Với tư cách là công cụ pháp lý được sử dụng để loại bỏ các biểu hiện không lành mạnh trên thị trường quốc gia, Luật cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ lành mạnh và khả năng phát triển tự thân của nền kinh tế nội địa, bảo vệ quyền tự do kih doanh, khơi thông dòng chảy của cạnh tranh trên thị trường và thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, hiệu quả trên tinh thần phát triển lợi thế so sánh của từng thị trường thành viên. Trên thực tế đã có nhiều hành vi hạn chế cạnh tranh gây cản trở cạnh tranh, có khả năng gây thiệt hại cho thị trường. Vì thế hành vi này đã được điều chỉnh bởi Luật canh tranh 2004. tuy nhiên có những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm lại được hưởng miễn trừ. Đó là những hành vi nào? Bài viết của em sẽ phân tích vấn đề đó.
12 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4605 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các trường hợp được miễn trừ đối với hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo luật cạnh tranh 2004, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU…………………………………………………………
NỘI DUNG………………………………………………………
I, CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT
ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH……….
1. Khái quát chung về cạnh tranh và
các hành vi hạn chế cạnh tranh trong nền kinh tế……………
2. Khái quát chung về hành vi hạn chế cạnh tranh…………..
2.1 Khái niệm và ảnh hưởng của hành vi hạn chế cạnh tranh…
II. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN TRỪ ĐỐI VỚI
HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH BỊ CẤM
THEO LUẬT CẠNH TRANH 2004……………………………
1.Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh…………………………
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
theo Luật cạnh tranh 2004……………………………………
1.2. Các trường hợp miễn trừ…………………………………..
2.Tập trung kinh tế…………………………………………….
2.1. Trường hợp nhóm tập trung kinh tế bị cấm…………….
2.2 Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm
được hưởng miễn trừ……………………………………………
KẾT LUẬN………………………………………………………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………
MỞ ĐẦU
Với tư cách là công cụ pháp lý được sử dụng để loại bỏ các biểu hiện không lành mạnh trên thị trường quốc gia, Luật cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ lành mạnh và khả năng phát triển tự thân của nền kinh tế nội địa, bảo vệ quyền tự do kih doanh, khơi thông dòng chảy của cạnh tranh trên thị trường và thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, hiệu quả trên tinh thần phát triển lợi thế so sánh của từng thị trường thành viên. Trên thực tế đã có nhiều hành vi hạn chế cạnh tranh gây cản trở cạnh tranh, có khả năng gây thiệt hại cho thị trường. Vì thế hành vi này đã được điều chỉnh bởi Luật canh tranh 2004. tuy nhiên có những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm lại được hưởng miễn trừ. Đó là những hành vi nào? Bài viết của em sẽ phân tích vấn đề đó.
NỘI DUNG
I, CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH
1. Khái quát chung về cạnh tranh và các hành vi hạn chế cạnh tranh trong nền kinh tế
Có nhiều cách hiểu khác nhau về cạnh tranh, song có thể hiệu cạnh tranh là sự ganh đua để giành ưu thế về phía mình. Cạnh tranh là hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường. Với tư cách là động lực phát triển nội tại của nền kinh tế, cạnh tranh chỉ xuất hiện và tòn tại trong nền kinh tế thị trường dưới những tiền đề kinh tế và pháp lý nhất định. Về phương diện kinh tế, cạnh tranh được hình thành trên cơ sở tiền đề: các yếu tố của sản xuất( tài nguyên, chất xám, sức lao động,..) đều là hàng hóa, có sự tham gia của các thành viên trên thương trường có lợi ích cơ bản là mâu thuẫn nhau trên một thị trường hàng hóa cụ thể. Về phương diện pháp lý, cạnh tranh chỉ có thể diễn ra trong điều kiện quyền tự do thương mại, tự do khế ước, quyền tự chủ của các cá nhân hình thành và đảm bảo, pháp luật thừa nhận và bảo hộ tính đa dạng của các loại hình sở hữu. Cạnh tranh cũng chỉ diễn ra khi không có bất kỳ một quy định hay một hành vi nào ngăn cản sượ nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng
Là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có tác động nhiều mặt đến nền kinh tế. Nhìn chung, cạnh tranh có thể đưa đến lợi ích cho người này và thiệt hại cho người kia, song xét dưới góc độ toàn xã hội, cạnh trạnh luôn có tác động tích cực.
- Đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh luôn thôi thúc các chủ thể kinh doanh không ngừng tranh đua nhau nhằm thu hút ngày càng nhiều thị phần và khách hàng về phía mình. Để đạt được mục đích đó, các chủ thể kinh doanh luôn phải tích cực cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất với sản xuất, đổi mới phương thức quản lý kinh doanh, tìm mọi cách nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Hơn nữa, cạnh tranh cũng đòi hỏi các doanh nghiệp buộc phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tăng hiệu quả kinh tế.
- Đối với người tiêu dùng: cạnh tranh giúp cho người tiêu dùng phát huy tối đa quyền lựa chọn của mình. Trong cơ chế thị trường, người tiêu dùng được coi là thượng đế. Họ hoàn toàn có quyteenf dùng lá phiếu bằng đồng tiền của mình để lựa chọn sản phẩm với chất lượng tốt nhất và giá rẻ nhất. Như vậy, người tiêu dùng luôn là người được hưởng lợi từ kết quả của cạnh tranh.
Với ý nghĩa là động lực thúc đẩy sự phát triển cuả nền kinh tế, cạnh tranh luôn là đối tượng được pháp luật và các chính sách kinh tế quan tâm. Sau vài thế kỷ thăng trầm của nền kinh tế thị trường và sự chấm dứt của cơ chế kinh tế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, con người ngày càng nhận thức đúng đắn hơn về bản chất và ý nghĩa của cạnh tranh đối với sự phát triển chung của đời sống kinh tế. Do đó, đã có nhiều nỗ lực xây dựng và tìm kiếm những cơ chế kinh tế thích hợp để duy trì và bảo vệ cho cạnh tranh được diễn ra theo đúng chức năng của nó.
2. Khái quát chung về hành vi hạn chế cạnh tranh
2.1 Khái niệm và ảnh hưởng của hành vi hạn chế cạnh tranh
Dù được quy định trong một văn bản pháp luật chung hay ban hành nhiều văn bản, thì pháp luật cạnh tranh luôn có hai lĩnh vực cơ bản là pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh. Mặc dù được ra đời sau, nhưng pháp luật chống hạn chế cạnh tranh ngày càng được các nhà lập pháp quan tâm với mục đích xây dựng một cơ chế để cương tỏa quyền lực kinh tế, buộc quyền lực đó phải khuất phục sức ép của cạnh tranh PGS. Phạm Duy Nghĩa: Chuyên khảo luật kinh tế, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2004, tr. 796.
nhằm duy trì một cuộc cạnh tranh có lợi cho người tiêu dùng, cho hiệu quả của nên kinh tế và sự phát triển của quốc gia nói chung. Trong lĩnh vực này, pháp luật luôn quan tâm đến ba nhóm đối tượng điều chỉnh là các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế. Luật cạnh tranh của Việt Nam cũng tiếp cận theo cách truyền thống ấy. luật cạnh tranh năm 2004 đưa ra khái niệm chung:” hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.” ( khoản 3, Điều 3 Luật cạnh tranh 2004).
Để cụ thể hóa, đạo luật đã liệt kê từng hành vi cụ thế trong ba nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh kể trên
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: Được hiểu là thỏa thuận hoặc sự thông đồng giữa những nhà sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ với nhau hoặc giữa người sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ với các bên có liên quan nhằm hạn chế cạnh tranh .
