Đề tài Các kiểu trò chơi trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê

Cũng giống như nhiều tác phẩm văn học lớn khác, không phải ngay từ đầu "Đôn Kihôtê" đã được đánh giá đúng với vị trí của nó. Tác phẩm đã phải trải qua cuộc thử nghiệm khắc nghiệt của thần thời gian trong suốt 400 năm qua, ngay từ khi mới "lọt lòng mẹ". Nhưng có thể nói đến hôm nay cuộc thử nghiệm ấy đã bước vào hồi kết, giá trị của tác phẩm đã được khẳng định. "Đôn Kihôtê" là tác phẩm có vị trí đặc biệt trong nền văn học thế giới, nó thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người không riêng gì giới nghiên cứu phê bình văn học. Bởi lẽ, "cuốn tiểu thuyết này là một tấm gương thần phản chiếu những tâm hồn cao thượng và được nhiều người coi là kiệt tác hài hước nhất thế giới" (10,26) không phải tự nhiên mà "Đôn Kihôtê là tác phẩm mà trẻ con giở ra xem, thanh niên đọc, người lớn hiểu và các cụ già tán thưởng" (10 26). Điều đó thể hiện một sức thu hút rộng rãi, một nội dung sâu sắc, cùng một hình thức thể hiện độc đáo. Marthe Robert - nhà phân tâm học người Pháp, trong cuốn "Tiểu thuyết về những cội nguồn và cội nguồn tiểu thuyết" viết năm 1972 đã đánh giá "Đôn Kihôtê hiển nhiên là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên" (4,20). Genard de Cortanze còn đi xa hơn và khẳng định: Đôn Kihôtê là "một thử thách của tiểu thuyết hiện đại trước khi tiểu thuyết hiện đại ra đời" (4,20) Chính Cervantes viết nên kiệt tác "Đôn Kihôtê" để rồi đến lượt mình Đôn Kihôtê làm nên tên tuổi Cervantes. Chúng tôi rất ấn tượng về những thông tin trong bài nghiên cứu của một tác giả người Tây Ban Nha: Cervantes - "tác giả gần như là thiêng liêng của văn học Tây Ban Nha. Cervantes là tên của ngôn ngữ chúng tôi (ngôn ngữ của Cervantes), là tên của cơ quan có nhiệm vụ truyền bá tiếng Tây Ban Nha (viện Cervantes), tên của các giải thưởng giành cho những viên ngọc tiếng Tây Ban Nha (các giải thưởng Cervantes) và chắc chắn đó là tên của rất nhiều đường phố, quảng trường, trường học và các cơ quan rải trên khắp thế giới" (9,25). Tên tuổi của nhà văn Cervantes không chỉ dừng lại ở biên giới xứ sở đấu bò tót mà còn vươn ra toàn thế giới. Cervantes không chỉ là một tác giả tiêu biểu của văn học Phục hưng mà còn là một trong những tác gia lớn nhất của văn học thế giới - "với Cervantes đã hình thành một nền nghệ thuật châu Âu vĩ đại" (6,11). Và nhà tiểu thuyết, phê bình văn học Milan Kundera bằng những lập luận sắc sảo của mình đã chứng minh: "Người sáng lập Thời Hiện Đại không chỉ là Descartes mà còn là Cervantes" (6, 11). Như vậy "Đôn Kihôtê" của Cervantes có vị trí kết tinh và mở đường trong tiến trình văn học thế giới.

doc69 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4529 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các kiểu trò chơi trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG 1. VÒ ®Ò tµi: 2. VÒ néi dung: 3. VÒ h×nh thøc: 4. §iÓm chÊm: 5. §­îc céng ®iÓm vµo häc phÇn: Gi¸m kh¶o 1 Gi¸m kh¶o 2 X¸c nhËn cña khoa PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Vị trí của nhà văn Cervantes và tác phẩm "Đôn Kihôtê - nhà quí tộc tài ba xứ Mantra" Từ đây, xin rút gọn tên tác phẩm thành: "Đôn Kihôtê" trong nền văn học thế giới. Cũng giống như nhiều tác phẩm văn học lớn khác, không phải ngay từ đầu "Đôn Kihôtê" đã được đánh