Đề tài Các quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm và việc hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó tòa án có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật. Quá trình tiến hành giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó có thể nói việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đóng vai trò quan trọng. Việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Trong giai đoạn này qua việc xét hỏi và tranh luận dân chủ, công khai tại phiên tòa, hội đồng xét xử kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ những chứng cứ, tình tiết của vụ án đã có trong hồ sơ và tại phiên tòa để đưa ra phán quyết cuối cùng. Vì vậy, việc hoàn thiện BLTTHS hiện hành nói chung cũng như việc hoàn thiện các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm nói riêng nhằm đáp ứng các yêu cầu cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa là hết sức cần thiết. Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này, em lựa chọn đề tài “Các quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm và việc hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này ” để thực hiện bài tập học kì.

doc17 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2382 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm và việc hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó tòa án có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật. Quá trình tiến hành giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó có thể nói việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đóng vai trò quan trọng. Việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Trong giai đoạn này qua việc xét hỏi và tranh luận dân chủ, công khai tại phiên tòa, hội đồng xét xử kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ những chứng cứ, tình tiết của vụ án đã có trong hồ sơ và tại phiên tòa để đưa ra phán quyết cuối cùng. Vì vậy, việc hoàn thiện BLTTHS hiện hành nói chung cũng như việc hoàn thiện các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm nói riêng nhằm đáp ứng các yêu cầu cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa là hết sức cần thiết. Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này, em lựa chọn đề tài “Các quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm và việc hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này ” để thực hiện bài tập học kì. NỘI DUNG LÝ LUẬN VỀ CÁC QUY ĐỊNH CHUNG CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM. Phiên tòa sơ thẩm phải được xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có một Thẩm phán và hai Hội thẩm; trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm… Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục. Dựa vào khoản 1 Điều 184 BLTTHS năm 2003 thì tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng, người giám định, xem xét vật chứng và nghe ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Đây là quy định quan trọng trong quá trình xét xử sơ thẩm, vì chỉ khi Hội đồng xét xử trực tiếp tiến hành các hoạt động tố tụng tại phiên tòa mới có thể đảm bảo cho quá trình xét xử vụ án được chính xác, khách quan. Việc xét xử trực tiếp của tòa án đối với những người có liên quan trong vụ án, những người có mặt tại phiên tòa sẽ tạo cho Hội đồng xét xử sự đối chiếu, so sánh lời khai… để có quyết định đúng đắn nhất. Để bảo đảm tính liền mạch của quá trình tố tụng một vụ án hình sự thì việc tiến hành xét xử của tòa án cần phải được tiến hành liên tục. Để Hội đồng xét xử tập trung tư tưởng một cách xuyên suốt vào vụ án và những người tham dự dễ theo dõi việc xét xử. Như vậy, việc xét xử cần được tiến hành liên tục từ khi khai mạc phiên tòa cho đến khi tuyên án trừ: thòi gian nghỉ (nghỉ qua đêm, ngày chủ nhật, ngày lễ, nghỉ vì lí do khách quan khác). Thời gian nghị án cũng là thời gian Tòa án làm việc. Khi chưa kết thúc phiên tòa đã được bắt đầu thì Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên không được tiến hành tố tụng đối với vụ án khác. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm được quy định tại Điều 185 bao gồm: một thẩm phán và hai hội thẩm. Đối với trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm. Việc pháp luật không quy định số lượng thẩm phán và hội thẩm ngang nhau là nhằm đảm bảo cho việc thực hiện quyền lực của hội thẩm. Đồng thời, việc quy định số lượng hội thẩm luôn lớn hơn thẩm phán là bảo đảm tính nhân dân, sự giám sát của nhân dân vào quá trình xét xử vụ án hình sự sơ thẩm. Hội đồng xét xử phải tham gia xét xử vụ án từ khi khai mạc phiên tòa đến khi kết thúc. một thẩm phỏn và hai hội thẩm. Đối với trường hợp vụ ỏn cú tớnh chất nghiờm trọng, phức tạp, thỡ Hội đồng xột xử cú thể gồm hai thẩm phỏn và ba hội thẩm. Việc xét xử vụ án sẽ không hề bị gián đoạn khi thẩm phán hoặc hội thẩm không tiếp tục tham gia phiên tòa nếu có thẩm phán hoặc hội thẩm dự khuyết. Yêu cầu thẩm phán hoặc hội thẩm dự khuyết phải có mặt từ đầu tại phiên tòa mới được tham gia xét xử. Trong trường hợp không có thẩm phán, hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu. Những chủ thể khác tham gia phiên tòa sơ thẩm. Luật tố tụng hình sự quy định những người sau cần có mặt tại phiên tòa: Quy định đối với Kiểm sát viên. Điều 189 Bộ luật tố tụng hình sự quy định kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa. Nếu vụ án có tính chất phức tạp nghiêm trọng thì có thể có hai kiểm sat viên cùng tham gia phiên tòa. Họ thực hành quyền công tố, quyết định truy tố người phạm tội trước tòa. Họ còn phải kiểm sát việc chấp hành các thủ tục tố tụng của Hội đồng xét xử. Nếu có những vụ việc đặc biệt mà bị can, bị cáo là những người có vị trí trong xã hội, người nước ngoài có thể chịu mức hình phạt cao nhất thì Viện trưởng hoặc Phó viện trưởng viện kiểm sát trực tiếp tham gia phiên tòa. Với vai trò hết sức quan trọng của mình trong quá trình tố tụng nên khi vắng mặt hoặc bị thay đổi kiểm sát viên phiên tòa sẽ bị hoãn. Do đó để khắc phục tình trạng trên, thì sẽ quy định cử thêm kiểm sát viên dự khuyết, để cho phiên tòa luôn được diễn ra liên tục không bị gián đoạn. Đối với bị cáo Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của tòa án, nếu vắng mặt không có lí do chính đáng thì bị áp giải. Theo đó bị cáo bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa nhằm đảm bảo nguyên tắc xét xử trực tiếp cũng như tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền bào chữa của bị cáo. Nếu bị cáo vắng mặt có lí do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa, lí do chính đáng phải được báo cho tòa án biết trước khi khai mạc phiên tòa. Nếu trong vụ án đồng phạm có nhiều bị cáo trong đó có bị cáo bỏ trốn, có bị cáo không bỏ trốn thì tòa án vẫn ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với tất cả các bị cáo. Khi đó bị cáo không bỏ trốn sẽ bị tạm giam theo Điều 176, 177 Bộ luật tố tụng hình sự, và ra lệnh truy nã đối với bị cáo bỏ trốn. Hết thời hạn một tháng mà việc truy nã không có kết quả, thì tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt bị cáo bỏ trốn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 187 bộ luật tố tụng hình sự. Người bào chữa Căn cứ vào Điều 190 thì người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho tòa án. Nếu người bào chữa vắng mặt thì tòa án vẫn tiến hành xét xử. Trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của BLTTHS, đó là: trường hợp bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hay tâm thần hoặc trường hợp bị cáo bị truy tố đưa ra xét xử về tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình mà người bào chữa vắng mặt, thì hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Nhằm đảm bảo cho bị cáo được hưởng quyền bào chữa thì trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên, bị nhược điểm về thể chất mà không mời được người bào chữa thì hội đồng xét xử yêu cầu cử người bào chữa.Việc từ chối người bào chữa của bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải được lập thành văn bản, nhưng cần có được sự chấp nhận của hội đồng xét xử. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên tòa. Nếu họ vắng mặt thì tùy trường hợp, hội đồng xét xử hoãn phiên tòa (nếu sự có mặt của họ là cần thiết) hoặc vẫn cứ tiến hành xét xử (nếu sự vắng mặt của họ không trở ngại cho việc xét xử). Nếu thấy sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì hội đồng xét xử có thẻ tách việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự Điều 191 bộ luật tố tụng hình sự. Người làm chứng. Người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa thì tùy từng trường hợp, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó họ đã có lời khai ở cơ quan điều tra và tòa án quyết định vẫn tiến hành xét xử thì chủ tọa phiên tòa công bố lời khai đó của họ Điều 192 bộ luật tố tụng hình sự. Nếu có lệnh triệu tập của tòa án mà người làm chứng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng thì hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải. Vì sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử. Người giám định. Người giám định vắng mặt tại phiên tòa thì tòa án hoãn phiên tòa nếu thấy sự có mặt của họ là cần thiết. Nếu người giám định đã