Đề tài Các phương pháp thiết kế quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng

I) Khái niệm về quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng đô thị II) Các nguyên tắc quy hoạch chiều cao III) Các phương pháp thiết kế quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng đô thị Phương pháp mặt cắt Phương pháp đường đồng mức thiết kế Phương pháp phối hợp IV) Ảnh hưởng nền đất tự nhiên trong quy hoạch chiều cao, nguyên nhân gây ngập ở TP. Hồ Chí Minh và giải pháp Nguyên nhân gây ngập Giải pháp

pptx25 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 8005 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các phương pháp thiết kế quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Trần Minh Hoàng Trường ĐH Tôn Đức Thắng Khoa KTCT Đề Tài CÁC PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ QUY HOẠCH CHIỀU CAO NỀN KHU ĐẤT XÂY DỰNG Nhóm 1Nguyễn Tấn An 81303001Nguyễn Phương Mai Anh 81303005Nguyễn Thị Thùy An 81303086Võ Nhật Anh 81303092 ( Nhóm Trưởng )Nguyễn Thị Thu Ba 81303097Trần Hứa Trọng Bàng 81303099Trần Ngọc Bảo 81303102Trần Quốc Bảo 81303104Nguyễn Quốc Bình 81303007Nguyễn Thị Kim Chi 81303117Vũ Trần Kim Chi 81303118Trần Đức Hải Chinh 81303010Nguyễn Đình Chung 81303011Mục LụcI) Khái niệm về quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng đô thịII) Các nguyên tắc quy hoạch chiều caoIII) Các phương pháp thiết kế quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng đô thịPhương pháp mặt cắtPhương pháp đường đồng mức thiết kếPhương pháp phối hợpIV) Ảnh hưởng nền đất tự nhiên trong quy hoạch chiều cao, nguyên nhân gây ngập ở TP. Hồ Chí Minh và giải phápNguyên nhân gây ngậpGiải pháp I)Khái niệm về quy hoạch chiều cao:Là nghiên cứu thiết kế cao độ nền hoàn thiện cho các bộ phận chức năng của đô thị.Là công việc không thể thiếu được trong quy hoạch đô thị với nhiệm vụ là xác định độ cao, hướng dốc, độ dốc nền để đảm bảo thực hiện ý đồ quy hoạch một cách tối ưu.II) Các nguyên tắc quy hoạch chiều caoTriệt để lợi dụng địa hình tự nhiên.Đảm bảo cân bằng đào đắp với khối lượng công tác đất và cự ly vận chuyển nhỏ nhất.Giải quyết trên toàn bộ đất đai thành phố hoặc địa điểm xây dựng.Tiến hành theo từng giai đoạn. III) Các phương pháp thiết kế quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng đô thị:Nội dụng phương pháp mặt cắtPhương pháp thiết kế quy hoạch chiều cao dựa vào mặt cắt thực chất là biểu diễn địa hình thiết kế trên mặt cắt.Các bước tiến hành như sau:Chọn song song với trục chính.Mỗi công trình có thể có nhiều mặt cắt nên bố trí một mặt cắt trùng với trục chính của công trình. Khoảng cách các mặt cắt dọc phụ thuộc vào độ phức tạp của địa hình.Giai đoạn thiết kế quy hoạch chung: thường ít sử dụng phương pháp này.Giai đoạn quy hoạch chi tiết: địa hình không phức tạp thì L = 100 m đến 200 m. Với địa hình phức tạp thì L 50 m hay 40 m.Giai đoạn thiết kế kỹ thuật: sử dụng cạnh ô vuông có L = 20 m hoặc 10 m.Thiết kế quy hoạch chiều cao theo phương pháp mặt cắtFi= htc.LiTính toán khối lượng đào đắp đấtTrong đó :htc – cao độ thi công (đào hoặc đắp) trung bình trên mặt cắt ngangLi - chiều rộng mặt cắt thứ ITrong đó :Fi - diện tích đào hoặc đắp ở mặt cắt ngang thứ iFi+1- diện tích đào hoặc đắp ở mặt cắt ngang thứ i+1Li – khoảng cách giữa 2 mặt cắt ngang i và i+1Vn – khối lượng đào hoặc đắp ở khoảng giữa 2 mặt cắt ngang i và i+1 Ưu nhược của phương pháp mặt cắtPhạm vi ứng dụngCó thể ứng dụng trong mọi trường