Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải có sự cạnh tranh, Việt Nam của chúng ta cũng vậy. Là một nước đang phát triển, việc tham gia vào quá trình hội nhập và toàn cầu hóa thế giới đã và đang đặt ra cho chúng ta nhiều cơ hội, cũng như nhiều thách thức. Sức cạnh tranh là một yếu tố cần thiết, cấp bách và không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia, hay bất kỳ dân tộc nào.
Kinh tế thế giới phát triển, quốc tế hóa thương mại đòi hỏi các nước phải xóa bỏ rào cản, chấp nhận tự do buôn bán, vì thế mỗi nước phải mở cửa thị trường trong nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh của nước đó phù hợp với sự phát triển của thế giới.
Qua tìm hiểu về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua chúng ta sẽ có một đánh giá tổng quan hơn về sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới, đặt biệt là trong xuất khẩu. Hiểu và nắm bắt được khả năng của chính những mặt hàng của chúng ta, chúng ta mới có thể phát huy được thế mạnh của mình, từ đó đưa hàng hóa của mình vươn cao, vươn xa ra thị trường quốc tế.
131 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3928 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 5
1.1. Về kim ngạch xuất nhập khẩu 6
1.2. Về thị trường xuất nhập khẩu 12
CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 22
2.1. Mặt hàng gạo 22
2.1.1. Khái quát về thị trường gạo thế giới 22
2.1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 22
2.1.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu 22
2.1.2.2. Về thị trường xuất khẩu 24
2.1.3. Đối thủ cạnh tranh 26
2.1.4. Thuận lợi và khó khăn 27
2.1.5. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng gạo 31
2.2. Hàng dệt may 33
2.2.1. Khái quát thị trường dệt may thế giới 33
2.2.2. Tình hình xuất khẩu mặt hàng dệt may 33
2.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 33
2.2.2.2. Thị trường xuất khẩu 35
2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh 37
2.2.3. Thuận lợi và khó khăn 37
2.2.4. Giải pháp 40
2.3. Hàng da giày 41
2.3.1. Khái quát về thị trường da, giày thế giới 41
2.3.2. Tình hình xuất khẩu da, giày Việt Nam 42
2.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 42
2.3.2.2. Thị trường xuất khẩu 43
2.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh 46
2.3.3. Thuận lợi và khó khăn 47
2.3.4. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng da giày 50
2.4. Thủy sản 51
2.4.1. Khái quát về thị trường thủy sản thế giới 51
2.4.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam 52
2.4.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 52
2.4.2.2. Thị trường xuất khẩu 54
2.4.2.3. Đối thủ cạnh tranh 57
2.4.3. Thuận lợi và khó khăn 58
2.4.4. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng thủy sản 62
2.5. Cà phê 64
2.5.1. Khái quát về thị trường cà phê 64
2.5.2. Tình hình xuất khẩu cà phê 65
2.5.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 65
2.5.2.2. Thị trường xuất khẩu 66
2.5.2.3. Đối thủ cạnh tranh 70
2.5.3. Thuận lợi và khó khăn 71
2.5.4. Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng cà phê 74
2.6. Cao su 75
2.6.1. Khái quát về thị trường cao su thế giới 75
2.6.2. Tình hình xuất khẩu cao su 75
2.6.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 75
2.6.2.2. Thị trường xuất khẩu 77
2.6.2.3. Đối thủ cạnh tranh 78
2.6.3. Thuận lợi và khó khăn 78
2.6.4. Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng cao su 80
2.7. Dầu thô 81
2.7.1. Khái quát thị trường dầu mỏ thế giới 81
2.7.2. Tình hình xuất khẩu dầu thô 82
2.7.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 82
2.7.2.2. Thị trường xuất khẩu chính 83
2.7.2.3. Các nước, khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới 84
2.7.3. Thuận lợi và khó khăn 85
2.7.4. Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho dầu thô 87
2.8. Máy vi tính và linh kiện 88
2.8.1. Khái quát về thị trường máy tính và linh kiện thế giới 88
2.8.2. Tình hình xuất khẩu 89
2.8.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 89
