doanh, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, để đạt lợi nhuận tối đa.Về phía quản lý của nhà nước, thì qua đề tài nghiên cứu có thể thấy cái nhìn tổng quát nhất về thị trường sữa từ đó đưa ra các chính sách, văn bản quản lý sao cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp kinh doanh, và có những chế tài quản lý chặt chẽ về những vi phạm của nhà cung ứng sữa.
1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài các phần như tóm lược, phụ lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, kết luận… đề tài bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột.
Chương 3:phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG SỮA BỘT
2.1 Một số khái niệm
2.1.1 Khái niệm về mặt hàng sữa bột
Sữa bột là loại sữa được làm khô trong chu trình chế biến để chuyển từ dạng nước thành dạng bột đồng thời khi chế biến còn được bổ sung thêm một số chất : canxi, DHA,AA,ARA, hỗn hợp prebitoric….và một số các chất phụ gia khác tùy theo tính chất của từng sản phẩm. ( theo tạp chí về thực phẩm)
Các dạng sữa bột hiện nay : sữa bột nguyên kem, sữa bột tan nhanh, sữa bột gầy.
+ Sữa bột nguyên kem : Là sữa bột chứa từ 26% đến 42% hàm lượng chất béo.
+ Sữa bột tan nhanh: Là sữa bột chứa từ 1,5% đến 26% hàm lượng chất béo.
+ Sữa bột gầy :Là sữa bột chứa nhỏ hơn 1,5% hàm lượng chất béo.
2.1.2 Đặc điểm của mặt hàng sữa bột
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có hai nhóm sản phẩm là: sữa bột nguyên kem, sữa bột gầy.Nhóm nguyên liệu và vật liệu phụ trong thành phần sữa bột thường bao gồm: (1) độ tinh khiết cảu tất cả các loại nguyên liệu và vật liệu phụ phải đảm bảo yêu cầu đối với sản xuất thực phẩm, (2) chủng sữa tinh khiết,(3) các vitamin, (4) dầu thực vật,(5) đạm, ( 6) đường sữa, đường sacaroza, glucoza,lactoza, (7) tinh bột, (8) axit lacticDL, axit xitric, (9) muối khoáng, (10) nước uống, (11) các chất phụ gia khác tùy theo tính chất của từng sản phẩm.
Để phân biệt được các loại sản phẩm sữa bột trên thị trường có rất nhiều cách, dưới đây là một số cách đơn giản:
+) Tùy theo công dụng sản phẩm được chia ra các loại như sau:
Loại sản phẩm dùng cho trẻ đẻ non và trẻ đến 3 tháng tuổi.
Loại sản phẩm dùng cho trẻ từ 4 đến 12 tháng.
Loại sản phẩm dùng cho trẻ từ 1 tới 3 tuổi.
Loại sản phẩm dùng cho bà mẹ mang thai.
Loại sản phẩm dùng cho người già.
+) Tùy theo phương pháp chế biến sản phẩm được chia:
Loại sản phẩm sữa bột không có phụ gia.
Loại sản phẩm sữa bột có phụ gia.
Loại sản phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng.
+) Tùy theo phương pháp chế biến và nhu cầu sử dụng sản phẩm sữa thì được chia làm các loại sau:
Loại sản phẩm sữa bột dùng không cần đun sôi.(ăn trực tiếp).
Loại sản phẩm cần phải đun sôi lại trước khi uống.
Trên đây là một số cách để chúng ta dễ dàng nhận biết sản phẩm sữa bột. Sữa bột ngoài các đặc điểm trên thì sữa bột còn có thời gian bảo quản rất dài, các nhà sản xuất có thể tiết kiệm được một phần lớn cho chi phí vận chuyển sữa do sản phẩm có khối lượng giảm đi nhiều lần khi ta so sánh với nguyên liệu sữa tươi ban đầu. Sữa bột còn có một tính chất rất quan trọng là độ hòa tan của sản phẩm.
2.1.3 Vai trò của mặt hàng sữa bột
Sữa là thức ăn tự nhiên có giá trị dinh dưỡng hoàn hảo được vắt từ vú động vật, sữa chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho người như protein, gluxit, lipit, vitamin, Các muối khoáng. Những hợp chất này rất cần thiết cho khẩu phần thức ăn hằng ngày của con người. Do đó các sản phẩm từ sữa có một ý nghĩa quan trọng đối với dinh dưỡng của con người, nhất là đối với trẻ em, người già, và người bệnh. Từ sữa người ta có thể sản xuất ra nhiều loại thực phẩm khác nhau như sữa bột, sữa cô đặc, bơ, kem..
Đặc biệt là sữa bột không những được sử dụng tại gia đình để pha chế mà còn là nguyên liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như trong sản xuất sữa tái chế và các sản phẩm chế biến từ sữa: như trong công nghiệp sản xuất bánh nướng, công nghiệp sản xuất bánh kẹo, chocolate, socola, xúc xích.
2.1.4 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng sữa bột
- Chỉ tiêu cảm quan:màu sắc, mùi vị, trạng thái, cụ thể được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1 – Các chỉ tiêu cảm quan của sữa bột
Tên chỉ tiêu
Đặc trưng của sữa bột
1. Màu sắc
Từ màu trắng sữa đến màu kem nhạt
2. Mùi, vị
Thơm, ngọt đặc trưng của sữa bột, không có mùi, vị lạ
3. Trạng thái
Dạng bột, đồng nhất, không bị vón cục, không có tạp chất lạ
(Nguồn: Theo cục vệ sinh an toàn thực phẩm)
Chỉ tiêu vi sinh: tổng số vi khuẩn hiếu khí, số VSV gây bệnh như ecoli, salmonella,clostridium…
- Chỉ tiêu hóa lý: độ ẩm, tỷ trọng, khả năng hòa tan, độ chua, kích thước hạt, hàm lượng các chất dinh duwongx như hàm lượng chất béo,lactose, vitamin, protein,..
- Khả năng hòa tan của sữa bột được xác định qua các chỉ tiêu: chỉ số hòa tan, độ thấm ướt, độ phân tán…
- Chỉ số hòa tan: phương pháp chung xác định chỉ số hòa tan là cho 10g sữa bột gầy ( hoặc 13g sữa bột nguyên kem) vào 100ml nước ở 20 khuấy trộn trong một thời gian xác định, sau đó đem li tâm trên thiết bị chuẩn với số vòng quay và thời gian xác định. Sau quá trình li tâm, ta tách bỏ một thể tích xác định phần lỏng, tiếp cho một lượng nước cất vào ống ly tâm, lắc đều rồi đem ly tâm lần hai. Thể tích cặn thu được chính là chỉ số hào tan của sản phẩm sữa bột. Vậy chỉ số hòa tan càng lớn thì độ hòa tan càng thấp.
- Độ thấm ướt: Là thời gian cần thiết tính bằng giây để làm ướt 10 g sữa gầy hoặc 13g sữa bột nguyên cream khi ta đổ sữa vào 100ml nước ở 20 .
- Độ phân tán: Là tỉ lệ % sữa bột không tan, thông thường người ta thường cho 10g sữa bột gầy hoặc 13g sữa bột nguyên cream vào 100ml nước ở 20 , khuấy đều trong 20 giây rồi cho hỗn hợp vào bình thử.
2.1.5 Quản lý nhà nước về mặt hàng sữa bột
Quản lý có thể hiểu với ý nghĩa thông thường, phổ biến, với phạm vi rất rộng là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức của chủ thể vào đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và sự phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định.
QLNN là hoạt động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước (công quyền) để điều chỉnh các quá trình xã hội, hành vi của công dân và mọi tổ chức xã hội (chính trị- kinh tế- xã hội), giữ gìn trật tự xã hội (thể chế chính trị) và phát triển xã hội theo những mục tiêu đã định.
Quản lý nhà nước về thương mại: là một khoa học, có đối tượng nghiên cứu là các mối quan hệ tương tác giữa các thực thể có liên quan tới hoạt động thương mại và quản lý hoạt động thương mại của một nước, ngoài ra còn nghiên cứu tính quy luật của các quan hệ tác động và xu hướng sử dụng các công cụ, phương pháp quản lý của các cơ quan quyền lực của nhà nước đối với lĩnh vực thương mại.
