Đề tài Các phương pháp đo lường rủi ro và lợi nhuận của đầu tư vốn mạo hiểm

1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và phát triển , ngày càng nhiều các doanh nghiệp được thành lập với những ý tưởng kinh doanh táo bạo , hứa hẹn đem lại những lợi nhuận khổng lồ nếu thành công nhưng kèm theo đó là rủi ro thất bại cũng nhiều không kém . Nhu cầu về vốn lúc này luôn là vấn đề bức thiết được đặt ra đối với mọi doanh nghiệp , đối với mọi quốc gia và đặc biệt hơn cả là những nước đang phát triển và những nước có nền kinh tế mới nổi . Đáp ứng nhu cầu này tốt nhất không thể không nhắc đến vốn mạo hiểm . Vốn mạo hiểm , quỹ mạo hiểm và hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm hiện nay không còn là những khái niệm xa lạ . Dòng vốn chạy vào các quỹ mạo hiểm càng nhiều và các dự án được quỹ mạo hiểm đầu tư cũng tăng lên đáng kể . Song những hiểu biết về đầu tư vốn mạo hiểm vẫn còn nhiều hạn chế . Một trong những vấn đề đó Chính vì vậy , việc tìm kiếm ra một phương pháp nhằm đánh giá hiệu suất của đầu tư vốn mạo hiểm để từ đấy có được những hiểu biết về tình hình thực tại của đầu tư mạo hiểm và làm cơ sở cho những động thái cụ thể của các nhà quản lý quỹ mạo hiểm . 2. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng các mô hình : Mô hình tái tỉ trọng của Peng (2001) , mô hình ước lượng khả năng đúng tối đa của Cochrane (2001) ,mô hình Hybrid Index của Min Hwang , John , Susan (2005) , phương pháp h ồi quy để làm rõ hơn cho vấn đề đánh giá sự hoạt động hiệu quả của đầu tư vốn mạo hiểm . 3. Nội dung nghiên cứu Bài nghiên cứu bao gồm 3 chương : - Chương 1 : Vốn mạo hiểm – Những điều nên biết - Chương 2 : Các phương pháp đánh giá rủi ro và lợi nhuận của đầu tư vốn mạo hiểm - Chương 3 : Xây dựng chỉ số đầu tư mạo hiểm – Những kiến nghị cho Việt Nam

pdf53 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2947 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các phương pháp đo lường rủi ro và lợi nhuận của đầu tư vốn mạo hiểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2011” TÊN CÔNG TRÌNH: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN CỦA ĐẦU TƯ VỐN MẠO HIỂM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ MỤC LỤC CHƯƠNG I VỐN MẠO HIỂM – NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT ……………………………………1 1.1 Cơ sở lý thuyết …………………………………………………………………….. .1 1.1.1 Vốn đầu tư mạo hiểm ……………….. …………………………………………..1 1.1.2 Quỹ đầu tư mạo hiểm …………………………………………………………….2 1.1.3 Hoạt động của vốn mạo hiểm ……………………………………………………4 1.2 Những vấn đề xoay quanh vốn mạo hiểm …………………………………………...6 1.2.1 Tiêu chí đánh giá dự án đã hoàn thành …………………………………………...6 1.2.2 Tiêu chí đánh giá dự án chưa hoàn thành………………………………………....7 1.2.3 Danh mục đầu tư vốn mạo hiểm – Chỉ số đầu tư vốn mạo hiểm …………………7 Kết luận chương 1……………………………………………………………….. 8 CHƯƠNG II CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN CỦA ĐẦU TƯ MẠO HIỂM ………...