2.8.2.2. Thị trường xuất khẩu 89
2.8.2.3. Đối thủ cạnh tranh 91
2.8.3. Thuận lợi và khó khăn 93
2.8.4. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho máy vi tính và linh kiện điện tử 95
2.9. Gỗ và sản phẩm gỗ 96
2.9.1. Tình hình xuất khẩu gỗ 96
2.9.1.1. Kim ngạch xuất khẩu 96
2.9.1.2. Thị trường xuất khẩu 98
2.9.1.3. Đối thủ cạnh tranh 99
2.9.2. Thuận lợi và khó khăn 101
2.9.3. Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho gỗ và các sản phẩm gỗ 103
2.10. Mặt hàng tiêu 104
2.10.1. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 104
2.10.2. Thị trường tiêu thụ chủ yếu 106
2.10.3. Đối thủ cạnh tranh 107
2.10.4. Thuận lợi và khó khăn 108
2.10.5. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng hồ tiêu 110
2.11. Mặt hàng điều 112
2.11.1. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 -2010 112
2.11.2. Thị trường tiêu thụ chủ yếu 114
2.11.3. Đối thủ cạnh tranh 116
2.11.4. Thuận lợi và khó khăn 117
2.11.5. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng điều 120
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU TIỀM NĂNG KHÁC CÓ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU LỚN GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 123
3.1. Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 123
3.2. Than đá 124
CHƯƠNG 4 NHẬN XÉT CHUNG VÀ GIẢI PHÁP CHO XUẤT KHẨU 127
4.1. Nhận xét 127
4.2. Giải pháp 127
KẾT LUẬN 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO 131
LỜI MỞ ĐẦU
( ( (
Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải có sự cạnh tranh, Việt Nam của chúng ta cũng vậy. Là một nước đang phát triển, việc tham gia vào quá trình hội nhập và toàn cầu hóa thế giới đã và đang đặt ra cho chúng ta nhiều cơ hội, cũng như nhiều thách thức. Sức cạnh tranh là một yếu tố cần thiết, cấp bách và không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia, hay bất kỳ dân tộc nào.
Kinh tế thế giới phát triển, quốc tế hóa thương mại đòi hỏi các nước phải xóa bỏ rào cản, chấp nhận tự do buôn bán, vì thế mỗi nước phải mở cửa thị trường trong nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh của nước đó phù hợp với sự phát triển của thế giới.
Qua tìm hiểu về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua chúng ta sẽ có một đánh giá tổng quan hơn về sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới, đặt biệt là trong xuất khẩu. Hiểu và nắm bắt được khả năng của chính những mặt hàng của chúng ta, chúng ta mới có thể phát huy được thế mạnh của mình, từ đó đưa hàng hóa của mình vươn cao, vươn xa ra thị trường quốc tế.
Đề tài nghiên cứu này bao gồm các vấn đề sau: Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010; Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam; Giải pháp đẩy mặt xuất khẩu cho các mặt hàng chủ lực cũng như khai thác sức mạnh của các mặt hàng tiềm năng. Để thực hiện đề tài này ngoài sự cố gắng của nhóm, chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ của GS.TS. Võ Thanh Thu.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
Theo đề án "Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010" của Bộ Thương mại từ đầu năm 2006 đề ra mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt mức 18,5% và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trung bình cả giai đoạn 2006 – 2010 đạt mức 17,5%/năm với tổng giá trị kim ngạch ước đạt gần 272 tỷ USD.
Và lúc này đây chúng ta đã bước vào quý 3, năm cuối cùng của kế hoạch kinh tế 5 năm giai đoạn 2006 – 2010, chúng ta đã đạt được những gì? Điểm sơ lại toàn bộ tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong 5 năm 2006 – 2010, chúng ta có thể thấy một điều là nền kinh tế của chúng ta đã có những chuyển biến rất rõ rệt và đã có những thành tựu đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương, xuất nhập khẩu, nhất là từ khi chúng ta đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức kinh tế thế giới – WTO, tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.