Để nâng cao vị thế của mình mà không cần có nỗ lực trong cạnh tranh, các doanh nghiệp độc lập đã thỏa thuận liên kết với nhau nhằm ổn định giá cả, sản lượng, mức đầu tư, phân chia thị trường, nguồn cung ứng,… các thỏa thuận này có thể là thỏa thuận ngang hoặc thỏa thuận dọc. Thỏa thuận ngang được hiểu là dạng thỏa thuận được thực hiện bởi các tác nhân kinh tế( doanh nghiệp, hội doanh nghiệp) nằm ở vị trí ngang bằng nhau của chu trình sản xuất, phân phối hoặc lưu thông hàng hóa. Thỏa thuận dọc được hiểu là các thỏa thuận được thực hiện giữa các chủ thể là các tác nhân kinh tế nằm ở vị trí khác nhau của cùng một chu trình sản xuất và phân phối hoặc lưu thông hàng hóa. Ví dụ: thoatr thuận giữa nhà sản xuất và nhà phân phối cùng một loại hàng hóa trên thị trường liên quan. Thông thường các loại thỏa thuận ngang gây hạn chế cạnh tranh có tính nguy hiểm cao hơn so với các thỏa thuận dọc gây hạn chế cạnh tranh.
Lạm dụng vị trí thống lĩnh , vị trí độc quyền gây hạn chế cạnh tranh: Đây là trường hợp các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền lạm dụng vị trí của mình có những hành vi gây hạn chế cạnh tranh. Thông thường các doanh nghiệp khi đã có được vị trí thống lĩnh sẽ tìm cách sử dụng vị trí của mình như một lợi thế để có hành vi áp đặt các hành vi bất lợi cho đối thủ cạnh tranh hoặc người tiêu dùng. Thông thường đó là các hành vi bán phá giá, áp đặt giá mua, giá bán bất hợp lý; hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ; giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ, áp đặt các điều kiện thương mại khác trong giao dịch như nhau tạo phân biệt đối xử, ngăn cản sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng; áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa,…
Hành vi tập trung kinh tế có nguy cơ dẫn đến độc quyền
Để đối phó với cạnh tranh trên thị trường, một số doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ cùng một loại mặt hàng hoặc có những mặt hàng có mối liên hệ hữu cơ với nhau trong một qúa trình sản xuất, tiêu thụ , cùng liên kết với nhau hình thành một tập đoàn kinh tế chi phối khối lượng sản xuất, cung ứng và giá cả tị trường. Đây chính là quá trình tích tụ tư bản trên phạm vi toàn xã hội và diễn ra một cách tự phát.
Tập rung kinh tế có nhiều hình thức đa dạng trên thị trường. Tuy nhiên về cơ bản,tập trung kinh tế có những hình thức sau: Sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi tập trung kinh tế khác. Các doanh nghiệp tiến hành tập trung kinh tế vì những nguyên nhân khác nhau . Những nguyên nhân chính bao gồm: để tăng hiệu quả kinh tế, để phòng vệ, chia sẻ rủi ro thong qua đa dạng hóa, thúc đẩy tăng trưởng và khuyếch trương thanh thế hoặc để giành được vị trị độc quyền trên thị trường. Kết quả là làm hình thành những tập đoàn kinh tế có tiềm lực và thị phần lớn hơn rất nhiều.
II. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN TRỪ ĐỐI VỚI HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH BỊ CẤM THEO LUẬT CẠNH TRANH 2004
1.Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Theo quy định tại điều 8 Luật cạnh tranh 2004, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:
Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp:
Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ( gọi tắt là thỏa thuận phân chia thị trường)
Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ
Thỏa thuận hạn phát triển kỹ thuật công nghệ, hạn chế đầu tư
Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh
Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận
Thông đồng để một bên hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Luật cạnh tranh 2004
Điều 9 luật cạnh tranh đưa ra hai mức độ cấm đoán đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, bao gồm:
Cấm tuyệt đối đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sau: thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác phát triển kinh doanh; thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận; thông đồng để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với thỏa thuận ấn định giá hnagf hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, cung cấp nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật công nghệ, hanjc hế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
1.2. Các trường hợp miễn trừ
Cơ sở của việc miễn trừ trách nghiệm cho các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Việc xử lý các thỏa thuận trong kinh doanh bị coi là hạn chế cạnh tranh luoonm đòi hỏi nhà nước cần cẩn trọng, bởi thực tế và kinh nghiệm của các nước cho thấy không phải mọi thỏa thuận dều gây hại cho thị trường. theo đó, các quy định về việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được xây dựng trên những cơ sở lý luận và thực tiễn sau:
Thứ nhất, quyền tự do kinh doanh
Tự do kinh doanh luôn bao hàm trong nó quyền được khế ước và lập hội. Các chủ thể tham gia thị trường hoàn toàn có quyền chủ động trong việc liên kết để thiết lập và thực hiện các chiến lược kinh doanh của miinhf một cách hiệu quả. Công quyền và pháp luật không những không được can thiệp mà còn phải xây dựng cơ chế bảo hộ cho những hoạt động nói trên.
Với tư cách là lực lượng bảo veejk công lý và lẽ phải, nhà nước và pháp luật sẽ chỉ có thể can thiệp vào sự tự do khi hành vi của một nhóm người là nguy cơ đe dọa sự tự do và lợi ích chính đang của người khác. Vì vậy, một khi sự liên kết của các doanh nghiệp tạo ra khả năng xâm hại lợi ích của doanh nghiệp khác, người tiêu dùng và của thị trường và những lợi ích này cần được bảo vệ thì lúc đó pháp luật mới cần xuất hiện để ngăn chặn và trừng phạt.
Thứ hai, sự cân xứng về các lợi ích mà pháp luật bảo vệ.
Phân tích dưới góc độ tác động của các thỏa thuận đối với cạnh tranh, các lý thuyết kinh tế đều nhìn nhận hiện tượng bằng tính hai mặt của nó. Theo đó, ngoài những khả năng gây hại cho cạnh tranh, còn tồn tại nhiều thỏa thuận không có khả năng gây gây hại hoặc bên cạnh khả năng gây ra nhiều tác hại làm giảm cạnh tranh, chúng còn đem lại nhiều tác dụng tích cực cho sự phát triển của thị trươngf. Vì vậy pháp luạt hầu hết các nước đều đòi hỏi người thực thi phải luôn cân nhắc và tính toán đến mọi khả năng có thể xảy ra để có thái độ trừng phạt hay cho phép thực thi các thỏa thuận trên thực tế.
Tóm lại, với tư cách là một sự liên kết trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được phân tích, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, từ đó pháp luật và công quyền có thái độ thích hợp. Bên cạnh những quy định cấm đoán và trừng phạt đối với các thỏa thuận có khả năng gây hại cho thị trường, pháp luật cạnh tranh của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ghi nhaanhj những trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tích cự đối với thị trường, được coi là hợp pháp. Tùy theo chính sách cạnh tranh của từng nước mà mức độ cấm đoán hoặc thừa nhận tính hợp pháp của các thỏa thuận trong pháp luật cạnh tranh sẽ khác nhau.
Các trường hợp được miễn trừ
Theo quy định của luật cạnh tranh, những thỏa thuận sau đây được xếp vào đối tượng có thể được hưởng miễn trừ: Điều 10. Trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng:
a) Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh;
b) Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ;
c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
d) Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá;
đ) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
e) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thứ nhất, chiến lược liên doanh và hợp tác phát triển
Chiến lược liên doanh và phát triển giữa các doanh nghiệp được thực hiện để: Hợp lý hóa cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh; hoặc thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa,dịch vụ.