giá đúng với vị trí của nó. Tác phẩm đã phải trải qua cuộc thử nghiệm khắc nghiệt của thần thời gian trong suốt 400 năm qua, ngay từ khi mới "lọt lòng mẹ". Nhưng có thể nói đến hôm nay cuộc thử nghiệm ấy đã bước vào hồi kết, giá trị của tác phẩm đã được khẳng định. "Đôn Kihôtê" là tác phẩm có vị trí đặc biệt trong nền văn học thế giới, nó thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người không riêng gì giới nghiên cứu phê bình văn học. Bởi lẽ, "cuốn tiểu thuyết này là một tấm gương thần phản chiếu những tâm hồn cao thượng và được nhiều người coi là kiệt tác hài hước nhất thế giới" (10,26) không phải tự nhiên mà "Đôn Kihôtê là tác phẩm mà trẻ con giở ra xem, thanh niên đọc, người lớn hiểu và các cụ già tán thưởng" (10 26). Điều đó thể hiện một sức thu hút rộng rãi, một nội dung sâu sắc, cùng một hình thức thể hiện độc đáo. Marthe Robert - nhà phân tâm học người Pháp, trong cuốn "Tiểu thuyết về những cội nguồn và cội nguồn tiểu thuyết" viết năm 1972 đã đánh giá "Đôn Kihôtê hiển nhiên là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên" (4,20). Genard de Cortanze còn đi xa hơn và khẳng định: Đôn Kihôtê là "một thử thách của tiểu thuyết hiện đại trước khi tiểu thuyết hiện đại ra đời" (4,20) Chính Cervantes viết nên kiệt tác "Đôn Kihôtê" để rồi đến lượt mình Đôn Kihôtê làm nên tên tuổi Cervantes. Chúng tôi rất ấn tượng về những thông tin trong bài nghiên cứu của một tác giả người Tây Ban Nha: Cervantes - "tác giả gần như là thiêng liêng của văn học Tây Ban Nha. Cervantes là tên của ngôn ngữ chúng tôi (ngôn ngữ của Cervantes), là tên của cơ quan có nhiệm vụ truyền bá tiếng Tây Ban Nha (viện Cervantes), tên của các giải thưởng giành cho những viên ngọc tiếng Tây Ban Nha (các giải thưởng Cervantes) và chắc chắn đó là tên của rất nhiều đường phố, quảng trường, trường học và các cơ quan rải trên khắp thế giới" (9,25). Tên tuổi của nhà văn Cervantes không chỉ dừng lại ở biên giới xứ sở đấu bò tót mà còn vươn ra toàn thế giới. Cervantes không chỉ là một tác giả tiêu biểu của văn học Phục hưng mà còn là một trong những tác gia lớn nhất của văn học thế giới - "với Cervantes đã hình thành một nền nghệ thuật châu Âu vĩ đại" (6,11). Và nhà tiểu thuyết, phê bình văn học Milan Kundera bằng những lập luận sắc sảo của mình đã chứng minh: "Người sáng lập Thời Hiện Đại không chỉ là Descartes mà còn là Cervantes" (6, 11). Như vậy "Đôn Kihôtê" của Cervantes có vị trí kết tinh và mở đường trong tiến trình văn học thế giới. 2. Niềm thích thú và say mê riêng của người nghiên cứu Tác phẩm Đôn Kihôtê ban đầu không đến với chúng tôi một cách trực tiếp mà đến một cách gián tiếp thông qua những nhân vật bất hủ của nó. Những Đôn Kihôtê, Xantrô Panxa, tướng cướp Paxamôntê… đã bước thẳng từ trang sách ra giữa cuộc đời và có một sức sống lâu bền giữa sóng gió thời gian. Lúc còn nhỏ đâu đó chúng tôi gặp những người có biệt danh Đông Kisốt hay Đôn Kihôtê, điều đó đã thực sự gây tò mò hứng thú cho chúng tôi. Sau đó chúng tôi còn được tiếp xúc với tác phẩm này trong chương trình học phổ thông. Nhưng thực sự phải đến năm nay trên giảng đường đại học chúng tôi mới có dịp tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm một cách toàn diện sâu sắc dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giỏi, nhiều kinh nghiệm. Choáng ngợp trước