Đề tài Các nhân tố tác động đến quan hệ Nga – EU sau chiến tranh lạnh

Năm trên vùng đất chiến lược của thế giới lại là hai thực thể lớn nhất Châu Âu, mối quan hệ hợp tác Nga – EU luôn có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định của cả châu lục và thế giới. Tuy nhiên, quan hệ hai bên chưa bao giờ ổn định mà luôn có những lúc thăng lúc trầm. “Quan hệ đối tác với Nga là quan trọng nhất, cấp thiết nhất và là thách thức nặng nề nhất đối với Liên minh Châu Âu” . Quan hệ Nga – EU trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX tương đối nồng ấm. Điều này xuất phát từ tình hình nước Nga lúc bấy giờ: Tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài, chính trị nội bộ rối ren, vị thế quốc tế suy giảm khiến nước Nga ở vào thế yếu, phải nhượng bộ phương Tây trong mọi lĩnh vực từ an ninh, quân sự đến các vấn đề kinh tế. Ngày 31/12/1999, V. Putin lên thay B. Yeltsin trở thành tổng thống Liên Bang Nga. Từ bỏ chính sách phiến diện nghiêng về Phương Tây của người tiền nhiệm để theo đuổi đường lối ngoại giao độc lập mang tính thực dụng vì lợi ích quốc gia, nước Nga dưới sự lãnh đạo của vị Tổng thống mới đã bắt đầu khôi phục hình ảnh và vị thế cũng như bắt đầu có lập trường của riêng mình đối với nhiều vấn đề trong quan hệ vơi EU. Quan hệ Nga – EU thiết lập từ tháng 12/1991 và được định hình theo khuôn khổ đối tác chiến lược bằng “Hiệp định đối tác và hợp tác” ký kết năm 1994, chính thức có hiệu lực từ tháng 12 năm 1997. Vậy có những nhân tố nào tác động đến quan hệ giữa hai thực thể này ? và trong mối quan hệ này ảnh hưởng của nhân tố Mỹ như thế nào?. Bài tiểu luận sẽ đi vào phân tích các nhân tố tác động đến quan hệ Nga – Eu sau chiến tranh lạnh, đê làm sáng tỏ những bất đồng trong quan hệ giữa hai thực thể lớn nhất của Châu Âu.

doc13 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2165 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các nhân tố tác động đến quan hệ Nga – EU sau chiến tranh lạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Năm trên vùng đất chiến lược của thế giới lại là hai thực thể lớn nhất Châu Âu, mối quan hệ hợp tác Nga – EU luôn có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định của cả châu lục và thế giới. Tuy nhiên, quan hệ hai bên chưa bao giờ ổn định mà luôn có những lúc thăng lúc trầm. “Quan hệ đối tác với Nga là quan trọng nhất, cấp thiết nhất và là thách thức nặng nề nhất đối với Liên minh Châu Âu” Phát biểu của Javier Solana – Đại diện cao cấp về chính sách đối ngoại và an ninh chung của Liên minh châu Âu. Xem: Union europeenne – Russia: quelles relation?, truy cập ngày 8-4-2010 . Quan hệ Nga – EU trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX tương đối nồng ấm. Điều này xuất phát từ tình hình nước Nga lúc bấy giờ: Tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài, chính trị nội bộ rối ren, vị thế quốc tế suy giảm khiến nước Nga ở vào thế yếu, phải nhượng bộ phương Tây trong mọi lĩnh vực từ an ninh, quân sự đến các vấn đề kinh tế. Ngày 31/12/1999, V. Putin lên thay B. Yeltsin trở thành tổng thống Liên Bang Nga. Từ bỏ chính sách phiến diện nghiêng về Phương Tây của người tiền nhiệm để theo đuổi đường lối ngoại giao độc lập mang tính thực dụng vì lợi ích quốc gia, nước Nga dưới sự lãnh đạo của