…………………………………………………………………………8 2.1 Những công trình trước đấy………………………………………………………… 9 2.2 Mô hình Peng (2001) - phương pháp tái tỉ trọng ( Re-weighting ) ………………….9 2.2.1 Nội dung công trình ………………………………………………………………9 2.2.2 Xây dựng danh mục , chỉ số đầu tư vốn mạo hiểm ………………………………11 2.2.2.1 Những kí hiệu cần nắm………………………………………………………… 11 2.2.2.2 Công thức tính toán ……………………………………………………………..13 2.2.3 Ưu nhược điểm , khó khăn và cách khắc phục…………………………………… 19 2.2.3.1 Ưu điểm …………………………………………………………………………19 2.2.3.2 Nhược điểm , khó khăn và cách khắc phục ……………………………………..20 2.3.2 Mô hình Cochrane (2001) với điều chỉnh sự lựa chọn thiên vị …………………21 2.3.1 Nội dung công trình …………………………………………………………….21 2.3.2 Đo lường lợi nhuận và rủi ro thông qua ước tính khả năng đúng tối đa ………..21 2.3.2.1 Các thuật ngữ sử dụng trong bài ……………………………………………..21 2.3.2.2 Công thức tính toán ………………………………………………………….23 2.3.3 Ưu nhược điểm ………………………………………………………………..26 2.3.3.1Ưu điểm ……………………………………………………………………...26 2.3.3.2Nhược điểm………………………………………………………………….. 26 2.4 Mô hình chỉ số lai (Hybrid Index) với hiệu chỉnh sự lựa chọn thiên vị ………….27 2.4.1 Nội dung công trình ……………………………………………………………27 2.4.2 Công thức tính toán ……………………………………………………………28 2.4.3 Ưu nhược điểm………………………………………………………………….34 2.4.3.1 Ưu điểm ………………………………………………………………………34 2.4.3.2 Nhược điểm……………………………………………………………………35 Kết luận chương 2…………………………………………………………………….35 CHƯƠNG III XÂY DỰNG CHỈ SỐ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM : NHỮNG KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM .………………………………………………………………………………….36 3.1 Tình hình xây dựng chỉ số đầu tư vốn mạo hiểm trên thế giới……………………. 36 3.2 Những kiến nghị cho việc xây dựng chỉ số đầu tư vốn mạo hiểm tại Việt Nam …..40 3.2.1 Tình hình đầu tư vốn mạo hiểm tại Việt Nam ……………………………………40 3.2.2 Lựa chọn mô hình …………………………………………………………………41 3.2.3 Những yếu tố cần thiết …………………………………………………………….43 Kết luận chương 3 ………………………………………………………………….44 TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và phát triển , ngày càng nhiều các doanh nghiệp được thành lập với những ý tưởng kinh doanh táo bạo , hứa hẹn đem lại những lợi nhuận khổng lồ nếu thành công nhưng kèm theo đó là rủi ro thất bại cũng nhiều không kém . Nhu cầu về vốn lúc này luôn là vấn đề bức thiết được đặt ra đối với mọi doanh nghiệp , đối với mọi quốc gia và đặc biệt hơn cả là những nước đang phát triển và những nước có nền kinh tế mới nổi . Đáp ứng nhu cầu này tốt nhất không thể không nhắc đến vốn mạo hiểm . Vốn mạo hiểm , quỹ mạo hiểm và hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm hiện nay không còn là những khái niệm xa lạ . Dòng vốn chạy vào các quỹ mạo hiểm càng nhiều và các dự án được quỹ mạo hiểm đầu tư cũng tăng lên đáng kể . Song những hiểu biết về đầu tư vốn mạo hiểm vẫn còn nhiều hạn chế . Một trong những vấn đề đó Chính vì vậy , việc tìm kiếm ra một phương pháp nhằm đánh giá hiệu suất của đầu tư vốn mạo hiểm để từ đấy có được những hiểu biết về tình hình thực tại của đầu tư mạo hiểm và làm cơ sở cho những động thái cụ thể của các nhà quản lý quỹ mạo hiểm . 2. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng các mô hình : Mô hình tái tỉ trọng của Peng (2001) , mô hình ước lượng khả năng đúng tối đa của Cochrane (2001) ,mô hình Hybrid Index của Min Hwang , John , Susan (2005) , phương pháp hồi quy để làm rõ hơn cho vấn đề đánh giá sự hoạt động hiệu quả của đầu tư vốn mạo hiểm . 