Đầu tư là hoạt động không thể thiếu được trong nền kinh tế của các quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển. Đầu tư góp phần tạo nên tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Có thể nói đầu tư đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của chính phủ các nước nói chung và của chính phủ Việt Nam nói riêng.
Hoạt động đầu tư là hoạt động mang tính chất lâu dài được thể hiện ở thời gian thực hiện đầu tư, thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi số vốn đã bỏ ra đối với các cở sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh. Do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế. Mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. Bởi vậy, để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao thì phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư, nghiên cứu các tác động của chúng, từ đó đưa ra được các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực và gia tăng tác động tích cực. Đây là vấn đề cần phải được quan tâm đúng mức.
68 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4520 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến chi đầu tư, giải thích tình hình kích cầu đầu tư ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi đầu tư. Giải thích tình hình kích cầu đầu tư ở nước ta.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHI TIÊU ĐẦU TƯ VÀ KÍCH CẦU ĐẦU TƯ
I.Một số khái niệm cơ bản
1.Khái niệm về đầu tư
2.Phân loại đầu tư
3. Chi tiêu đầu tư
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư
1. Lợi nhuận kì vọng
2. Lãi suất tiền vay
Sản lượng quốc gia
Chu kì kinh doanh
Đầu tư nhà nước
Môi trường đầu tư
Lợi nhuận thực tế
Các nhân tố vĩ mô khác
III. Kích cầu đầu tư
1. Khái niệm
2. Ý nghĩa của kích cầu đầu tư
3. Các biện pháp kích cầu đầu tư
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ TÌNH HÌNH KÍCH CẦU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN NAY
I.Thực trạng đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2000 đến nay
1.Đầu tư trong nước
a. Đầu tư nhà nước
b. Đầu tư dân doanh trong nước
2.Đầu tư từ nước ngoài
a. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
b. Viện trợ phát triển chính thức ODA
c. Nguồn kiều hối của kiều bào ở nước ngoài
II.Tình hình kích cầu đầu tư ở Việt Nam
1.Chính sách lãi suất
2.Chính sách thuế
3.Đầu tư nhà nước
4.Chính sách tỷ giá
5.Bình ổn giá, kiềm chế lạm phát
6. Xúc tiến thương mại
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CHI ĐẦU TƯ VÀ KÍCH CẦU ĐẦU TƯ Ở NƯỚC TA
I.Nhóm giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
1. Huy động và sử dụng nguồn vốn nhà nước
2. Huy động và sử dụng nguồn vốn FDI
3. Huy động và sử dụng nguồn vốn ODA
II. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường đầu tư
1.Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách
2.Nhóm giải pháp về qui hoạch
3.Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng
4.Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực
5.Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ
6.Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng
7.Nhóm giải pháp về phân cấp, cải cách hành chính
8.Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư
9.Nhóm giải pháp ổn định hóa môi trường vĩ mô
III.Nhóm giải pháp nhằm tăng hiểu quả các gói kích cầu
1.Về phía Cơ quan quản lý Nhà nước
2.Về phía các đối tượng được thụ hưởng lợi ích từ gói kích cầu
LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư là hoạt động không thể thiếu được trong nền kinh tế của các quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển. Đầu tư góp phần tạo nên tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Có thể nói đầu tư đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của chính phủ các nước nói chung và của chính phủ Việt Nam nói riêng.
Hoạt động đầu tư là hoạt động mang tính chất lâu dài được thể hiện ở thời gian thực hiện đầu tư, thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi số vốn đã bỏ ra đối với các cở sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh. Do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế. Mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. Bởi vậy, để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao thì phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư, nghiên cứu các tác động của chúng, từ đó đưa ra được các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực và gia tăng tác động tích cực. Đây là vấn đề cần phải được quan tâm đúng mức.