vị Tổng thống mới đã bắt đầu khôi phục hình ảnh và vị thế cũng như bắt đầu có lập trường của riêng mình đối với nhiều vấn đề trong quan hệ vơi EU. Quan hệ Nga – EU thiết lập từ tháng 12/1991 và được định hình theo khuôn khổ đối tác chiến lược bằng “Hiệp định đối tác và hợp tác” ký kết năm 1994, chính thức có hiệu lực từ tháng 12 năm 1997. Vậy có những nhân tố nào tác động đến quan hệ giữa hai thực thể này ? và trong mối quan hệ này ảnh hưởng của nhân tố Mỹ như thế nào?. Bài tiểu luận sẽ đi vào phân tích các nhân tố tác động đến quan hệ Nga – Eu sau chiến tranh lạnh, đê làm sáng tỏ những bất đồng trong quan hệ giữa hai thực thể lớn nhất của Châu Âu. I. khái quát chung quan hệ Nga - EU 1. Bối cảnh quốc tế Sau hơn bốn thập kỷ đối đầu căng thẳng, Chiến tranh lạnh đã kết thúc cùng với sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế. Ý thức hệ không còn là nhân tố hàng đầu trong tập hợp lực lượng, thay vào đó, lợi ích quốc gia trở thành nhân tố chủ đạo trong hoạch định chính sách của các nước. Vì vậy nên hầu hết tất cả các nước dù lớn hay nhỏ, trong đó có Liên bang Nga, đều thay đổi chiến lược đối ngoại của mình sao cho phù hợp với sự thay đối về so sánh lực lượng và thực trạng an ninh thế giới, nhằm giành được cơ hội thuận lợi để phát triển đất nước và xác lập một vị trí có lợi nhất trong trật tự thế giới mới đang hình thành. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, cục diện của thế giới là nhất siêu đa cường, trong đó các cực, các trung tâm hoạt động hài hòa, phối hợp chặt chẽ với nhau chứ không triệt tiêu nhau, tuy có mâu thuẫn nhưng xu hướng hợp tác vẫn là chủ yếu, kiềm chế và đấu tranh song không đi đến quan hệ đổ vỡ. Bên cạnh đó, sau Chiến tranh lạnh, những nguy cơ an ninh phi truyền thống như an ninh kinh tế, an ninh con người, an ninh sinh thái – môi trường…với những đặc điểm là khả năng xuyên quốc gia, tính vô chính phủ và khả năng chuyển hóa và vận động mau lẹ đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế. Sau Chiến tranh lạnh, phát triển kinh tế trở thành ưu tiên hàng đầu trong chiến lược của các quốc gia, đặc biệt là các nước lớn. Dưới sự tác động của quá trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia không chỉ tăng trong lĩnh vực kinh tế mà cả về an ninh chính trị. Như vậy sự sụp đổ của trật tự thế giới đối đầu hai cực đã góp phần tích cực làm cho xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển trở thành xu thế lớn của thế giới. 2. Tình hình châu Âu, EU và Nga sau Chiến tranh lạnh 2.1 Bối cảnh Châu Âu sau chiến tranh lạnh Lịch sử thể kỷ XX đã chứng kiến châu Âu trở thành nơi tranh chấp ảnh hưởng một cách quyết liệt giữa hai siêu cường hàng đầu thế giới. Chiến tranh lạnh kết thúc, môi trường an ninh, chính trị của Châu Âu đã có những thay đổi căn bản. Sự đối đầu của haai siêu cường Mỹ là Liên Xô với hai khối quân sự NATO – Vacsava không còn, do đó nguy cơ châu Âu bị biến thành chiến trường tranh chấp ảnh hưởng đã được đẩy lùi. Tuy nhiên, an ninh châu Âu lại rơi vào tình trạng không ổn định mới. Liên Xô tan rã dẫn đến sự ra đời của một loạt các chủ thể với tư cách là các quốc gia châu Âu, đồng thời dẫn đến sự phân hóa nội bộ sâu sắc trong các tầng lớp xã hội Nga cũng như các nước Đông Âu. Những nhân tố này đang đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định của Châu Âu. Nguy cơ tiềm tàng của chiến tranh quy mô lớn đến từ một phía trước đây đã bị thay thế bởi sự “uy hiếp” và “thách thức” đến từ nhiều phía Vương Dạt Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2004 . Trong bối cảnh đó, hợp tác Nga – EU không chỉ nhằm củng cố an ninh của cả hai bên, thúc đẩy hợp tác kinh tế, giải quyết các vấn đề buôn lậu và các vấn đề biên giới lãnh thổ nhằm đảm bảo một châu Âu an ninh, ổn định mà còn nhằm hạn chế ảnh hưởng của Mỹ ở Châu Âu, phát huy cai trò của Nga cũng như EU trong nền an ninh châu lục. 2.2 EU thập niên đầu của thời kỳ sau Chiến tranh lạnh Ngày 7/2/1992 Hiệp ước Mastricht được ký kết là một bước ngoặt lớn ở Tây Âu, nó đánh dấu sự thành lập chính thức của Liên minh châu Âu (EU). Ra đời trong hoàn cảnh lịch sử mới sau Chiến tranh lạnh kết thúc, EU có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn. Thuận lợi: Hiệp ước Mastricht thể hiện chính sách thích ngi mới của Cộng đồng châu Âu khi quyết định đặt vấn đề nhất thể hóa châu Âu làm mục tiêu nền tảng cho sự phát triển trong kỷ nguyên mới, nhằm tạo dựng một liên minh ngày càng chặt chẽ giữa nhân dân các nước châu Âu. Việc thống nhất thị trường của các nước thành viên EU với các nước thành viên EU với các nước trong hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu trong một “không gian kinh tế châu Âu” cũng như sự nhất trí của các nước thành viên EU trao quyền đại diện cho Ủy ban Châu Âu trong WTO đã tạo nên một sức mạnh lớn chi phối các vấn đề kinh tế, thương mại quốc tế. Nhìn chung, thập niên đầu tiên của thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, EU đã xây dựng được những cơ sở làm tiền tệ cho quá trình nhất thể hóa của mình. Khó khăn: Về kinh tế, do có sự khác biệt về lợi ích giữa các nước thành viên trong nhiều vấn đề khác nhau nên vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng liên quan đến liên quan đến tiến trình nhất thể hóa. Về chính trị, các nước EU mặc dù đều là những nền kinh tế phát triển nhưng bị phụ thuộc gần như toàn vào nguồn năng lượng từ bên ngoài. Về mặt xã hội, dân số già kéo theo sự suy giảm sức sản xuất và gắng nặng về phúc lợi xã hội cũng như tỷ lệ thất nghiệp cao, chênh lệch khoảng cách giàu nghèo lớn, những nguyên nhân tiềm tang gây bất ổn xã hội đang lo lắng của chính phủ các nước EU. Việc kết nạp thành viên mới, biên giới EU được mở rộng nhưng đồng thời cũng đẩy EU tiếp giáp với nhiều khu vực bất ổn định. Vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo và các làn song ly khai cực đoan khiến tình hình ở những khu vực này trở nên bất ổn hơn bai giờ hết, đe dọa trực tiếp đến an ninh của Châu Âu, trong đó có EU. 2.3 Tình hình nước Nga mười năm đầu sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết Cuối năm 1991, sau khi Liên bang Xô Viết với tư cách là một siêu cường tan rã, nước Nga Trong quá khứ, Nga chưa bao giờ ngừng mở rộng lãnh thổ, Nhưng sau sự tan rã của Liên bang Xô Viết, nga đã gần như quay trở lại mốc biên giới vào năm 1683, trước triều đại của Pie Đại Đế lại xuất hiện với tư cách là một quốc gia độc lập. Liên bang Nga bước ra vũ đài quốc tế sau “Chiến tranh lạnh”, với quy chế đặc biệt: “quốc gia kế tục Liên Xô”. Về kinh tế, thừa hưởng tiềm lực kinh