3. Nội dung nghiên cứu Bài nghiên cứu bao gồm 3 chương : - Chương 1 : Vốn mạo hiểm – Những điều nên biết - Chương 2 : Các phương pháp đánh giá rủi ro và lợi nhuận của đầu tư vốn mạo hiểm - Chương 3 : Xây dựng chỉ số đầu tư mạo hiểm – Những kiến nghị cho Việt Nam 4. Đóng góp của đề tài Về mặt lý thuyết Nhằm có một cái nhìn sâu hơn về những phần còn chưa được biết đến của đầu tư vốn mạo hiểm , đồng thời cung cấp một vài phương pháp xây dựng các chỉ số và các cách đánh giá trong hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm . Về mặt thực tiễn Ứng dụng xây dựng chỉ số đầu tư vốn mạo hiểm khi có điều kiện thuận lợi , xem xét những vấn đề khó khăn phát sinh . 5. Hướng phát triển của đề tài Với mỗi phương pháp sẽ luôn bao gồm hai yếu tố ưu và nhược . Vậy có cách nào khắc phục tối đa những nhược điểm , đâu là sẽ là phương pháp tối ưu nhất để có thể đánh giá chính xác nhất sự hoạt động hiệu quả của đầu tư vốn mạo hiểm. CHƯƠNG I : VỐN MẠO HIỂM – NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT . 1.1 Cơ sở lý thuyết 1.1.1 Vốn đầu tư mạo hiểm Vốn đầu tư mạo hiểm là những khoản đầu tư cổ phần vào giai đoạn đầu của những doanh nghiệp mới khởi sự, các doanh nghiệp này đang cần vốn để tài trợ cho việc phát triển sản phẩm mới hoặc ý tưởng về khoa học công nghệ, do vậy đây là những khoản đầu tư hứa hẹn một tiềm năng tăng trưởng rất lớn để bù đắp cho mức độ rủi ro cao hơn. Khác với đầu tư tài chính thông thường, đối tượng được đầu tư mạo hiểm phần lớn là công ty công nghệ cao, công nghệ tân tiến có quy mô vừa và nhỏ đang trong giai đoạn khởi nghiệp.Vì đầu tư vào công nghệ cao, công nghệ tân tiến nên độ rủi ro cao, nhưng ngược lại nếu thành công, thì lợi nhuận rất lớn. Một trong những đặc điểm của đầu tư mạo hiểm là nhà cung cấp vốn đầu tư mạo hiểm không trực tiếp cung cấp vốn cho doanh nghiệp mà thông qua một tổ chức chuyên nghiệp để thực hiện và quản lý vốn đầu tư, vì việc này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao. Nhiều công ty công nghệ danh tiếng của Mỹ như Microsoft, Apple, Yahoo… đều được thành lập và phát triển từ nguồn vốn mạo hiểm. Ngay trong tên gọi vốn mạo hiểm đã thể hiện phần nào đặc trưng của nó là đầy rủi ro , đúng chất “mạo hiểm” . Bởi vì các công ty được đầu tư không cần một khoản đặt cọc hay kí quỹ nào mà tất cả dựa vào sự tin tưởng của quỹ đầu tư mạo hiểm vào việc tạo dựng thành công doanh nghiệp thông qua những dự án táo bạo , hứa hẹn đem lại tỉ suất sinh lợi cao trong tương lai . Đồng thời các quỹ đầu tư tham gia vào việc kiểm soát và điều hành công ty nên họ có thể gặp rủi ro, bị mất khoản đầu tư nếu công ty bị phá sản. Trong cuốn “Căn bản về đầu tư mạo hiểm“, Joseph W. Bartlett đã tổng kết các nguyên tắc đầu tư của Georges Doriot, người được xem là cha đẻ của vốn mạo hiểm khi ông lập công ty American Research and Development Corporation và bắt đầu nghiên cứu hàng ngàn đề án kinh doanh rồi chọn ra những cái tốt nhất để đầu tư. Và đây là những điều kiện cho một cuộc đầu tư mạo hiểm: 1. Dự án phải có công nghệ mới, ý tưởng marketing mới và các sản phẩm mới có khả năng ứng dụng trong cuộc sống. 2. Nhà đầu tư phải có vai trò quan trọng, nhưng không nhất thiết là vai trò chi phối, trong các quyết định quản trị của công ty được đầu tư. 3. Đầu tư vào những dự án của những người có quyết tâm và kiên định (nguyên tắc “đặt cược vào nài ngựa chứ không đặt cược vào con ngựa”). 