1. Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh.
Là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam , từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác lênin vào tình hình cụ thể của nước ta.
Là sự kết hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Là ngọn cờ thắng lợi của CMVN trong suốt hơn 70 năm qua và tiếp tục soi sáng con đường chúng ta tiến lên xây dựng một nước VN hòa bình, độc lập, dân chủ, tự do và XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản VN.
25 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 5503 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các thời kỳ hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Các thời kỳ hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong các thời kỳ đó, thời kỳ nào có ý nghĩa vạch đường đi cho cách mạng Việt Nam? Vì sao?Giáo viên hướng dẫn: ThS. Ngô Thị Minh NguyệtCác thành viên trong nhómNguyễn Hải Yến (Nhóm Trưởng)Nguyễn Phương Yến ( Thư kí)Đỗ Hà YênNguyễn Hải VânPhạm Thị Thu VânNguyễn Thu UyênNguyễn Quốc VươngAi VunnathumVũ Thị VuiTóm tắt các phần chínhChương 1: Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.Chương 2: Thời kí có ý nghĩa vạch ra đường đi cho Cách mạng Việt Nam.Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh1. Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh. Là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam , từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác lênin vào tình hình cụ thể của nước ta. Là sự kết hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Là ngọn cờ thắng lợi của CMVN trong suốt hơn 70 năm qua và tiếp tục soi sáng con đường chúng ta tiến lên xây dựng một nước VN hòa bình, độc lập, dân chủ, tự do và XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản VN.Chương 1: Quá tình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí MinhTừ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, nước ta bị đế quốc Pháp xâm lược. Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp liên tục nổi lên, dâng cao và lan rộng trong cả nước.Nhưng đều thất bại.Chương 1: Quá tình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí MinhBước sang đầu thế kỷ XX, Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản với sự xuất hiện của các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, do các sĩ phu phong kiến có tư tưởng duy tân truyền bá và dẫn dắt.Tuy nhiên, sau đó thực dân Pháp thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân ta. Điển hình là căn cứ nghĩa quân Yên Thế bị bao vây và đánh phá (tháng 01 – 1909); phong trào Đông Du bị tan rã, Trường Đông Kinh Nghĩa thục bị đóng cửa (tháng 12- 1907; cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế,.=> Tình hình đó cho thấy, phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theo một con đường cách mạng mới.Chương 1: Quá tình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh3. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nướcHồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước. Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của người là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Sau này những kiến thức học được từ người cha, những tư tưởng mới của thời đại đã được Hồ Chí Minh nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của mình.Cuộc sống của người mẹ-bà Hoàng Thị Loan-một người phụ nữ đoan trang, mẫu mực, nhân hậu, đảm đang, sống chan hòa với mọi người, bà là người thầy đầu đời đã tác động đến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí MinhChương 1: Quá tình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh3. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước. Phát huy truyền thống yêu nước,bất khuất của dân tộc, truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương, với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra hạn chế của người đi trước. Nguyễn Ái Quốc đã tự tìm ra cho mình một hướng đi mới: phải tìm hiểu cho rõ bản chất của những từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái của nước Cộng hòa Pháp, phải đi ra nước ngoài, phải xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào sẽ trở về giúp đồng bào mình.Chương 1: Quá tình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí MinhThời kỳ từ 1911-1920: Tìm thấy con đường giải phóng dân tộc.Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lên chiếc tàu buôn của Pháp sang phương Tây tìm đường cứu nước. Người đã hiểu được cuộc sống vất vả, gian lao của nhân dân lao động, Người thấy ở đâu nhân dân cũng mong muốn thoát khỏi ách áp bức, bóc lộtNăm 1911 thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi bản yêu sách của nhân ân An Nam vạch trần tội ác của thực dân Pháp tới hội nghị Vecxay, đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam,làm cho nhân dân thế giới và nhân dân Pháp phải chú ý tới tình cảm Việt Nam và Đông Dương.Chương 1: Quá tình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí MinhThời kỳ từ 1911-1920: Tìm thấy con đường giải phóng dân tộc.Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với luận cương của Leenin: “Vấn đề về dân tộc và thuộc địa”. Tại luận cương này, Người đã: “cảm động, phấn khởi, sang tỏ, tin tưởngvui mừng đến phát khóc” khi đã tìm thấy con đường cứu nước.Tại Đại hội Tua năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã đứng về phía cánh tà của Đảng xã hội Pháp, biểu quyết tán thành Quốc tế 3, tham gia sang lập Đảng Cộng sản Pháp.Chương 1: Quá tình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí MinhThời kỳ 1920-1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về Cách mạng Việt Nam1920 - 1923: Nguyễn Ái Quốc hoạt động với cương vị Trưởng tiểu ban Đông Dương trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp; tham dự Đại hội I, II của đảng này, phê bình Đảng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề thuộc địa; Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa và xuất bản báo Le Paria nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, mục đích của báo là đấu tranh “giải phóng con người”.1923 - 1924: Người sang Liện Xô tham dự Hội nghị Quốc tế nông dân, tận mắt chứng kiến những thành tựu về mọi mặt của nhân dân Liên Xô. Trong thời gian này, Người tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản và các Đại hội Quốc tế thanh niên, Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế Công hội đỏ.Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu thực hiện một số nhiệm vụ do Đoàn chủ tịch Quốc tế nông dân giao phó. Khoảng giữa 1925, Người sáng lập “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”, ra báo Thanh niên, mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt NamChương 1: Quá tình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí MinhThời kỳ 1920-1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về Cách mạng Việt NamCuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu thực hiện một số nhiệm vụ do Đoàn chủ tịch Quốc tế nông dân giao phó. Khoảng giữa 1925, Người sáng lập “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”, ra báo Thanh niên, mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.Năm 1925, tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản tại Pa-ri. Năm 1927, Bác xuất bản tác phẩm “Đường Kách Mệnh”. Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người trực tiếp thảo văn kiện “Chánh cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, “Điều lệ vắn tắt” và “Chương trình vắn tắt” của Đảng.Những tác phẩm lý luận chủ yếu của Người thời kỳ này cho thấy những luận điểm về cách mạng Việt Nam được hình thành cơ bản. Có thể tóm tắt nội dung chính của những quan điểm lớn, độc đáo, sáng tạo của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam như sau:Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản.Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có quan hệ mật thiết với nhau. Phải đoàn kết và liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tếCách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mạng”, đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự doGiải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng; phải tập hợp lực lượng dân tộc thành một sức mạnh to lớn chống đế quốc và tay saiCách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải đoàn kết dân tộc, phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, bằng hình thức và khẩu hiệu thích hợpCách mạng trước hết phải có đảng lãnh đạo, vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh. Đảng có vững cách mạng mới thành côngChương 1: Quá tình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí MinhThời kỳ 1930-1945: Vượt qua thử thách kiên trì giữ vững lập trường Cách mạngGiai đoạn 1945-1946, Hồ Chí Minh chủ trương “tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Đó là khẩu hiệu của chúng ta ngày nay, đó là cách thiết lập để chúng ta giữ vững quyền tự do, độc lập” đê củng cố chính quyền Cách mạng non trẻ, diệt giặc đói giặc dốt, khắc phục nạn tài chính thiếu hụt; chuẩn bị điều kiện vật chất tinh thần cho cuộc kháng chiến trường kỳ; thực hiện sách lược đối ngoại mềm dẻo, thêm bạn bớt thù.Giai đoạn 1946-1954: Giai đoạn kháng chiến chống Pháp Tư tưởng Hồ Chí Minh được bổ sung và phát triển. Đề ra đường lối ciến tranh nhân dân; vừa kháng chiến vừa kiến quốc; xây dựng chế độ dân chủ nhân dân; xây dựng đạo đức Cách mạng.Thời kỳ 1930-1945: Vượt qua thử thách kiên trì giữ vững lập trường Cách mạng Năm 1954, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi Giai đoạn 1954-1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh được bổ sung phát triển và hoàn thiện thành một hệ thống quan điểm lý luận về Cách mạng Việt Nam. Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá đọ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân; thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược ở 2 miền Bắc, NamChương 1: Quá tình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí MinhChương 2: Thời kì Trong các thời kỳ đó thì thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng HCM thì 1920 – 1930 là thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh ý nghĩa vạch đường đi cho cách mạng Việt NamHình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Cách mạng giải phóng dân tộc Xác định mục tiêu Cách mạngTháng 7 năm 1920, một sự kiện có tính chất bước ngoặt xảy ra với Hồ Chí Minh, khi lần đầu tiên Người đọc trên báo Nhân đạo của Đảng xã hội Pháp “ Luận cương về vấn đè dân tộc và thuộc địa” của Lênin.