tế của Liên Xô, nước Nga phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng và kéo dài suốt từ khi Liên Xô tan rã cũng như các món nợ nước ngoài rất lớn của Liên Xô. Tính đến năm 1992, khoản nợ mà Nga kế thừa từ Liên Xô là 103 tỷ USD, trong đó nợ đến hạn phải trả ngay trong năm 1992 là 6 tỷ USD Hà Mỹ Hương, Nước Nga trên trường quốc tế hôm qua, hôm nay và ngày mai, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội – 2007, trg. 72 – 73. . Thập niên đầu sau Chiến tranh lạnh, tăng trưởng GDP của Nga liên tục âm. Suy thoái kinh tế kéo dài khiến nước Nga “tuột dốc” khi đồng rúp mất giá, đến mức phải tuyên bố không nợ nước ngoài. Về chính trị - xã hội, chính trường Nga những năm 1990 trở nên bất ổn định với những cuộc tranh giành quyền lực gay gắt. Đó là sự đối đầu giữa các phe nhóm, đảng phái với những mối quan tâm khác nhau. Tập trung và biểu hiện sâu sắc nhất cho những mâu thuẫn đó là cuộc đấu tranh giữa một bên phe của Tổng thống Yltsin và một bên là phe của Chủ tịch Xô Viết tối cao Khabulatov để thiết lập chế độ Cộng hòa Tổng thống hay Cộng hòa Nghị viện (9/1993) Nguyễn Thị Huyền Sâm, “Kinh tế LB Nga thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Boris Yltsin: Thực trạng và nguyên nhân”, Tạp chí nghiên cứu Châu âu, số 1, 2005, trg.39 , dẫn đến việc Tổng thống dùng biện pháp bạo lực để giải tán Đuma. Những mâu thuẫn trong hệ thống chính trị Nga trở thành một rào cản lớn đối với chính phủ Nga trong hoạch định và thực hiện đường lối, chính sách phát triển kinh tế. Với tình hình trên Nga đang phải đứng trước những khó khăn, thách thức lớn để xác lập vị thế cường quốc xứng đáng với tiềm lực, lịch sử và truyền thống của mình. Như vậy, Sauk hi Liên bang Xô Viết tan rã vị thế của nước Nga bị giảm sút đáng kể. Khủng hoảng trầm trọng cùng với thực tế bất lợi sau trật tự thế giới hai cực tan rã tạo ra nhiều khó khăn, thách thức không nhỏ cho nước Nga trong con đường xác lập vị thế cường quốc khu vực cũng như vị thế cường quốc thế giới. II. Nhân tố năng lượng trong quan hệ Nga – EU 1. Tầm quan trọng của năng lượng trong quan hệ Nga – EU Năng lượng có tầm quan trọng đặc biệt trong quan hệ Nga – EU. Việc Nga ngừng cung cấp khí gaz cho Ukraina (1/2006) và dầu cho Belarut (1/2007) đã ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ống dẫn khí và dẫn dầu ở Châu Âu. Đồng thời qua hai cuộc khủng hoảng này, EU đã nhận ra họ phụ thuộc năng lượng vào Nga nhiều như thế nào. Thậm chí báo chí Phương Tây còn mô tả rằng nước Nga đủ sức sưởi ấm và tan băng giá cả Châu Âu. Mặc dù có một nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới với công nghệ hiện đại nhưng do thiếu nguồn tài nguyên năng lượng, nên phần lớn nhiên liệu phục vụ chô sản xuất và sinh hoạt của EU là khu vực nhập khẩu năng lượng nhiều nhất trên thế giới: chiếm 2,9% sản lượng dầu mỏ và 7,1% sản lượng khí đốt nhưng EU lại tiêu thụ đến 18,6% dầu lửa và 17% khí đốt của toàn thế giới. Thông tấn xã Việt Nam, “Châu Âu bị gạt ra ngoài lề”, Tài liệu tham khảo chủ nhật, số 37 – TTX ngày 14/9/2008, trg.19. 