Đề tài Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

Trong hơn 10 năm trở lại đây,Đảng và nhà nước đã xây dựng và thực thi nhiều chiến lược phát triển quan hệ kinh tế với các nước và các tổ chức quốc tế nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới. Những sự kiện nổi bật trong giai đoạn này là sự gia nhập của Việt Nam vào ASEAN vào tháng 7/1995, cũng như việc Việt Nam thực hiện cam kết việc cắt giảm thuế quan (CEPT) của AFTA vào năm 2006. Tháng 11/1998, Việt Nam đã chính thức gia nhập APEC, và tháng 7/2000 Hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã ký kết và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12/2001. Từ năm 1995, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, Bộ thương mại đã chủ trì đàm phán để gia nhập WTO, và Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO vào tháng 1/2007 Ngoài những hiệp định chủ chốt kể trên, Việt Nam còn ký hàng loạt những hiệp định quốc tế mang tính chuyên ngành,chuyên lĩnh vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nền kinh tế Việt Nam đuổi kịp và hội nhập nhanh vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế. Và quả thật,nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi một cách đầy ấn tượng, tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh, tác động tích cực đến xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

docx141 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2706 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM Nội dung chương: Những thành tựu Tình hình xuất khẩu của Việt Nam qua các năm Tình hình nhập khẩu của Việt Nam qua các năm I-Những thành tựu Trong hơn 10 năm trở lại đây,Đảng và nhà nước đã xây dựng và thực thi nhiều chiến lược phát triển quan hệ kinh tế với các nước và các tổ chức quốc tế nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới. Những sự kiện nổi bật trong giai đoạn này là sự gia nhập của Việt Nam vào ASEAN vào tháng 7/1995, cũng như việc Việt Nam thực hiện cam kết việc cắt giảm thuế quan (CEPT) của AFTA vào năm 2006. Tháng 11/1998, Việt Nam đã chính thức gia nhập APEC, và tháng 7/2000 Hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã ký kết và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12/2001. Từ năm 1995, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, Bộ thương mại đã chủ trì đàm phán để gia nhập WTO, và Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO vào tháng 1/2007 Ngoài những hiệp định chủ chốt kể trên, Việt Nam còn ký hàng loạt những hiệp định quốc tế mang tính chuyên ngành,chuyên lĩnh vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nền kinh tế Việt Nam đuổi kịp và hội nhập nhanh vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế. Và quả thật,nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi một cách đầy ấn tượng, tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh, tác động tích cực đến xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). II-Tình hình xuất khẩu của Việt Nam qua các năm 1. Kim ngạch xuất khẩu qua các năm Trong những năm vừa qua, năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đã được cải thiện một cách đáng kể, thể hiện trên các mặt với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng mạnh qua các năm. Kim ngạch xuất khẩu của VN qua các năm (đơn vị: triệu USD) Năm  Kim ngạch xuất nhập khẩu  Xuất khẩu  Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK      TUYỆT ĐỐI  TƯƠNG ĐỐI(%)   2000  30119,2  14482,7  -  -   2001  31247,1  15029,2  546,50  3,77   2002  36451,7  16706,1  1676,90  11,16   2003  45405,1  20149,3  3443,20  20,61   2004  58453,8  26485,0  6335,70  31,44   2005  69208,2  32447,1  5962,10  22,51   2006  84717,3  39826,2  7379,10  22,74   2007  111326,1  48561,4  8735,20  21,93   2008  143398,9  62685,1  14123,70  29,08   2009  127045,1  57096,3  -5588,80  -8,92   6T/2010  71230  32470  -  -   Nguồn:Thống kê hải quan Việt Nam và Tổng cục thống kê Về chỉ số kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người, Việt Nam năm 2000 đứng thứ 7 trong các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 17 ở Châu Á và đứng thứ 96 trên thế giới.Có thể nhận thấy rất rõ rằng kim ngạch xuất khẩu tăng qua các năm với kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt đến 62685,1 triệu USD (biểu đồ minh họa bên dưới) Tăng kim ngạch phản ánh trực tiếp quy mô của xuất khẩu. Đồng