Thuế nhập khẩu ở Australia được tính trên cơ sở giá FOB có nghĩa là giá của hàng hoá đã được đóng vào container và được chuyển lên sàn tàu tại cảng xuất hàng (là cảng biển hoặc cảng hàng không). Cước vận tải và phí bảo hiểm nội địa cho tới đại điểm cuối cùng tại cảng xuất khẩu được bao gồm trong tổng giá tính thuế. Để xác định giá trị lô hàng nhập khẩu ghi bằng đồng ngoại tệ sang đồng đô la Australia, hải quan Australia sử dụng tỷ giá hối đoái tương ứng vào thời điểm xuất hàng.
Australia sư dụng Biểu thuế nhập khẩu chung đối vớicác mặt hàng nhập khẩu từ cácnướcđang phát triển (Nhật, Mỹ, Anh ). Bên cạnh biểu thuế này, Australia cũng dành một số ưu đãi cho nhiều nhóm nước (ví dụ như đối với các nước đang phát triển và các quốc đảo – Forum Island Coutries – có đủ điều kiện được hưởng ưu đãi) hay dưới hình thức hiệp định thương mại song phương như Papua New Guinea, New Zealand, Singapore, Mỹ và Thái Lan.
Papua New Guinea, New Zealand, Singapore, Mỹ và Thái Lan và quốc đảo ở khu vực Thái Bình Dương được miễn thuế khi xuất khẩu hầu hết các sản phẩm vào khu vực Australia với điều kiện hàng hoá phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ liên quan. Kể từ Ngày 1/7/2003, tất cả các mặt hàng xuất xứ từ những nước kém phát triển (LDCs) v à Đông Timor cũng được miễn thuế khi xuất khẩu vào thị trường Australia.
Từ năm 1980, chính phủ Australia đã thực hiện một chương trình cải cách thuế trên diện rộng, dẫn tới việc cắt giảm đáng kể về bảo hộ công nghiệp c ủa Australia.
Từ Ngày 1/7/1996, Biểu thuế nhập khẩu chung đã ở mức 5% giá trị FOB. Danh mục những sản phẩm thuộc diện chịu mức thuế suất cao hơn bao gồm hàng dệt may, giày dép và ô tô.
21 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2784 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các rào cản thuế quan và phi thuế quan của Úc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa Kinh Tế - ĐHQG Tp.HCM
Bộ môn Kinh Tế Đối Ngoại – Lớp K07402A
(((
Đề tài:
Các rào cản thuế quan – phi thuế quan của Úc
Nhóm thực hiện: CMCB
Danh sách thành viên:
Trần Thị Minh An K074020148
Trương Thị Ngọc Ánh K074020156
Trần Dương Huy Bình K074020157
Hồ Thị Thanh Hảo K074020174
Nguyễn Thị Hiển K074020177
Nguyễn Thị Thu Hoàn K074020180
Nguyễn Thị Như Huệ K074020182
Trương Tiến Hùng K074020185
Lưu Thị Hằng Nga K074020211
Lê Thị Hà Quyên K074020227
Phạm Ngọc Thanh Tùng K074020265
-Tháng 12/2009-
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ AUSTRALIA 2
CHƯƠNG II: CÁC RÀO CẢN THUẾ QUAN – PHI THUẾ QUAN CỦA ÚC 3
2.1 RÀO CẢN THUẾ QUAN 3
2.1.1 Các loại thuế 3
2.1.2 Thuế ưu đãi 4
2.2 RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN 5
2.2.1 Các biện pháp cấm: 5
2.2.2 Hạn ngạch 7
2.2.3 Thủ tục hải quan 8
2.2.4 Rào cản kỹ thuật 9
2.2.5 Vệ sinh động thực vật 12
2.2.6 Quy định về thương mại và dịch vụ 13
2.2.7 Sở hữu trí tuệ 19
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ AUSTRALIA
Tên quốc gia đầy đủ: Liên bang Australia (Commnwealth of Australia)
Vị trí địa lý: Australia là thuộc Châu Đại Dương, là lục địa nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.Tổng diện tích: 7.686.850 Km2, trong đó diện tích đất đai là 7.617.930 Km2 và diện tích mặt nước là 68.920 km2. Australia là nước có diện tích lớn thứ 6 trên thế giới., sau Nga, Canada. Trung Quốc, Mỹ và Braxin
Điều kiện tự nhiên: Australia là một lục địa lâu đời nhất do tác dụng của sự xói mòn cách đây khoảng 250 triệu năm. Hiện nay Australia đã trở thành miền đất lớn bằng phẳng, ổn định nhất thế giới với sự đa dạng về địa hình và cũng là một trong những lục địa khô nhất thế giới. Do quy mô diện tích lớn nên phong cảnh tự nhiên của Australia hết sức đa dạng.