Chúng tôi thực hiện đề tài này cũng nhằm làm rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến chi đầu tư, từ đó giải thích tình hình kích cầu đầu tư ở Việt Nam và các giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện những thiếu sót về đầu tư. Bài làm có thể còn nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được y kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy Từ Quang Phương đã chỉ bảo và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Chương I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHI TIÊU ĐẦU TƯ VÀ KÍCH CẦU ĐẦU TƯ
I.Một số khái niệm cơ bản:
Khái niệm về đầu tư:
Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được những kết quả và mục tiêu nhất đinh trong tương lai. Mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được những kết quả cao hơn so với những hi sinh về các nguồn lực đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư.
Các nguồn lực phải bỏ ra có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên sức lao động và trí tuệ. Những kết quả thu được có thể là sự gia tăng tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ, nguồn nhân lực có khả năng làm việc với năng suất lao động cao cho nền kinh tế và toàn bộ xã hội.
Phân loại đầu tư:
Nếu đứng trên góc độ quan hệ quản lý của chủ đầu tư thì đầu tư được chia làm 2 loại: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
- Đầu tư gián tiếp là hoạt động đầu tư mà người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lí, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư chẳng hạn như các nhà đầu tư tham gia mua bán cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường chứng khoán thứ cấp.
- Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp bao gồm đầu tư thương mại, đầu tư tài chính và đầu tư phát triển.
Đầu tư tài chinh và đầu tư thương mại hay còn gọi là đầu tư dịch chuyển. đây là hình thức đầu tư trong đó việc bỏ vốn là nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản. Trong đầu tư dịch chuyển không có sự gia tăng của taì sản. Chỉ có sự gia tăng về tài sản tài chính của người đầu tư. Loại đầu tư này gián tiếp làm tăng tài sản của nền kinh tế thông qua sự đóng góp tài chính tích lũy của các hoạt động đầu tư này cho đầu tư phát triển, cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư phát triển và tạo thúc đẩy quá trình lưu thông phân phối sản phẩm do quá trình đầu tư phát triển tạo ra.
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động chi dùng vốn nhằm duy trì và tạo ra những năng lực sản xuất mới, những tiềm lực mới của nền kinh tế, tạo them công ăn việc làm và vì mục tiêu phát triển. Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư đóng vai trò quan trọng với sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Đầu tư phát triển là tiền đề, cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác. Các hoạt động đầu tư khác không thể tồn tại và vận động nếu thiếu đầu tư phát triển.
Chi tiêu đầu tư:
Xét ở tầm vĩ mô,chi tiêu đầu tư là sự dịch chuyển vốn từ các khoản tiết kiệm của hộ gia đình và chính phủ sang khu vực kinh doanh nhằm làm tăng lượng sản phẩm đầu ra và góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Chi tiêu đầu tư bao gồm quyết định trì hoãn tiêu dùng, tìm kiếm và tích lũy vốn để tăng tiềm năng sản xuất cho nền kinh tế.
Trên góc độ vi mô, chi tiêu đầu tư là quá trình nhà đầu tư quyết định thời điểm thực hiện đầu tư và kết hợp các nguồn lực với tỷ lệ như thế nào để quá trình thực hiện đầu tư đạt được kết quả cao nhất.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư:
1. Lợi nhuận kì vọng:
1.1. Lý thuyết của Keynes:
Theo Keynes thì lợi nhuận kì vọng là 1 trong 2 yếu tố cơ bản quyết định đến đầu tư.
Lợi nhuận kì vọng là khoản lợi nhuận nhà đầu tư mong muốn sẽ thu được trong tương lai khi ra quyết định đầu tư.
Nếu lợi nhuận kì vọng lớn hơn lãi suất cho vay thì nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn để kinh doanh. Nếu lợi nhuận kì vọng thấp và nhỏ hơn tiền lãi thu đượcthì nhà đầu tư sẽ không bỏ vốn sản xuất kinh doanh mà gửi tiền vào ngân hàng.