Về kim ngạch xuất nhập khẩu:
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006 – 7T/2010
Chỉ
tiêu
Thời
gian
Tổng KN XNK
(Tỷ USD)
Tăng giảm so với cùng kỳ năm trước
KNXK
(Tỷ USD)
Tăng giảm so với cùng kỳ năm trước
KNNK
(Tỷ USD)
Tăng giảm so với cùng kỳ năm trước
Mức nhập siêu
(Tỷ USD)
2006
84,70
22.01%
39,83
22,80%
44,89
21,40%
5,07
2007
111,20
31,30%
48,56
21,90%
62,70
≈ 40,00%
14,12
2008
143,40
28,90%
62,69
29,10%
80,71
28,80%
18,03
2009
127,05
- 11,40%
57,10
- 8,90%
69,95
- 13,30%
12,85
7T/2010
≈ 84,30
22,20%
38,52
18,30%
45,78
25,70%
7,25
Nguồn: Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam
Năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm đạt 84,7 tỷ USD, trong đó: xuất khẩu tăng 22,8% với kim ngạch 39,83 tỷ USD; nhập khẩu tăng 21,4% với 44,89 tỷ USD. Mức nhập siêu chỉ là 5,07 tỷ USD, bằng khoảng 12,7% xuất khẩu.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô (đạt 16,4 triệu tấn, tương đương 8,26 tỷ USD về trị giá); than đá; hàng dệt may; giày dép; hàng điện tử, máy vi tính và linh kiện; hải sản, gỗ và sản phẩm gỗ; gạo; cao su; cà phê.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; xăng dầu; phân bón; chất dẻo nguyên liệu; sắt thép, nguyên phụ liệu dệt may, da, giày và vải các loại, ô tô nguyên chiếu và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2006 – 7T/2010
Nguồn: Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam
Bước sang năm 2007, có thể coi là năm đánh dấu mốc quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO (ngày 11/01/2007), mức độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam thực sự mở rộng, xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và nhập khẩu; giữa đầu tư trong và ngoài nước đồng thời minh bạch hóa. Các lĩnh vực quan trọng nhất về thương mại hàng hóa mà Việt Nam đã cam kết bao gồm mở cửa thị trường thông qua cắt giảm các hàng rào thuế quan; chính sách giá cả minh bạch, không phân biệt đối xử và phù hợp với các quy định của WTO; giảm hoặc điều chỉnh lại thuế xuất khẩu đối với một số hàng hóa;…
Hiệu ứng tốt đẹp từ sự kiện này đó là sự gia tăng lớn về kim ngạch xuất nhập khẩu của ta đạt 31,3% so với năm 2006, đưa kim ngạch xuất nhập khẩu của năm lên tới 111,2 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu đạt 48,56 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm trước, vượt 3,8% kế hoạch năm và nhập khẩu là 62,7 tỷ USD, tăng xấp xỉ 40%, cao gấp gần 2 lần tốc độ tăng xuất khẩu.
Tính đến hết tháng 12, cả nước có 9 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD và có 5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch tăng đột biến và đã vượt kế hoạch năm (cà phê, hàng dệt may, hạt tiêu, hạt điều và than đá). Tuy nhiên, có vài nhóm hàng có kim ngạch cao đã không thể hoàn thành kế hoạch năm (như: cao su, dầu thô, gỗ & sản phẩm gỗ, máy vi tính và sản phẩm điện tử & linh kiện). Việc tăng trưởng các mặt hàng xuất khẩu đặc biệt là các mặt hàng dệt may và nông sản trong năm này chủ yếu là do việc tiếp cận thị trường thuận lợi hơn bởi việc gia nhập WTO.