Tài nguyên: Australia rất giàu tài nguyên khoáng sản như vàng, bô xít, sắt, kẽm, đồng, kim cương, than, uranium, dầu khí và thiếc. Đất đai và khí hậu ở Australia khá thuận cho việc phát triển ngành nông nghiệp và chăn nuôi.Khí hậu: Có khí hậu nhiệ đới ở phía Bắc và ôn đới ở phía Nam và phía Đông. Nhiệt độ trung bình là 27°C ở phái Bắc và 13° C ở phái Nam.
Dân số: 20.090.437 người (ước tính đến tháng 7/2005), Australia là một trong số những nước có mức đô thị hoá cao nhất thế giới, với 70% dân số tập trung phần lớn ở 10 thành phố lớn.
CHƯƠNG II: CÁC RÀO CẢN THUẾ QUAN – PHI THUẾ QUAN CỦA ÚC
RÀO CẢN THUẾ QUAN
Các loại thuế
Thuế nhập khẩu ở Australia được tính trên cơ sở giá FOB có nghĩa là giá của hàng hoá đã được đóng vào container và được chuyển lên sàn tàu tại cảng xuất hàng (là cảng biển hoặc cảng hàng không). Cước vận tải và phí bảo hiểm nội địa cho tới đại điểm cuối cùng tại cảng xuất khẩu được bao gồm trong tổng giá tính thuế. Để xác định giá trị lô hàng nhập khẩu ghi bằng đồng ngoại tệ sang đồng đô la Australia, hải quan Australia sử dụng tỷ giá hối đoái tương ứng vào thời điểm xuất hàng.
Australia sư dụng Biểu thuế nhập khẩu chung đối vớicác mặt hàng nhập khẩu từ cácnướcđang phát triển (Nhật, Mỹ, Anh…). Bên cạnh biểu thuế này, Australia cũng dành một số ưu đãi cho nhiều nhóm nước (ví dụ như đối với các nước đang phát triển và các quốc đảo – Forum Island Coutries – có đủ điều kiện được hưởng ưu đãi) hay dưới hình thức hiệp định thương mại song phương như Papua New Guinea, New Zealand, Singapore, Mỹ và Thái Lan.Papua New Guinea, New Zealand, Singapore, Mỹ và Thái Lan và quốc đảo ở khu vực Thái Bình Dương được miễn thuế khi xuất khẩu hầu hết các sản phẩm vào khu vực Australia với điều kiện hàng hoá phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ liên quan. Kể từ Ngày 1/7/2003, tất cả các mặt hàng xuất xứ từ những nước kém phát triển (LDCs) v à Đông Timor cũng được miễn thuế khi xuất khẩu vào thị trường Australia.
Từ năm 1980, chính phủ Australia đã thực hiện một chương trình cải cách thuế trên diện rộng, dẫn tới việc cắt giảm đáng kể về bảo hộ công nghiệp c ủa Australia.
Từ Ngày 1/7/1996, Biểu thuế nhập khẩu chung đã ở mức 5% giá trị FOB. Danh mục những sản phẩm thuộc diện chịu mức thuế suất cao hơn bao gồm hàng dệt may, giày dép và ô t ô.
Thuế ưu đãi
Ưu đãi may mặc & giày dép:
Australia dành những ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng may mặc và giày dép sản xuất thủ công và cho phép miễn thuế nhập khẩu những mặt hàng này. Tiêu chí đối với những ưu đãi này rất khắt khe, đòi hỏi các sản phẩm phải được làm bằng phương pháp thủ công, không sử dụng công cụ cầm tay có dùng điện và trong trường hợp là hàng may mặc, 90% nguyên liệu phải là vải sợi tự nhiên.