4. Sản phẩm hoặc dịch vụ tối thiểu phải đã qua giai đoạn định hình và có bảo vệ bằng pháp lý như bản quyền, bằng phát minh, sáng chế… 5. Sản phẩm hoặc dịch vụ có triển vọng sẽ phát triển đầy đủ trong vòng vài năm (lý tưởng là 3 -5 năm) để có thể cổ phần hóa. (người ta gọi đây là chiến lược “hạ cánh an toàn” – exit strategy). 6. Nhà đầu tư có cơ hội đóng góp vào công ty những “giá trị gia tăng” khác ngoài tiền bạc. 1.1.2 Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm là một hình thức của quỹ đầu tư tài chính . Quỹ huy động tiền từ các chủ thể khác nhau , được các tổ chức chuyên môn quản lý và đầu tư vào các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi sự hoặc tăng trưởng cao đi kèm với những ý tưởng kinh doanh táo bạo , hứa hẹn đem tới một tỉ suất sinh lợi cao trong tương lai . Để đảm bảo tính hiệu quả , dòng vốn rót vào được sử dụng đúng mục đích , quỹ đầu tư mạo hiểm còn tham gia vào việc kiểm soát và điều hành công ty . Quỹ có thể tồn tại dưới nhiều dạng hình thức . Dựa vào mỗi tiêu chí phân loại sẽ có các hình thức khác nhau , và mỗi hình thức sẽ có một đặc điểm khác nhau ( Xem thêm ở phần phụ lục 1) , chính vì thế tùy theo tình hình mỗi khu vực , mỗi quốc gia sẽ có một dạng quỹ đầu tư vốn mạo hiểm tương ứng . Phân loại quỹ đầu tư mạo hiểm - Dựa vào cách thức huy động vốn + Quỹ đầu tư dạng đóng : quỹ chỉ phát hành cổ phiếu , chứng chỉ đầu tư ra công chúng tại những thời điểm định sẵn với số lượng nhất định . Quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu , chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại . Nếu các nhà đầu tư muốn bán họ có thể thực hiện trên thị trường thứ cấp thông qua các nhà môi giới . + Quỹ đầu tư dạng mở : quỹ liên tục phát hành cổ phiếu , chứng chỉ đầu tư ra công chúng và thực hiện mua lại cổ phiếu , chứng chỉ đầu tư khi người đầu tư có nhu cầu thu hồi vốn . Cổ phiếu , chứng chỉ quỹ không giao dịch trên thị trường thứ cấp mà giao dịch với các quỹ hoặc các đại lý được ủy quyền . - Dựa vào cơ cấu tổ chức + Quỹ đầu tư dạng công ty cổ phần : quỹ lúc này là một pháp nhân đầy đủ , được hình thành theo quy định của pháp luật . Cơ quan điều hành cao nhất là hội đồng quản trị quỹ do các nhà đầu tư góp vốn bầu ra . Các công ty quản lý quỹ tham gia vào việc tiến hành đầu tư , mua bán các khoản đầu tư dưới sự giám sát của hội đồng quản trị . Ngân hang bảo quản làm nhiệm vụ cất giữ và bảo quản tài sản quỹ , tiến hành giao hoặc nhận các chứng khoán cho quỹ . + Quỹ đầu tư dạng hợp đồng ( quỹ tín thác đầu tư ) : lúc nảy quỹ không phải là một pháp nhân mà chỉ là một lượng tiền nhất định do các nhà đầu tư đóng góp . Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ , tiến hành huy động quỹ và thực hiện đầu tư . Ngân hàng giám sát thực hiện giám sát tài sản quỹ đồng thời giám sát cả hoạt động của công ty quản lý quỹ . Các nhà đầu tư sẽ góp vốn bằng việc mua các chứng chỉ đầu tư do công ty quản lý quỹ thay mặt phát hành . + Quỹ đầu tư dạng công ty con : là quỹ đầu tư trực thuộc các định chế tài chính, các tập đoàn kinh tế lớn , giúp công ty mẹ thực hiện đầu tư phát triển vào các doanh nghiệp khởi sự . - Dựa vào nguồn vốn huy động + Quỹ hải ngoại : nguồn vốn hđ 100% là nguồn vốn nước ngoài được quản lý vốn thông qua công ty quản lý quỹ gồm các chuyên gia vốn quốc tế đầu tư vào các công ty cần tài trợ vốn mạo hiểm . + Quỹ nội địa: huy động chủ yếu vốn trong nước để đầu tư và một phần thiểu số các nhà đầu tư nước ngoài công ty quản lý quỹ gồm các chuyên gia trong nước quản lý vào các công ty cần tài trợ vốn mạo hiểm . Đặc trưng của quỹ đầu tư vốn mạo hiểm - Chuyên nghiệp trong cách quản lý : các nhà quản lý quỹ là những chuyên gia, họ thực hiện đầu tư theo những tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo tính hiệu quả đầu tư. - Mạo hiểm : tài sản thế chấp ở đây là ý tưởng , và do việc đầu tư tiến hành cho doanh nghiệp khởi sự và doanh nghiệp đang tăng trưởng cao nên rủi ro kinh doanh rất cao . Với rủi ro cao nguồn vốn đầu tư như ban đầu nhưng nếu thành công, nó sẽ mang lại một lợi nhuận ngoạn mục , vượt trội hơn mức trung bình . - Cùng tham gia vào việc điều hành doanh nghiệp được đầu tư . Mức độ tham gia chi phối tùy thuộc vào các loại hình quỹ đầu tư và tùy thuộc vào sự nhất trí giữa hai bên đầu tư và nhận đầu tư . - Việc đầu tư tiến hành theo giai đoạn : không rót vốn một lần và không rót vốn cho cả chu trình sống của doanh nghiệp mà chỉ ở giai đoạn khởi sự hoặc tăng trưởng cao. 1.1.3 Hoạt động của vốn mạo hiểm Các thành phần tham gia trong một chu kỳ hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm - Các nhà đầu tư : họ là các nhà tư bản giàu có hay còn gọi là nhà đầu tư thiên thần. Với lượng tiền lớn sẵn có trong tay , chính họ tạo nên nguồn vốn mạo hiểm để đầu tư vào các doanh nghiệp . - Các nhà quản lý quỹ : là những chuyên gia làm cầu nối giữa nguồn vốn mạo hiểm và các cơ hội đầu tư , là người thực hiện đầu tư trên số tiền huy động đó theo những chiến lược nhất định . - Các doanh nghiệp hoặc các doanh nhân : đối tượng nhận vốn . Với những ý tưởng thuyết phục , sau khi có sự thống nhất về phân chia lợi nhuận và quyền lực giữa hai bên , các doanh nghiệp hoặc các doanh nhân sẽ nhận được vốn theo từng đợt để thực hiện ý tưởng đã đề ra . Ba giai đoạn thực hiện đầu tư mạo hiểm Một dự án đầu tư mạo hiểm thông thường kéo dài từ 3 đến 5 năm, được thực hiện qua ba bước: bắt đầu từ việc xem xét, thẩm định dự án, tới thực hiên việc đầu tư, rót vốn và kết thúc là việc thu hồi vốn. Bước 1: Xem xét và thẩm định các dự án đầu tư. Các quỹ đầu tư sẽ tiến hành nhiệm vụ xem xét và thẩm định dự án đầu tư rất kỹ trước khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Bước 2: Thực hiện đầu tư, rót vốn. Quá trình rót vốn chia làm 5 giai đoạn, 3 giai đoạn đầu có mức độ rủi ro cao hơn 2 giai đoạn sau. Không chỉ rót vốn, quỹ còn hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh như xây dựng năng lực, mở thị trường, tạo thương hiệu… 5 giai đoạn rót vốn: Tài trợ vốn mồi/ươm tạo (seed financing): Giúp doanh nghiệp để phát triển ý tưởng sáng tạo. Tài trợ khởi động (start-up financing): Giúp phát triển sản phẩm và hoạt