Tốc độ gia tăng kim ngạch của các mặt hàng xuất khẩu qua các năm
Mặt hàng
Tốc độ tăng
Cà phê
57%
Sản phẩm nhựa
48%
Dệt may
33%
Túi xách và ví
26%
Linh kiện điện tử
26%
Sản phẩm gỗ
24%
Hạt điều
30%
Hạt tiêu
42%
Một số hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng đột biến trong năm 2007
Trong khi tăng trưởng xuất khẩu vẫn chưa thể hiện mức độ bứt phá như kỳ vọng thì hoạt động nhập khẩu đã thực sự sôi động ngay từ tháng đầu tiên của năm 2007 với kim ngạch đạt 4,33 tỷ USD (mức cao nhất trước đây là 4,22 tỷ USD vào tháng 12/2006). Tính đến hết năm 2007, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước là 62,68 tỷ USD, tăng 39,6% so với năm 2006 và hoàn thành vượt 19,9% mức kế hoạch năm. Cả nước có 15 nhóm mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó nhóm máy móc thiết bị đạt trên 10 tỷ USD. Nếu so sánh trên con số tuyệt đối, tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 tăng tới 17,79 tỷ USD, tốc độ tăng cũng cao hơn 18,2% so với tốc độ tăng năm 2006. Chính sự gia tăng quá lớn trong nhập khẩu đã kéo giãn rất lớn khoảng cách về tốc độ tăng của nhập khẩu so với xuất khẩu, đẩy nhập siêu lên một mức cao ngất ngưỡng (14,12 tỷ USD), gấp 2,8 lần của nhập siêu năm 2006.
Một tác động gián tiếp của việc gia nhập WTO trong năm 2007 là sự thay đổi tích cực hơn trong chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu. Cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch dần từ sản phẩm thô (dầu mỏ, than đá, cao su, gạo) sang sản phẩm công nghiệp chế biến, kể cả sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.
Năm 2008, do khủng hoảng lương thực và năng lượng thế giới trong 6 tháng đầu năm, giá xuất khẩu dầu thô và gạo đã tăng mạnh, khiến cho kim ngạch xuất khẩu gạo cả năm tăng tới 94% và kim ngạch dầu thô tăng 22%. Các mặt hàng xuất khẩu chính khác có kim ngạch tăng cao là than đá (39%), hạt điều (41%), nhựa (30%), túi xách (33%), hàng điện tử và máy tính (22%), thủy sản (20%), sản phẩm gỗ (19%). Bên cạnh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng chế biến như dệt may, đồ gỗ, điện tử, dây điện và cáp điện, trong năm 2008 bị suy giảm chủ yếu là do giá nhiều sản phẩm thô gia tăng và một phần do suy thoái kinh tế thế giới những tháng cuối năm làm nhu cầu nhập khẩu giảm. Tuy nhiên, lắp ráp và gia công vẫn là những lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến tuy mức tăng không cao, đồng thời danh mục hàng xuất khẩu còn chậm đa dạng hóa. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của năm có dầu thô, than đá, hàng dệt may, giày dép, gạo, hải sản, cà phê, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện và linh kiện, dây điện và dây cáp điện.
Kim ngạch nhập khẩu sáu tháng đầu năm 2008 lên tới 44,5 tỷ USD, tăng 60,3% so cùng kỳ năm 2007 (14,5 tỷ USD). Với các biện pháp quyết liệt của Chính phủ, nhập khẩu và nhập siêu đã giảm vào nửa cuối 2008. Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất trong các tháng cuối năm 2008 giảm mạnh còn do suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và sản xuất ở Việt Nam. Nhập khẩu chủ yếu tập trung vào các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu và máy móc phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu. Tính đến hết năm 2008, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước là 80,71 tỷ USD, xét về số tuyệt đối tăng 18,03 tỷ USD và số tương đối tăng 29,1% so với năm 2007 và hoàn thành vượt 6,2% mức kế hoạch năm. Cả nước có 12 nhóm mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó nhóm mặt hàng xăng dầu các loại và máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng nhập khẩu trên 10 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; phân bón; xăng dầu; chất dẻo nguyên liệu; sắt thép; ôtô nguyên chiếc; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; nhóm hàng nguyên, phụ liệu phục vụ ngành dệt may và da giày; thức ăn gia súc và nguyên liệu; vàng các loại.