Ưu đãi hàng thủ công:
Bên cạnh những ưu đãi đặc biệt đối với hàng dệt may và giày dép được sản xuất thủ công Australia cho phép miễn thuế nhập khẩu các sản phẩm khác với điều kiện đáp ứng các Tiêu chuẩn ưu đãi chung đối với hàng thủ công.
Những sản phẩm thỏa mãn các tiêu chuẩn của Australia phải là sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp thủ công theo một hoặc nhiều qui trình như sau:
• Làm bằng tay; hoặc
• Làm bằng công cụ cầm tay, hoặc• Làm bằng máy được thao tác bằng tay hoặc chân;• Sử dụng toàn bộ hoặc phần lớn trọng lượng của nguyên liệu theo phương pháp truyền thống để sản xuất sản phẩm thủ công và• Do “làm bằng tay” nên sản phẩm cần đạt được những tiêu chí về thẩm mỹ hay có giá trị trang trí tương đương với sản phẩm làm bằng tay truyền thống của đất nước mà sản phẩm được sản xuất.
RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN
Các biện pháp cấm:
Dưới đây là một số trường hợp mà Úc đã áp dụng biện pháp cấm thương mại:
Úc cấm nhập khẩu tôm tươi từ các nước châu Á:
Tháng 7.2008, Úc đã ra lệnh cấm nhập khẩu tôm tươi từ các nước châu Á , mặc dù mặt hàng này không có dấu hiệu mang bệnh, và đưa ra những điều luật khắt khe hơn trong quá trình chế biến tôm. Úc giải thích đây là những hành động cần thiết để tránh cho công nghiệp địa phương không bị nhiễm độc. Nhưng đã có nhiều chỉ trích cho rằng mục đích chính là tránh cho công nghiệp tôm của Úc không bị ảnh hưởng bởi những mặt hàng tôm nhập khẩu rẻ hơn từ châu Á. Canada đã thành công trong một vụ kiện với Úc về mặt hàng cá hồi xuất khẩu năm 2000.
Đầu tháng 10/2008, các nước ASEAN gửi đơn khiếu nại lên WTO về việc Úc ra lệnh cấm mặt hàng tôm nhập khẩu từ các nước này, tạo thành một rào cản thương mại.
Úc cấm nhập khẩu gia vị gừng từ Fiji
Úc đã duy trì lệnh cấm đối với gia vị gừng từ Fiji một thời gian, tuy nhiên, tháng 07/2009, Australia đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu gia vị gừng từ Fiji nhưng tuyên bố rằng những chuyến hàng xuất khẩu phải không có lẫn côn trùng sống, triệu chứng sâu bệnh và những củ nhiễm khuẩn, đất và vụn bẩn trước khi tới Australia.
Để tuân thủ những yêu cầu về nhập khẩu, các nhà nhập khẩu Australia được yêu cầu phải có giấy phép nhập khẩu và gừng xanh chỉ được phép nhập khẩu nếu như công ty nhập khẩu chuyển số lượng hàng đó đến cơ sở chế biến.
Theo quy định của Australia tất cả các chuyến hàng được xử lý trước khi xuất khẩu phải có chứng chỉ xử lý thương mại hoặc có tài liệu tương đương đính kèm. Gừng là loại hàng hóa sinh lợi lớn, thường có được giá bán cao tại các thị trường nước ngoài.