động tiếp thị khởi đầu. Tài trợ giai đoạn đầu (first stage financing): Giúp doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và tung ra thị trường. Tài trợ mở rộng sản xuất (expansion financing): Giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, thị trường, nâng cấp sản phẩm, xây dựng cơ cấu sở hữu hợp lý… Tài trợ tăng tốc: Giúp doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị trường, tăng tốc hoạt động kinh doanh, tạo sản phẩm mới. Bước 3: Kết thúc đầu tư, hay thu hồi vốn. Các khoản đầu tư được thu hồi qua 4 kênh chính là: Chứng khoán bán cho công chúng lần đầu, bán cổ phần cho nhà đầu tư khác, bán lại cổ phần cho doanh nghiệp và bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác. 1.2 Những vấn đề xoay quanh vốn mạo hiểm Sau khi thực hiện đầu tư vốn mạo hiểm , điều mọi người quan tâm sẽ là kết quả đầu tư sẽ như thế nào , làm thế nào để đánh giá được rủi ro hay lợi nhuận của dự án . Có một vài tiêu chí cơ bản để đánh giá về vấn đề này . 1.2.1 Tiêu chí đánh giá đối với dự án đã hoàn thành Đối với một dự án đã hoàn thành việc đánh giá có phần dễ dàng hơn . Ta có thể dựa vào : Lợi nhuận : hay chính xác hơn là tỉ suất sinh lợi của lợi nhuận , dựa vào những gì thu được sau quá trình đầu tư so với những gì đã bỏ ra , tỉ suất này cao hay thấp tương ứng so với quy mô của dự án sẽ giúp ta đánh giá hiệu quả đầu tư . Hinh thức thoát ra khỏi kinh doanh : điều này rất ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được . IPO và mua lại có nhiều khả quan hơn trong việc thu lại lợi nhuận , còn nếu kết thúc bằng cách đóng cửa hay phá sản xem như việc đầu tư chỉ nhận được rủi ro mà không có tỉ suất sinh lợi . Rủi ro : rủi ro cao là một điều đáng lo ngại nhưng trong đầu tư mạo hiểm nó luôn đi kèm theo tỉ suất sinh lợi cao vì thế rủi ro cao không hẳn là một việc không tốt . Để đánh giá mức độ rủi ro ta thường dựa vào : - Beta : hệ số nhạy cảm , thể hiện sự biến động trong lợi nhuận khi bị các yếu tố bên ngoài tác động . Hệ số này càng lớn thể hiện mức độ rủi ro càng cao . - Độ lệch chuẩn : phản ánh độ biến thiên của lợi nhuận . Độ lệch chuẩn càng cao , mức độ rủi ro càng lớn và ngược lại . 1.2.2 Tiêu chí đánh giá đối với dự án chưa hoàn thành Ta đánh giá chủ yếu dựa trên những con số ước tính về lợi nhuận , rủi ro . Ở đây ta đề cập đến sự lựa chọn thiên vị . Không phải dự án nào sau khi được sự đầu tư của vốn mạo hiểm sẽ được đối xử công bằng như nhau . Thông qua lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp được đầu tư và những triển vọng trông thấy , những dự án có tiềm năng tốt sẽ được ưu tiên hơn trong việc thực hiện các vòng tài trợ tương ứng theo quy mô của dự án nên ta có thể dựa vào số vòng tài trợ và quy mô của nó để đánh giá tiềm năng hiệu quả . Vòng tài trợ : bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn huy động vốn để phục vụ cho các hoạt động của nó . Một vòng tài trợ có thể liên quan đến việc bán cổ phiếu hoặc trái phiếu hoặc tìm kiếm các nhà đầu tư thiên thần . Một vòng tài trợ thường cần thiết cho một công ty để bắt đầu hoặc mở rộng sản xuất . 