Trước hết, Doanh nghiệp cần phải tham gia vào các hiệp hội để có được những thông tin cần thiết và cấp thiết từ phía nhà nước cũng như những thông tin mới nhất về những thị trường xuất khẩu cũng như những yêu cầu của các thị trường này để có các biện pháp thích hợp tự bảo vệ mình và bảo vệ ngành hàng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn phải có nỗ lực quyết định để có thể đối phó với tình hình trên bằng các giải pháp tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm như: tăng năng suất lao động, kiểm soát chi phí, giảm giá thành, tăng cường hợp tác các chuỗi liên kết, xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp.
• Đào tạo đội ngũ thiết kế kiểu dáng nguyên liệu (vải) chuyên nghiệp. Vấn đề là tập trung nội lực phát triển sâu, mạnh, có định hướng vào loại nguyên liệu nhất định nào đó để nó trở thành nguồn cung cấp chính cho ngành dệt may trong nước và cả trên thế giới.
• Mỗi doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình những hiểu biết về luật pháp quốc tế. Đó là những vấn đề như các hoá chất cấm, tiêu chuẩn lao động, môi trường. và sẽ còn nhiều hạn chế khác mà do không nắm bắt kịp thời sẽ dẫn đến thiệt hại và làm giảm sút tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
• Huy động được nguồn vốn nhằm đầu tư mở rộng sản xuất, thay đổi các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến một cách đồng bộ và khép kín từ khâu kéo sợi, dệt, nhuộm đến khâu hoàn tất may sản phẩm, giúp công ty có những bước đột phá sản xuất kinh doanh, từ việc nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và giảm được giá thành.
• Đầu tư hoàn thiện và áp dụng hệ thống công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng quản lý từ khâu sản xuất đến công tác điều hành kinh doanh.
• Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, để tiếp nhận, quản lý, vận hành có hiệu quả mọi trang thiết bị hiện đại, làm ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao nhất, đem lại lợi nhuận lớn nhất.
Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cần đẩy mạnh XK trong tháng 8, nhất là những mặt hàng thủy sản, chè, tiêu và rau quả bằng việc tìm kiếm đơn hàng mới, đồng thời tăng cường tham gia xúc tiến thương mại tại nước ngoài.
Còn các doanh nghiệp trong ngành thủy sản thì cần phải mở rộng xuất khẩu sang các thị trường phi truyền thống, các thị trường đang nổi lên như Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, Cộng hòa Séc, các nước Trung Đông, Trung Quốc.
127 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3161 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu từng mặt hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái quát tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2007 đến 7 tháng đầu năm 2010
Sơ lược về tình hình xuất khẩu
Xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây dù tình hình thế giới xảy ra nhiều biến động song vẫn đạt được nhiều kết quả rất khả quan, điều đó được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu:
Năm
Xuất khẩu(triệu USD)
Tăng trưởng (%)
2007
48.387,0
+21,5%
2008
67.580,0
+39%
2009
58.965,5
-12%
7 tháng đầu năm 2010
38.300,0
+17,5
Bảng 1: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2007 - 7 tháng/2010
Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 1:Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam từ năm 2007 - 7 tháng/2010
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ bảng số liệu và biểu đồ về tình hình xuất khẩu của Việt Nam tính từ năm 2007 đến hết 7 tháng đầu năm 2010, chúng ta có thể ghi nhận rằng kim ngạch xuất khẩu tăng lên từ hơn 48 triệu USD năm 2007 lên gần 60 triệu USD năm 2009 ( tăng 12 triệu USD tương ứng 21,86%). Cho đến hết tháng 7 năm nay, kim ngạch cũng đạt được một con số tương đối khả quan là 38 300 triệu USD. Tuy nhiên từ bảng số liệu cũng như từ biểu đồ, chúng ta nhận thấy rằng kim ngạch xuất khẩu tăng đến năm 2008 nhưng sau đó lại giảm vào năm 2009. Và đến năm nay, con số về kim ngạch cũng chưa có gì chắc chắn rằng sẽ cao hơn năm 2008.