Úc cấm nhập các sản phẩm do “Trung Quốc sản xuất”
15/6/09, tờ “Daily Telegraph” của Úc đưa tin, trong một bản dự thảo niên độ mà Chính quyền bang New South Wales (NSW) sẽ công bố cho biết, chính quyền bang sẽ ưu tiên lựa chọn các sản phẩm địa phương và cấm nhập các sản phẩm do “Trung Quốc sản xuất”, để bảo hộ cơ hội việc làm nơi đây. Thông tin vừa đưa ra, lập tức gây nên một làn sóng tranh cãi, Chính quyền Úc còn đưa ra những lời chỉ trích về biện pháp này
“Daily Telegraph” cho biết, theo biện pháp này, những dự án thu mua của chính phủ trị giá khoảng 4 tỷ đô la Úc sẽ không được thu mua từ Trung Quốc. Theo dự thảo này, khi chính quyền bang NSW và các cơ quan nhà nước đang tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, thu mua đồ dùng văn phòng, trang phục, xe hơi…, cần ưu tiên xem xét đến các doanh nghiệp trong nước, để giúp cho các doanh nghiệp trong nước có sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong các dự án đấu thầu. Các dự án mà chính phủ công khai đấu thầu sẽ ưu đãi 20% cho các doanh nghiệp trong nước. Ngoài việc ưu tiên các sản phẩm nội địa, dự thảo này còn hạ tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp hưởng thỏa thuận thương mại tự do hiện có.Bang NSW là một bang có nền kinh tế lớn tại Úc. Theo số liệu thống kê của Úc, mức nhập khẩu của bang này trong năm tài khóa 2007 -2008 chiếm 38% mức nhập khẩu của toàn nước Úc, xuất khẩu chiếm 17%. Cuối năm 2008, chịu tác động của cơn bão tài chính, kinh tế của bang này trượt giảm mạnh, thâm hụt tài chính nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp tăng 6,4%, “dẫn đầu” cả nước, áp lực to lớn đến từ Công đoàn khiến chính quyền bang “đứng ngồi không yên”.Mặc dù những chính sách này vẫn chưa nói rõ sẽ cấm Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác nhập hàng hóa từ Trung Quốc, nhưng dư luận Úc vẫn liên hệ biện pháp này với việc cấm nhập hàng hóa do “Trung Quốc sản xuất”. Bởi vì theo số liệu thống kê, Trung Quốc là một đối tác chủ yếu của bang NSW, năm 2008 kim ngạch thương mại nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 15,1 tỷ đô la Úc. “Daily Telegraph” cho biết, biện pháp này đã nói rõ phải cấm nhập khẩu các sản phẩm của Trung Quốc. Tuy nhiên, Thủ hiến bang NSW – ông Nathan Rees lại muốn “minh oan” về cách làm này, chính sách này không dành cho Trung Quốc hay một quốc gia nào, chỉ là muốn bảo hộ việc làm của Úc trong thời kỳ khó khăn này.
Sau khi thông tin này được tiết lộ, tại Úc đã dấy lên một làn sóng tranh cãi mạnh mẽ. Ngoài những tiếng vỗ tay khen thưởng của các tổ chức công đoàn, giới báo chí và chính phủ liên bang Úc còn cùng nhau chỉ trích. Theo bình luận của “Daily Telegraph”, cách làm mang tính bảo hộ thương mại này sẽ gây tranh cãi quốc tế, sẽ đi lệch với con đường mà chính phủ Úc đã nỗ lực phát triển quan hệ với Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Úc Stephen Smith cho rằng, chính sách nhập khẩu của chính quyền địa phương phải phù hợp với cam kết mà Úc đã đưa ra với Tổ chức thương mại thế giới WTO, Úc không muốn cúi đầu trước chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Ngày 15/6, “Báo Tây Úc” cho biết, chính quyền bang Tây Úc cho rằng, chính sách này là theo “chủ nghĩa yêu nước mù quáng”, nó đã phá hoại mối quan hệ đối tác thương mại quan trọng nhất của Úc với Trung Quốc. Phát ngôn viên của thủ hiến bang Tây Úc Barnett phê bình biện pháp này có “tầm nhìn hạn hẹp”. Ngoài ra, chính quyền bang Queensland cũng đưa ra lời chỉ trích, nó không phù hợp với lợi ích lâu dài của Úc và cho biết, họ sẽ không theo đuổi chính sách bảo hộ thương mại của bang NSW.
