Quyền sở hữu là một trong những loại quyền dân sự cơ bản được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền của chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp tài sản, pháp luật sở hữu còn ghi nhận các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu chống lại các hành vi xâm phạm. Bảo vệ quyền sở hữu là biện pháp Nhà nước tác động bằng pháp luật tới hành vi xử sự của con người nhằm thông qua đó bảo đảm cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của mình.
Ở Việt Nam, quyền sở hữu được bảo vệ thông qua nhiều biện pháp khác nhau, do nhiều ngành luật điều chỉnh. Trong các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, biện pháp dân sự có ý nghĩa thực tế nhất vì nó khôi phục lại tình trạng ban đầu về mặt vật chất cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp. Bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, Tòa án hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
30 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2183 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu trong bộ luật dân sự 2005 Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề
Quyền sở hữu là một trong những loại quyền dân sự cơ bản được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền của chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp tài sản, pháp luật sở hữu còn ghi nhận các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu chống lại các hành vi xâm phạm. Bảo vệ quyền sở hữu là biện pháp Nhà nước tác động bằng pháp luật tới hành vi xử sự của con người nhằm thông qua đó bảo đảm cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của mình.
Ở Việt Nam, quyền sở hữu được bảo vệ thông qua nhiều biện pháp khác nhau, do nhiều ngành luật điều chỉnh. Trong các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, biện pháp dân sự có ý nghĩa thực tế nhất vì nó khôi phục lại tình trạng ban đầu về mặt vật chất cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp. Bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, Tòa án hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
B. Nội dung
I. Một số vấn đề về quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu
1. Quyền sở hữu:
Điều 164 BLDS quy định:
“ Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”.
Như vậy, BLDS đã đưa ra một định nghĩa về quyền sở hữu bằng cách liệt kê những nội dung của quyền sở hữu và chủ thể của quyền này. Đây có thể xem là một phương pháp lập pháp rất riêng của Việt Nam, vì luật dân sự của các nước trên thế giới, họ không đưa ra khái niệm về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự, mà khái niệm này chỉ tồn tại trong khoa học luật.
Quyền chiếm hữu:
Theo cách hiểu thông thường nhất thì chiếm hữu là sự nắm giữ, chi phối vật về mặt thực tế. Điều 182 BLDS quy định: “ Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản”.
Như vậy, BLDS đã coi chiếm hữu là một quyền năng, là một trong ba bộ phận cấu thành quyền sở hữu. Liên quan đến vấn đề này, ở Việt Nam hiện nay đang còn nhiều tranh luận. Tựu trung lại có hai quan điểm phổ biến sau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng quyền sở hữu chỉ bao gồm hai nội dung: quyền sử dụng và quyền định đoạt. Còn chiếm hữu thực ra là một tình trạng chứ không phải là một quyền năng. Chiếm hữu là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của quyền sở hữu. Đây cũng là quan điểm trong luật dân sự của đa số các nước trên thế giới như Đức, Pháp, Nhật Bản…
- Quan điểm thứ hai cho rằng cách quy định như Điều 173 BLDS hiện nay là hoàn toàn hợp lý. Những người theo quan điểm này lý giải chiếm hữu là sự nắm giữ vật, tuy nhiên do sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà hiện nay có những vật không thể nắm giữ được (như năng lượng, sóng truyền hình…). Vấn đề chiếm hữu đã có từ thời nguyên thuỷ, từ khi chưa có pháp luật thì loài người đã chiếm hữu những vật sẵn có trong thiên nhiên. Khi có pháp luật rồi thì mới phát sinh khái niệm quyền chiếm hữu. Muốn chứng minh mình là chủ sở hữu thì tuỳ từng trường hợp: đối với bất động sản phải dựa vào việc đăng ký tài sản, còn đối với động sản thì bản thân sự chiếm hữu cũng là một cách thức để chứng minh. Không nên để ‘‘tình trạng chiếm hữu’’ như là khi xã hội chưa có luật pháp.