2. Căng thẳng Nga – EU liên quan đến vấn đề năng lượng. Mối quan hệ giữa Nga và EU kể từ sau năm 1999 vốn tồn tại nhiều bất đồng liên quan đến lĩnh vực năng lượng. Điển hình là việc Nga sử dụng con bài năng lượng như một vũ khí nhằm trừng phạt hữu hiệu đối với những nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ không tuân theo yêu cầu của Nga hoặc thực hiện chính sách ưu tiên các mối quan hệ với Phương Tây, và tạo thế mặc cả cho Nga trong quan hệ với EU đã tạo ra vết nứt, thậm chí dẫn đến những cuộc đối đầu cang thẳng giữa hai bên trong vấn đề này. Phương Tây thường ví: “nếu như Brejnev có tên lửa thì Putin có khí đốt” Đỗ trọng Quang, “Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom và tầm cỡ của nó trên thị trường năng lượng thế giới”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 1 (103) 2009, trg.11 câu nối này ngụ ý rằng nước Nga kể từ sau năm 1999 đã sự dụng dầu khí làm vũ khí chiến lược. Thực tế, ngày nay năng lượng đối với Nga có một vai trò quan trọng giống như vũ khí nguyên tử đối với siêu cường Liên Xô. Giá dầu hỏa và khí đốt càng cao thì Moscow laị càng khai thác triệt để, tận dụng nhiên liệu như một loại vũ khí chiến lược. Nguyễn Cảnh Toàn, “Xung đột Nga – Gruzia: liều thuốc thử?”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 8 – 2008, trg.31. Trong “Cuộc chiến năng lượng đến năm 2020”, Moscow đã nhận định: vai trò của Nga trên thị thường năng lượng thế giới sẽ quyết định một phần lớn ảnh hưởng địa - chính trị và dầu khí là một phương tiện chính trị đối nội và đối ngoại. Nguyễn Cảnh Toàn, “Dầu khí và chiến lược năng lượng của Nga”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 9 (96) 2009, trg. 27-28 Bên cạnh đó những bất đồng xung quanh nội dung bản Hiến chương năng lượng mới càng làm cho mâu thuẫn trong vấn đề năng lượng giữa Nga và U trở nên phúc tạp và căng thẳng. EU sau nhiều lần bị biến thành nạn nhân trong cuộc chiến năng lượng giữa Nga và các nước láng giềng đã nhận thấy mối đe dọa từ tình trạng phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ Nga. Chính vì vậy, họ gây sức ép buộc Nga nhanh chóng phẻ chuẩn “Hiến chương năng lượng” để thể chế hóa việc Nga bảo đảm cung cấp năng lượng cho các nước EU. Tuy nhiên cho đến nay Nga vẫn chữa phê chuẩn nội dung của Hiến chương năng lượng của EU bởi theo họ, nó không phản ánh một cách công bằng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa một bên là EU – thị trường tiêu thụ, và bên kia là Nga – nước sản xuất, cung cấp dầu khí và dầu mỏ Ngô Duy Ngọ, “Hệ lụy của những rào cản trong quan hệ Nga – EU, Tạp chí nghiện cứu Châu Âu, số 7 (82) 2007, trg.19. . Các nhà lãnh đạo Nga lên án bản Hiến chương là “chỉ tính đến lợi ích của những nước tiêu thụ trong khi lại hoàn toàn bỏ qua lợi ích của các nước sản xuất”. Xem Union Europeenne – Russia: Quelles relations?, tlđd. Ngày 6/8/2009 Thủ tướng Nga Putin đã ký sắc lệnh chính thức bác bỏ việc Nga tham gia Hiệp ước Hiến chương Năng lượng của EU, điều này càng làm cho những mâu thuẫn, căng thẳng giữa hai bên trở nên trầm trọng. Ngoài ra, bất đồng trong vấn đề năng lượng còn là một trong những nguyên nhân chính khiến EU luôn cản trở con đường gia nhập WTO của Nga, từ đó trở thành vật cản trong quá trình phát triển quan hệ Nga – EU, khiến quan hệ hai bên them trì trệ. Tóm lại, không thể phủ nhận tầm quan trọng của năng lượng trong quan hệ Nga – EU. Tuy nhiên, nó cũng là một rào cản lớn cản trở mối quan hệ hai bên. III. Nhân tố Mỹ trong quan hệ Nga – EU Mỹ có một vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng trong chính sách của EU cũng như Nga. Thực tế, EU và Mỹ có mối quan hệ đặc biệt về lịch sử,chính trị lẫn kinh tế. Trong lịch sử, Mỹ đã từng là thuộc địa của người Anh và đã từng nhận được sự giúp đỡ của ngươi Pháp trong cuộc chiến tranh giành độc lập giữa thế kỷ XVIII. Cũng trong khoảng thời gian này, đã có khoảng 60 triệu người Châu Âu di cư sang Mỹ tạo nên thành phần cơ bản của cư dân Mỹ ngày nay. Do đó, có thể nói nền văn minh và chế độ xã hội của Mỹ có nguồn gốc từ Châu Âu. Nguyễn Thị Quế, “tầm quan trọng của Châu Âu đối với Mỹ sau chiến tranh lạnh”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 6 (66) 2005, trg. 16. Chính những giá trị chung đó là một trong những hòn đá tảng của quan hệ đồng minh giữa hai bên. Về mặt kinh tế, cả Mỹ và EU đều phụ thuộc chặt chẽ vào nhau, cả hai luôn là những đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của nhau. Giá trị trao đổi thương mại hai bên tăng lên một tỷ đôla mỗi ngày. Xem les relations au sein triangle Russia / Etats-Unis / Europe. truy cập ngày 22/4/2010 EU chiếm 42% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của Mỹ trong khi đó đầu tư của EU vào Mỹ chiếm khoảng 56% tổng đầu tư nước ngoài của EU. Về an ninh chính trị, cả Mỹ và EU đều cần đến sự hợp tác của nhau để giải quyết các vấn đề quan trọng có tính toàn cầu và khu vực. Đặc biệt, sau sự kiện 11/9/2001, tầm quan trọng của EU đối với Mỹ càng tăng. Mỹ rất cần sự hỗ trợ của EU trong cuộc chiến khủng bố, nhất là khi cộng đồng Hồi giáo ở EU rất lớn và nhiều tổ chức Hồi giáo có trụ sở ở các nước thành viên EU. Còn đối với Nga, thực tế không thể phủ nhận rằng tương quan về sức mạnh tổng hợp của Nga sau Một thập kỷ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống B.Yltsin so với nước Mỹ là quá chênh lệch: Về kinh tế, GDP của Nga chỉ bằng 1/30 GDP của Mỹ; Về quân sự, ngoại trừ kho vũ khí hạt nhân có khả năng tiêu diệt toàn bộ nước Mỹ thì lực lượng quân đội có khả năng tác chiến cũng như vũ khí chiến lược của Nga bị giảm sút nhanh chóng. Trong khi Mỹ là cường quốc số một thế giới cả về kinh tế, chính trị lẫn quân sự thì Nga vẫn phải “chật vật” trên con đường khôi phục lại vị thế cường quốc của mình. Có thể noi, lúc này nước Nga đã không còn đủ khả năng để cân bằng địa vị với Mỹ. Vì thế, các nhà lãnh đạo Nga nhận định muốn trở thành cường quốc thế giới thực sự thì quan hệ với Mỹ có tầm quan trọng hàng đầu và phải cải thiện mối quan hệ với Mỹ chứ không phải đối đầu với họ. Trong bối cảnh đó, sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ đã tạo điều kiện cho Nga thực hiện được mục tiêu này. Việc Tổng thống Nga V.Putin là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gọi điện cho tổng thống Mỹ bày tỏ lời chia buồn và thông cảm sâu sắc với những nạn nhân của vụ khủng bố, và sau đó không những ủng hộ mà còn tham gia vào liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu, tất cả đã cho thấy mong muốn của Nga cải thiện và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ. Giữ một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của EU và Nga như vậy, cùng với thực lực và khả năng thực hiện sức mạnh của mình, Mỹ đã có những tác động quan trọng đến quan hệ Nga – EU. KẾT