Hạn ngạch
Hạn ngạch nhập khẩu đối với một số mặt hàng dệt may và giày dép được bãi bỏ vào Ngày 1/3/1993. Kể từ đó, các biện pháp kiểm soát nhập khẩu duy nhất đối với những mặt hàng này là thuế nhập khẩu, được thực hiện tăng giảm theo từng giai đoạn cho đến năm 2000. Những đợt cắt giảm tiếp theo được áp dụng từ Ngày 01/1/2005. Lộ trình cắt giảm các mức thuế nhập khẩu được áp dụng theo bảng dưới đây:
Bên cạnh đó, Australia dành những ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng may mặc và giày dép sản xuất thủ công và cho phép miễn thuế nhập khẩu những mặt hàng này. Tiêu chí đối với những ưu đãi này rất khắt khe, đòi hỏi các sản phẩm phải được làm bằng phương pháp thủ công, không sử dụng công cụ cầm tay có dùng điện và trong trường hợp là hàng may mặc, 90% nguyên liệu phải là vải sợi tự nhiên.
Theo chương trình Gia công ở nước ngoài (OAP), nếu các công ty sản xuất hàng may mặc của Australia ra nước ngoài để gia công thì sẽ phải trả thuế nhập khẩu đối với những chi phí thuê may và trang trí hoàn thiện ở nước ngoài.
Thủ tục hải quan
Báo giá và thanh toán
Hầu hết các nhà nhập khẩu Australia đều đã có kinh nghiệm trong việc buôn bán với các đối tác nước ngoài và họ sử dụng nhiều loại tiền khác nhau trong thanh toán.Cho đến thời điểm hiện nay, đồng tiền thông dụng nhất và là cơ sở trong các cuộc đàm phán thương mại vẫn là đồng đô la Mĩ. Hầu hết các nhà cung cấp nước ngoìa cũng thấy rằng báo giá bằng đồng đô la Mĩ thuận tiện hơn cả. Các nhà nhập khẩu Australia cũng quan âm tới những đối tác có khả năng báo giá bằng đồng đô la Australia nhưng đây không phải là điều kiện tiên quyết.
Phương thức báo giá dành cho nhà nhập khẩu Australia khác nhau tuỳ theo sản phẩm hay hàng hoá đang được bán.
Hầu hết các nhà nhập khẩu mong muốn nhận được phương thức báo giá theo giá FOB hoặc (FCA) bằng đồng đô la Mĩ. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng như gỗ nguyên liệu hay đồ gia vị thì thông thường họ sẽ yêu cầu báo giá CFR (hoặc CPT). Ví dụ, một nhà nhập khẩu đồ may mặc sẽ quen với báo giá FOB bằng đồng đô la Mĩ, trong khi đó một nhà nhập khẩu gỗ nguyên liệu lại thích nhạn báo giá CFR. Phần lớn các nhà nhập khẩu Australia đều dành quyền tự mua bảo hiểm và thường không muốn nhậnbáo giá CIF (hay CIP). (Khi các phương thức báo giá CFR, CPT, CIF hay CIP được cung cấp thì giá FOB (hay FCA) cũng nên được đưa ra do thuế nhập khẩu được tính trên giá FOB).
Phần lớn hàng hoá nhập khẩu vào Australia bởi những người bán lẻ đều được thanh toán bằng L/C trong vòng từ 30 đến 90 ngày. Néu giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có mối quan hệ thân thiết thì theo ỷcác nhà xuất khẩu, việc thanh toán cóthể là chuyển tiền bằng điện (telegraphic transfer – T/T). Trong những trường hợp như vậy, nhà nhập khẩu thường chuyển tiền một lần khi hàng hoá đã được chất lên tàu. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, tỷ giá hối đoái thích hợp là tỉ giá hiện hành tại thời điểm chuyển tiền thực tế giữa hai ngân hàng, thường là trong vòng 3 ngày kể từ khi hàng lên tàu.
Các nhà cung cấp nước ngoài không nên lo ngại bất cứ vấn đề gì xảy ra với việc nhận tiền từ Australia hay gửi tiền đến Australia do nước này không áp dụng các biện pháp quản lý ngoại hối phức tạp.