Quản lý nhà nước về mặt hàng sữa bột: là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách, nhà nước sẽ tác động đến thị trường sữa bột trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng để thực hiện tốt các vấn đề về sản xuất và cung cấp sữa .
2.2 Một số lý thuyết liên quan đến Quản lý Nhà nước đối với mặt hàng sữa bột
2.2.1 . Quản lý Nhà nước về giá
Niêm yết công khai, cấm độc quyền, bán phá giá. Từ ngày 1/7/2002, Pháp lệnh giá đã được UBTV Quốc hội khoá X thông qua và Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ( ngày 8/5), sẽ có hiệu lực thi hành. Pháp lệnh quy định quản lý Nhà nước về giá và hoạt động về giá của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Pháp lệnh gồm 3 nội dung cơ bản: điều hành giá của Nhà nước; hoạt động về giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; quản lý Nhà nước về giá.
- Nhà nước giữ vai trò bình ổn giá thị trường, định giá, hiệp thương giá; kiểm soát giá độc quyền. Khi giá thị trường của hàng hoá, dịch vụ quan trọng, thiết yếu có biến động bất thường, Nhà nước thực hiện các biện pháp bình ổn giá: điều chỉnh cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá XNK, hàng hoá giữa các vùng, các địa phương; mua vào hoặc bán ra hàng hoá dự trữ; kiểm soát hàng tồn kho; quy định giá tối đa, tối thiểu, khung giá; kiểm soát các yếu tố hình thành giá.
- Nhà nước áp dụng các biện pháp kiểm soát giá độc quyền, chống bán phá giá. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có quyền tự quyết định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh mục Nhà nước định giá; được quyền khiếu nại về các quyết định giá của cơ quan Nhà nước làm thiệt hại lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại cửa hàng, nơi giao dịch mua bán, cung ứng dịch vụ và phải bán đúng giá niêm yết. Nhà nước nghiêm cấm việc liên kết độc quyền về giá; bán phá giá hàng hoá, dịch vụ; bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng hoặc hạ giá; định giá sai; tăng hoặc giảm giá giả tạo bằng cách thay đổi số lượng, chất lượng, địa điểm giao nhận hàng; lợi dụng thiên tai, địch họa để đầu cơ tăng giá, ép giá.
- Pháp lệnh quy định, cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về giá có quyền: đình chỉ việc thực hiện giá bán hàng, dịch vụ do tổ chức, cá nhân liên kết độc quyền về giá quy định. Trường hợp cần điều chỉnh giá thì tổ chức, cá nhân phải lập phương án giá trình cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về giá xem xét, quyết định. Các hành vi không bị coi là bán phá giá là: hạ giá bán hàng tươi sống, hàng tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, hàng theo mùa vụ; hàng để khuyến mại theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Quản lý nhà nước về chất lượng
Trước hết phải thấy rằng quản lý nhà nước về chất lượng là hoạt động tổng hợp mang tính kỹ thuật, kinh tế và xã hội, có mục tiêu, biến đổi theo thời gian và thông qua các cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức.
Mục tiêu quản lý chất lượng của Nhà nước Việt Nam là “để đảm bảo nâng cao chất lượng hàng hóa, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động, bảo vệ môi trường, thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tăng cường năng lực quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác kỹ thuật, kinh tế và thương mại quốc tế” (Pháp lệnh Chất lượng Hàng hóa 1999).
Để thực hiện những mục tiêu nói trên, các biện pháp sau đây được tiến hành: Ban hành và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa; Kiểm tra và chứng nhận chất lượng hàng hóa, áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng; công nhận năng lực kỹ thuật và quản lý của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chất lượng. thanh tra và xử lý các vi phạm về chất lượng. Những biện pháp quản lý của nhà nước về chất lượng này được thể hiện trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng. Điều đó phù hợp với xu hướng chung của quản lý nhà nước bằng pháp luật.
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về QLNN đối với mặt hàng sữa bột
Trong quá trình nghiên cứu và tìm tài liệu phục vụ đề tài chúng tôi thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về quản lý nhà nước đối với thị trường mặt hàng sữa bột mà chỉ có những công trình liên quan đến đề tài của chúng tôi đó là quản lý nhà nước về thương mại đối với hàng hóa nói chung. Cụ thể là:
Đề tài thứ nhất: Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020
Là đề tài thuộc danh mục luận án tiến sỹ kinh tế. Gồm có 3 chương lớn:
Chương 1: Lý luận nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hoá trên địa bàn tỉnh, thành phố
Chương 2: Thực hiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hoá trên địa bàn HN giai đoạn 2001 – 2007
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý NN về thương mại hàng hoá trên địa bàn HN đến năm 2020
Đề tài thứ hai: Tác giả là các chuyên gia kinh tế.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý Nhà nước về Thương mại.
Bài viết gồm 3 chương :
Chương I : Một số vấn đề lý luận về quản lí Nhà nước đối với lĩnh vực Thương mại ở nước ta.
Chương II: Thực trạng công tác quản lí Nhà nước về Thương mại .
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về Thương mại ở nước ta hiện nay.
Nghị quyết đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ : "Vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô Nhà nước, đồng thời xác lập đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị kinh doanh, nhằm phát huy những tác động tích cực to lớn đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường".
Đề tài thứ 3:
Theo luận văn tốt nghiệp: Một số biện pháp chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu tại chi cục Hải quan Gia Thụy- Gia Lâm- Hà Nội
Về mặt lý luận các công trình trên đã hệ thống lại và nói rõ những lý luận cơ bản QLNN về thương mại, về thực tiễn các đề tài đó đi sâu tìm hiểu và phân tích thực trạng tình hình thương mại nói chung, phát hiện những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp thích hợp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Đó là những thành công của các nghiên cứu trước.
Sự khác biệt của đề tài:
Bước vào năm 2009 đứng trước thực tiễn khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, thị trường Việt Nam nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng trở thành vấn đề mang tính thời sự hết sức nóng bỏng vì Hà Nội là một trong hai thị trường có khối lượng tiêu thụ sữa lớn. Xuất phát từ tính cấp thiết ấy chúng em mạnh dạn nghiên cứu sang vấn đề mới mẻ mang tính thực tiễn đó là tập trung vào vấn đề QLNN về thương mại đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội. Đó là sự khác biệt về phạm vi, không gian nghiên cứu.
Trên cơ sở kế thừa những lý luận của công trình đi trước, chúng em đã giải quyết vấn đề theo một hướng đi mới. Nếu như các đề tài trước tập trung giải quyết những bài toán nghiên cứu thực trạng sau đó tìm nguyên nhân tồn tại, đề xuất giải pháp thì đề tài chúng em đưa ra với tiêu đề “Quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội” là đi tiếp cận các văn bản, thông tư đã ban hành, xem xét những nhân tố, tác nhân tác động tới vấn đề quản lý cũng như vấn đề thực thi theo pháp luật của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội. Từ đó đưa ra các kết luận đánh giá quá trình, điểm còn tồn tại, thiếu sót, có những kiến nghị phù hợp phục vụ cho việc phát triển vấn đề QLNN về thương mại đối với thị trường mặt hàng sữa bột. Đó chính là sự khác biệt trong cách tiếp cận đề tài của chúng tôi, đề tài của chúng em không trùng với bất cứ đề tài nào của các nghiên cứu đi trước.
2.4 Phân định nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột
2.4.1. Nội dung Quản lý nhà nước về mặt hàng sữa bột
2.4.1.1. Quản lý nhà nước đối với việc nhập khẩu sữa bột
Hàng năm, căn cứ nhu cầu sữa bột của nền kinh tế quốc dân và nguồn sữa sản xuất trong nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương xác định nhu cầu định hướng về sữa nhập khẩu của năm tiếp theo. Trên cơ sở nhu cầu định hướng về sữa nhập khẩu, Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu tối thiểu cả năm theo cơ cấu chủng loại cho từng thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu sữa để làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan.
Căn cứ nhu cầ