vẻ đẹp của văn học phương Tây nói chung, văn học Phục hưng nói riêng, chúng tôi đã thực sự bị tác phẩm Đôn Kihôtê chinh phục nếu không nói là "khiêu khích". Câu chuyện ấy như có một thứ ma lực thu hút chúng tôi, nó treo trước mắt chúng tôi một câu hỏi, thôi thúc giải mã. 3. Ý nghĩa Từ việc nghiên cứu "Các kiểu trò chơi trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê" chúng tôi mong muốn góp thêm một hướng nghiên cứu mới về tác phẩm Đôn Kihôtê nói riêng và văn học Phục hưng nói chung. Để từ đó tiếp tục khẳng định vị trí của tiểu thuyết Đôn Kihôtê và nhà văn Cervantes trong nền văn học thế giới. Chúng tôi muốn góp phần tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Đôn Kihôtê, từ đó phục vụ việc giảng dạy tác phẩm này trong chương trình Phổ thông cơ sở, cụ thể là chương trình Ngữ văn lớp 8. Chúng tôi mong muốn với hướng tiếp cận này chúng ta sẽ có thêm một cái nhìn mới về tác phẩm, về vẻ đẹp vĩnh cửu của nó. Chúng tôi có tham vọng làm cho những người đã yêu thích "Đôn Kihôtê" thêm yêu và hiểu hơn về nó, những người chưa tìm hiểu về "Đôn Kihôtê" có thêm một lời gợi ý thú vị từ bài viết này. (Vì chúng tôi tin ai đã đọc tác phẩm cũng sẽ bị nó chinh phục). II. Lịch sử vấn đề và giới thuyết khái niệm 1. Lịch sử vấn đề Qua các tài liệu đã tham khảo được, chúng tôi nhận thấy rằng: vấn đề "Các kiểu trò chơi trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê" của Cervantes đã được nhiều bài nghiên cứu đề cập đến nhưng còn hết sức sơ lược, chưa thực sự được chú ý một cách đúng mức. Riêng trong báo cáo khoa học: "Tinh thần Carnaval thể hiện trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê - nhà quý tộc tài ba xứ Mantra", ít nhiều tác giả cũng đã chú ý đến thủ pháp trò chơi từ cội nguồn văn hoá dân gian - lễ hội Carnaval, đến không gian hội hè quảng trường - không gian của những trò diễn, đến kết cấu lồng ghép của tác phẩm. Đó thực sự là những gợi ý bổ ích cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt phải kể đến bài nghiên cứu: "Tính chất trò chơi trong thi pháp tiểu thuyết Don Quijote" của PGS.TS Lê Nguyên Cẩn. Trong bài viết này thủ pháp trò chơi trong "Đôn Kihôtê" đã thực sự trở thành đối tượng nghiên cứu trực tiếp mà người viết hướng tới. Từ đó, tác giả đã đi vào tìm hiểu những vấn đề chung nhất của trò chơi hiệp sĩ như: luật chơi hiệp sĩ, không gian, thời gian tổ chức trò chơi hiệp sĩ, ý thức và động cơ hành động của nhân vật, kiểu loại trò chơi, vai trò của các tác giả, ý nghĩa nghệ thuật… Trên cơ sở đó chỉ ra và phân tích mối quan hệ giữa các thành tố của trò chơi hiệp sĩ. Chỉ với sáu trang viết nhưng bài nghiên cứu này đã gợi mở cho chúng tôi rất nhiều vấn đề. Từ những tài liệu tham khảo được, chúng tôi đã tiếp tục tìm tòi để đi sâu vào vấn đề còn khá mới mẻ này. 2. Giới thuyết khái niệm 2.1. Trò chơi Trò chơi là một hoạt động mang tính xã hội. Nó gắn liền với sự phát triển của các cộng đồng người và dần dần hoá thân vào trong các lễ nghi, lễ hội, các hoạt động mang tính xã hội. Thông qua các trò chơi, con người tạo ra một thế giới khác với thế giới thực. Trong thế giới thứ hai ấy, họ nói năng, hành động, giao tiếp… nhằm giải toả một nhu cầu cá nhân hoặc cộng đồng nào đó. Ví dụ một bé gái rất thích làm một nàng công chúa, nên tự tổ chức trò chơi công chúa, trong đó em bé "diễn" vai công