Thủ tục chứng từ
Những chứng từ yêu cầu phải có khi xuất khẩu sang Australia bằng đường hàng không hoặc đường biển bao gồm:
Bản sao một bộ chứng từ liên quan phải được gửi qua bưu điện hoặc gửi phát chuyển trực tiếp đến tận tay nhà nhập khẩu hoặc người môi giới hải quan đã được chỉ định khi chuyển hàng. Bộ chứng từ gốc phải được chuyển đi hoặc thương lượng chuyển qua ngân hàng của người xuất khẩu bằng con đường nhanh nhất. Chi phí lưu kho hàng hoá nhập khẩu tại cầu tàu bến cảng hay nhà ga thường cao và làm tăng giá hàng nhập khẩu. Nhà nhập khẩu có thể hoàn thành hầu hết các thủ tục hải quan trước khi lô hàng đến địa phận Australia.
Rào cản kỹ thuật
Xử lý bắt buộc
Một số mặt hàng (bao gồm cả những mặt hàng được liệt kê dưới đây) bắt buộc phải được xử lý ngay sau khi nhập khẩu nếu không đưa ra những minh chứng thuyết phục về việc đã được xử lý theo quy định trước khi nhập khẩu.
• Đồ nội thất cổ• Sản phẩm từ tre và mía• Vật lót hàng trừ trường hợp tái xuất• Đồ gỗ từ Châu Á và Đông Nam Á• Vật phẩm làm từ rơm ngũ cốc• Hoa khô, bao gồm các loại cây cỏ khô• Rong rêu
Gỗ thanh và gỗ khúc
Gỗ thanh và gỗ khúc chỉ được phép nhập khẩu vào Australia ở một số cảng nhất định. Tại đây, sản phẩm được kiểm tra để đảm bảo không nhiễm vi khuẩn có hại và gây ô nhiễm do chất bẩn hay vỏ cây. Nếu một lô hàng bị phát hiện có nguy cơ gây ô nhiễm, lô hàng đó lập tức phải được xử lý bằng một biện pháp được chấp thụân là thích hợp trước khi được trả ra. Để tránh những thủ tục gây tốn kém, các loại gỗ xẻ và sản phẩm gỗ như khuôn gỗ, cửa gỗ dán … nên được dán lại trong quá trình đóng gói. Nếu buộc phải xông khói, cần dán các bó gỗ theo cách thích hợp để tạo khoảng trống cho khói xâm nhập.
Trong một số trường hợp cụ thể, việc xông khói gỗ trước khi xếp lên tàu được chấp nhận thay thế cho việc kiểm tra với điều kiện lô hàng phải có giấy chứng nhận được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
Các cảng được phép nhập khẩu gox bao gồm: Brisbane, Townsville, Rockhampton, Sydney, Goodwood Island, Newcastle, Port Kembla, Melbourne, Geelong, Portland, Hobart, Launceston, Burnie, Devonport, Ađelaie, Port Pirie, Whyalla, Fremantle, Geradton.
Vật liệu bao gói
Các loại túi được sử dụng làm bao gói cho những lô hàng là các sản phẩm có nhuồn gốc thực vật phải là những loại túi mới, sạch và bền, đảm bảo không làm rơi hàng hoá đựng bên trong ra ngoài. Các loại túi được tái sử dụng trong vận chuyển hàng hoá pahỉ được kiểm dịch và xử lý tiêu huỷ hoặc tái xuất. Tất cả các loại gỗ gồm thùng thưa, tấm lót, tấm chặn, tấm nầng hàng cũng phải được kiểm tra ngoại trừ trường hợp được cơ quan Kiểm dịch Thực vật Australia chứng nhận rằng đã được xử lý bằng phương pháp thích hợp.
Vật liệu bao gói có nhuồn gốc thực vật bị cấm nhâp khẩu trừ cácc loại sau: len, mùn cưa, giấy vun, giấy bôi, vỏ gỗ sồi nghiền nhỏ, than bùn. Các loại vật liệu bao gói khác được chấp nhận bao gồm vật liệu perlite, vermiculite và các loại vật liệu tổng hợp. Tất cả các loại rơm ngũ cốc bị cấm nhập khẩu và không được sửdụng làm vật liệu bao gói.