hợp địa hình.Tuy nhiên, nó có hiệu quả khi thiết kế quy hoạch chiều cao ở dải đất hẹp, chạy dài, công trình có dạng hình tuyến.Phương pháp đường đồng mứcĐặc trưng cho sự lồi lõm của bề mặt đất thường được biểu diễn trên bản đồ địa hình. Các đường đồng mức và các điểm ghi độ cao thể hiện sự cao thấp của mặt đất so với mực nước biển (chọn làm gốc)Thông qua đường đồng mức thiết kế thì biết được độ cao thiết kế của các điểm và độ dốc thiết kế theo bất kì hướng nào.Công thức tính khoảng cách giữa 2 đường đồng mức liên kế:d = Δh/id’ = Δh/i.TTrong đó: T- mẫu số tỉ lệ của bản đồΔh- Độ chênh cao giữa 2 đường đồng mức thiết kếƯu nhược của phương pháp đường đồng mứcPhạm vi ứng dụng: Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm. Cho nên người ta thường sử dụng để quy hoạch chiều cao khu đất xây dựng thành phố như: đường phố, khu nhà ở, khu công nghiệpIII) Phương pháp phối hợp:Phương pháp phối hợp là sự kết hợp giữa những ưu điểm của phương pháp mặt cắt và thiết kế đường đồng mức.Chẳng hạn như ở nơi địa hình phức tạp, nơi cần thiết kế đường phố thì sử dụng phương mặt cắt; ở nơi địa hình đơn giản, nơi cần quy hoạch chiều cao ô đất xây dựng thì sử dụng phương pháp đường đồng mức thiết kế. Trên khu đất xây dựng sử dụng cả hai phương pháp trên, trường hợp này ứng dụng khi thiết kế cả tuyến đường và nền đất xây dựng (liền kề với đường), thiết kế ngả giao nhau của đường phố, thiết kế quảng trường và đặc biệt khi thiết kế ngả giao nhau khác mức thì một trong 2 phương pháp trên không thể giải quyết đầy đủ yêu cầu kỹ thuậtKhu đất tương đối rộng lớn nhiều dạng địa hình, nhiều loại công trình có thể sử dụng phương pháp đơn lẻ ở các khu vực khác nhau và có khu vực sử dụng cả phương pháp mặt cắt và phương pháp đường đồng mức đỏ.Những nơi có địa hình phức tạp ta linh hoạt hơn khi dùng phương pháp phối hợp , khi phân tích hiện trạng đất đễ.IV) Ảnh hưởng nền đất tự nhiên trong quy hoạch chiều cao, nguyên nhân gây ngập ở TP. Hồ Chí Minh và giải pháp:Những đặc điểm chính của TP Hồ Chí Minh và nguyên nhân gây ngập nước:Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)nằm ở hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai và giáp biển, có địa hình thấp và khá bằng phẳng với gần 75% diện tích có cao độ dưới +2 m, chịu tác động trực tiếp dòng chảy lũ từ thượng lưu thông qua các sông cũng như những tác động trực tiếp từ triều biển Đông nên thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng.Cao độ nền của TP.HCMNguyên nhân gây ngập:Quy hoạch thiếu tính đồng bộ giữa các ngành liên quan tới chiều cao nền đất ở TP. Hồ Chí Minh Hệ thống cấp thoát nước không làm chung với hệ thống điện làm cho việc đào đắp các công trình cầu cống gây ảnh hưởng đến việc thoát nước đô thị. Dưới đây là một số hình ảnh cụ thể:Ngập úng do hệ thống tiêu (cống tiêu, kênh tiêu...) Đặc biệt là khu nội thành, hệ thống tiêu thoát nước cũ kỹ, hư hỏng, không hoặc chưa được duy tu, bão dưỡng, nạo vét thường xuyên hoặc chưa được hoàn chỉnh, cho nên khi có mưa (dù mưa vừa) cũng đã gây nên ngập úng nhiều khu vực của thành phố.Ngập úng do đô thị hoáQuá trình đô thị hoá thành phố đã làm giảm sự điều tiết tự nhiên của bề mặt lưu vực. Đối với nội thành, phần lớn đất đai được bê tông hoá, nhựa hoá xây dựng nhà, công xưởng, đường sá. Do vậy, khi mưa xuống, hầu như toàn bộ mưa đều tập trung thành dòng chảy (đường trở thành sông cũng chính vì vậy), không thể thấm xuống đất để giảm bớt lượng dòng chảy tập trung. Giải