chúa cũng nói năng, hành động, trang phục… như một công chúa trong tưởng tượng. Hoặc các em trai yêu thích hành động lại muốn đóng vai cảnh sát, kẻ cắp để cùng chơi trò bắt cướp. Nói tóm lại trò chơi là một hoạt động nhằm giải toả ẩn ức cá nhân hoặc cộng đồng thông qua việc nhập vai để "sống" trong một thế giới khác. 2.2. Luật chơi Mỗi trò chơi đều tuân theo một qui tắc nhất định gọi là luật chơi. Bao gồm những qui tắc về: không gian chơi, thời gian chơi, người tham gia trò chơi, đồ chơi, cách thức chơi… Luật chơi chính là nét đặc trưng cho mỗi trò chơi, khu biệt trò chơi này với trò chơi khác. Luật của mỗi trò chơi cũng thể hiện ý nghĩa xã hội của trò chơi đó. 2.3. Người tham gia trò chơi Người tham gia trò chơi là thành tố đóng vai trò quan trọng nhất. Người tham gia trò chơi chính là người hoá thân vào nhân vật - "vai" của mình trong trò chơi để hành động theo luật chơi nhằm giải toả nhu cầu của chính mình. Những người này hoàn toàn ý thức được sự khác nhau giữa thế giới thực và thế giới trò chơi. Nhưng khi chơi, họ tạm thời quên thế giới thực, để sống trong thế giới thứ hai. Sự lựa chọn tham gia trò chơi nào cũng thể hiện nhu cầu bên trong con người. Chính bởi vậy người tham gia trò chơi quyết định đến sự thành bại của trò chơi. 2.5. Không gian chơi Không gian chơi hiểu theo nghĩa rộng là thế giới thứ hai mà trò chơi tạo dựng nên, khác với thế giới thực. Đây chính là không gian "sống" của các nhân vật. Không gian này có mối quan hệ chặt chẽ với thế giới thực. Có thể coi không gian này là thế giới phái sinh, là hình ảnh khúc xạ của thế giới thực. Nó không giống hoàn toàn thế giới thực bởi đó là thế giới do con người tạo dựng nhằm giải toả những mơ ước, khát vọng của mình, là nơi để con người "thực tập" hành động. Nhưng nó cũng không phải khác lạ hoàn toàn so với thế giới thực. Con người không thể vượt qua chính thế giới của mình, dù là mơ ước, tưởng tưởng vẫn có một cơ sở thực tế nào đó. Không gian chơi hiểu theo nghĩa hẹp là không gian cụ thể, là địa điểm tổ chức trò chơi do luật chơi qui định. Đây là không gian để nhân vật hành động, nó có tính cụ thể, đặc trưng, phù hợp với hành động của nhân vật trong trò chơi. 2.6. Thời gian chơi Thời gian chơi là khoảng thời gian mà trò chơi diễn ra, qui định điểm bắt đầu và kết thúc của trò chơi. Thời gian chơi có mối liên hệ mật thiết với không gian chơi. Nó cũng phải đặc trưng cho từng trò chơi, phù hợp với đặc điểm hành động của nhân vật trong trò chơi. 3. Lễ hội Carnaval và chủ nghĩa nhân văn - cội nguồn của thủ pháp trò chơi trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê. Thủ pháp trò chơi trong tác phẩm Đôn Kihôtê cũng như nhiều tác phẩm trong văn học Phục hưng có nguồn gốc sâu xa từ lễ hội hoá trang Carnaval. Lễ hội Carnaval hiểu theo nghĩa rộng bao gồm rất nhiều những hình thức hội hè kiểu giả trang cùng những trò diễn và nghi thức mua vui gắn liền với chúng. Ngoài hội giả trang (Carnaval) theo nghĩa hẹp của từ ấy còn rất nhiều hội hè dân gian khác như "hội của những kẻ ngu" (festa stultorem), "hội con lừa", "hội tiếng cười phục sinh" (risus paschalis)… Lễ hội Carnaval chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống của con người Trung cổ. Nói lễ hội Carnaval là nguồn gốc sâu xa của thủ pháp trò chơi trong văn học Phục hưng, bởi lẽ lễ hội Carnaval chính là trò chơi lớn của toàn thể xã hội. Khi mọi người hoá trang để nhập vào một vai diễn chính là lúc họ bắt đầu trò chơi. Khi coi lễ hội giả trang Carnaval là một trò chơi lớn của toàn thể xã hội thì trò chơi này có những nét đặc trưng riêng. Trước hết là không gian rộng lớn của nó. Có thể nói trong lễ hội Carnaval, bản thân cuộc sống diễn trò và trò diễn thì lại trở thành cuộc sống. Thứ hai là trong lễ hội giả trang Carnaval, không có sự phân chia giữa người diễn và người xem. Người ta không xem mà sống trong hội giả trang, tất cả đều sống trong đó. Thứ ba là, lễ hội Carnaval nhằm giải toả ẩn ức cộng đồng do đó thế giới mà nó tạo dựng là thế giới lý tưởng trong mơ ước của mọi người dân - "thế giới tự do, bình đẳng, đại đồng và sung mãn" (1, 3). Ở đó không còn sự bất bình đẳng, không còn sự phân cách của đẳng cấp, chức tước, tiền bạc, lứa tuổi…; ở đó sự xa cách giữa người và người tạm thời biến mất. "Con người được tái sinh trong những quan hệ xã hội lý tưởng, con người trở về với bản chất của mình và cảm thấy mình là con người giữa muôn người (1, 4). Lễ hội Carnaval có ý nghĩa xã hội rộng lớn và sâu sắc, do đó lẽ tự nhiên có sự chuyển hoá lễ hội Carnaval vào trong văn học. Người đầu tiên khám phá ra và nghiên cứu cụ thể vấn đề này là nhà lý luận phê bình văn học người Nga: M.Bakhtin. Qua công trình nghiên cứu "Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hoá dân gian Trung cổ Phục hưng" của ông, ta thấy được sự ảnh hưởng sâu sắc của các lễ hội trào tiếu dân gian Carnaval tới văn học Phục hưng. Phải đến đây chúng ta mới tìm ra con đường cắt nghĩa Rabelais nói riêng và văn học Phục hưng nói chung. Ngày nay, nó được gọi chung bằng thuật ngữ "Carnaval hoá" (Carnavalesque). Tinh thần Carnaval thấm nhuần trong các tác phẩm của văn học Phục hưng từ những sáng tác của Bocaccio, Rabelais đến Cervantes, Shakespeare. Tinh thần Carnaval ảnh hưởng đến nhiều phương diện của các tác phẩm như: nghệ thuật xây dựng nhân vật với sự xuất hiện của các hình tượng nghịch dị, tiếng cười lưỡng trị vừa hạ bệ, chôn vùi vừa tái sinh, khẳng định; sự xuất hiện ngôn ngữ hội hè, quảng trường… trong đó có thủ pháp trò chơi. Trong "Truyện mười ngày'' của Bocaccio, hằng ngày các nhân vật cùng nhau vui chơi, họ bầu ra một người là vua hoặc hoàng hậu để chỉ đạo các cuộc vui đúng theo hình thức của lễ hội Carnaval. Đặc biệt đến Shakespeare, thủ pháp trò chơi đã được nâng lên một tầm cao mới. Với ông, "cuộc đời là một hí trường" và "cả thế giới sắm vai". Môtíp đó cứ trở đi trở lại trong tác phẩm của Shakespeare. Điều này cũng đúng với "Đôn Kihôtê" của Cervantes. Trong cuốn sách được đánh giá là "một trong những cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất đồng thời mang nhiều tính Carnaval nhất của văn học thế giới" (7, 4) này, thủ pháp tổ chức trò chơi là đặc điểm xuyên suốt tác phẩm. Tinh thần Carnaval đến thời kỳ Phục hưng được cung cấp thêm cơ sở khoa học là những phát hiện có tính chất "phát kiến ra Trái Đất" và "phát kiến ra Con Người". Trên cơ sở đó chủ nghĩa nhân văn ra đời. Vônghin - nhà nghiên cứu văn hoá người Nga thế kỷ XX đã định nghĩa: "Chủ nghĩa nhân văn (theo nghĩa rộng) là toàn bộ những quan niệm về tư tưởng và đạo đức bắt nguồn không phải từ những gì siêu nhiên, kì ảo ngoài đời sống mà bắt nguồn từ những vấn đề tồn tại trên