Có hai chỉ tiêu định lượng để xác định lợi nhuận của một dự án đó là tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và hệ số hoàn vốn nội bộ của dự án. Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức lợi nhuận thu được tính trên một đơn vị đầu tư. Hệ số hoàn vốn nội bộ là lãi suất dự án có thể đạt được để đảm bảo cho tổng các khoản thu của dự án cân bằng với các khoản chi ở thời gian mặt bằng hiện tại.
Các nhà đầu tư không căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận thông thường mà căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận biên để quyết định đầu tư. Tỷ suất lợi nhuận biên thường giảm dần.
Tỷ suất lợi nhuận có quan hệ tỷ lệ thuận một chiều với đầu tư. Một ngành có tỷ suất lợi nhuận cao thì người ta sẽ đầu tư vào nhiều. Vậy tỷ suất lợi nhuận giúp đưa ra quyết định đầu tư vào đâu. Tuy nhiên nếu đầu tư nhiều thì hiệu quả sẽ giảm. Lúc này ta xét đến tỷ suất lợi nhuận biên. Tỷ suất lợi nhuận biên cho biết nên đầu tư bao nhiêu, lượng vốn như thế nào.
Tỷ suất lợi nhuận= lợi nhuận / vốn đầu tư(%)
Tỷ suất lợi nhuận biên=Δlợi nhuận/ Δvốn đầu tư.(%)
Tỷ suất lợi nhuận biên của dự án giảm do các nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất: khi tăng chi tiêu đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư tăng lên. Nhu cầu vốn tăng làm lãi suất cho vay tăng( tức là giá cả của đồng vốn tăng lên) làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng. Nếu các yếu tố khác ko đổi thì khi đó lợi nhuận giảm làm cho tỷ suất lợi nhuận biên giảm.
Thứ hai: xuất phát từ phương diện cung sản phẩm cho thị trường. Khi gia tăng đầu tư và kết quả đầu tư đã đi vào hoạt động phát huy kết quả trong thực tiễn thì cung sản phẩm sẽ tăng nghĩa là có nhiều sản phẩm được cung ứng vào nền kinh tế. Cung tăng dẫn đến giá sản phẩm giảm. chi phí sản xuất coi như ổn định, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư giảm.
Khi quy mô vốn đầu tư tăng thì hiệu quả biên của vốn giảm dần nên các nhà đầu tư chỉ tiếp tục đầu tư đến khi hiệu quả biên của vốn lớn hơn lãi suất của vốn vay trên thị trường vốn. Khi nào hiệu quả biên của vốn thấp hơn mức lãi suất vốn vay tức là lợi nhuận tăng thêm thấp hơn so với chi phí tăng thêm thì các nhà đầu tư sẽ ngừng việc đưa thêm vốn vào mở rộng sản xuất. điểm cân bằng đạt được khi hiệu quả biên của vốn đầu tư bằng với lãi suất cho vay của ngân hàng.
Theo Keynes tỷ suất lợi nhuận là đại lượng khó xác định. Tuy nhiên chính điều đó lại thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn để đầu tư. Lợi nhuận thu được có thể rất cao, có thể thấp, thậm chí có thể âm nên kích thích các nhà đầu tư bỏ vốn với kì vọng có thể thu được lợi nhuận cao. Bên cạnh đó họ cũng phải đối mặt với những rủi ro có thể xảy ra. Đó là tính hai mặt của đầu tư, chấp nhận rủi ro để thu được lợi nhuận kì vọng.
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kì vọng:
- Cung cầu hàng hóa:
Cầu là lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian xác định. Cầu hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là thu nhập, mức sống, thói quen tiêu dùng và thị hiếu của người dân. Nếu cầu tiêu dùng trên thị trường tăng thì lợi nhuận kì vọng của doanh nghiệp tăng và ngược lại.