có kết luận viết và sự vắng mặt của họ không gây trở ngại cho việc xét xử thì tòa án vẫn xét xử Điều 193 bộ luật tố tụng hình sự. Thời hạn hoãn phiên tòa. Việc hoãn phiên tòa sơ thẩm với thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa được quy định đối với các trường hợp sau: Cần thay đổi thẩm phán hoặc hội thẩm; Cần thay đổi kiểm sát viên tại phiên tòa; Cần thay đổi thư kí tòa án; Cần thay đổi thư kí phiên tòa; Bị cáo vắng mặt có lí do chính đáng; Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên tòa; Người bào chữa vắng mặt; Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ vắng mặt tại phiên tòa; Người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa; Người giám định vắng mặt tại phiên tòa. Việc điều luật quy định thời hạn hoãn phiên tòa cố định là đảm bảo cho việc xét xử vụ án không kéo dài, ảnh hưởng đến tư tưởng người tham gia tố tụng, đặc biệt là bị cáo. Giới hạn của việc xét xử. Điều 196 bộ luật tố tụng hình sự quy định: Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà viện kiểm sát đã truy tố. Việc quy định như vậy là vì tòa án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử, tức là làm trọng tài phân xử quan điểm giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, mà tự mình không có chức năng buộc tội nên tòa án chỉ xem xét những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Quy định này cũng bảo đảm cho bị cáo thực hiện đầy đủ quyền bào chữa của mình. Tòa án không dược xét xử những người và những hành vi chưa được viện kiểm sát truy tố và không xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn tội danh mà viện kiểm sát truy tố. Việc rút quyết định truy tố. Trước khi mở phiên tòa, nếu xét thấy có căn cứ để rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố thì kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án báo cáo đề xuất lãnh đạo viện kiểm sát xem xét quyết định. Việc rút quyết định truy tố phải được thể hiện thành văn bản và phải nêu rõ lí do. Nếu viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố thì tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án. Nếu chỉ rút một phần quyết định truy tố thì hội đồng xét xử chỉ xét xử phần không rút truy tố. Nội quy phiên tòa và biện pháp xử lý đố với người vi phạm trật tự phiên tòa. Để giữ gìn trật tự phiên tòa, trước khi bắt đầu phiên tòa thư kí tòa ánphổ biến nội quy phiên tòa và hướng dẫn những người tham gia tố tụng cách xưng hô tại phiên tòa. Việc quy định nội quy phiên tòa để nhằm đảm bảo cho việc xét xử được trang nghiêm, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, nhâm phẩm, danh dự cho những người tham gia phiên tòa; tạo điều kiện cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc điều khiển và duy trì kỷ luật phiên tòa do chủ tọa phiên tòa đảm nhận, mọi người tham gia phiên tòa phải có thái độ tôn trọng hội đồng xét xử tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa. Những người vi phạm nội quy phiên tòa sẽ bị xử lý hành chính , và thẩm quyền xử lý vi phạm được giao cho chủ tọa phiên tòa. Việc ra bản án và các quyết định của Tòa án. Theo điều 199 bộ luật tố tụng hình sự việc ra bản án cần tuân thủ triệt để nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định đa số. Bản án của tòa án quyết định bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Khi đó quyết định của hội đồng xét xử có thể được thông qua tại phòng xét xử hoặc tại phòng nghị án, quyết định đó được thể hiện trong bản án. Các quyết định được thông qua bằng hình thức biểu quyết theo đa số, còn các quyết định như hoãn phiên tòa, giải quyết yêu cầu của người tham gia tố tụng, được hội đồng xét xử theo luận và thông qua tại phòng xử án. Biên bản phiên tòa. Tại phiên tòa, trong quá trình xét xử, thư kí tòa án có nhiệm vụ ghi rõ mội diễn biến ở phiên tòa. Biên bản phiên tòa là văn bản thể hiện đầy đủ, khách quan toàn bộ diễn biến phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Biên bản phiên tòa là tài liệu quan trọng giúp cho tòa án cấp trên xem xét trong xét xử theo trình tự phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm đối với việc xét xử của tòa án cấp dưới. Kết thúc phiên tòa chủ tọa phiên tòa phải kiểm tả biên bản nhằm phát hiện ra những sai xót để kịp thời sửa đổi và bổ sung. Nhằm đảm bảo tính khách quan, công khai của phiên tòa xét xử thì biên bản phiên tòa có thể cho những người liên quan tại phiên tòa xét xử xem, và họ có quyền được ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản. HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CHUNG CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM. Có