mặt đất và tất cả nhu cầu, khả năng trần thế và hiện thực. Những nhu cầu và khả năng ấy đòi hỏi phải được thoả mãn và thể hiện đầy đủ". Và như vậy hiểu theo nghĩa hẹp: chủ nghĩa nhân văn chính là tinh thần của thời Phục hưng. Chủ nghĩa nhân văn xuyên thấm vào tất cả các lĩnh vực nghệ thuật trong đó có văn học. Ở giai đoạn đầu của văn học Phục hưng, tinh thần giải phóng thể xác lên ngôi. Người ta bắt gặp sự ra đời của thể thơ Blason - thể thơ miêu tả những bộ phận trên cơ thể con người và tất cả những nhu cầu thiết yếu tự nhiên nhất của con người. Người ta bắt gặp trong cuốn tiểu thuyết của Rabelais là sự tràn trề những hình ảnh cuộc sống vật chất - xác thịt. Đó là những hình tượng thân thể con người, hình tượng ăn uống, phóng uế, giao hợp,… Và tiếng cười cất lên từ tất cả sự khoẻ khoắn, vui tươi, thoải mái của "con người mới được giải phóng". Nhưng đến hậu kỳ Phục hưng, tinh thần tuy vẫn còn nhưng không còn đậm đặc, rõ nét nữa. Thay vào đó tinh thần giải phóng tình cảm, tâm hồn của con người lên ngôi. Con người không còn tin vào một chân lý tuyệt đối mà luôn biết hoài nghi, đòi hỏi tìm hiểu và kiểm chứng. Tinh thần này bắt đầu từ Cervantes và Shakespeare là người phát triển một cách xuất sắc. Với Cervantes người ta đã hiểu ra rằng: "thế giới là nhập nhằng phải đối mặt với một mớ chân lý tương đối trái ngược nhau (những chân lý được nhập thân vào những cái tôi tưởng tượng gọi là nhân vật) tức chỉ còn có một niềm tin chắc duy nhất là sự hiển minh của lưỡng lự" (6,13). Và để diễn tả thế giới nhập nhằng với rất nhiều những hoài nghi và lưỡng lự đó, thủ pháp trò chơi là một "giải pháp" tuyệt vời. Ở đây tiếng cười cất lên không còn hoàn toàn khoẻ khoắn, tươi vui, thoải mái nữa mà đã mang nhiều ý vị chua xót. Như vậy thủ pháp trò chơi trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê có nguồn gốc sâu xa từ hình thức hội hè và trò diễn dân gian Carnaval, có cơ sở gần gũi, trực tiếp từ chủ nghĩa nhân văn. Điều đó đã tạo nên tính hiện đại của tiểu thuyết Đôn Kihôtê. Tuy nhiên, thủ pháp trò chơi trong "Đôn Kihôtê" còn bắt nguồn từ cảm quan hiện thực hậu kỳ Phục hưng, cụ thể hơn là từ hiện thực đất nước Tây Ban Nha thế kỷ XVII. Với tinh thần lễ hội giả trang, "Đôn Kihôtê" mở ra một thế giới đang diễn trò, mọi người đang sắm vai nhưng họ đang chơi trò gì, chơi như thế nào, nhằm giải toả ẩn ức gì của bản thân thì chỉ có thể tìm được câu trả lời thông qua sự soi chiếu giữa tác phẩm với hiện thực xã hội đương thời và tư tưởng của tác giả. Bằng phương pháp đó chúng tôi nhận ra rằng, trên sân khấu lễ hội của "Đôn Kihôtê" diễn ra ba trò chơi lớn: trò chơi hiệp sĩ, trò chơi mục ca và trò chơi bợm nghịch. III. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của bài báo cáo là: tiểu thuyết "Đôn Kihôtê" của Cervantes. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng bản dịch sang Tiếng việt "Đôn Kihôtê - nhà quý tộc tài ba xứ Mantra", hai tập của dịch giả Trương Đắc Vị, Nxb Văn học, 2001. Tất cả các trích dẫn từ tác phẩm đều được đặt trong ngoặc đơn, chữ số La mã đứng trước chỉ số thứ tự của phần còn chữ số La tinh đứng sau chỉ số thứ tự của chương mà chúng tôi trích dẫn. Ví dụ: (I, 3): phần 1, chương 3 IV. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong đó: - Các phương pháp chủ yếu là: phương pháp khảo sát thống kê, phân tích, tổng hợp. - Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp liên ngành văn học - lịch sử, văn học - văn hoá, tâm lí học. V. Bố cục báo cáo Báo cáo của chúng tôi gồm các phần như sau: Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề và giới thuyết khái niệm III. Phạm vi nghiên cứu IV. Phương pháp nghiên cứu V. Bố cục báo cáo. Phần nội dung Chương I: Trò chơi hiệp sĩ Chương II: Các trò chơi lồng ghép I. Trò chơi mục ca II . Trò chơi bợm nghịch Phần kết luận Phần phụ lục Bảng 1: Trò chơi hiệp sĩ Bảng 2: Trò chơi mục ca Bảng 3: Trò chơi bợm nghịch Thư mục tham khảo PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TRÒ CHƠI HIỆP SĨ (Xem bảng 1 : Trò chơi hiệp sĩ) Thế giới trò chơi trong tác phẩm Đôn Kihôtê mở ra với ba trò chơi chính: trò chơi hiệp sĩ, trò chơi mục ca và trò chơi bợm nghịch. Trong đó trò chơi hiệp sĩ là trò chơi chính, là xương sống của toàn bộ tác phẩm. I. Luật chơi 1. Cơ sở của luật chơi Luật chơi của trò chơi hiệp sĩ có cơ sở hiện thực là tầng lớp hiệp sĩ trong xã hội Châu Âu. Trong xã hội Châu Âu từ lâu đã tồn tại tầng lớp hiệp sĩ. Vào thời Trung cổ, một hiệp sĩ chưa có địa vị xã hội cụ thể. Đến thế kỷ thứ XII, hiệp sĩ được xem là người lính mang áo giáp cưỡi ngựa và trở thành một đẳng cấp được chính thức công nhận, gọi là "esquire". Các hiệp sĩ thường phải thề trung thành với chủ mình, độc thân (hoặc nếu có vợ thì phải tuyệt đối chung thuỷ), bảo vệ những người công giáo khác, luôn tuân theo những qui định của nhà cầm quyền. Trong chiến tranh, một hiệp sĩ phải dũng cảm trong chiến đấu, không bao giờ tìm cách chạy trốn, luôn sẵn sàng hi sinh cho những điều tốt đẹp hơn. Đặc biệt, một hiệp sĩ phải lịch sự, hào hoa, hết lòng phụng sự những phụ nữ quý tộc. Đến thế kỷ XVI, XVII cuộc đời của những hiệp sĩ đã trở thành đề tài cho một loạt các tác phẩm văn học ở Tây Ban Nha, làm nên loại tiểu thuyết hiệp sĩ. Có hàng loạt các tiểu thuyết hiệp sĩ đã ra đời như: Amađi xứ Gôn, Panmơranh nước Anh, Lizuyac người Hi Lạp, Amađi người Crexia,... thu hút sự yêu thích của đông đảo quần chúng. Chúng ta còn có thể thấy hàng loạt các tác giả của thế kỷ vàng như: Cervantes, Lôpê đề Vêga, Kêvêđô, Khoan đề Vanđết, Santa Têrêsa đề Khêsút, Garaxian... đã truyền tay nhau và cùng bình luận về những cuốn sách này. Sự thịnh hành của sách kiếm hiệp chính là con đường phổ biến luật chơi của trò chơi hiệp sĩ, làm cho trò chơi này phát triển rộng khắp trong thời kỳ Phục hưng, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân. 2. Nội dung của luật chơi Luật chơi hiệp sĩ bao gồm ba nội dung chính: Thứ nhất, hiệp sĩ phải lập được những chiến công hiển hách. Hình ảnh thường gặp của các hiệp sĩ là một thương một ngựa đi chu du thiên hạ, tìm kiếm những chuyện phiêu lưu mạo hiểm. Họ mơ ước lập những chiến công hiển hách cứu khốn, phò nguy lập lại công bằng nhờ đó mà lưu danh sử sách. Họ sinh ra dường như đã mang sứ mệnh chiến đấu. Họ trở thành hình ảnh của vị anh hùng - cứu tinh. Hành động của họ tượng trưng cho tinh thần anh dũng trượng nghĩa, hào hiệp; là hiện thân cho mơ ước về một xã hội tốt đẹp, không áp bức bất công. Thứ hai, hiệp sĩ phải có một tình nương để phụng sự. Mỗi hiệp sĩ bao giờ cũng si mê một người phụ nữ. Trong mắt họ, tình nương bao giờ cũng là người xinh đẹp nhất, giỏi giang nhất, có phẩm chất cao quí n