Năm 2009, hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2008 với sự đổ vỡ của nhiều nền kinh tế lớn. Khởi nguồn là những bất ổn tài chính và nhà đất của Hoa Kỳ, từ tháng 9/2008 đã chứng kiến hàng loạt các công ty lớn của nền kinh tế lớn nhất thế giới trên bờ vực phá sản.
Trong năm 2009, do giá dầu thô giảm mạnh và một phần sản lượng dầu thô khai thác ở trong nước được dành cho nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng đã kéo kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm mạnh, giảm tới 36,5%. Một số mặt hàng cũng có mức sụt giảm kim ngạch lớn như cao su giảm 26%, giầy dép giảm 19%; cà phê giảm 25%... Nhưng ở một số mặt hàng, xuất khẩu vẫn được duy trì, kim ngạch giảm thấp hơn mức giảm chung, thậm chí còn tăng như dệt may đạt 9,1 tỷ USD giảm 0,13%; sản phẩm điện tử vi tính và linh kiện đạt 2,8 tỷ USD tăng 6,9%; thủy sản đạt 4,43 tỷ USD giảm 1,8%...
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng khối lượng xuất khẩu hầu hết các mặt hàng của nước ta trong năm 2009 đều tăng so với năm 2008 như dầu thô tăng 2,5%; cà phê tăng 35%; nhân điều tăng 10%; gạo tăng 30%.... Điều này cho thấy sức cạnh tranh của hàng Việt Nam là khá tốt.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê, dầu thô, hạt điều, than đá, gạo, cao su, hàng dệt may, giày dép, thủy sản, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng.
Kim ngạch nhập khẩu cả năm 2009 đạt 69,95 tỷ USD, giảm 13,3% sao với năm 2008. Các mặt hàng nhập khẩu chính là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; xăng dầu; nguyên liệu ngành dệt may, da giày; sắt thép; kim loại thường; thức ăn gia súc và nguyên liệu; phân bón; dược phẩm; ô tô nguyên chiếc các loại, linh kiện và phụ tùng ô tô; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện.
Kết quả xuất nhập khẩu năm 2009 đã khép lại với xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu không theo đúng kịch bản kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, mức giảm nhập siêu so với năm 2008 ít nhiều đã tạo thuận lợi cho việc ổn định kinh tế vĩ mô trong năm khó khăn này.
Bước sang 2010, nền kinh tế có những biến chuyển tốt đẹp. Trong 7 tháng đầu năm 2010 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt gần 84,3 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó xuất khẩu là 38,52 tỷ USD, tăng 18,3% và nhập khẩu là 45,78 tỷ USD, tăng 25,7%.
Trong 7 tháng đầu năm này, nhiều mặt hàng giá xuất khẩu tăng so với cùng kỳ làm kim ngạch xuất khẩu tăng như: giá hạt điều tăng 18,9%, chè các loại tăng 10,3%, hạt tiêu tăng 37,4%, gạo tăng 6%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 74,7%, than đá tăng 49%, dầu thô tăng 46,8%, cao su tăng 91,7%. Giá của các mặt hàng kể trên góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu khoảng 2,121 tỷ USD. Riêng mặt hàng cà phê có giá xuất khẩu giảm khoảng 4,78% (tương ứng giảm kim ngạch xuất khẩu 53 triệu USD).