Tranh luận chiếm hữu là một tình trạng hay là một quyền sẽ có nguy cơ sa vào tranh luận về mặt học thuật. Vấn đề có ý nghĩa đặt ra là: cách quy định chiếm hữu là một bộ phận của quyền sở hữu như BLDS có ích lợi gì không? Dù chiếm hữu là một tình trạng hay một quyền thì vẫn cần phải có những quy định để bảo vệ sự chiếm hữu đó. Có nghĩa là để đảm bảo sự ổn định của các quan hệ pháp luật dân sự thì nên công nhận tình trạng chiếm hữu thực tế. Nếu không ta sẽ phải chứng minh tình trạng sở hữu tuyệt đối – một điều rất khó thực hiện và nhiều khi làm đảo lộn, thậm chí làm đảo lộn các quan hệ pháp luật dân sự. Qua tìm hiểu pháp luật của các nước trên thế giới (Pháp, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc…) chúng ta thấy các nước đều quy định theo hướng đó và do vậy, các quy định về chiếm hữu là một chế định riêng so tách khỏi chế định sở hữu.
Quyền sử dụng:
Điều 192 BLDS quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”.
Nói một cách dễ hiểu thì quyền sử dụng là quyền khai thác những lợi ích mang lại từ tài sản.
Quyền định đoạt:
Điều 195 BLDS quy định: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó”.
Quyền định đoạt có thể thực hiện bằng hai cách: quyết định về mặt thực tế hoặc quyết định về mặt pháp lý của tài sản.
2. Bảo vệ quyền sở hữu:
Quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản, quan trọng nhất của công dân, nên pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng đều có những quy định để bảo vệ quyền sở hữu. Điều 58 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”.
Theo lý luận truyền thống của luật dân sự thì bảo vệ quyền sở hữu được hiểu là những biện pháp trong khuôn khổ pháp luật tác động đến hành vi xử sự của con người, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu, khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu. Còn phương thức bảo vệ quyền sở hữu là cách thức mà Nhà nước và chủ sở hữu sử dụng để bảo vệ chủ sở hữu khỏi những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu, khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu. Quyền sở hữu được bảo vệ bằng các biện pháp hình sự, hành chính hay dân sự.
BLDS năm 2005 đã dành hẳn Chương XV (Phần thứ hai), bao gồm 7 điều từ Điều 255 đến Điều 261 để quy định về bảo vệ quyền sở hữu. Ngoài ra, quy định về bảo vệ quyền sở hữu còn nằm rải rác ở một số điều khác, theo đó, chủ sở hữu có quyền bảo vệ quyền sở hữu thông qua các phương thức sau :
- Tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu;
- Yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
II. Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự
1.Chủ sở hữu tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp
Tự bảo vệ quyền sở hữu là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản tự mình tiến hành các biện pháp trong khuôn khổ pháp luật nhằm bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình.
Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp được áp dụng các biện pháp nhất định để ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Hành vi xâm phạm trước tiên làm phát sinh quan hệ giữa chủ thể quyền và người xâm phạm. Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp hơn ai hết là người biết rõ mức độ và hậu quả của hành vi xâm phạm. Việc tự bảo vệ gắn liền với quyền lợi thiết thân của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Vì vậy, tự bảo vệ cũng chính là việc thực hiện hành vi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp.