1.2.3 Danh mục đầu tư vốn mạo hiểm – Chỉ số đầu tư vốn mạo hiểm Danh mục đầu tư vốn mạo hiểm Đây là một danh mục đầu tư bao gồm những dự án đã được quỹ mạo hiểm đầu tư : - Danh mục đầu tư tốt : là những dự án đã hoàn thành và được thu hồi bằng việc phát hành ra công chúng hoặc IPO , ta thu được những con số lợi nhuận cụ thể . Đối với những dự án chưa hoàn thành ta dựa vào các yếu tố đánh gái nêu trên , và tùy theo cách thức đánh giá của từng quỹ mà ta xác định nó có thuộc danh mục đầu tư vốn mạo hiểm tốt hay không . - Danh mục đầu tư xấu : là những dự án thất bại , và ta không biết được con số lợi nhuận thu hồi . Đối với những dự án đang dang dở mà không được tiếp tục rót vốn đầu tư vì những biểu hiện thiếu khả quan sẽ được liệt kê vào danh mục này . Những công ty được tài trợ nhập vào danh mục khi họ có được vòng tài trợ đầu tiên của quỹ đầu tư vốn mạo hiểm và họ thoát khỏi danh mục khi công ty được mua lại , sáp nhập với công ty khác , thực hiện IPO hoặc không thành công và thoát khỏi kinh doanh . Chỉ số đầu tư vốn mạo hiểm Chỉ số này sẽ thể hiện tình hình đầu tư vốn mạo hiểm , đo lường lợi nhuận và rủi ro ,hiệu suất đầu tư theo thời gian dựa vào những con số liên quan như lợi nhuận thực tế , lợi nhuận dự kiến , phương sai , độ lệch chuẩn , beta , những yếu tố khác về tỉ trọng , sự lựa chọn thiên vị v.v và tùy theo phương pháp xác định , tính đầy đủ và chính xác của dữ liệu mà các chỉ số được ước tính theo thời gian có thể khác nhau . Việc các chỉ số này nếu được công bố sẽ giúp các nhà đầu tư khác so sánh lợi nhuận và rủi ro giữa các doanh nghiệp , lập nên một danh mục đầu tư riêng của mình để từ đó đưa ra quyết định nên đầu tư vào doanh nghiệp nào trong những giai đoạn phát triển sau đấy của doanh nghiệp . Và vì những thông tin cụ thể về việc đầu tư vốn mạo hiểm như những con số cụ thể rót vốn cho các dự án theo từng thời kì , tình hình chính xác của các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện ít khi được công bố , chính vì vậy để lập được danh mục đầu tư vốn mạo hiểm hay chỉ số vốn mạo hiểm , người thực hiện việc này tốt nhất chình là quỹ đầu tư vốn mạo hiểm và các tổ chức có trong tay đầy đủ các nguồn thông tin . Kết luận chương 1 Trong chương 1 , bài nghiên cứu chỉ đi vào những nét tổng quan nhất , ngắn gọn nhất về vốn mạo hiểm , bên cạnh đó đưa ra một vài yếu tố cần thiết khi cần đánh giá về mức độ hiệu quả của đầu tư thông qua mức độ rủi ro và lợi nhuận đạt được . CHƯƠNG 2 : CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN CỦA ĐẦU TƯ MẠO HIỂM Khi nhắc tới đầu tư vốn mạo hiểm , nét đặc trưng nhất mà ta thường nhắc tới là rủi ro cao đi kèm với tỉ suất sinh lợi cao . Vậy làm thế nào xác định hoặc ước tính , đánh giá mức độ rủi ro và tỉ suất sinh lợi hay lợi nhuận . Bài viết dựa trên những công trình nghiên cứu của Peng (2001) về phương pháp tái tỉ trọng trong việc xây dựng danh mục đầu tư vốn mạo hiểm , Cochrane (2005 ) về phương pháp ước lượng khả năng đúng tối đa , mô hình lai trong xây dựng chỉ số của Min Hwang, John, Susan (2005). Đặc điểm chung nhất của ba bài nghiên cứu này là đều khắc phục sự lựa chọn thiên vị theo các cách khác nhau để nhằm tăng tính chính xác cho việc đánh giá . 2.1 Những công trình trước đấy Trước đấy đã có nhiều bài viết nghiên cứu về đo lường rủi ro