Có thể minh họa chiến lược này bằng các trường hợp sau: Một là, hai doanh nghiệp cùng cạnh tranh trên thị trường, trong đó một doanh nghiệp có chất lượng chất lượng sản phẩm tốt nhưng mạng lưới phân phối kém có thể phối hợp với doanh nghiệp có sản phẩm với chất lượng trung bình nhưng mạng lưới phân phối hiệu quả. Sự kết hợp này giúp cho hiệu quả hoạt động của hai doanh nghiệp tốt hơn và đem lại hiệu quả cho người tiêu dùng trong việc hưởng thụ sản phẩm với chất lượng đảm bảo yêu cầu. Hai là, các doanh nghiệp có thể hợp tác và phát triển và thực hiện các công trình nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật có liên quan mà nếu như làm một mình sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Trường hợp này thường xảy ra với những nghành nghề kỹ thuật đòi hỏi công nghệ có trình độ cao như chế tạo máy bay, khoa học viễn thông,…
Thứ hai, chiến lược xây dựng các tiêu chuẩn chung về sản phẩm và điều kiện kinh doanh
Các thỏa thuận nằm trong chiến lược chuẩn hóa những yêu cầu về sản phẩm và các điều kiện kinh doanh thường bao gồm hai nội dung là: thỏa thuận giữa các doanh nghiệp nhằm thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm hoặc thỏa thuận thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá. Dưới góc độ kinh tế, các thỏa thuận về việc đặt ra các tiueeu chuẩn nói trên nhìn chung là có lợi cho người tiêu dùng và có thể làm cho thị trường hoạt động một cách có hiệu quả hơn nếu như những tiêu chuẩn đó là tiến boojk và phản ánh sự đi lên trong công nghệ kỹ thuật, chất lượng và trình độ kinh doanh.
Thứ ba, chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh
Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh được Luật cạnh tranh dự liệu bao gồm hai loại là: các thỏa thuận nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Các trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc diện có thể miễn trừ phải thực hiện thủ tục xin hưởng miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh.
2.Tập trung kinh tế
Luật cạnh tranh 2004 không định nghĩa thế nào là tập trrung kinh tế mà chỉ liệt kê các hành vi được coi là tập trung kinh tế. Theo đó, khoản 3 Điều 3 khẳng định tập trung kinh tế là hành vi hạn chế cạnh tranh, Điều 16 quy định tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh ngfhieepj; các hành vi tập trung khác theo quy định của pháp luật.
2.1. Trường hợp nhóm tập trung kinh tế bị cấm
Điều 18 Luật cạnh tranh 2004 quy định: Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan. Về nguyên tắc, các trường hợp này bị cấm tuyệt đối, song pháp luật luôn cân nhắc đến tính hiệu quả của hành vi bằng cách dành ra những trường hợp ngoại lệ để cho hưởng miễn trừ
2.2 Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm được hưởng miễn trừ
Việc quy định các trường hợp tập trung kinh tế có thể được xét miễn trừ với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thanhgf các tập đoàn kinh tế mạng đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Theo quy định tại Điều 19 Luật cạnh tranh 2004, tập trung kinh tế bị cấm theo quy định tại Điều 18 của Luật này có thể được xem xét miễn trừ trong hai trường hợp sau:
Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản;
Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ kỹ thuât, công nghệ.
Đối với trường hợp một, khi một bên hay nhiều bên đang troing nguy cơ giải thế hoặc lâm vào tình trạng phá sản tham gia vào tập trung kinh tế là nhằm cơ cấu lại doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp ra khỏi tình trạng khó khăn. Luật cạnh tranh quy định miễn trừ đối vơí trường hợp này là phù hợp với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh và pháp luật phá sản , theo đó pháp luật phá sản ưu tiên việc cứu doanh nghiệp hơn là xóa sổ nó.
Đối với trường hợp hai, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, chúng ta phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài . Việc các doanh nghiệp liên kết lại với nhau để tăng sức cạnh tranh, phát triển năng lực sản xuất, năng lực xuất khẩu là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, pháp luật quy định miễn trừ đối với trường hợp tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội , tiến bộ khoa học- kỹ thuật, công nghệ là phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.
KẾT LUẬN
Với vai trò đảm bảo duy trì cạnh tranh trên thị trường, Luật cạnh tranh luôn quan tâm đến việc cấm đoán mọi hành vi có khả năng làm tổn hại đến trật tự hoặc