Đó là cơ sở cho quyết định lịch sử của hồ Chí Minh 5 tháng sau đó, tháng 12 năm 1920, tại Đại hộ Đáng xã hội Pháp họp tại Tua, Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Người trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Người đã đi từ Chủ nghĩa yêu nước đến với Chủ nghĩa Mác Lênin Hồ Chí Minh khẳng định : bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin.Từ đó, Hồ Chí Minh ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước, thành lập Đảng cộng sản đẻ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi đến thành côngHình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Cách mạng giải phóng dân tộcXác định bản chất của Cách mạng: Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “ dân tộc cách mệnh”, đánh đuổi đế quốc xâm lược giành lại độc lập tự do.Đó là tiền đề, cũng là điều hiện tiên quyết để tiến hành đấu tranh giai cấp, xây dựng kinh tế xã hội Xác định lực lượng chiến đấu và tập hợp lực lượng: Giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng, phải tập hợp lực lượng dân tôc thành một sức mạnh lớn để chống đế quốc và tay sai. Người đã vượt qua được những hạn chế của các đồng chí đượng thời của mình, thường nhấn mạnh quá cao vấn đề đâu tranh giai cấp mà không chú ý tận dựng được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc để đánh đổ kẻ thù chung, đáp ứng yêu cầu khẩn thiết nhất của lịch sử.Hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Cách mạng giải phóng dân tộc Xác định phương pháp đấu tranh Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, của cả dân tộc đại đoàn kết. Phải tổ chúc quần chúng, lãnh đạo và tổ chức đấu tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp. Phương pháp đấu tranh để giành chính quyền, giành lại độc lập tự do là bằng bạo lực của quần chúng và có thể bằng phương thức khởi nghĩa dân tộc.Hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Cách mạng thuộc địa và Cách mạng chính quốc, Cách mạng Việt Nam với Cách mạng thế giớiCách mạng thuộc địa không lệ thuộc vào Cách mạng ở chính quốc mà có tính chủ động, độc lập. Cách mạng thuộc địa có khả năng giành thắng lợi trước Cách mạng ở chính quốc và giúp cho Cách mạng ở chính quốc trong nhiệm vụ giải phóng hoàn thành.Phải đoàn kết và liên minh với các lực lượng Cách mạng quốc tế, song phải nêu cao tinh thần tự lực tự cường, không ỷ lại chờ đợi sự giúp đỡ của quốc tế.Hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản và cán bộ cách mạngCách mạng muốn thành công trước hết phải có đảng Cách mạng lãnh đạo, vẫn động và tổ chức quần chúng đấu tranh. Đảng có vững, cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy đúng hướng, tới đích. Đảng phải có lý luận làm cốt.Năm 1925, Hồ Chí Minh sáng lập “ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội” Với tôn chỉ “ Trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng quốc tế”.Đồng thời, Đảng muốn mạnh phải có người cán bộ cách mệnh mạnh. Vì vậy, Hồ CHí Minh rất chú trọng đến tiêu chuẩn của người cán bộ cách mạng .Người mở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu – Trung Quốc để đào tạo cán bộ. Các bài giảng của Người được tập hợp và in thành cuốn “ Đường Cách Mệnh” năm 1927. Hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản và cán bộ cách mạng.=> Đó là những bước chuẩn bị của Hồ CHí Minh cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, cũng là quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản và tư tưởng Hồ Chí Minh về người cán bộ cách mạng. Tiếp tục phát triển tư tưởng yêu nước mở rộng mối hiểu biết về văn hóa, thế giớiHồ Chí Minh tiếp tục phát triển tư tưởng yêu nước tập chung vào 2 mảnh chính. Một là: tố cáo chế độ thực dân Pháp. Người vạch rõ chủ nghĩa thực dân không chỉ là kẻ thù của các dân tộc bị áp bức, mà đồng thời là kẻ thù của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính quốc.Hai là: tố cáo sự thối nán, mộc rỗng, ăn hại của chính quyền nhà Nguyễn.Hồ Chí Minh còn nêu lên nỗi thống khổ của nhân dân, đi vào nhân dân, cùng sống và vận động nhân dân. Tiêu biểu là thời kỳ ở Thái Lan Tiếp tục phát triển tư tưởng yêu nước mở rộng mối hiểu biết về văn hóa, thế giới Thời kỳ 1920 đến 1930, Hồ Chí Minh cũng tăng cường sự hiểu biết về văn hóa chính trị thế giới. Người chăm chỉ rèn luyện ngoại ngữ nên đã sử dụng được nhiều thứ tiếng nói. Đó là những chìa khóa quý báu để bước vào kho tàng tri thức nhân loại. Những hiểu biết sâu sắc và rộng lớn trên nhiều lĩnh vực là cơ sở giúp Hồ Chí Minh có những nhận định đúng đắn về phong trào cách mạng và phát triển những luận điểm tư tưởng của mìnhKết luậnNhững quan điểm, tư tưởng cách mạng trên đây của Hồ Chí Minh trong những năm 20 của thế kỷ XX được giới thiệu trong các tác phẩm của Người, cùng các tài liệu mác-xít khác, theo những đường dây bí mật được truyền về trong nước, đến với các tầng lớp nhân dân Việt Nam, tạo một xung lực mới, một chất men kích thích, thúc đẩy phong trào dân tộc phát triển theo xu hướng mới của thời đại