Sự tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu nước ta là do sự đóng góp của nhiều mặt hàng từ nông lâm thủy sản đến các mặt hàng công nghiệp. Dưới đây là kim ngạch các mặt hàng đem lại nguồn thu chủ yếu cho xuất khẩu Việt Nam:
Đơn vị tính: tỷ USD
Mặt hàng
2007
2008
2009
7 tháng 2010
1
Dệt may
7.8
9.1
9
5.9
2
Dầu thô
8.5
10.5
6.2
3.004
3
Thủy sản
3.76
4.51
4.25
2.49
4
Giày dép
3.99
4.7
3.88
2.8
5
Gạo
1.4
2.9
2.7
2.012
6
Gỗ và sp gỗ
2.33
2.82
2.58
1.83
7
Cà phê
1.91
2.11
1.73
1.058
8
Cao su
1.4
1.6
1.2
0.893
9
Điện tử, máy tính, linh kiện
2.2
2.7
2.8
3.4
0
Tiêu
0.282
0.31
0.348
0.224
1
Điều
0.649
0.920
0.840
0.542
Bảng 2: Chín mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 2007 - 7 tháng/2010
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ bảng 2, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng, cũng giống như tình hình của kim ngạch xuất khẩu cả nước, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trên nhìn chung năm 2009 cũng tăng so với 2007. Cụ thể: dệt may tăng 15,4%(1,2 tỷ USD), gạo tăng 92,86%(1,3 tỷ USD), thủy sản tăng 10.52%( 0,4 tỷ USD),..Và bên cạnh đó có một số mặt hàng kim ngạch sụt giảm như dầu thô, cà phê, cao su,..
Tóm lại sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu nước ta nói chung và cảu một số mặt hàng nói riêng có nhiều biến động và thay đổi qua các năm trong giai đoạn này. Điều này chịu sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan( chính sách nhà nước và chính phủ Việt Nam trong thương mại và xuất nhập khẩu, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam) cũng như các yếu tố khách quan như điều kiện về thời tiết, mùa vụ, tình hình biến động giá cả trên thị trường thế giới, tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, cũng như các nhân tố từ phía nhà nhập khẩu và đối thủ cạnh tranh.
ĐVT: Triệu USD, %
Nội dung
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
7 tháng đầu năm 2010
Kim ngạch
Tỷ trọng
Kim ngạch
Tỷ trọng
Kim ngạch
Tỷ trọng
Kim ngạch
Tỷ trọng
Tổng hàng hóa xuất khẩu
48.387
100
67.580
100
58.965
100
38.300
100
Châu Á
21.193
43,8
30.193
44,5
25.270
42,85
16.836
43,96
Asean
7.813
16,15
10.194
15,08
8.591
14,56
6.131
16,01
Trung Quốc
3.356
6,9
4.535
6,71
4.909
8,32
2.364
6,17
Nhật Bản
6.069
12,54
8.537
12,58
6.291
10,66
4.031
10,52
Singapore
2.202
4,52
2.659
3,92
2.076
3,54
1.395
3,64
Châu Âu
9.580
19,79
12.417
18,3
12.280
20,82
7.943
20,74
EU - 27
9.095
18,79
10.853
16,06
9.278
15,75
5.924
15,46
Châu Mỹ
11.758
24,29
13.977
20,6
12.940
21,94
8.789
22,94
Hoa Kỳ
10.200
21,08
12.901
19,01
12.287
20,83
7.871
20,55
Châu Phi
2.233
4,6
1.289
1,27
986
1,67
661
1,73
Châu Đại Dương
3.623
7,52
4.545
6,7
2.270
3,84
1.733
4,52
Úc
3.560
7,35
4.225
6,25
2.076
3,52
1.571
4,1
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo từng thị trường
Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Công thương và Tổng cục thống kê
Dưới đây là một số phân tích chi tiết:
7 tháng đầu năm 2010
Tính đến hết tháng 7/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 38,52 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Trị giá xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 17,8 tỷ USD, tăng 41,2% so với cùng kỳ một năm trước đó. trong đó khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 14,9 tỷ USD, chiếm 46,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 5,7%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 17,2 tỷ USD, chiếm 53,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2009.
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu bình quân trong 7 tháng đầu năm ước đạt 5,5 tỷ USD/tháng, mức cao nhất từ trước tới nay, cao hơn với mức bình quân 7 tháng đầu năm 2008 là năm có đột biến về thị trường và giá hàng hoá thế giới là 0,23 tỷ USD.