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nửa năm đầu 2010 có hàng dệt may; gạo; hàng thủy sản; dầu thô; cao su; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Các mặt hàng nhập khẩu chính là xăng dầu; chất dẻo nguyên liệu; phân bón; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; ô tô nguyên chiếc; sắt thép các loại; nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày; thức ăn gia súc và nguyên liệu.
Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chính trong tổng kim ngạch xuất khẩu
giai đoạn 2006 – 2009 (%)
2006
2007
2008
2009
Dầu thô
21,0
17,5
16,6
11,0
Dệt may
14,6
16,1
14,5
15,9
Giày dép
9,0
8,2
7,5
7,1
Thủy sản
8,5
7,8
7,2
7,4
Sản phẩm gỗ
4,8
4,9
4,4
4,5
Điện tử, máy tính
4,5
4,5
4,3
4,9
Cà phê
2,8
3,8
3,2
3,0
Gạo
3,3
3,0
4,6
4,7
Cao su
3,2
2,9
2,5
2,1
Than đá
2,3
2,1
2,3
2,3
Dây điện và cáp điện
1,8
1,8
1,6
1,6
Sản phẩm nhựa
1,2
1,5
1,5
1,4
Hạt điều
1,3
1,3
1,5
1,5
Túi xách, vali, mũ, ô, dù
1,2
1,3
1,3
1,3
Nguồn: Theo tư liệu của Bộ Công thương, Dự thảo Báo cáo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO
Về thị trường xuất nhập khẩu:
Nguồn: Theo báo cáo thông kê của Bộ Công thương, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 2009 và kế hoạch 2010 của ngành công thương
EU:
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tại thị trường EU
Năm
Trị giá xuất khẩu (ngàn USD)
Tăng/giảm so với cùng kỳ (%)
Trị giá nhập khẩu (ngàn USD)
Tăng/giảm so với cùng kỳ (%)
Nhập siêu
(ngàn USD)
2006
7.093.970
27,2
3.129.152
21,2
3.964.818
2007
9.096.358
28,2
5.142.400
64,3
3.953.958
2008
10.853.004
19,3
5.445.162
5,9
5.407.842
2009
9.378.294
-13,6
6.417.515
17,9
2.960.779
6T/2010
4.952.844
2.960.141
1.992.703
Nguồn: Tổng cục thống kê và số liệu thống kê của Bộ Công thương
EU là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Kể từ năm 1995 đến nay, quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước thành viên của EU đã tăng nhanh, trung bình khoảng 15-20%/năm. Năm 2002, kim ngạch hai chiều tăng gấp 20 lần so với năm 1990. Kim ngạch thương mại Việt Nam - EU năm 2003 đạt 6,8 tỷ USD (theo số liệu thống kê của phía EU), đứng thứ hai sau Mỹ, trong đó ta tiếp tục xuất siêu (khoảng 1 tỉ USD). Xuất khẩu vào thị trường EU tăng mạnh (hơn 15%), nhất là với Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Hà Lan.
Năm 2007 kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và các nước Châu Âu đạt 16,74 tỷ USD, tăng 30,31% so với năm 2006, trong đó xuất khẩu đạt 9,96 tỷ USD, chiếm 20,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 28,23%; nhập khẩu đạt 6,77 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, tăng 33,48%. Thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu vẫn là EU, chiếm 91,3% tổng trị giá xuất khẩu và 75,83% tổng trị giá nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và cả Châu Âu. Năm 2008 thương mại hai chiều Việt Nam – EU đạt gần 16 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt gần 11 tỷ USD; nhập khẩu hơn 5 tỷ USD. 6 tháng đầu năm 2010 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ EU đã đạt tới 3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 5 tỷ USD và nhập khẩu đạt 3 tỷ USD.
HOA KỲ:
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ
Năm
Trị giá xuất khẩu (ngàn USD)
Tăng/giảm so với cùng kỳ (%)
Trị giá nhập khẩu (ngàn USD)
Tăng/giảm so với cùng kỳ (%)
Nhập siêu
(ngàn USD)
2006
7.845.120
32,4
9