Cung hàng hóa là lượng hàng hóa mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán tại những mức giá khác nhau trong khoảng thời gian xác định. Trước hết nó phụ thuộc vào khả năng sản xuất của xã hội tức là khat năng kết hợp các yếu tố đầu vào, công nghệ sản xuất. bên cạnh đó là các yếu tố khác như chính sách thuế, các kỳ vọng… Khi cung hàng hóa trên thị trường tăng thì giá hàng hóa giảm xuống làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống, nếu cung hàng hóa trên thị trường thấp dẫn đến giá hàng hóa tăng làm cho lợi nhuận kì vọng của doanh nghiệp tăng lên.
- Mức độ rủi ro:
Một trong những đặc điểm của đầu tư phát triển là lượng vốn lớn, thời kì đầu tư kéo dài đồng nghĩa với độ rủi ro cao. Rủi ro là một đặc điểm cơ bản của hoạt động đầu tư. Phạm vi ảnh hưởng của rủi ro rất rộng chẳng hạn như những thay đổi không lường trước của giá cả, công nghệ. Một hoạt động có mức độ rủi ro thấp thường có lợi nhuận kì vọng cao hơn hoạt động đầu tư có mức độ rủi ro cao. Để giảm thiểu những tác động của rủi ro thì cần có các biện pháp quản lý rủi ro như nhận diện chính xác rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro và xây dựng biện pháp phòng chống rủi ro.
- Các nguồn lực đầu tư vào quá trình sản xuất:
Khi quyết định đầu tư, các nhà đầu tư phải xác đinh được các yếu tố đầu vào để đảm bảo cho quá trình thực hiện đầu tư cũng như vận hành kết quả đầu tư. Việc sử dụng các yếu tố đầu vào nào, số lượng bao nhiêu và chất lượng ra sao ảnh hưởng rất nhiều đến số lượng và chất lượng sản phẩm đầu ra và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Các yếu tố đầu vào cụ thể là:
Các điều kiện về nguồn nhân lực: số lượng và chất lượng lao động. Khi xem xét nguồn nhân lực thì ta phải chú ý đến khả năng dự báo tăng dân số, tiền lương, trình độ học vấn và văn hóa của người lao động.
Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển: khả năng huy động vốn trên thị trường tài chính và tỷ lệ phân bổ vốn cho hoạt động đầu tư.
Về nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào: phụ thuộc vào chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, mối liên hệ giữa các ngành kinh tế…
Về trình độ công nghệ: phụ thuộc vào các quy định về chuyển giao công nghệ, khả năng nghiên cứu và tiếp thu của đội ngũ khoa học trong nước.
Về cơ sở hạ tầng: phần lớn được đầu tư từ ngân sách nhà nước nên phụ thuộc vào quy hoạch vùng và nguồn ngân sách.
- Thuế:
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, vừa là công cụ tái phân phối cùa cải xã hội vừa là công cụ điều tiết phân bổ vốn giữa các ngành , vùng miền. Thuế tác động đến cung cầu trên thị trường. Thuế thu nhập cá nhân làm giảm thu nhập của người dân làm giảm cầu tiêu dùng, thuế còn tác động đến giá các yếu tố đầu vào làm tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến cung hàng hóa. Mà cung cầu hàng hóa lại ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kì vọng của doanh nghiệp. Mặt khác, thuế thu nhập doanh nghiệp còn trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vấn đề ở đây là xây dựng một chính sách thuế phù hợp. Nếu ưu đãi quá mức sẽ gây thất thu ngân sách và giảm đầu tư công cộng. Còn nếu thuế quá cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng sản xuất trong nước và gây ra hiện tượng trốn thuế, buôn lậu.
2.Lãi suất tiền vay:
2.1. Khái niệm:
Lãi suất được hiểu theo nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng, giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê hoặc cho thuê các dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc dưới dạng thức các tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người đi vay trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất.