lẽ điểm hạn chế lớn nhất cần khắc phục trong phần các quy định chung của bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm là việc quy định thành phần hội đồng xét xử. Như đã trình bày ở phần lí luận chung bên trên theo quy định tại Điều 185 bộ luật tố tụng hình sự thì đa số các thành viên trong hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là hội thẩm: một thẩm phán và hai hội thẩm; hay với những vụ án quan trọng thì sẽ là hai thẩm phán và ba hội thẩm. Nhưng thực tế cho thấy các hội thẩm thường là những người đại diện cho quần chúng nhân dân, được nhân dân cử ra. Với nhiệm vụ chủ yếu là giám sát việc xét xử phiên tòa, cộng với việc không có trình độ chuyên môn về xét xử, yếu kém về nghiệp vụ cho nên việc quy định số lượng của họ nhiều hơn số lượng thẩm phán là hoàn toàn không phù hợp. Vì vậy nguyên tắc “khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” trong nhiều trường hợp chỉ mang tính hình thức dễ dẫn đến việc xét xử thiếu công bắng, khách quan làm oan, sai vụ án cũng như người vô tội. Do đó, để nhằm hoàn thiện quy định trên theo tôi thì Điều 185 bộ luật tố tụng hình sự cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định các thẩm phán phải chiến đa số trong hội đồng xét xử sơ thẩm. Có như vậy mới đảm bảo cho việc xét xử vụ án tại phiên tòa sơ thẩm có tính chính xác cáo hơn, hạn chế khả năng vụ án sẽ bị kháng cáo phúc thẩm, hay các thủ tục tố tụng khác làm cho việc thi hành quyết định bản án trậm chễ, cũng như sự tồn đọng án. KẾT LUẬN Như vậy, trên đây là toàn bộ quá trình nghiên cứu về quy định chung tại phiên tòa xét xử sơ thẩm. Mặc dù các nhà lập pháp đã quy định hết sức rõ ràng và chi tiết về trình tự, thủ tục, số lượng, nguyên tắc trong quá trình xét xử sơ thẩm, nhưng vẫn còn có những điểm khiếm khuyết nhất định cần phải sửa đổi bổ sung. Nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật, làm cho hệ thống tư pháp của nước ta ngày càng có vị thế trong hệ thống các cơ quan của nhà nước cững như tạo niềm tin trong lòng quần chúng nhân dân. Các quy định tại Chương XVIII của BLTTHS: Theo quy định của BLTTHS thì khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 16); toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số (Điều 17). Mặt khác, theo quy định tại Điều 185 BLTTHS thì đa số các thành viên trong HĐXX là hội thẩm. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy do các hội thẩm thường là những người không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về xét xử nên khi tham gia vào quá trình xét xử, họ thường có tâm lí ỷ lại và phụ thuộc vào thẩm phán chủ toạ phiên toà. VÌ vậy, trên thực tế nguyên tắc “khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” trong nhiều trường hợp chỉ mang tính hình thức dễ dẫn đến việc xét xử oan, sai. Để khắc phục thực trạng này, chúng tôi cho rằng Điều 185 BLTTHS cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định các thẩm phán phải chiếm đa số trong HĐXX. Thứ năm, các quy định tại Chương XVIII của BLTTHS: Cần chuyển các điều từ 184 đến 186 của Chương này về Chương… Toà án và bổ sung một điều luật mới về hình thức phiên toà quy định về vị trí ngồi của HĐXX, các chủ thể của bên buộc tội, bên bào chữa và các chủ thể khác tham gia phiên toà; về sự có mặt của công tố viên trước khi HĐXX vào pḥng xử án. Quy định tại Điều 185 BLTTHS hiện hành cần sửa đổi bổ sung với nội dung như sau: “HĐXX sơ thẩm có thể chỉ có một thẩm phán hoặc gồm hai thẩm phán và một hội thẩm. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì HĐXX có thể gồm ba thẩm phán và hai hội thẩm. Đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán và hai Hội thẩm…”. TS. Nguyễn Đức Mai, Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương Theo: Tạp chí Luật học, số 07  năm 2008 đột phá ở phiên tòa sơ thẩm Tranh tụng không chỉ diễn ra ở phiên tòa sơ thẩm nhưng cần xác định tranh tụng ở phiên ṭa sơ thẩm là khâu đột phá vì xét xử sơ thẩm là giai đoạn trung tâm trong tiến trình tố tụng. Do vậy cần sửa đổi bổ sung các quy định cụ thể của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 để phiên tòa sơ thẩm có tính tranh tụng. Trước hết, cần sửa Điều 10 theo hướng xác định tòa án - cơ quan xét xử - không có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Tòa cũng có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật nhưng thực hiện nhiệm vụ đó thông qua chức năng xét xử

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBamp192I T7852P H7884C K7922 TTHS.doc
  • docBamp192I T7852P H7884C K7922 TH431416NG M7840I 1.doc
  • docBT H7884C K7922 2727844T 272AI.doc
Luận văn liên quan