Như chúng ta đã biết, đặc trưng lớn nhất của quyền dân sự là nguyên tắc tự định đoạt. Cũng chính vì lý do này mà luật dân sự được xếp vào luật tư ở những nước có sự phân biệt hệ thống pháp luật thành luật công và luật tư. Theo BLDS thì chủ sở hữu có quyền tự thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của chính mình. Ví dụ: chủ sở hữu nhà ở xây tường bao xung quanh nhà của mình để bảo vệ nhà của mình khỏi bị xâm phạm từ bên ngoài, chủ vườn cây ăn quả rào vườn và thuê người bảo vệ, trông nom vườn cây của mình…
Quyền của chủ sở hữu tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản của mình không phải là tuyệt đối, mà có giới hạn của nó. Giới hạn đó chính là “ không được xâm phạm đến lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác ”. Các hành vi như: giăng dây điện quanh ao cá, vườn cây để chống trộm, làm hố chông quanh gốc cây ăn quả … dẫn đến làm người khác bị chết (kể cả kẻ trộm), đều bị coi là hành vi trái pháp luật, phải bồi thường thiệt hại và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
Việc tự bảo vệ là một yêu cầu cần thiết trong mọi phương thức bảo vệ quyền sở hữu. Dù tự bảo vệ hay yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ. Khi yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải cung cấp các chứng cứ, tài liệu là cơ sở để giải quyết. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu chỉ được thực hiện có hiệu quả nếu chủ thể thực sự tự bảo vệ một cách tích cực. Nói một cách khác, chủ sở hữu, người chiếm hữu không chỉ thể hiện vai trò chủ động của mình trong việc tự bảo vệ mà ngay cả khi có sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Việc tự bảo vệ là biện pháp thể hiện tính định đoạt cao độ của chủ thể: Khi phát hiện ra hành vi xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền chủ động lựa chọn cách thức bảo vệ phù hợp như: yêu cầu người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, yêu cầu người chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Chủ thể có quyền chủ động thương lượng, hòa giải bất cứ lúc nào trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Về cách thức : Biện pháp tự bảo vệ có thể tiến hành dưới bất kỳ cách thức nào, miễn là không trái pháp luật và đạo đức xã hội, trong khi việc khởi kiện hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết phải tuân thủ theo những điều kiện, trình tự, thủ tục nhất định như: điều kiện về chủ thể khởi kiện, thẩm quyền giải quyết, hình thức tiến hành…
Về tính kinh tế : Biện pháp tự bảo vệ là biện pháp có tính kinh tế cao nhất do tiết kiệm được thời gian, chi phí tốn kém cho việc giải quyết tranh chấp. Trong khi việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp khởi kiện không chỉ tốn kém về thời gian cho việc giải quyết theo trình tự tố tụng mà còn tốn kém chi phí cho việc tham gia tố tụng, chi phí giám định.
Hiệu quả bảo vệ : Biện pháp tự bảo vệ là biện pháp mang tính kịp thời, tạo khả năng ngăn chặn hành vi xâm phạm ngay từ đầu. Ngay khi phát hiện ra có hành vi xâm phạm hoặc khả năng xâm phạm, chủ thể có thể áp dụng ngay lập tức mà không cần chờ bất kỳ một thủ tục nào. Đặc điểm này cũng phần nào tránh được vụ việc xâm phạm trở nên nghiêm trọng hơn. Biện pháp tự bảo vệ bên cạnh những ưu điểm về hiệu quả bảo vệ như: nhanh chóng, kịp thời, một hạn chế lớn nhất của biện pháp này là hiệu quả bảo vệ không cao do không được bảo đảm bằng tính cưỡng chế nhà nước. Yêu cầu của chủ thể không được bảo đảm bằng cơ chế mang tính quyền lực Nhà nước mà hoàn toàn trông chờ, phụ thuộc vào sự tự nguyện và thiện chí của bên xâm phạm. Do vậy, nếu bên xâm phạm không tự nguyện, thiện chí chấm dứt hành vi xâm phạm, khắc phục hậu quả đã gây ra thì biện pháp này không mang lại hiệu quả.
Các hành vi tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp trong thực tế rất đa dạng. Hiệu quả của các biện pháp này đến đâu phụ thuộc vào chính khả năng của bản thân chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Vấn đề đặt ra là khi chủ sở hữu không có năng lực hành vi dân sự để có thể tự mình bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản, thì pháp luật dự liệu như thế nào ? BLDS Việt Nam đã có một cơ chế để xử lý vấn đề này, đó chính là chế định giám hộ. Theo Điều 65 BLDS, người giám hộ có nghĩa vụ:
“1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;
2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;
3. Quản lý tài sản của người được giám hộ;
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ”.