LUẬN Quan hệ Nga – EU được coi là một trong những cặp quan hệ giữa các nước lớn quan trọng nhất sau Chiến tranh lạnh. Nằm trên vùng đất chiến lược của thế giới lại là hai thực thể lớn nhất Châu Âu, mối quan hệ giữa Nga – EU, mối quan hệ giữa Nga và EU có ý nghĩa chiến lược rất lớn, đảm bảo an ninh, ổn định và phát triển của cả Châu lục và là một nhân tố quan trọng cả cấu trúc quan hệ quốc tế trong thế kỷ XXI. Mặc dù vậy, thập niên đầu của thế kỷ mới đã cho thấy rằng giữa Nga và EU không chỉ có hợp tác mà luôn tồn tại một số bất đồng tiêu cực đến quan hệ hai bên. Đó là những bất đồng liên quan đến vấn đề quan hệ giữa Nga với các nước Bantich, quy chế độc lập cho Kosovo hay cạnh tranh kinh tế,… trong đó đáng chú ý nhất là những bất đồng, mâu thuẫn liên quan đến vấn đề dân chủ, nhân quyền, vấn đề mở rộng EU về phía Đông và vấn đề năng lượng. Những bất đồng, mâu thuẫn này đã là rào cản cản trở quan hệ Nga – EU trong một thời gian dài và sẽ còn tiếp tục là nhân tố tác động quan trọng trong tương lai. Mặc dù vậy, thực tế đã chứng minh rằng chúng chưa đủ khả năng để đẩy quan hệ Nga – EU đến một nguy cơ bị đổ vỡ, vì vậy hai bên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc hợp tác với bên còn lại, bế tắc trong quan hệ song phương sẽ chỉ đi ngược với lợi ích chiến lược của cả hai. Nhìn một cách tổng thể, những rào cản đã được phân tích không chỉ chi phối mối quan hệ Nga – EU, mà còn có tác động nhất định đối với tình hình an ninh, ổn định phát triển của cả Châu Âu. Đối với Việt Nam với tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược Việt – Nga và mối quan hệ thương mại Việt – EU, việc nắm vững và hiểu rõ những rào cản đó sẽ góp phần nào giúp cho việc hoạch định chính sách với hai đối tác quan trọng này, đồng thời xử lý quan hệ với họ một cách khéo léo để đảm bảo tốt lợi ích của chúng ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hà Mỹ Hương, Quan hệ Nga – Mỹ sau chiến tranh lạnh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 Hà Mỹ Hương, Nước Nga trên trường quốc tế: Hôm qua, hôm nay và ngày mai, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2007. Vũ Dương Huân, Hệ thống chính trị Liên bang Nga: cơ cấu và tác động đối với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Đỗ Trọng Quang, “Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom và tầm cỡ của nó trên thị trường năng lượng”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 4 (103) – 2009. Ngô Duy Ngọ, “Sự rạn nứt trong quan hệ Nga – Mỹ”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 6 (81) - 2007. Nguyễn Thị Huyền Sâm, “Kinh tế LB Nga thời kỳ cầm quyêng của Tổng thống Boris Yltsin: thực trạng và nguyên nhân”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 1 2005, trg. 39 Ngô Duy Ngọ, “Hệ lụy của những rào cản trong quan hệ Nga – EU”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 7 (82) – 2007. Nguyễn Cảnh Toàn, “Xung đột Gruzia – Nga: Liều thuốc thử”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 8 (95) – 2008. Nguyễn Thị Quế, “Tầm quan trọng của Châu Âu đối với Mỹ sau chiến tranh lạnh”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 6 (66) – 2005. Nguyễn Thanh Hiền, “Tổng thống Putin và chính sách ngoại giao, an ninh của Liên bang Nga”,
Luận văn liên quan