Lãi suất là cơ sở để các cá nhân cũng như doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh tế của mình xem đầu tư vốn của mình vào danh mục đầu tư này hay danh mục đầu tư khác.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trương hiện nay, chính sách lãi suất còn được sử dụng như một công cụ góp phần điều tiết kinh tế vĩ mô. Thông qua việc thay đổi mức lãi suất và cơ cấu lãi suất trong từng thời kí nhất định, chính phủ có thể tác động đến quy mô và tỷ trọng các loại vốn đầu tư, do vậy tác động đến quá trình điều chỉnh cơ cấu;tốc độ tăng trưởng, sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp và tình hình lạm phát của đất nước. Mặt khác, lãi suất còn góp phần điều tiết các luồng vốn đi ra và đi vào của một nước. Nếu mức lãi suất trong nước thấp hơn mức lãi suất trên thị trường vốn quốc tế trong bối cảnh mở cửa thị trường vốn thì dòng vốn đầu tư sẽ chảy ra nước ngoài, đầu tư trong nước giảm. Ngược lại nếu lãi suất trong nước cao hơn thì sẽ có dòng vốn từ nước ngoài chảy vào làm tăng đầu tư trong nước.
2.2. Phân biệt lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa:
Để hiểu rõ tác động của lãi suất đến đầu tư ta cần phân biệt hai loại lãi
suất: lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa.
Lãi suất mà các ngân hàng trả cho người gửi tiền gọi là lãi suất danh nghĩa. Lãi suất danh nghĩa trước hết phụ thuộc vào cung cầu vốn vay trên thị trường. Lãi suất được điều chỉnh để tạo ra sự cân bằng trên thị trường vốn. Ngoài ra lãi suất cũng chịu ảnh hưởng của sự điều tiết ngân hàng nhà nước thông qua chính sách tiền tệ như lãi suất cơ bản, nghiệp vụ thị trường mở, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu.
Lãi suất thực tế là lãi suất danh nghĩa sau khi đã loại trừ yếu tố lạm phát. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa liên hệ với nhau qua công thức:
r = (1+i)/(1+π) – 1
trong đó r: lãi suất thực
i: lãi suất danh nghĩa
π: tỷ lệ lạm phát.
Thông thường nhiều trường hợp khi tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn 10% thì lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa liên hệ với nhau qua công thức đơn giản:
r = i- π
Mối liên hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa cho ta thấy một xu hướng thực tế, lạm phát càng cao lãi suất thực càng nhỏ.
Trong phân tích tài chính của một dự án đầu tư lãi suất được sử dụng là lãi suất thực tế. Lãi suất thực tế là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình.
2.3. Mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư:
a. Quan hệ giữa lãi suất và quy mô vốn đầu tư:
Chủ đầu tư sẽ quyết định đầu tư khi hệ số hoàn vốn nội bộ IRR của dự án lớn hơn lãi suất thực tế, vì vậy lãi suất càng cao càng có ít dự án đầu tư hơn, nhu cầu đầu tư giảm.
Tuy nhiên nếu lãi suất càng thấp thì sẽ có nhiều dự án IRR thấp được triền khai tức là những dự án ít hiệu quả, độ rủi ro cao. Khi đó nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh do tổng đầu tư tăng nhưng có thể dẫn đến lạm phát cao, chính phủ buộc phải thực hiện các biện pháp kiểm soát tiền tệ. Những dự án có hiệu quả thấp sẽ bị lỗ và tiếp tục vay vốn, nhiều dự án bị phá sản, nền kinh tế bị suy thoái. Ngoài ra nếu lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất thế giới thì có thể dòng vốn trong nước sẽ chảy ra nước ngoài làm cho đầu tư trong nước giảm.
Mặt khác theo công thức: I=a-b×r
Trong đó: a: đầu tư tự định , b: độ nhạy của đầu tư
r: lãi suất.
Đầu tư và lãi suất tỷ lệ nghịch với nhau. Lãi suất càng tăng thì chi phí vốn vay của doanh nghiệp tăng dẫn đến lợi nhuận thực của doanh nghiệp giảm. Theo lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư thì đầu tư tỷ lệ thuận với lợi nhuận thực của doanh nghiệp. do đó khi lợi nhuận thực giảm thìđầu tư giảm. Trên thực tế vẫn có nhiều doanh nghiệp vẫn quyết định tăng quy mô vốn đầu tư khi lãi suất ở mức cao. Đó là những doanh nghiệp nhận thấy nếu mở rộng quy mô sản xuất sẽ thu được lợi nhuận cao, hoặc những doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng ít vốn đầu vaònên tác động của lãi suất đến quyết định đầu tư là không lớn nên vẫn quyết định đầu tư. Bên cạnh đó có những doanh nghiệp khi lãi suất thấp vẫn không tăng quy mô vốn đầu tư vì nhận thấy việc mở rộng đầu tư không mang lại nhiều lợi nhuận và có độ rủi ro cao. Vậy bất kỳ sự tăng giảm nào của lãi suất cũng luôn gây bất lợi cho nền kinh tế. việc giữ cho lãi suất ổn định là yêu cầu bức thiết để tăng cơ cấu đầu tư, ổn định nền kinh tế.
-Khi quy mô vốn thay đổi:
Khi quy mô vốn tăng đồng nghĩa với việc mở rộng sản xuất nhưng nếu lượng tăng không đủ lớn để tác động đến cầu vốn thì lãi suất không đổi. Nếu quy mô vốn tăng đủ lớn để tác động làm đường cầu vốn vay dịch chuyển sang phải, trong khi cung vốn vay không đổi thì lãi suất tăng. Trong trường hợp quy mô sản xuất lớn, hiệu quả trong sản xuất cao dẫn đến lợi nhuận tăng lên, khi đó phần tích lũy cho tái đầu tư tăng lên, giảm áp lực vay vốn với các ngân hàng,lãi suất sẽ được điều chỉnh giảm xuống.
Khi quy mô vốn giảm, cầu vốn giảm làm cho lãi suất cũng giảm xuống.
Vậy lãi suất và quy mô vốn đầu tư tác động đến nhau thông qua quan hệ cung cầu về vốn vay. Trong đó, lãi suất tác động đến cung cầu qũy cho vay, còn quy mô vốn phụ thuộc vào cầu quỹ cho vay. Lãi suất tăng tác động làm giảm quy mô vốn, lãi suất giảm thì quy mô vốn đầu tư lại tăng lên.
b, Mối quan hệ giữa quy mô vốn và tỷ suất lợi nhuận.
Như đã nêu ở phần lợi nhuận kỳ vọng thì tỷ suất lợi nhuận tăng sẽ làm tăng quy mô vốn đầu tư. Tỷ suất lợi nhuận giảm làm quy mô đầu tư không tăng nữa hoặc có thể bị thu hẹp.
Theo chiều ngược lại, tác động của quy mô vốn đầu tư đến tỷ suất lợi nhuận là khi quy mô vốn đầu tư tăng lên thì tỷ suất lợi nhuận cũng giảm dần
c, Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ suất lợi nhuận:
- Tỷ suất ảnh hưởng đến lãi suất:
Tỷ suất lợi nhuận giảm làm cho quy mô vốn đầu tư giảm kéo theo nhu cầu về vốn vay giảm trong khi cung cầu về quỹ cho vay không thay đổi. Từ đó lãi suất giảm để kích thích đầu tư tăng để làm cân bằng cung cầu quỹ cho vay.
Tỷ suất lợi nhuận tăng làm quy mô vốn đầu tư tăng làm cầu về quỹ cho vay tăng trong khi cung cầu của quỹ cho vay không tăng kịp vì vậy để tăng cung quỹ cho vay đáp ứng sự tăng lên của cầu về vốn vay thì lãi suất phải tăng.
Lãi suất ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận:
Trong ngắn hạn: tỷ suất lợi nhuận là nói đến lợi nhuận ròng sau khi đã khấu trừ