Tất nhiên, bù lại, người giám hộ sẽ được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý, bảo vệ tài sản của người được giám. Nếu người giám hộ có hành vi vi phạm pháp luật (như lợi dụng việc giám hộ để chiếm đoạt tài sản của người được giám hộ), thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Trong trường hợp này, việc giám hộ bị chấm dứt để thay thế bằng một quan hệ giám hộ mới, với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Một biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu rất có hiệu quả của chủ sở hữu là biện pháp đăng ký quyền sở hữu. Cơ sở pháp lý của quyền này là Điều 167 - BLDS. Tuy nhiên, để xác định những loại tài sản nào phải đăng ký thì không chỉ dựa vào Bộ luật dân sự mà còn dựa vào các văn bản pháp luật chuyên ngành (Bộ luật Hàng hải, Luật Đất đai, Luật Hàng không dân dụng…). Thông thường, tài sản đó là nhà ở, quyền sử dụng đất, ô tô, xe máy, tàu thuỷ, thuyền, máy bay… Việc đăng ký tài sản rất có ý nghĩa, vì trong các hợp đồng dân sự đòi hỏi phải đăng ký, nó là thời điểm hoàn tất việc chuyển giao quyền sở hữu, đồng thời là cũng là thời điểm để chủ sở hữu có thực hiện quyền của mình với người thứ ba khi tài sản có tranh chấp. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng việc đăng ký tài sản ở Việt Nam hiện nay được thực hiện chưa nghiêm túc. Nguyên nhân là do thủ tục hành chính còn rườm rà, lệ phí cao so với mức sống trung bình của người dân, song nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn chưa tốt. Đây là một thực tế gây rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp xảy ra.
Trên thực tế, biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình là biện pháp diễn ra phổ biến nhất và cũng có hiệu quả nhất. Người Việt Nam có truyền thống “ dĩ hòa vi quý ”, kiện nhau ra Toà cũng chỉ là trường hợp bất đắc dĩ. Tuy nhiên, với sự phát triển của cơ chế thị trường, trong những năm gần đây, các hành vi vi phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp bắt đầu có xu hướng tăng. Trong những trường hợp này, biện pháp tự bảo vệ xem ra không còn phát huy tác dụng, và chủ sở hữu phải sử dụng đến các biện pháp khác để có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Chủ sở hữu yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại:
Ví dụ 1: A là chủ sở hữu của một căn nhà. B là hàng xóm của A, trong khi đào móng làm nhà, đã đào sát tường nhà A, làm sụt và nứt tường của nhà A.
Ví dụ 2: C là chủ sở hữu một căn nhà. D là hàng xóm của C đã để ống thoát nước mưa của nhà mình chảy dội sang nhà C, làm ngấm tường của nhà C. Trong một lần mưa to, lượng nước mưa chảy xuống nhiều đã làm hư hỏng bức tranh quý của nhà C treo trên tường.
Các ví dụ trên xảy ra rất phổ biến trong thực tế. Trong các trường hợp trên, A và C với tư cách là chủ sở hữu có quyền gì đối với B và D không? Theo các quy định của BLDS Việt Nam, thì A và C, với tư cách là chủ sở hữu có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, có quyền yêu cầu B và D – những người có hành vi cản trở việc thực hiện quyền sở hữu của mình – phải chấm dứt hành vi vi phạm. Tức là A có quyền yêu cầu B phải ngừng việc đào móng sát tường nhà của mình để tìm biện pháp khác; C có quyền yêu cầu D phải dẫn nước thoát theo đường ống khác để nước không chảy và ngấm sang tường nhà mình.
Tuy nhiên, tường nhà của A đã bị sụt và nứt, bức tranh quý của nhà C đã bị hư hỏng. A và C có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo cách thức và mức do hai bên thoả thuận.
