Đề tài Các kết quả hoạt động quản trị nhân lực trong công ty TNHH Nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội

Ngày 28/3/1973 Xí nghiệp thoát nước Hà nội- tiền thân của Công ty thoát nước Hà nội được thành lập theo quyết định số 410/QĐ-TCCB của UBND Thành phố Hà nội đánh dấu một bước quan trọng trong công tác quản lý và phát triển hệ thống thoát nước của Thủ đô. Ngày 07/10/1998 UBND Thành phố Hà nội ban hành quyết định số 52/1998/QĐ-UB về việc chuyển Công ty thoát nước Hà nội sang hoạt động công ích chịu sự quản lý Nhà nước của Sở GTCC, chịu sự kiểm tra giám sát, hướng dẫn nghiệp vụ của các ngành chức năng thuộc UBND Thành phố Hà nội. Ngày 6/10/2005 UBND Thành phố Hà nội ban hành quyết định số 154/2005/QĐ-UB về việc chuyển Công ty Thoát nước Hà nội thuộc Sở Giao thông Công chính thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thoát nước Hà nội trực thuộc Uỷ Ban Nhân dân Thành phố Hà nội. Tên đầy đủ tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên thoát nước Hà nội.

doc31 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2196 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các kết quả hoạt động quản trị nhân lực trong công ty TNHH Nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG I_TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THOÁT NƯỚC HÀ NỘI 2 1 Quá trình hình thành và phát triển: 2 2/ Ngành, nghề kinh doanh: 2 3/ Sứ mệnh và mục tiêu của công ty: 3 4/ Yếu tố đặc thù của Công ty: 4 5/ Đối thủ cạnh tranh 5 6/ Sản phẩm thay thế: 6 CHƯƠNG II CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN 7 1/ Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. 7 2/ Chức năng nhiệm vụ của từng phòng 9 3/ Chức năng nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính 11 CHƯƠNG III CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY. 13 1/Các kết quả hoạt động sản xuất 13 2/ Yếu tố tài chính 20 3/ Thực trạng nguồn nhân lực của Công ty 22 4/ Trả lương – Trợ cấp – Lợi nhuận – tiền thưởng 24 5/ Tuyển dụng, thuyên chuyển 29 6/ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 30 CHƯƠNG I_TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THOÁT NƯỚC HÀ NỘI 1 Quá trình hình thành và phát triển: Ngày 28/3/1973 Xí nghiệp thoát nước Hà nội- tiền thân của Công ty thoát nước Hà nội được thành lập theo quyết định số 410/QĐ-TCCB của UBND Thành phố Hà nội đánh dấu một bước quan trọng trong công tác quản lý và phát triển hệ thống thoát nước của Thủ đô. Ngày 07/10/1998 UBND Thành phố Hà nội ban hành quyết định số 52/1998/QĐ-UB về việc chuyển Công ty thoát nước Hà nội sang hoạt động công ích chịu sự quản lý Nhà nước của Sở GTCC, chịu sự kiểm tra giám sát, hướng dẫn nghiệp vụ của các ngành chức năng thuộc UBND Thành phố Hà nội. Ngày 6/10/2005 UBND Thành phố Hà nội ban hành quyết định số 154/2005/QĐ-UB về việc chuyển Công ty Thoát nước Hà nội thuộc Sở Giao thông Công chính thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thoát nước Hà nội trực thuộc Uỷ Ban Nhân dân Thành phố Hà nội. Tên đầy đủ tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên thoát nước Hà nội. Tên viết tắt: Công ty TNHH Thoát nước Hà nội Tên giao dịch tiếng Anh: Hanoi Sewerage anh Drainage Limited Company. Tên thương hiệu: HSDC Trụ sở chính: Số 65 Vân Hồ- Quận Hai Bà Trưng- Thành phố Hà Nội Điện thoại: (84-4) 9.762.245- Fax: (84-4) 9.745.138 Email: hsdc.thoatnuochanoi@hn.vnn.vn 2/ Ngành, nghề kinh doanh: Quản lý, duy trì, vận hành và bảo vệ hệ thống thoát nước Đô thị Quản lý, xử lý nước thải và phế thải thoát nước; làm dịch vụ về thoát nước và vệ sinh môi trường. Lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị: cấp thoát nước, hè đường, xây dựng dân dụng công nghiệp, khu Đô thị, nhà ở để bán và cho thuê. Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình cấp thoát nước. Sản xuất, lắp ráp các cấu kiện, thiết bị, vật liệu chuyên dùng trong lĩnh vực cấp thoát nước. Trồng, quản lý duy trì cây xanh thảm cỏ do cấp có thẩm quyền giao. Đầu tư khai thác các dịch vụ vui chơi giải trí (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường). Đại lý xăng dầu. Dịch vụ kho bãi và trông giữ các phương tiện giao thông trong phạm vi được giao quản lý. Kinh doanh vận tải hàng hoá và kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị chuyên ngành Giao thông Công chính. 3/ Sứ mệnh và mục tiêu của công ty: Với nhiệm vụ chính do UBND Thành phố Hà nội giao: Đảm bảo thoát nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước mưa tự nhiên, chống úng ngập cục bộ và ô nhiễm môi trường do nước thải sinh ra trên địa bàn toàn Thành phố. Tuy vậy trong điều kiện hiện nay hệ thống thoát nước đang ở trong tình trạng thiếu và yếu: 1/3 đường phố chính chưa có hệ thống thoát nước, trong các ngõ phố- ngõ xóm tỷ lệ có cống mới đạt ở mức 1/3. Bởi vậy, khi mưa với cường độ > 30mm đã có nhiều điểm úng ngập. Khối lượng nước được xử lý ở mức 5%. Để giải quyết tình trạng trên cần phải có một nguồn kinh phí lớn và thời gian đủ dài. Là đơn vị có truyền thống hoạt động gắn kết và lớn lên cùng với thủ đô Hà nội, cung ứng các sản phẩm đặc thù là các dịch vụ công ích thiết yếu đến mọi người dân và hiện đang là mối quan tâm bức xúc mỗi khi mưa lớn và nạn ô nhiễm trên các sông, hồ, mương. Để đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao còn phải đòi hỏi một nguồn lực lớn của Công ty để đảm bảo thực hiện và phối hợp thực hiện các dự án đầu tư lớn của Chính phủ và Thành phố. Bởi vậy Công ty Thoát nước đề ra sứ mệnh (tầm nhìn chiến lược) đến năm 2020 và những mục tiêu cụ thể đến năm 2010 là: Sứ mệnh (tầm nhìn chiến lược) đến năm 2020: Là đơn vị giữ vị trí chi phối ở thủ đô Hà nội và luôn đứng hàng đầu trong cả nước về công tác quản lý và vận hành hệ thống thoát nước đô thị. Phát triển cùng thủ đô Hà nội cơ bản hết úng ngập khi mưa vào năm 2010, sông hồ sạch dần và trong xanh trở lại vào năm 2020. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2010: Nâng cao chất lượng phục vụ thoát nước cho người dân các quận nội thành. Đảm bảo thoát nước ứng với trận mưa có cường độ hiện nay 172mm/2ngày để đạt 310mm/2ngày vào năm 2011 đồng thời tăng khối lượng xử lý nước thải từ 5% lên 20%. Phát triển công ty về chiều rộng và chiều sâu với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 10%. Thực hiện cổ phần hoá Công ty và phát triển Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, công ty con xong trước năm 2009. 4/ Yếu tố đặc thù của Công ty: Là loại doanh nghiệp hoạt động công ích và theo nghị định 31/NĐ-CP, tháng 10/2005 Công ty đã chuyển sang thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Thoát nước Hà nội nhưng được thành phố giao chịu trách nhiệm cung ứng loại sản phẩm công ích (trong danh mục sản phẩm xếp loại B, không đấu thầu) thông qua hợp đồng đặt hàng và đơn vị đã hợp đồng đặt hàng trong 5 năm (2006 đến 2010). Đặc thù là: Hoạt động của Doanh nghiệp với mục đích chính không phải là lợi nhuận mà là giải quyết thoát nước ngày một tốt hơn cho công tác thoát nước và ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra của thủ đô được thể hiện qua các yếu tố sau: Khi lợi nhuận thực hiện thấp vẫn được nhà nước cấp bù đủ 2 tháng lương thưởng tương đương 6 đến 7% trên tổng doanh thu. Cơ cấu giá: có sản phẩm giá thành không tính đầy đủ như nhà máy xử lý nước thải, các trạm bơm…các tài sản này có giá trị lớn (tổng cộng trên 1.000 tỷ đồng) chưa bàn giao vốn và chưa được tính khấu hao vào trong giá (năm 2005 mới bàn giao phần thiết bị đã thực hiện 8 năm với số vốn giao 22 tỷ đồng) chi phí máy chỉ tính giá thành nguyên, nhiên vật liệu và bảo dưỡng cấp 1. Chính sách thuế: không phải chịu VAT cho dịch vụ nạo vét. Tính chất đặc thù của hệ thống: Khép kín: nước thải từ nhà dân thoát ra đổ vào cống chính, vào mương. (hồ) ra sông vào hồ điều hoà đến trạm bơm bơm ra sông Hồng (hoặc qua đập thanh liệt ra sông Nhuệ) ở đây thể hiện tính độc quyền trong công tác quản lý và duy trì khai thác hệ thống. Luật pháp: Công nhân không đình công Các nhà máy, thiết bị, phụ tùng được đầu tư từ nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản nên sản xuất có tính đơn chiếc, vật tư phụ tùng và thiết bị có dự trữ lớn (…tỷ đồng) có các thiết bị trên 10 năm mới sử dụng nên sẽ rất khó khăn khi bàn giao vốn giữa giá thị trường và giá dự án. 5/ Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Lĩnh vực quản lý vận hành thoát nước có những rào cản lớn đối với các đối thủ tiềm năng bởi ngành có đặc điểm là một hệ thống thống nhất từ sông, kênh, hồ, cống, tới từng hộ gia đình và các công trình trạm bơm, hệ thống điều tiết. Bên cạnh việc thoát nước còn phải đảm bảo môi trường và cảnh quan đô thị bởi vậy tiếp cận dịch vụ này là khó. Mặt khác, việc đầu tư để có các dây chuyền thiết bị đặc chủng đòi hỏi phải có vốn lớn mà hiện tại Công ty dư nguồn lực. Đồng thời vì sự ổn định của Thủ đô ( không để Thành phố một ngày ngập nước và tồn động rác thải). ở lĩnh vực xử lý nước thải có nhu cầu lớn trong tương lai. Công tác quản lý vận hành đòi hỏi nguồn lực chất lượng cao bởi vậy đây là lĩnh vực có sức hấp dẫn. Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia… b. Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Có 75 đơn vị làm công tác thoát nước trên toàn quốc (chỉ có 10 Đô thị lớn có hệ thống thoát nước) khối lượng các công trình thoát nước không lớn nên bộ phận làm công tác thoát nước có quy mô nhỏ ở cấp đội, xí nghiệp, công tác cơ giới hoá thấp. Từ năm 2007 thoát nước tại các ngõ xóm của Thành phố sẽ phân cấp và đây là thị trường mà Công ty thoát nước sẽ tham gia cạnh tranh cùng các doanh nghiệp khác. Việc đang triển khai các dự án lớn trên hệ thống cũng làm giảm mức độ cạnh tranh do tăng cầu. Mặt khác, rảo cản ra khỏi ngành rất gay gắt vì thiết bị chuyên dùng không thể bán lại, chi phí xa thải công nhân rất lớn nên Công ty tập trung thế mạnh nguồn lực để giữ và chiếm lĩnh thị trường (một dây chuyền đồng bộ cho công tác nạo vét trên 10 tỷ đồng lớn hơn kinh phí hiện đang bố trí cho các doanh nghiệp thuộc các đô thị loại 2,3). 6/ Sản phẩm thay thế: Thay thế các con sông bằng hệ thống cống và nhà máy xử lý nước thải. Hệ thống tách nước bẩn thay các hồ chứa (Hà nội có 109 hồ –trong đó có 45 hồ điều hoà nước mưa và 25 hồ kè và tách nước). Các công trình điều tiết sẽ chuyển hướng các con sông thoát nước. CHƯƠNG II CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN 1/ Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. Cơ cấu tổ chức, quản lý Công ty gồm Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc Công ty, các phó Tổng giám đốc, các phòng ban giúp việc và các thành viên là đơn vị trực thuộc được thể hiện bằng sơ đồ sau:  Trong đó: Chủ tịch công ty thực hiện chức năng quản lý Công ty và chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu Công ty và pháp luật về sự phát triển của Công ty theo mục tiêu Chủ sở hữu Công ty giao và có quyền hạn quyết định chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị dưới 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo Công ty tại thời điểm gần nhất. Tổng Giám đốc công ty thực hiện các quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền phân cấp của Chủ tịch Công ty. Hiện nay, Chủ tịch công ty kiêm Tổng giám đốc Công ty. Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công của Tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ Công ty có chức năng giúp việc cho Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc Công ty trong việc quản lý điều hành Công ty theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty: Bao gồm 9 đơn vị (xí nghiệp kinh doanh dịch vụ chưa thành lập). Tuỳ theo quy mô sản xuất- kinh doanh (SXKD) từng thời kỳ mà các đơn vị SXKD trực thuộc Công ty có thể thay đổi. Các đơn vị SXKD trực thuộc Công ty là các đơn vị có pháp nhân không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc Công ty, hoạt động theo quy chế được Chủ tịch công ty quyết định. Đơn vị trực thuộc có con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật. Ngành nghề kinh doanh của các đơn vị trực thuộc: Các đơn vị trực thuộc là chi nhánh Công ty được phép kinh doanh ngành nghề tương ứng của Công ty thoát nước. Cơ cấu tổ chức của đơn vị hiện đại cơ bản là hợp lý bởi các đơn vị sản xuất có các địa bàn phục vụ và sản phẩm tương đối ổn định, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng bằng cơ chế phân cấp, uỷ quyền. Các bộ phận ở các phòng ban đã được tinh giảm (giảm các phòng bảo vệ, quân sự, đội kiểm tra sát nhập vào phòng tổ chức hành chính, bổ sung phòng kinh doanh dịch vụ, số người từ 100 người năm 2000 xuống 79 người năm 2006). Theo mục tiêu sẽ chuyển đổi sang mô hình Công ty mẹ – con và thực hiện cổ phần hoá như vậy xu hướng tiếp tục tinh giảm cán bộ công nhân viên, do đó cần phải lựa chọn và đào tạo các cán bộ, công nhân viên có đủ năng lực, trình độ, sức khoẻ để phục vụ cho sự phát triển của Công ty. Về cơ cấu tổ chức để quản lý, phát triển hệ thống thoát nước: trước đây các đơn vị trực thuộc quản lý địa bàn theo địa bàn hành chính (theo quận) nay thực hiện quản lý theo các lưu vực sông có kết hợp với điạ bàn Quận để thuận lợi cho việc thoát nước, giải quyết các nhu cầu, bức xúc của người dân cũng như tiếp nhận các hệ thống thoát nước mới được bàn giao. Phát triển các đơn vị mới để đảm nhận các nhiệm vụ có công nghệ và kỹ thuật cao: Xí nghiệp cụm trạm bơm đầu mối Yên Sở để tiếp nhận, vận hành các công trình về trạm bơm, hồ điều hoà, toàn bộ các đập điều tiết. Xí nghiệp quản lý các nhà máy xử lý nước thải, xí nghiệp khảo sát thiết kế và xây dựng đội ngũ để đảm đương tiếp nhận và vận hành các nhà máy mới sắp bàn giao. Thực hiện cơ chế phân quyền cho giám đốc các đơn vị trực thuộc thông qua điều lệ hoạt động và tổ chức các đơn vị do Chủ tịch Công ty phê duyệt. Cụ thể là giao vốn lưu động, phương tiện, phân cấp điều hành toàn diện tạo sự chủ động cho đơn vị. Giao quyền cho các đơn vị thực hiện thông qua cơ chế uỷ quyền (uỷ quyền cho đơn vị ký các hợp đồng dưới 1 tỷ đồng). Tóm lại: Cơ cấu bộ máy của Công ty có thể đáp ứng được với sự phát triển về quy mô của các công việc hiện tại. Tuy nhiên, cơ cấu này chưa phù hợp với mô hình hoạt động là các doanh nghiệp có tính độc lập hoặc là các công ty con trong công ty mẹ. 2/ Chức năng nhiệm vụ của từng phòng a Phòng tổ chức hành chính Chức năng: là đơn vị tổng hợp vừa có chức năng giải quyết nghiệp vụ quản lý vừa phục vụ về hành chính và xã hội. Tham mưu giúp việc tổng giám đốc về các công tác lao động tiền lương. Nhiệm vụ: Công tác tổ chức cán bộ + Công tác tổ chức lao động và tiền lương. + Công tác tổ chức nhân sự và giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. + Công tác tổ chức sản xuất và đào tạo công nhân kỹ thuật + Công tác bảo vệ và quân sự + Công tác thống kê báo cáo, công tác hành chính, công tác y tế. bPhòng quản lý kinh tế Chức năng: Tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc về công tác kế toán tài chính của công nhân nhằm sử dụng đồng tiền và vốn có đúng mục tiêu, đúng chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhiệm vụ: Thực hiện chế độ hạch toán, kế toán, chế độ báo cáo và nhận chứng từ theo hệ thống tài khoản nhà nước quy định. + Tham gia xây dựng kế hoạch giá thành, xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, giá tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch tiền vốn, các quy định về thu chi tiền mặt, chuyển khoản của các khâu trong công ty. Quản lý theo dõi, phản ánh số liệu về tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn và kết quả sử dụng kinh phí của công ty. cPhòng kế hoạch đầu tư Chức năng: Là bộ phận tham mưu cho tổng giám đốc, quản lý công tác kế hoạch, công tác cung cấp vật tư sản xuất, tổ chức kinh doanh. Tham gia đàm phán ký kết các hợp đồng. Xây dựng đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các xí nghiệp để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của công ty. Nhiệm vụ: + Trực tiếp phụ trách công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Xây dựng các đề án trong công tác quản lý duy tu, duy trì hệ thông thoát nước của thành phố, mở rộng và phát triển hệ thống thoát nước. Trực tiếp phụ trách việc thực hiện các hợp đồng kinh tế khác, công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ. + Công tác tổng hợp và lập dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lập hồ sơ tổng hợp khối lượng thực hiện làm cơ sở nghiệm thu thanh toán với cơ quan quản lý giám sát. dPhòng kỹ thuật công nghệ Chức năng: Tham mưu cho tổng giám đốc, quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, công tác tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và kỹ thuật mới, nghiên cứu đổi mới máy móc thiết bị theo yêu cầu của công nghệ nhằm đáp ứng sự phát triển kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ: + Trực tiếp công tác kiểm soát úng ngập trên toàn địa bàn, đề xuất các giải pháp chống úng ngập cục bộ. + Công tác tiếp nhận quản lý hệ thống thoát nước, thoả thuận thoát nước, xây dựng định mức trong công tác duy tu duy trì vận hành hệ thống thoát nước, công tác sáng kiến cải tiến. + Công tác quản lý kỹ thuật các phương tiện thiết bị, vật tư kho tàng, quản lý an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. ePhòng kỹ thuật môi trường nước Chức năng: Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác xử lý nước thải, quản lý chất lượng nước. Nhiệm vụ: Công tác quản lý các hồ điều hoà, tiếp nhận hệ thống thoát nước thải, các dự án liên quan đến nâng cao nhận thức cộng đồng và hệ thống thoát nước thải. 3/ Chức năng nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính * Đ/c Nguyễn Minh Thuận – Trưởng phòng: Phụ trách chung các hoạt động của phòng và thay thế các phó phòng chỉ đạo trực tiếp các công việc được phân công trong trường hợp cần thiết. Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ. Trực tiếp phụ trách Xí nghiệp Thoát nước số 1, 2, 3, 4, 5 và văn phòng Công ty theo chức năng nhiệm vụ của phòng. * Đ/c Nguyễn Anh Tú – Phó phòng. Giúp trưởng phòng: Phụ trách công tác xây dựng bộ máy tổ chức, quản lý lao động theo từng giai đoạn phát triển của Công ty. Thực hiện công tác Văn phòng Đảng uỷ, công tác tuyên truyền báo chí, công tác hội. Phụ trách công tác đào tạo. Phụ trách các xí nghiệp: Trạm bơm Yên Sở, Nước thải, Cơ giới, Thiết kế theo chức năng nhiệm vụ của phòng. Thay thế trưởng phòng khi vắng mặt để giải quyết các công việc của phòng. * Nguyễn Thị Mai – Phó phòng. Giúp Trưởng phòng: Phụ trách bộ phận hành chính: quản lý điều động xe con, quản lý công tác vệ sinh khuôn viên Công ty. Phụ trách bộ phận y tế: Quản lý theo dõi khám chữa bệnh BHYT tuyến đầu cho CBCNV; Tổ chức khám định kỳ hàng năm cho CBCNV; Công tác DS-KHHGĐ; Quản lý nhà ăn Cơ quan Văn phòng Công ty. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được trưởng phòng giao. Đ/chí Nguyễn Tô Thạch – Phó phòng. Giúp trưởng phòng: Phụ trách công tác an ninh bảo vệ. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng phòng giao. Đ/c Trần Thị Bình – Phó phòng. Giúp trưởng phòng: Phụ trách công tác tài chính Cơ quan Văn phòng Công ty. Phụ trách các công tác chế độ BHXH, BHLĐ và các chế độ chính sách khác của người lao động. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng phòng giao. CHƯƠNG III CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY. 1/Các kết quả hoạt động sản xuất Phạm vi phục vụ và phát triển hệ thống thoát nước Phát triển hệ thống thoát nước mở rộng phạm vi phục vụ người dân trên cả bề rộng là mở rộng phạm vi quản lý tới các quận huyện mới (Long biên, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Gia lâm, Huyện thanh trì, Từ Liêm), trên cả bề sâu là phục vụ thoát nước tới các ngõ được phát triển thành phố thông qua số phố mới được đặt tên, các khu đô thị mới (Trung hoà, Nhân Chính, Mỹ Đình, Định Công, Linh Đàm…). Theo số liệu thống kê đến năm 1954 Hà nội có khoảng 74km cống ngầm trên diện tích 1008 ha phục vụ cho khoảng 24 vạn dân. Như vậy đạt chỉ tiêu 68,5 m/ha hoặc 0.3m/người và thời gian sử dụng từ 50-100 năm. Đến thời điểm hiện nay, Công ty Thoát nước Hà nội đang quản lý 589 km cống các loại với tổng diện tích lưu vực đó lên tới 77.5 km và dân số nội thành Hà nội là khoảng 2,1 triệu người. Do đó mật độ cống hiện nay là 76m/ha, nhưng tỷ lệ đường cống so với đầu người ở Thành phố hiện nay với các Thành phố ở các nước phát triển khác khoảng 2m/người là quá thấp. Nhiều đường phố chưa có cống chiếm tỷ lệ 25-30%. Đánh giá: Hệ thống thoát nước Hà nội trong những năm gần đây (từ năm 2002 đến năm 2006) tăng trưởng không ngừng cùng với việc đô thị hoá nhanh chóng của Thành phố. Sự tăng trưởng của hệ thống thoát nước được thể hiện thông qua 02 yếu tố sau: Phạm vi phục vụ và Tốc độ tăng trưởng hệ thống * Về phạm vi phục vụ:Phạm vi phục vụ cho người dân được mơ rộng theo sự phát triển đô thị của thành phố, hệ thống thoát nước được tăng cường cả về chất lượng và số lượng. Công ty đã phối hợp chặt chẽ với UBND các Quận, các chủ đầu tư (Ban QLDA) và các ban ngành hữu quan trong việc khảo sát kiểm tra và hoàn tất công tác tiếp nhận bàn giao hệ thống thoát nước tại các khu đô thị mới, các tuyến phố mới được đặt tên, các dự án cải tạo cơ sở hạ tầng trong đó có hạng mục thoát nước…để đưa vào quản lý và duy trì thường xuyên đáp ứng được các yêu cầu giải quyết thoát nước và môi trường trên địa bàn thành phố như:hệ thống thoát nước(HTTN)tại các đô thị như Trung hoà - Nhân chính,
Luận văn liên quan