Hàng hoá đóng trong container nhuyên chiếc giao tận nơi nhận không phải kiểm dịch nếu thành phần gỗ lầmn và làm lớp lót đã được xử lý bằng một phương pháp được chấp nhận. Trên thực tế , để tránh việc kiểm tra đóng gói, có thể sử dụng các nguyên liệu thay thế như bìa các-tông, đay hoặc kim loại. Khi sử dụng các sọt gỗ, thùng hoặc tấm nâng hàng, cần xử lý những vật dụng này bằng phương pháp được Cơ quan Kiểm dịch Thực vật Australia chấp thuận.Container đóng hàng cần phải sạch, không dính cát và không có những chất ô nhiễm từ động thực vật như các hạt ngũ cốc, bột mỳ, thịt, xương, da. Australia cấm nhập khẩu sử dụng vật liệu bao gói làm bằng rơm, vỏ trrấu và những nguyên liệu tương tự từ thực vật.
Hoa tươi
Hoa tươi có thể được nhập khẩu vào Australia với điều kiện chúng không thuộc những giống bị cấm theo quy định về kiểm dịch, không có nguồn gốc từ những khu vực đang có dịch bệnh hay là những loài dễ phát tán giống từ bất kỳ phần nào của cuồng hoa.
Tất cả các loại hoa tươi khi được nhập khẩu tại các cảng đến phải được kiểm tra về sâu bệnh, ốc sên và các bệnh khác. Trong trường hợp tìm thấy dấu hiệu của bệnh dịch ở hoa, chúng được đưa đi xử lý, tái xuất hoặc hủy bỏ.
Sản phẩm từ động vật
Australia áp dụng các qui định rất chặt chẽ đối với sản phẩm từ động vật. Những sản phẩm này chỉ có thể được nhập khẩu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện và có các chứng từ phù hợp kèm theo. Dưới đây là một số ví dụ về các qui định áp dụng cho các sản phẩm cụ thể.- Cỏ khô cho động vật (nguồn gốc thực vật)
Cỏ khô cho động vật có nguồn gốc thực vật có thể được nhập khẩu vào Australia trong trường hợp cỏ này được lấy từ thân hoặc lá cây ở New Zealand, hoặc bao gồm các hạt ngũ cốc hoặc cám/ngũ cố hoặc thân cây ngũ cốc đã xén ngọn ở New Zealand, Canada hoặc Mỹ. các loại cỏ khô có nguồn gốc thực vật khác phải được cho phép trước khi nhập khẩu.- Sản phẩm từ cá (gồm trứng cá muối, trứng cá và các loại sống ở biển)
Sản phẩm từ cá, trừ cá hồi con (salmonoids), có thể được nhập khẩu từ bất kỳ nước nào; sản phẩm có sữa hoặc trứng (ví dụ ở dạng bột hoặc viên) có thể phải qua kiểm dịch. Các sản phẩm từ cá hồi con được nhập khẩu những phải được cho phép trước đó và tuân theo những điều kiện kiểm dịch đặc biệt.
- Tôm (đông lạnh)
Tôm được nhập khẩu vào Australia theo những qui định đặc biệt và cần được Sở Y tế ở mỗi bang cấp phép trước khi nhập khẩu.
- Da
Da thuộc được phép nhập khẩu vào Australia từ bất kỳ nước nào.
- Thịt (không đóng hóp)
Thịt bò không đóng hộp có thể được nhập khẩu từ New Zealand, Canada và Mỹ. Thịt cừu và thịt thú rừng không đóng hộp chỉ được nhập khẩu từ New Zealand. Nhập khẩu thịt lợn và gia cầm không đóng hộp bị cấm nếu không đáp ứng được những điều kiện kiểm dịch liên quan. - Thịt (đóng hộp)
Thịt lợn chế biến có thể được nhập khẩu từ Bắc Ailen, Cộng hòa Ailen, Đan Mạch, Canada, New Zealand và Mỹ với điều kiện hộp đựng (là hộp sắt tây, hộp thiếc hoặc các loại hộp được chấp nhận khác) được niêm phong kín, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về qui trình xử lý nhiệt và không cần thiết phải bảo quản lạnh.
Nhập khẩu thịt lợn chế biến từ các nước khác không thuộc những nước trên có thể được chấp nhận với điều kiện đáp ứng những qui định về kiểm dịch liên quan.
Các loại thịt chế biến từ những loại đ