Năm 2009
Hoạt động thương mại nói chung và xuất khẩu (XK) nói riêng năm 2009 chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và giá cả quốc tế giảm sút mạnh. Đồng thời, các nước gia tăng các biện pháp bảo hộ mới, đặt ra nhiều hơn các rào cản phi thuế. Do đó, hoạt động xuất khẩu chịu tác động tiêu cực trên cả ba phương diện: (1) đơn đặt hàng ít đi do bạn hàng gặp khó khăn về tài chính, nhu cầu của người tiêu dùng nước nhập khẩu suy giảm; (2) giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu thô, than đá, lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, thủy sản... bị sụt giảm mạnh so với năm 2008; (3) các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu gặp khó khăn về vốn và đầu ra, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Về quy mô xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá (KNXK) năm 2009 đạt khoảng 58,96 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008 và bằng 87,6% kế hoạch. Kim ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 29,85 tỷ USD, chiếm 52,8% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giảm 13,5% so với năm 2008; của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 26,7 tỷ USD, chiếm 47,2%. giảm 5,1%, so với năm 2008
Biểu đồ 2: Thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2009
Nguồn: Tổng cục thống kê
Thị trường Châu Á đạt kim ngạch 25,27 tỷ USD, giảm 13,1% so với năm 2008, trong đó: Thị trường Nhật Bản đạt 6,2 tỷ USD, giảm 27,4%, thị trường ASEAN đạt 8,6 tỷ USD, giảm 16,2% so với năm 2008. Thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông tăng tương ứng 5,4%; 15,7% và 17%.
Thị trường châu Âu đạt 12,28 tỷ USD, giảm 0,9 % so với năm 2008, trong đó: Khối EU đạt kim ngạch 9,2 tỷ USD, giảm 14,9%; khối các nước Tây Âu, Bắc Âu và Đông Âu, tăng 98% do tái xuất khẩu vàng sang Thuỵ sỹ trong những tháng đầu năm.
Thị trường châu Mỹ đạt 12,94 tỷ USD, giảm 7,2% so với năm 2008, trong đó: Thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch 12,3 tỷ USD, giảm 5,5%; Canada đạt 634 triệu USD, giảm 3,4%.
Thị trường Châu Phi đạt 986 triệu USD, tăng 17,5% so với năm 2008.
Thị trường Châu Đại dương đạt 2,27 tỷ USD, giảm 47,2% so với năm 2008, chủ yếu do xuất khẩu dầu thô xuất khẩu sang Ôxtrâylia giảm 48%.
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu bình quân năm 2009 ước đạt gần 4,72 tỷ USD/tháng, thấp hơn 520 triệu USD so với mức bình quân năm 2008 (5,22 tỷ USD/tháng). Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố đột biến về thị trường và giá hàng hoá trên thế giới năm 2008, xuất khẩu năm 2009 vẫn có tốc độ tăng khá so với dãy số thời gian của các năm trước: tăng 74,1% so với năm 2005, tăng 41,8% so với năm 2006, tăng 16,3% so với năm 2007.
Năm 2008
Kim ngạch cả năm đạt hơn 67.580 tỷ USD, tăng trên 39% so với năm 2007. Kim ngạch của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34,87 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 55,4%, tăng 25,5% so với năm 2007; của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 28,02 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 44,6%, tăng 34,9%, so với năm 2007.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giữ được ở mức cao do trong những tháng đầu năm dầu thô, than đá và nhiều mặt hàng nông sản gặp thuận lợi về giá và thị trường xuất khẩu. Những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao như gạo, nhân điều, khoáng sản.
Ngoài 10 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD đã thực hiện được từ năm 2007 (chủ yếu thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến, nông sản) là thủy sản, gạo, cà phê, cao su, dầu thô, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí, trong năm nay xuất hiện thêm 1 mặt hàng có khả năng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là dây điện và cáp điện.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khối lượng giảm nhưng do giá thế giới tăng mạnh nên về mặt trị giá tăng khá so với năm 2007 như: Dầu thô tăng 23,1% nhưng lượng giảm 7,7%, than đá tăng 44,3% nhưng lượng giảm 38,3%, cà phê tăng 5,8% nhưng lượng giảm 18,3%, cao su tăng 14,6% nhưng lượng giảm 9,8%, chè tăng 12,2% nhưng lượng giảm 8,8%.
Mức tăng trưởng của các khu vực thị trường có sự thay đổi, xuất khẩu sang thị trường Châu Phi tăng 95,7%; Châu Á tăng 37,8%; Châu Đại dương tăng 34,9%, nhưng tăng chậm lại đối với Châu Mỹ (21,9%); Châu Âu (26,3%).
Cơ cấu thị trường hàng hoá có sự chuyển dịch, thị trường Châu Á chiếm 44,5% (năm 2007 là 41,9%), Châu Âu chiếm 18,3% (năm 2007 là 19,8%), Châu Mỹ 20,6% (năm 2007 là 24,3%), Châu Đại dương 6,7% (năm 2007 là 6,4%), Châu Phi 1,9% (năm 2007 là 1,27%).
Năm 2007
Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu được duy trì ở mức cao, tỷ trọng hàng hóa chế biến, chế tạo, có hàm lượng công nghệ và chất xám cao tăng dần, tỷ trọng hàng hóa chưa qua chế biến giảm dần. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 48,387 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006 (kế hoạch Chính phủ đề ra là 46,7 tỷ USD, tăng 17,4%), trong đó hàng hóa công nghiệp chiếm 76,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 2006 là 76,1%) tiếp tục là động lực cho hoạt động xuất khẩu, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu đạt 27,8 tỷ USD, chiếm 57,5% và tăng 21,0% so với năm 2006; khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 20,6 tỷ USD, chiếm 42,5% và tăng 22,2%.
Về mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch trên 1 tỷ USD (11 mặt hàng và nhóm hàng ) vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá (trừ dầu thô) là thủy sản, gạo, cà phê, cao su, than đá, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí; trong đó có 4 mặt hàng là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạch đạt trên 3 tỷ USD, 2 mặt hàng điện tử và sản phẩm gỗ đạt trên 2 tỷ USD. Một số nhóm hàng mới mặc dù có kim ngạch chưa cao nhưng tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh như dây điện và cáp điện tăng 25,6%; túi xách, vali, mũ, ô dù tăng 26,2%; sản phẩm nhựa tăng 52,0%; hàng thủ công mỹ nghệ tăng 18,9% . Kim ngạch xuất khẩu tuy tăng khá 21,5%, trong đó có yếu tố giá xuất khẩu tăng cao, những vẫn chưa đạt yêu cầu và còn thấp hơn mức tăng của một số năm trước
Thị trường Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn (43,8%,) với kim ngạch khoảng hơn 21,0 tỷ USD và tăng 22,8% so với năm 2006 nhưng lại có xu hướng giữ nguyên hoặc giảm dần, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN. Nhóm hàng hoá xuất khẩu tăng chủ yếu là hàng nông sản và mặt hàng dây điện và cáp điện. Nhập siêu từ khu vực này có chiều hướng giảm do xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu.
Thị trường Châu Âu chiếm 19,8% với kim ngạch đạt 9,6 tỷ USD, tăng 19,0% so với năm 2006, chủ yếu do tăng trưởng các mặt hàng dệt may, thủy sản, cao su tự nhiên, đồ gỗ, cà phê, sản phẩm nhựa, thủ công mỹ nghệ. Riêng mặt hàng xe đạp và giầy mũ da tiếp tục gặp khó khăn do EU áp thuế chống bán phá giá.
Thị trường Châu Mỹ ,chiếm 24,3%, với kim ngạch đạt 11,6 tỷ USD, tăng 28,0% so với năm 2006, trong đó chủ yếu là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch khoảng 10,2 tỷ USD, chiếm 21,08% tổng xuất khẩu cả nước.
Thị trường Châu Phi, Tây Nam Á hiện chiếm tỷ trọng nhỏ (3,8%)với kim ngạch đạt đạt 1,8 tỷ USD, tăng 23,0% so với năm 2006. Ngoại trừ các thị trường Cô-oét, Irắc và Pakistan tình hình chính trị còn nhiều bất ổn nên khả năng xuất khẩu còn hạn chế, các thị trường khác có mức tăng trưởng khá, trong đó có Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.
Sơ lược về tình hình nhập khẩu
Trong giai đoạn từ 2007-7 tháng/2010, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu không ổn định. Năm 2007 tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 17,79 tỷ USD, tốc độ tăng cao hơn 39,6% so năm 2006. Chỉ số này đã giảm vào năm 2008 với tốc độ tăng trưởng là 29,1% do chịu ảnh hưởng một phần của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Sang năm 2009 tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tiếp tục giảm mạnh 13,3% so với năm 2008. Nguyên nhân là nhờ vào nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng không cần thiết hoặc trong nước đã sản xuất được. Mặt kháchậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 khiến cho sức tiêu thụ của các thị trường trên thế giới đều giảm nên sản xuất trong nước cũng có chiều hướng giảm, lượng nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất giảm. Sau đợt suy giảm này, tốc độ tăng trưởng lại tăng ở mức khá cao. Cụ thể là hết tháng 7 năm 2010 chỉ số này đạt 25,7% so với cùng kỳ năm trước.
Năm
Nhập khẩu (tỷ USD)
Tăng trưởng (%)
2007
62,7
39,6
2008
80,71
29,1
2009
69,95
-13,3
7 tháng đầu năm 2010
45,78
25,7
Bảng 4: Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2007 - 7 tháng/2010
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2007
Trong năm 2007 kim ngạch nhập khẩu hàng hoá đạt 62,7 tỷ USD, tăng 39,6% so với năm 2006, vượt 19,9% mức kế hoạch năm, cao gấp gần 2 lần tốc độ tăng xuất khẩu trong năm. . Cả nước có 15 nhóm mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó nhóm máy móc thiết bị nhập khẩu trên 10 tỷ USD.
Khoảng cách rất lớn về tốc độ tăng của nhập khẩu so với xuất khẩu đã đẩy nhập siêu lên một mức cao nhất từ trước đến năm 2007 (14,12 tỷ USD), gấp 2,8 lần của nhập siêu năm 2006 (là 5,06 tỷ USD) và gấp 12,4 lần của nhập siêu năm 2001 (là 1,12 tỷ USD) do tác động của các nguyên nhân khách quan và chủ quan như: nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, đầu tư nước ngoài tăng mạnh, giá và lượng một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng, ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế theo cam kết và nhu cầu tiêu dùng, sức mua trong nước tăng cao.
Năm 2008
Sang đến năm 2008 kim ngạch nhập khẩu hàng hoá đạt 80,71 tỷ USD, tăng 18,03 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm 2007, và vượt 6,2% mức kế hoạch năm, thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu trong năm 2008. Cả nước có 12 nhóm mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó nhóm mặt hàng xăng dầu các loại và máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng nhập khẩu trên 10 tỷ USD. Các mặt hàng nhập siêu như nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, xăng dầu, hoá chất, phân bón, sắt thép, máy móc thiết bị phụ tùng đều là nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu của ta sang các thị trường khác.
Hết tháng 12 năm 2008, nhập siêu của Việt Nam là 18,03 tỷ USD, tăng 27,7% so với con số 14,12 tỷ USD của năm 2007.
Năm 2009
Tuy nhiên hết năm 2009 kim ngạch nhập khẩu là 69,95 tỷ USD, giảm 13,3% so với năm 2008. Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng không cần thiết hoặc trong nước đã sản xuất được, khối lượng một số hàng hóa nhập khẩu năm 2009 cũng đã giảm hơn năm 2008, tuy nhiên một số loại hàng hóa khác vẫn còn có mức nhập khẩu cao. Do đó, mặc dù giá nhập khẩu giảm nhưng kim ngạch nhập khẩu giảm chậm, dẫn đến mức nhập siêu vẫn còn cao hơn mục tiêu đề ra Cán cân thương mại hàng hoá thâm hụt 12,85tỷ USD, bằng 22,6% xuất khẩu.
7 tháng đầu năm 2010
Tính đến hết tháng 7, tổng giá trị nhập khẩu đạt 45,78 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước, với 38/42 nhóm hàng nhập khẩu chính đạt tốc độ tăng trưởng dương. Trị giá nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 19,47 tỷ USD, tăng 46,5% so với cùng kỳ một năm trước đó.
Thâm hụt thương mại trong tháng 7/2010 là 978 triệu USD, tăng 31,9% so với tháng trước, nâng tổng mức nhập siêu của cả nước trong 7 tháng qua lên 7,25 tỷ USD và bằng 18,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
2007
2008
2009
7 tháng đầu năm 2010
Mặt hàng
Kim ngạch (tỷ USD)
Tăng trưởng %
Kim ngạch(tỷ USD)
Tăng trưởng%
Kim ngạch(tỷ USD)
Tăng trưởng %
Kim ngạch(tỷ USD)
Tăng trưởng %
Sắt thép
5.11
40.7
6.72
31.5
5.361
-25.3
4.73
-5.5
Xăng dầu
7.71
26.7
10.966
42.23
6.3
-43
3.83
8.7
Chất dẻo nguyên liệu
2.5
34,4
2.95
17.5
2.813
-4.6
2.1
43.5
Ô tô nguyên chiếc
0.58
172
1.04
79.6
1.269
21.92
0.398
-68.64
Thức ăn gia súc
1.18
60,3
1.75
48
1.77
1
1.36
26.9
Máy vi tính và linh kiện
2.96
44.5
3.71
25.5
3.95
6.5
2.58
32.3
Phân bón
1
40
1.473
47.3
1.415
-3.94
0.513
-36.8
Máy móc phụ tùng
11.12
67.8
13.99
25.8
12.67
-3.3
7.4
14.6
Bảng 5: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ năm 2007 - 7 tháng đầu 2010
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bảng số liệu trên cho thấy trị giá các mặt hàng nhập khẩu đều tăng qua các năm 2007, 2008. Chỉ trong năm 2009 là có sự sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên qua nửa đầu năm 2010 một số mặt hàng nhập khẩu có trị giá tăng cao trở lại và có xu hướng tăng cao hơn nữa trong thời gian sắp tới, cụ thể như mặt hàng xăng dầu ( 8.7%), máy móc thiết bị phụ tùng(14.6%), đá quý và kim loại quý tăng 280,7%; bông tăng 100,3%; kim loại thường tăng 92,2%; phương tiện vận tải tăng 82%; cao su tăng 67,7%;….Sở dĩ có sự gia tăng mạnh như vậy là do nền kinh tế thế giới đang phục hồi nên giá của nhiều loại nguyên liệu tăng mạnh. Không những vậy, sự chênh lệch tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD cũng đã làm tăng cao hơn các chi phí đầu vào của các ngành. Hai mặt hàng có trị giá nhập khẩu giảm mạnh cần kể đến là ô tô nguyên chiếc(-68.64%), phân bón(-36.8%), nhờ vào các biện pháp giảm nhập siêu của chính phủ.
Trong giai đoạn 2007 đến nửa đầu năm 2010, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu từ khu vực ASEAN luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là: Trung Quốc, thị trường EU, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ.
Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam
Hàng dệt may
Dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây bên cạnh dầu mỏ, thủy sản…. Hiện nay ngành dệt may đã và đang tạo ra hơn 2 triệu việc làm trên cả nước, số lượng lao động này tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Việt Nam với thị trường rộng lớn, lực lượng lao động sẵn có vớI giá rẻ, đặc biệt sau khi chúng ta đã gia nhập WTO rào cản về hạn ngạch được xóa bỏ thì xuất khẩu dệt may được xem là mục tiêu trọng tâm phát triển trong thời kỳ mới.
Kim ngạch xuất khẩu qua các năm
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ năm 2007 - 7 tháng 2010
Nguồn: Tổng cục hải quan
N
Là mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu, hàng dệt may của nước ta đang dần chiếm lĩnh các thị trường quốc tế. Sau mức suy giảm nhẹ (0,6% so với năm trước) của năm 2009, xuất khẩu nhóm hàng dệt may đang bứt phá, hứa hẹn một năm tăng trưởng tốt với trị giá đạt 3,86 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2010, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm gần 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và cao hơn so với nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ 2 (là dầu thô) tới gần 1,7 tỷ USD.
Trị giá trong năm (triệu USD)
So với cùng kỳ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- De tai 1.doc
- Bia 1.doc