thời trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu có ý nghĩa to lớn trong việc tạo nguồn ngoại tệ để phục vụ cho các nhu cầu đầu tư phát triển đang đặt ra rất bức xúc cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. / Nguồn:Thống kê hải quan Việt Nam và Tổng cục thống kê Ta có thể thấy xuất khẩu Việt Nam có tốc độ tăng tưởng khá cao với 17,15%/năm tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 4734,84 triệu USD/năm Điều này có được là do các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu. Năm 1991 mới chỉ có 4 mặt hàng đạt kim ngạch 100 triệu USD trở lên là dầu thô, thuỷ sản, gạo, dệt may, mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất là dầu thô cũng chỉ đạt 581 triệu USD/năm. Năm 2004 có 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt may, thuỷ sản, giày dép, hàng điện tử, sản phẩm gỗ. Năm 2005 có 7 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Đó là dầu thô 7,38 tỷ USD, dệt may 4,8 tỷ USD, dày dép 3 tỷ USD, thuỷ sản 2,74 tỷ USD,điện tử, máy tính 1,44 tỷ USD, gạo 1,4 tỷ USD, gỗ 1,3 tỷ USD. Năm 2007, nền kinh tế toàn cầu chịu nhiều ảnh hưởng bởi những biến động lớn về giá hàng hoá, chủ yếu là do giá nguyên, nhiên liệu, nông sản, thực phẩm tăng cao liên tục. Những biến động thất thường của giá dầu thô, giá vàng cùng với dấu hiệu suy thoái kinh tế Hoa Kỳ, đồng đô la mất giá nhanh so với các ngoại tệ mạnh khác đã tác động không tốt và lan tỏa tới nhiều nền kinh tế.Tuy nhiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trong năm 2007 vẫn tăng 21,93% so với năm 2006 Tính đến hết tháng 12 năm 2007 , cả nước có 9 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD và có 5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vượt kế hoạch năm (cà phê, hàng dệt may, hạt tiêu, hạt điều và than đá). Tuy nhiên, có vài nhóm hàng có kim ngạch cao đã không thể hoàn thành kế hoạch năm (như: cao su, dầu thô, gỗ & sản phẩm gỗ, máy vi tính và sản phẩm điện tử & linh kiện). 8 tháng đầu năm 2010, ước tính đã có 13 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD. Đó là các mặt hàng dệt may, dầu thô, giày dép, thủy sản ,gạo, gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, máy vi tính và linh kiện, đá quý, kim loại quý và sản phẩm, cà phê, phương tiện vận tải và phụ tùng, than đá và cao su. 2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Trong năm 2009 có 14 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Và tính đến hết tháng 8/2010, ước tính đã có 13 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD. Đó là các mặt hàng dệt may, dầu thô, giày dép, thủy sản ,gạo, gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, máy vi tính và linh kiện, đá quý, kim loại quý và sản phẩm, cà phê, phương tiện vận tải và phụ tùng, than đá và cao su. Thống kê các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD năm 2009 và hai mặt hàng tiêu, điều STT  Mặt hàng XK chủ yếu  Thực hiện 2009     Số lượng (Tấn)  Trị giá (USD)   1  Hạt tiêu  134.261  348.148.940   2  Nhân điều  177.154  846.682.672   3  Hàng dệt và may mặc  -  9.065.620.437   4  Dầu thô  13.372.877  6.194.595.019   5  Thủy sản  -  4.251.313.256   6  Giày dép các loại  -  4.066.760.529   7  Hàng điện tử & linh kiện máy tính  -  2.763.018.885   8  Đá quí và kim loại quí và sản phẩm  -  2.731.556.311   9  Gạo  5.958.300  2.663.876.861   10  Sản phẩm gỗ  -  2.597.649.222   11  Máy móc, TB, dụng cụ, PT khác  -  2.059.304.721   12  Cà phê  1.183.523  1.730.602.417   13  Than đá  24.991.924  1.316.560.088   14  Cao su  731.393  1.226.857.439   Nguồn: Thống kê hải quan Việt Nam Năm 2009,tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2009 là 127,05 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2008, cán cân thương mại hàng hoá thâm hụt 12,85 tỷ USD, bằng 22,6% xuất khẩu. Biểu đồ : Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại năm 2009 / Nguồn: Thống kê hải quan Việt Nam 3. Thuận lợi Ngoài những thành tựu từ việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới;ký kết các hiệp định thì xuất khẩu Việt Nam hiện nay còn có những thành tựu và thuận lợi sau đây trong xuất khẩu: Năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đã và đang được tăng cường đáng kể trong những năm gần đây Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực tồn tại, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp là khả năng quản trị chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trong xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, đảm bảo tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường cạnh tranh quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu. Nhìn chung tất cả các mặt hàng đã tham gia xuất khẩu đều có số lượng xuất khẩu năm sau tăng hơn năm trước, đồng thời xuất hiện dần một số mặt hàng mới. Hiện nay, chất lượng hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp đã được nâng cao để đáp ứng yêu cầu từng thị trường xuất khẩu, bước đầu tạo ra sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời gây tác động tích cực tới chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước. Hiện nay gạo, dầu thô, thuỷ sản, hàng may mặc, giày dép, cà phê, nhân điều, hạt tiêu… xuất khẩu từ Việt Nam đã từng bước được thừa nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Các nhà sản xuất trong nước đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm khá nhanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam đã thành công trong việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu và đã định hình rõ được thị trường trọng điểm. Từ chỗ trước năm 1991, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, sau đó chuyển dần sang các nước ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Hiện nay thị trường khu vực này chiếm đến khoảng 50% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Vài năm gần đây, nhiều thị trường mới được khai thông hoặc mở rộng thêm về quy mô đặc biệt trong xuất khẩu, như thị trường Mỹ, Úc, các nước châu Phi và Trung Cận Đông. Riêng đối với Mỹ, sau khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết, có quy chế Tối huệ quốc, các doanh nghiệp đã bám sát để khai thác các lợi thế về thuế (phi tối huệ quốc) nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này. 4. Khó khăn, hạn chế -Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu dưới dạng thô,ít qua chế biến vẫn còn cao, điều này làm cho sản phẩm của ta chẳng những phải bán giá thấp, trị giá thu được không cao không tương xứng với tiềm năng thực tế của từng ngành. Hơn nữa việc chỉ dừng lại ở xuất khẩu dưới dạng thô khiến ta không sử dụng được lợi thế về lao động. -Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là những mặt hàng trên thị trường quốc tế mang tính cạnh tranh cao, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ các doanh nghiệp Việt Nam trong khi các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu trong chiến lược Marketing xuất khẩu, thiếu những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực phân tích môi trường, đối thủ cạnh tranh và phân tích khách hàng, và còn thiếu kinh nghiệm trong khâu quảng cáo. Dẫn đến kết quả là một số sản phẩm Việt Nam chất lượng cao vẫn chưa được quảng bá thật sự rộng rãi trên toàn thế giới. -Sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam chưa cao,không chỉ ở chất lượng, giá cả mà còn ở phương thức giao hàng, phương thức thanh toán, ở các doanh nghiệp bán hàng, ở khả năng phối hợp của các doanh nghiệp trong một chiến lược cạnh tranh thống nhất. -Những rào cản về kỹ thuật ở các nước phát triển: tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, nguyên liệu được phép sử dụng để sản xuất hàng... (hàng nông sản và thủy hải sản chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ, trong khi trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nước ta còn thấp => tỷ lệ hao hụt sản phẩm lớn, hiệu quả kinh doanh không cao). -Cơ cấu xuất khẩu được xem là đang chuyển dịch theo những hướng tích cực khi luôn có sự xuất hiện của các mặt hàng xuất khẩu mới,từ hàng thô đến hàng có hàm lượng công nghệ chất xám cao... Tuy nhiên song song với tình hình đó là tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Sự khai thác không điều độ nguồn tài nguyên để phục vụ xuất khẩu, một số doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận đã vi phạm việc xử lý chất thải, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Bên cạnh đó là việc khai thác gỗ, săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã... đã tăng lên mức báo động. -Năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, thiếu vắng những công ty, tập đoàn kinh doanh có tầm cỡ quốc tế, nên chưa tạo được những kênh phân phối phù hợp trên thị trường. Trong khi đó, uy tín kinh doanh còn chưa rõ nét, chưa có sản phẩm mang nhãn hiệu đặc trưng của Việt Nam trên thị trường thế giới. III- Tình hình nhập khẩu của Việt Nam qua các năm 1. Kim ngạch nhập khẩu qua các năm Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân của ba nhóm hàng: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; nguyên, nhiên vật liệu; hàng tiêu dùng trong giai đoạn 2001-2006 lần lượt là 17,4%; 25,9% và 19,3%. Sau 5 năm 2001-2006, cơ cấu nhập khẩu đã có thay đổi theo hướng tăng dần tỉ trọng nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu, giảm tỉ trọng hai nhóm hàng máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng.Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu trong những năm gần đây khá cao Ta có thể tham khảo bảng kim ngạch nhập khẩu dưới đây (ĐVT:TRIỆU USD) Năm  Kim ngạch xuất nhập khẩu  Nhập khẩu  Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK      TUYỆT ĐỐI  TƯƠNG ĐỐI(%)   2000  30119,2  15636,5  -  -   2001  31247,1  16217,9  581,40  3,72   2002  36451,7  19745,6  3527,70  21,75   2003  45405,1  25255,8  5510,20  27,91   2004  58453,8  31968,8  6713,00  26,58   2005  69208,2  36761,1  4792,30  14,99   2006  84717,3  44891,1  8130,00  22,12   2007  111326,1  62764,7  17873,60  39,82   2008  143398,9  80713,8  17949,10  28,60   2009  127045,1  69948,8  -10765,00  -13,34   6T/2010  71230  38760  -  -   Nguồn:Thống kê hải quan Việt Nam và Tổng cục thống kê Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu / Trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2010 là 38,76 tỷ USD, cao hơn so với cùng kỳ năm trước tới 8,73 tỷ USD. Đóng góp vào mức tăng kim ngạch của 2 quý đầu năm chủ yếu ở các mặt hàng như: máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: 808 triệu USD, sắt thép: 639 triệu USD, kim loại thường: 607 triệu USD, chất dẻo nguyên liệu: gần 560 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 574 triệu USD, thức ăn gia súc: 340 triệu USD... Trích lược một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu 2009 Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu  ĐV tính  Thực hiện 2009     Số lượng (tấn)  trị giá (USD)   Hàng thủy sản  USD     282.479.174   Xăng dầu  "  12.205.744  6.255.487.646   Hoá chất  "     1.624.704.373   Phân bón  T  4.518.932  1.414.919.994    Urea  "  1.425.565  416.781.854   Thuốc trừ sâu và nguyên liệu  "     488.494.550   Chất dẻo nguyên liệu  "  2.192.902  2.813.160.518   Cao su các loại  T  313.325  409.536.818   Gỗ và sản phẩm  "     904.799.043   Bông  T  303.093  392.271.322   Xơ, sợi các loại  "  503.069  810.781.975   Vải  USD     4.226.363.714   NPL dệt, may, da giày  "     1.931.906.767   Đá quý, kim loại quý và SP  "     492.103.395   Thép các loại  T  9.748.715  5.360.906.858   Kim loại thường khác  T  550.172  1.624.965.230   Điện tử, máy tính và l.kiện  "     3.953.966.370   Máy, TB, dụng cụ , phụ tùng  "     12.673.170.499   Ô tô nguyên chiếc  Chiếc  80.596  1.268.628.883   Linh kiện, phụ tùng ô tô  USD     1.802.239.244   Nguồn: TCHQ - Cục CNTT & Thống kê Hải Quan - Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu + Nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 37,09 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ, trong đó những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh là bông tăng 98%, cao su các loại tăng 68%, kim loại thường khác tăng 92%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 98%, v.v... + Nhóm hàng cần kiểm soát có kim ngạch nhập khẩu là 5,611 tỷ USD, tăng 62,5% so với cùng kỳ, trong đó đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 278%, linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy tăng 60%. + Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu gồm hàng tiêu dùng, ô tô dưới 9 chỗ và xe máy nguyên chiếc. Kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm của nhóm mặt hàng này ước đạt 3,009 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2009. Nhập siêu tháng 7 ở mức 1,15 tỷ USD, bằng 19,8% kim ngạch xuất khẩu. Tổng nhập siêu 7 tháng đầu năm ước 7,44 tỷ USD, bằng 19,45% kim ngạch xuất khẩu. 2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: năm 2009 kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này lên 12,67 tỷ USD, giảm 3,3% so với năm 2008. Nhóm hàng này nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 4,16  tỷ USD, tăng 6,1% so với năm 2008; tiếp đến là Nhật Bản: 2,3 tỷ USD, giảm 13,5%; EU: 2,2 tỷ USD, giảm 14,1%; Hàn Quốc: 808 triệu USD; giảm 15,6%; Hoa Kỳ: 716 triệu USD, tăng 9,4%;… - Xăng dầu: Tính đến hết tháng 12/2009, cả nước nhập khẩu 12,7 triệu tấn xăng dầu các loại, giảm 2% so với năm trước. Giá nhập khẩu bình quân nhóm hàng này giảm mạnh (41,8%) so với cùng kỳ 2008 nên kim ngạch nhập khẩu là gần 6,3 tỷ USD, giảm tới 43%. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm qua chủ yếu có xuất xứ từ Singapore với 4,9 triệu tấn, tiếp theo là Trung Quốc: 2,4 triệu tấn, Đài Loan: 2 triệu tấn, Hàn Quốc: 1,3 triệu tấn, Thái Lan: 685 nghìn tấn, Malayxia: 660 nghìn tấn, Nga: 613 nghìn tấn,… - Nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày: Hết tháng 12/2009, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày có kim ngạch là 7,36 tỷ USD, giảm 8,5% so với năm 2008. Trong đó, nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 4,6 tỷ USD, giảm 6,2% so với năm 2008. Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong năm qua là: Trung Quốc: 2,09 tỷ USD, Đài Loan: 1,47 tỷ USD, Hàn Quốc: 1,44 tỷ USD, Nhật Bản: 466 triệu USD, Hồng Kông: 415 triệu USD,… - Sắt thép các loại: Năm 2009, Việt Nam nhập khẩu sắt thép chủ yếu có xuất xứ từ Nga: 1,74 triệu tấn, tăng 179%; Nhật Bản: 1,46 triệu tấn, tăng 11,5%; Trung Quốc: 1,3 triệu tấn, giảm 57,6%; Hàn Quốc: gần 1,3 triệu tấn, tăng 105%; Đài Loan: 1,17 triệu tấn, tăng 32%; Malaixia: 726 nghìn tấn, tăng 98% so với năm 2008;… - Kim loại thường: Hết tháng 12/2009, tổng lượng nhập khẩu nhóm hàng này là 550 nghìn tấn, tăng 15,1% so với năm 2008, trị giá đạt 1,62 tỷ USD. Trong đó, nhập khẩu  nhóm hàng kim loại chưa gia công tăng cao. Cụ thể: nhôm dạng thỏi và chưa gia công: đạt 174 nghìn tấn, chì: 76,7 nghìn tấn, kẽm: 58,6 nghìn tấn,… Trong năm 2009, Việt Nam nhập khẩu kim loại thường chủ yếu có xuất xứ từ: Australia: 102,6 nghìn tấn, Hàn Quốc: 78,6 nghìn tấn, Đài Loan: 68,5 nghìn tấn, Trung Quốc: 57,2 nghìn tấn,… - Chất dẻo nguyên liệu:  Hết 12 tháng/2009, lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu là 2,2 triệu tấn, tăng 25,2% so với năm 2008, trị giá đạt 2,8 tỷ USD. Nhóm hàng này nhập khẩu trong năm qua chủ yếu có xuất xứ từ: Hàn Quốc: 404 nghìn tấn, tăng 40,6%; Đài Loan: 329 nghìn tấn, tăng 3,5%; Thái Lan: 283 nghìn tấn, tăng 7,2%;…. - Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Năm 2009 kim ngạch lên gần 1,77 tỷ USD, tăng 1% so với năm trước. Trong đó, mặt hàng khô dầu đậu tương nhập khẩu trong tháng là 206 nghìn tấn với trị giá 90,2 triệu USD, nâng lượng nhập khẩu cả năm lên gần 2,5 triệu tấn với trị giá là 1,03 tỷ USD, chiếm 58,2% kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này. Thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là Ấn Độ : 470 triệu USD, giảm 41,5%;  Achentina:  đạt 451 triệu USD, tăng 97%; Mỹ: 176 triệu USD, tăng 14%; Trung Quốc: 141 triệu USD, tăng 51% so với năm 2008… - Phân bón: Hết tháng 12/2009, tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam là 4,5 triệu tấn, tăng 48,9% so với năm 2008. Trong đó, lượng phân Urê nhập khẩu tháng 12 là 142,6 nghìn tấn, tăng 98,4% so với tháng trước, nâng tổng lượng nhập khẩu cả năm lên 1,43 triệu tấn, trị giá gần 417 triệu USD. Mặt hàng phân bón các loại được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 1,95 triệu tấn. Tiếp theo là Nga: 395 nghìn tấn,  Hàn Quốc: 348 nghìn tấn; Philippin: 294 nghìn tấn, Nhật Bản: 191 nghìn tấn ,… - Dược phẩm: Trị giá nhập khẩu năm 2009 lên gần 1,1tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng này nhập khẩu trong năm qua chủ yếu có xuất xứ từ: Pháp (193 triệu USD), Ấn độ (149 triệu USD), Hàn Quốc (108 triệu USD), Đức (90 triệu USD)… - Ôtô nguyên chiếc các loại và linh kiện, phụ tùng ôtô:Lượng nhập khẩu cả năm 2009 là 80,6 nghìn chiếc, trong đó xe dưới 9 chỗ là 47,1 nghìn chiếc chiếm 58,4% lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước. Biểu đồ 5: Lượng nhập khẩu ô tô từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009 / - Linh kiện và phụ tùng ô tô: Năm 2009 kim ngạch là 1,8 tỷ USD, giảm 1,6% so với năm 2008. Nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu có xuất xứ từ: Thái Lan: 406 triệu USD, Nhật Bản: 395 triệu USD, Trung Quốc: 314 triệu USD, Hàn Quốc: 287 triệu USD,… - Máy vi tính,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxchinh thuc.docx
  • docTtrangbia.doc
Luận văn liên quan