phápĐối với ngập úng do mưa: Mưa là yếu tố khách quan (mưa xảy ra khi nào, cường độ bao nhiêu, trong thời gian bao lâu,...) để từ đó thiết kế các công trình tương ứng,... Một số giải pháp chung như chôn mưa (bằng cách khoan các hệ thống ống ngầm vào sâu trong đất để chôn nước), trữ mưa (trữ mưa từ các mái nhà, sân,để tiêu sau), xây dựng hồ điều hòa (trữ mưa ở những vùng có diện tích lớn,) Đối với ngập úng do cao độ: Theo nguyên lý chung, những nơi thấp (kể cả cục bộ và diện rộng) nước tập trung đến làm cho khu vực đó bị úng ngập. Tìm cách thoát lượng nước ngập úng đó đến nơi có thể chứa được hoặc là tìm mọi cách ngăn chặn không cho lượng nước ngoài lai chảy đến. Giải pháp chung cho vấn đề này thì có thể là tiêu bằng trọng lực (tức là tìm cách, tìm đường thoát cho lượng nước úng ngập tự chảy đến vùng thấp hơn)Ngập úng do ảnh hưởng triều: Giải pháp ngăn triều truyền thống là xây dựng các hệ thống cống, đê, trạm bơm hoặc kết hợp cả hai vừa cống vừa đê để ngăn đỉnh triều.Ngập úng do lũ: Ngoài biện pháp lên đê, xây cống để ngăn nước lũ thì việc phối hợp với các cơ quan quản lý hệ thống các công trình hồ chứa lớn ở thượng lưu nhằm làm giảm đến mức thấp nhất lượng nước lũ xả trong các thời kỳ mưa lớn.Đối với hệ thống cống kênh tiêu cũ cần cải tạo lại bằng cách nạo vét, làm cửa ngăn triều kết hợp đê bao ở những nơi cần thiết. Ngăn chặn một cách triệt để việc san lấp sông kênh không theo quy hoạch, buộc tái lập hiện trạng các kênh tiêu đã bị san lấp gây ra tình trạng ngập úng,Để giảm bớt việc úng ngập thường xảy ra như vùng đô thị hiện hữu, việc đô thị hoá ở những vùng mới phải có quy hoạch, quy định cụ thể tỷ lệ bê tông hoá và diện tích hồ điều tiết.Khu mới xây dựng ngoài quy định cốt nền xây dựng, cần xác định cốt đáy của các hệ thống cống sao cho ít bị ảnh hưởng triều trong tiêu thoát, và có tính đến trường hợp mực nước biển dâng cao hơn trong các thập niên tới (giải quyết bằng bài toán thuỷ lực nối hệ thống cống ngầm với hệ thống kênh rạch ảnh hưởng triều).Do ý thức của người dân chưa caoNgười dân thường có những hành vi như xả rác bừa bãi ra đường dẫn đến bít đường ống tiêu thoát nước làm cho tình trạng tiêu thoát nước khó khăn, làm giảm tiết diện tải nước cũng như làm tăng độ nhám của hệ thống, cản trở quá trình di chuyển của dòng chảy làm cho tình trạng ngập úng trầm trọng hơn. Mặt khác nhiều kênh rạch bị san lấp làm mất thể tích trữ nước.Do công tác quản lý đô thị kémTiến độ thực hiện các dự án, giải quyết vấn đề thường chậm, mối liên hệ phối hợp trong nghiên cứu, chủ động tìm giải pháp thích hợp chưa được quan tâm đúng mức.Đối với tiêu thoát nước thải khu vực nội thành: Vấn đề này đã được nghiên cứu nhiều như Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Tân Hoá-Lò Gốm, Kênh Đôi-Kênh Tẻ, Tham Lương-Bến Cát,... Vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện, giám sát chất lượng nhằm đưa các dự án vào thực tế một cách hiệu quả. Từ những vấn đề trên, muốn giải quyết vấn đề ô nhiễm cho vùng ngoại thành cần phải:Phát triển các khu công nghiệp theo quy hoạch và nhất thiết phải có xử lý ô nhiễm, không gây ảnh hưởng cho môi trường xung quanh.Phải có quy hoạch phát triển nông nghiệp cho vùng ngoại thành với yêu cầu là đất dùng cho sản xuất nông nghiệp phải là đất sạch.Đưa ra biện pháp công trình cho hợp lý.CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ THEO DÕI PHẦN THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM
Luận văn liên quan