Đây chính là cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trên thực tế thường thông qua con đường các bên tự thỏa thuận. Như đã nói ở trên, xuất phát từ nguyên tắc tự định đoạt, nên các bên hoàn toàn có quyền tự bàn bạc, thu xếp với nhau mà không cần thông qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cơ chế này tỏ ra rất hữu hiệu trong rất nhiều trường hợp, vì nó có những lợi ích cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, các bên không phải mất thời gian, chi phí để khởi kiện tại Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Thứ hai, xét về mặt tình cảm, như đã nói ở trên, với truyền thống “ dĩ hòa vi quý ” của người Việt Nam, thì phương thức tự dàn xếp này nếu thành công sẽ giữ gìn được mối quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa các bên, duy trì được tình làng nghĩa xóm;
- Thứ ba, nếu dàn xếp được, thì thông thường là các bên sẽ tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục và bồi thường thiệt hại, khỏi phải thông qua cơ chế thi hành bản án, quyết định dân sự - một vấn đề rất nhức nhối hiện nay khi các bản án, quyết định dân sự còn tồn đọng, không được thi hành trên thực tế còn đang chiếm một tỷ lệ rất lớn;
- Thứ tư, có một thực tế ở Việt Nam hiện nay là nhiều vụ án hình sự ( giết người, cố ý gây thương tích, cố ý huỷ hoại tài sản…) có nguồn gốc từ các tranh chấp dân sự. Nếu hoà giải thành thì có thể tránh được những trường hợp đau lòng, gây thiệt hại cho các bên và cho xã hội.
Rõ ràng, cơ chế trên vừa đem lại lợi ích cho các bên cũng như cho Nhà nước. Nhận thức được những lợi ích này, Nhà nước ta đã thiết lập cả một thể chế, thiết chế về hoà giải. Về thể chế, đó là Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành. Về thiết chế, đó là các Tổ hoà giải ở cơ sở ( xóm, thôn, tổ dân phố ) dưới sự quản lý và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Tư pháp xã phường và Uỷ ban mặt trận Tổ quốc cùng cấp. Đây chính là một trong những điểm ưu việt của pháp luật Việt Nam, được quốc tế đánh giá cao.
Cũng giống như biện pháp chủ sở hữu tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp, biện pháp tự dàn xếp này cũng có giới hạn của nó. Giới hạn đó cũng chính là “ lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác ”. Các hành vi như tự ý tổ chức “ cưỡng chế đòi nợ ”, thoả thuận dàn xếp với nhau để vi phạm quyền lợi của người thứ ba… đều bị coi là hành vi trái pháp luật và bị xử lý ( cả về mặt hình sự hoặc hành chính nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc vi phạm ). Pháp lệnh hoà giải cũng quy định phạm vi hoà giải không bao gồm các vụ việc có dấu hiệu hình sự hoặc hành chính. Trong những trường hợp trên, việc chủ sở hữu thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình đã vượt quá giới hạn cần thiết và do vậy bị coi là bất hợp pháp.
Sự tự thỏa thuận sẽ không phát huy tác dụng nếu bên vi phạm vẫn cố tình vi phạm mặc dù chủ sở hữu đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, các bên đương sự không thoả thuận được với nhau về cách thức, mức bồi thường thiệt hại… Trong các trường hợp này, chủ sở hữu nếu muốn thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu của mình, thì chỉ còn cách yêu cầu Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác can thiệp.
3. Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại:
Xét về mức độ can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ pháp luật, thì trong quan hệ pháp luật dân sự, sự can thiệp này ở mức độ thấp nhất, xuất phát từ chính bản thân quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ mang tính bình đẳng thoả thuận giữa các bên, Nhà nước chỉ can thiệp khi thật cần thiết. Trong trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, mặc dù chủ sở hữu đã yêu cầu người có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại, nhưng không đạt được kết quả như mong muốn, thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác – với tư cách là cơ quan công quyền – buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3.1. Chủ sở hữu yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải