Đề tài Các vấn đề cơ bản về lãi suất ngân hàng và vai trò của nó đối với doanh nghiệp

Khi nói đến hoạt động của ngân hàng và hoạt động của doanh nghiệp thì chúng ta không thể không đề cập đến một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan mật thiết giữa ngân hàng và doanh nghiệp đó chính là lãi suất ngân hàng. Bất kể một quốc gia nào trên thế giới dù nền kinh tế đang ở trình độ phát triển nào đi chăng nữa thì chính sách lãi suất của ngân hàng đối với hoạt động doanh nghiệp có một sự tác động quan trọng. Lãi suất không chỉ đơn giản là khoản giá cả phải trả cho việc sử dụng một khoản tiền mà còn thể hiện ở tầm cao hơn đó chính là công cụ vĩ mô điều hành chính sách tiền tệ một quốc gia, tác động trực tiếp đến sự hoạt động và phát triển của doanh nghiệp nói riêng, sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Thực tiễn đã chứng minh ở Việt Nam, từ thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, lãi suất còn mang tính bao cấp, nên Ngân hàng nhà nước đã thực thi chính sách lãi suất có sự phân biệt và áp dụng chi tiết cho từng ngành kinh tế, thành phần kinh tế với mục đích t ác động sự phát triển của từng ngành, thành phần kinh tế. Đến giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới (1988-1992) do lạm phát phi mã nên Ngân hàng nhà nước đã thực thi chính sách "lãi suất âm" với mức lãi suất huy động danh nghĩa rất cao, nhằm thu hút mạnh tiền vào hệ thống ngân hàng, từ đó giảm bớt tổng phương tiện thanh toán để ổn định và giữ vững giá trị đồng tiền nội tệ đồng thời duy trì lãi suất cho vay ở mức độ hợp lý, các Doanh nghiệp có thể chịu đựng được nên đã đưa nền kinh tế thoát khỏi cơn suy thoái trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn. Giai đoạn từ tháng 6/1992 đến cuối năm 1994 sau khi nền kinh tế đã thoát khỏi lạm phát phi mã, N gân hàng nhà nước đã điều hành chính sách "lãi suất dương" vừa đảm bảo lợi ích của ngân hàng, vừa đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp gởi tiền tại ngân hàng và kích thích doanh nghiệp tiết kiệm, sử dụng vốn có hiệu quả. Giai đoạn 1996 đến tháng 7/2000, Ngân hàng nhà nước điều hành lãi suất theo lãi suất trần và từ tháng 8/2000 đến nay điều hành lãi suất theo lãi suất cơ bản nhằm giải quyết tốt mối quan hệ cung cầu vốn tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp, thể hiện vai trò tác động và sự ảnh hưởng hết sức quan trọng đến hoạt động các Doanh nghiệp. Giải quy ết vấn đề này phải có nhiều ngành, nhiều cấp tham gia, trong đó có ngân hàng nhà nước. Đây cũng là một vấn đề hết sức bức xúc, bài toán khó cho N gân hàng nhà nước Việt nam. Bởi vì trong tình hình kinh tế – tài chính hiện nay lạm phát tăng nhanh sẽ gây áp lực rất lớn đối với lãi suất và tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên trong thực tế cách điều hành chính sách lãi suất và cách quản lý lãi suất của ngân hàng cũng có những thuận lợi, khó khăn cũng như những tồn tại nhất định tác động đến hoạt động Doanh nghiệp, chính vì vậy mà cần phải có những giải pháp tốt để điều hành chính sách lãi suất tốt nhằm đảm bảo và phát huy được công cụ điều hành tiền tệ vĩ mô của nền kinh tế, đồng thời tác động thúc đẩy hoạt động của Doanh nghiệp. Với những kiến thức lý luận được tiếp thu từ Thầy (Cô)- Giảng viên các trường Đại học, từ bài giãng môn Quản Trị N gân Hàng của Thầy Trần Huy Hoàng kết hợp nhận thức thực tiễn từ quá trình công tác, tôi đã chọn đề tài " Vai trò của chính sách lãi s uất đối với hoạt động Doanh nghiệp ".

pdf19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các vấn đề cơ bản về lãi suất ngân hàng và vai trò của nó đối với doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ñeà taøi : Những vấn đề cơ bản về lãi suất Ngân hàng và vai trò của nó đối với Doanh nghiệp. 1 ĐỀ TÀI CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP GIẢNG VIÊN: PGS – TS TRẦN HUY HOÀNG THỰC HIỆN NHÓM 4 – NHĐ5 – K 18 1. HUỲNH TRUNG HIẾU 2. NGUYỄN HỮU HOÀN 3. NGUYỄN THÁI BÌNH DƯƠNG 4. PHAN THỊ TUYẾT OANH Ñeà taøi : Những vấn đề cơ bản về lãi suất Ngân hàng và vai trò của nó đối với Doanh nghiệp. 2 MỤC LỤC CHƯƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT ................... 5 I. KHÁI NIỆM :........................................................................................................... 5 II. CƠ SỞ HÌNH THÀNH LÃI SUẤT : .................................................................. 5  Quan hệ cung cầu về vốn tín dụng trong từng thời kỳ nhất định : ........... 5  Tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế:..................................................................... 5  Hiệu quả hoạt động sản xuất- kinh doanh- dịch vụ của doanh nghiệp: .. 6  Chính sách động viên và phân phối của nhà nước:..................................... 6 III. CÁC LOẠI LÃI SUẤT : ...................................................................................... 6  Đứng trên góc độ điều hành chính sách tiền tệ :.......................................... 6  Đứng trên góc độ giao dịch liên ngân hàng : ................................................ 6  Đứng trên góc độ huy động huy động vốn và cho vay vốn của các ngân hàng thương mại : .............................................................................................................. 6 IV. DIỄN BIẾN CỦA QUÁ TRÌNH ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT :........................ 7 CHƯƠNG II - VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP ................................................................... 10 I. ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ CUNG CẦU VỐN CỦA NỀN KINH TẾ NÓI CHUNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÓI RIÊNG..................................................... 10 II. CẦU NỐI GIỮA SẢN PHẨM NGÂN HÀNG - KHÁCH HÀNG :.............. 11 III. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SỐ LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP:................................................................................................................ 11 IV. TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH LỢI CHỨNG KHOÁN CỦA DOANH NGHIỆP:12 CHƯƠNG III - NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TỒN TẠI TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT............................. 13 I. CÁC CÁCH QUẢN LÝ LÃI SUẤT: ................................................................... 13 a. Cố định lãi suất : ................................................................................................ 13 b. Thả nổi lãi suất :................................................................................................. 13 Ñeà taøi : Những vấn đề cơ bản về lãi suất Ngân hàng và vai trò của nó đối với Doanh nghiệp. 3 II. THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN VÀ CÁC MẶT TỒN TẠI TRONG ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT ............................................................................................................................... 14 CHƯƠNG IV - KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG........................................................... 16 Ñeà taøi : Những vấn đề cơ bản về lãi suất Ngân hàng và vai trò của nó đối với Doanh nghiệp. 4 PHẦN MỞ ĐẦU Khi nói đến hoạt động của ngân hàng và hoạt động của doanh nghiệp thì chúng ta không thể không đề cập đến một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan mật thiết giữa ngân hàng và doanh nghiệp đó chính là lãi suất ngân hàng. Bất kể một quốc gia nào trên thế giới dù nền kinh tế đang ở trình độ phát triển nào đi chăng nữa thì chính sách lãi suất của ngân hàng đối với hoạt động doanh nghiệp có một sự tác động quan trọng. Lãi suất không chỉ đơn giản là khoản giá cả phải trả cho việc sử dụng một khoản tiền mà còn thể hiện ở tầm cao hơn đó chính là công cụ vĩ mô điều hành chính sách t iền tệ một quốc gia, tác động trực tiếp đến sự hoạt động và phát triển của doanh nghiệp nói riêng, sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Thực tiễn đã chứng minh ở Việt Nam, từ thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, lãi suất còn mang tính bao cấp, nên Ngân hàng nhà nước đã thực thi chính sách lãi suất có sự phân biệt và áp dụng chi tiết cho từng ngành kinh tế, thành phần kinh tế với mục đích t ác động sự phát triển của từng ngành, thành phần kinh tế. Đến giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới (1988-1992) do lạm phát phi mã nên Ngân hàng nhà nước đã thực thi chính sách "lãi suất âm" với mức lãi suất huy động danh nghĩa rất cao, nhằm thu hút mạnh tiền vào hệ thống ngân hàng, từ đó giảm bớt tổng phương tiện thanh toán để ổn định và giữ vững giá trị đồng tiền nội tệ đồng thời duy trì lãi suất cho vay ở mức độ hợp lý, các Doanh nghiệp có thể chịu đựng được nên đã đưa nền kinh tế thoát khỏi cơn suy thoái trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn. Giai đoạn từ tháng 6/1992 đến cuối năm 1994 sau khi nền kinh tế đã thoát khỏi lạm phát phi mã, Ngân hàng nhà nước đã điều hành chính sách "lãi suất dương" vừa đảm bảo lợi ích của ngân hàng, vừa đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp gởi tiền tại ngân hàng và kích thích doanh nghiệp tiết kiệm, sử dụng vốn có hiệu quả. Giai đoạn 1996 đến tháng 7/2000, Ngân hàng nhà nước điều hành lãi suất theo lãi suất trần và từ tháng 8/2000 đến nay điều hành lãi suất theo lãi suất cơ bản nhằm giải quyết tốt mối quan hệ cung cầu vốn tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp, thể hiện vai trò tác động và sự ảnh hưởng hết sức quan trọng đến hoạt động các Doanh nghiệp. Giải quyết vấn đề này phải có nhiều ngành, nhiều cấp tham gia, trong đó có ngân hàng nhà nước. Đây cũng là một vấn đề hết sức bức xúc, bài toán khó cho Ngân hàng nhà nước Việt nam. Bởi vì trong tình hình kinh t ế – tài chính hiện nay lạm phát tăng nhanh sẽ gây áp lực rất lớn đối với lãi suất và tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên trong thực tế cách điều hành chính sách lãi suất và cách quản lý lãi suất của ngân hàng cũng có những thuận lợi, khó khăn cũng như những tồn tại nhất định tác động đến hoạt động Doanh nghiệp, chính vì vậy mà cần phải có những giải pháp tốt để điều hành chính sách lãi suất tốt nhằm đảm bảo và phát huy được công cụ điều hành tiền tệ vĩ mô của nền kinh tế, đồng thời tác động thúc đẩy hoạt động của Doanh nghiệp. Với những kiến thức lý luận được tiếp thu từ Thầy (Cô)- Giảng viên các trường Đại học, từ bài giãng môn Quản Trị Ngân Hàng của Thầy Trần Huy Hoàng kết hợp nhận thức thực tiễn từ quá trình công tác, tôi đã chọn đề tài " Vai trò của chính sách lãi suất đối với hoạt động Doanh nghiệp ". Ñeà taøi : Những vấn đề cơ bản về lãi suất Ngân hàng và vai trò của nó đối với Doanh nghiệp. 5 CHƯƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT I. KHÁI NIỆM : Lãi suất là một phạm trù quan trọng nhất của hoạt động ngân hàng. Các dịch vụ kinh doanh ngân hàng cung cấp cho khách hàng rất đa dạng và hoạt động ngân hàng như một trung gian tài chính: thanh toán lãi suất cho phần tiền gởi của khách hàng và tính lãi suất đối với tài khoản tiền cho khách hàng vay. Từ đó có khái niệm về lãi suất (Interest rate): Lãi suất là tỷ lệ % giữa tiền lãi (hay chi phí phải trả) trên một số lượng t iền mặt nhất định để được sở hữu và sử dụng tiền ấy trong khoảng thời gian đã thỏa thuận trước. Mặt khác sự vận động tổng quát của tín dụng là T-T', trong đó T'= T+ T. Với một số lượng tiền mà ngân hàng đưa ra cho vay sau một thời gian sẽ quay trở về với người sở hữu nó kèm theo một giá trị tăng thêm đó là lợi tức. Như vậy lợi tức tín dụng là khoản chênh lệch giữa số vốn thu về và số vốn đã cho vay; được xem là giá cả của vốn vay, đây là khoản người đi vay phải trả cho người vay sau một thời gian sử dụng vốn vay. Lợi tức tín dụng được biểu hiện thông qua lãi suất tín dụng. II. CƠ SỞ HÌNH THÀNH LÃI SUẤT : Để thấy rõ được tác động của chính sách lãi suất đối với hoạt động doanh nghiệp, cần nghiên cứu những cơ sở hình thành lãi suất: Lãi suất là giá cả của vốn tiền tệ, là một chỉ số kinh tế tổng hợp, chịu tác động bởi nhiều nhân tố kinh tế vĩ mô, tài chính- tiền tệ ở trong nước và ngoài nước. Các ngân hàng thương mại (NHTM) ấn định lãi suất kinh doanh (huy động và cho vay vốn) dựa trên cơ sở cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương (NHTW), xu hướng cung – cầu vốn thị trường, lạm phát, mức độ rủi ro và lãi suất thị trường quốc tế. Trong những thập kỷ gần đây, thị trường tài chính – tiền tệ thế giới có sự phát triển vượt bậc về quy mô và chiều sâu, cơ chế điều hành lãi suất của NHTW các nước thay đổi theo hướng tự do hoá. Quan hệ cung cầu về vốn tín dụng trong từng thời kỳ nhất định : Nếu cung vốn tín dụng lớn hơn cầu vốn tín dụng, lãi suất tín dụng sẽ giảm; ngược lại nếu cung nhỏ hơn cầu về vốn tín dụng thì lãi suất tín dụng sẽ tăng. Cơ sở này rất quan trọng nếu nhu vầu về vốn tín dụng của các doanh nghiệp lớn vượt cả nguồn cung vốn tín dụng của ngân hàng thì doanh nghiệp sẽ chịu lãi suất tín dụng cao, như vậy chi phí trả lãi vốn vay cấu thanh trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng cao. Tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế: Tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng và tác động nhất định đến lãi suất tín dụng. Đây là mối quan hệ đã được kiểm chứng trong thực tiễn các nước theo hướng lãi suất tín dụng sẽ tăng cao trong thời kỳ có tốc độ lạm phát t ăng cao và ngược lại sẽ giảm khi tốc độ lạm phát giảm. Ta có công thức: Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát. Trong cơ cấu lãi suất nếu không t ính đến yếu tố này thì cả ngân hàng và khách hàng đều gặp bất lợi. Bởi vì đối với lãi suất cho vay thì khoản lạm phát này là của người cho vay (ngân hàng ) mà người đi vay (khách hàng) cũng phải bằng lòng trả khoản đó; ngược lại đối Ñeà taøi : Những vấn đề cơ bản về lãi suất Ngân hàng và vai trò của nó đối với Doanh nghiệp. 6 với lãi suất tiền gửi, khách hàng ký thác cũng được tính thêm tỷ lệ này và rõ ràng đây cũng là điều hợp lý. - Tỷ lệ lãi suất = tỷ lệ lạm phát, thì lãi suất thực bằng không. - Tỷ lệ lãi suất < tỷ lệ lạm phát, thì lãi suất thực là âm. - Tỷ lệ lãi suất > tỷ lệ lạm phát, thì lãi suất thực là dương. Hiệu quả hoạt động sản xuất- kinh doanh- dịch vụ của doanh nghiệp: Nếu xét về góc độ vốn tín dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp thì về mặt lý thuyết lãi suất tín dụng sẽ nằm trong khoảng giới hạn sau: 0 < lãi suất tín dụng  tỷ suất lợi nhuận bình quân. Nếu lãi suất tín dụng thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp thì sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả, ngược lại nếu lãi suất tín dụng lớn hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp thì không khuyến khích doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng và như vậy lãi suất sẽ không là đòn bẩy kích thích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp. Chính sách động viên và phân phối của nhà nước: Nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn nhất định hoặc để phát triển một ngành, một lĩnh vực kinh tế nên nhà nước có chính sách động viên và phân phối nguồn lực của nhà nước hoặc quy định lãi suất ưu đãi mà các ngân hàng phải cho vay các doanh nghiệp thực hiện chủ trương đó. III. CÁC LOẠI LÃI SUẤT : Tùy theo tính chất và đặc điểm giao dịch vốn mà có nhiều loại lãi suất khác nhau. Phân loại lãi suất như sau : Đứng trên góc độ điều hành chính sách tiền tệ : Lãi suất được ngân hàng nhà nước (ngân hàng trung ương) sử dụng như là một công cụ điều hành chính sách tiền tệ, do đó ngân hàng trung ương áp dụng đối với các ngân hàng thương mại với tư cách là người cho vay cuối cùng thông qua các nghiệp vụ tái chiết khấu các thương phiếu, chứng từ có giá; nghiệp vụ tái cấp vốn. Có các loại lãi suất sau: - Lãi suất cơ bản - Lãi suất tái cấp vốn - Lãi suất tái chiết khấu - Lãi suất này cũng là cơ sở để các ngân hàng thương mại áp dụng hình thành nên lãi suất giao dịch với các doanh nghiệp, khách hàng. Đứng trên góc độ giao dịch liên ngân hàng : Lãi suất liên ngân hàng là loại lãi suất cho vay lẫn nhau giữa các ngân hàng thương mại được hình thành trên thị trường liên ngân hàng. Đứng trên góc độ huy động huy động vốn và cho vay vốn của các ngân hàng thương mại : a/ Đối với huy động vốn: Có các loại lãi suất sau: - Lãi suất tiền gởi có kỳ hạn - Lãi suất tiền gởi không kỳ hạn - Lãi suất tiền gởi của các đơn vị tổ chức kinh tế Ñeà taøi : Những vấn đề cơ bản về lãi suất Ngân hàng và vai trò của nó đối với Doanh nghiệp. 7 - Lãi suất tiền gởi tiết kiệm của các tầng lớp dân cư - Lãi suất của các loại chứng từ có giá như kỳ phiếu, t ín phiếu, trái phiếu… b/ Đối với sử dụng vốn cho vay: Lãi suất cho vay bằng tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ) + Lãi suất cho vay ngắn hạn + Lãi suất cho vay trung, dài hạn Lãi suất cho vay cầm cố Lãi suất chiết khấu các chứng từ có giá Ngoài ra trong thực tế ngày nay các ngân hàng đã đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ, thanh toán phục vụ cho các khách hàng cho nên ngoài kênh thanh toán bằng tiền đã có phát sinh thêm kênh thanh toán bằng vàng nên ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có quyết định 432/2000/QĐ-NHNN1 ngày 3/10/2000 ban hành quy định về việc huy động và cho vay bằng vàng hiện vật, cho vay VND bảo đảm giá trị theo vàng nên từ đó cũng đã hình thành lãi suất huy động và cho vay bằng vàng. IV. DIỄN BIẾN CỦA QUÁ TRÌNH ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT : Lãi suất là một trong những công cụ quan trọng hàng đầu trong việc thực thi chính sách t iền tệ của ngân hàng nhà nước , chính vì vậy lãi suất đã có vai trò tác động quan trọng đến hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên trong từng thời kỳ phát triển kinh tế khác nhau mà Ngân hàng nhà nước đã có những chính sách lãi suất khác nhau và có những tác động nhất định đến các doanh nghiệp. Từ khi thực hiện đổi mới nền kinh tế đất nước đến nay, diễn biến của chính sách lãi suất thể hiện qua một số giai đoạn sau : Đối với lãi suất huy động vốn, NHNN quy định thông qua các lần điều chỉnh sau: - Lần nhất: Ấn định mức cố định từ ngày 01/10/1982 theo Nghị định 165/HĐBT ngày 23/9/1982; Lần hai: Khống chế chênh lệch bình quân giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay là 0,35%/tháng còn mức cụ thể giao cho các NHTM tự quy định theo Quyết định số 381/QĐ- NH1 ngày 28/12/1995; Lần 3: Đến ngày 28/6/1997, lãi suất huy động vốn đã thực sự tuân theo quy luật thị trường khi NHNN hoàn toàn trao quyền cho các NHTM quyết định để phù hợp với thời hạn của từng loại tiền gửi, địa bàn kinh doanh của từng tổ chức tín dụng; Và mới đây, ngày 16/5/2008, bằng Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN lãi suất huy động sẽ chính thức bị khống chế trong hạn mức không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN quy định. Đối với lãi suất cho vay, tính đến thời điểm này đã trải qua các giai đoạn chính sau: Ñeà taøi : Những vấn đề cơ bản về lãi suất Ngân hàng và vai trò của nó đối với Doanh nghiệp. 8 Giai đoạn 1: Lãi suất cho vay được ấn định mức cụ thể (Từ ngày 01/10/1982 – 01/7/1987): Đặt nền tản cho quy định này là Nghị định số 165/HĐBT ngày 23/9/1982. Theo đó, Nghị định xác định hai chủ thể cho vay là Ngân hàng và Hợp t ác xã (HTX) tín dụng. Đối với Ngân hàng quy định gồm: Cho vay vốn lưu động Cho vay vốn cố định; Đối với HTX Tín dụng chia mức cho vay thành mức ngắn hạn và mức còn lại. Giai đoạn 2: Áp dụng mức trần và sàn đối với lãi suất cho vay (Từ ngày 01/7/1987– 01/01/1996): Vào ngày 29/6/1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành N ghị định 99-HĐBT quy định: Cho vay vốn lưu động trong giới hạn 2,4% đến 6%/tháng Cho vay vốn cố định từ 2,1% đến 5,4%/tháng. Giai đoạn 3: Áp dụng mức trần lãi suất cho vay (Từ ngày 01/01/1996 – 05/8/2000): Với quyết định 381/QĐ-NH1 ngày 28/12/1995, NHNN chính thức bỏ mức sàn mà chỉ áp dụng trần lãi suất cho vay. Giai đoạn 4: Lãi suất cho vay được vận dụng bằng cơ chế lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao động trong từng thời kỳ (Từ ngày 05/8/2000 – 01/6/2002). Theo quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN1 ngày 02/8/2000, lãi suất cho vay của các NHTM không phải tuân theo mức trần. NHNN chính thức công bố định kỳ lãi suất cơ bản và biên độ giao động. NHTM sẽ tự mình đưa ra các mức lãi suất cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Giai đoạn 5: Lãi suất thỏa thuận (Từ ngày 01/6/2002 – 19/5/2008): Theo quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/5/2002 lãi suất cho vay được hoàn toàn thả nổi theo nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa bên đi vay và NHTM; Cũng cần nói thêm rằng, trước đó vào ngày 29/5/2001 NHNN đã chính thức thả nổi lãi suất cho vay bằng USD cho các NHTM theo Quyết định số 718/2001/QĐ-NHNN. Giai đoạn 6: Áp dụng mức trần lãi suất cho vay (Từ ngày 19/5/2008 đến đầu năm 2010) Cũng như quy định tại quyết định 381/QĐ-NH1 ngày 28/12/1995 về mức trần cho vay nhưng tại Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 NHNN đưa ra cách xác định mức trần có khác đó là lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN quy định. Giai đoạn từ tháng 02/2010 đến nay: áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận. Ngày 26/02/2010NHNN đã có Thông tư 07/2010/TT-NHNN quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Tiếp đó, ngày 9-4, NHNN có Công văn số 2651/NHNN-CSTT yêu cầu các NHTM cung cấp mức lãi suất cho vay thỏa thuận bằng VND. Hầu hết các ngân hàng thương mại sẽ Ñeà taøi : Những vấn đề cơ bản về lãi suất Ngân hàng và vai trò của nó đối với Doanh nghiệp. 9 áp lãi suất cho vay VND theo cơ chế thỏa thuận tối đa dưới 15%/năm, cá biệt có trường hợp là 18%/năm. Ngân hàng nhà nước trung ương sử dụng lãi suất tái chiết khấu để tác động gián tiếp tới lãi suất tiền gởi, lãi suất tiền vay của các ngân hàng trung gian. Trên cơ sở đó các ngân hàng trung gian tùy tình hình thị trường mà áp dụng lãi suất t iền gởi, tiền vay đối với các doanh nghiệp nhưng thường là cao hơn lãi suất chiết khấu. Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu, điều đó có nghĩa là ngân hàng trung ương muốn hạn chế sự tăng thêm tiền ra lưu thông. + Ở các nước đang phát triển: Ấn định mức lãi suất tiền gởi, tiền vay ở mức tối đa và giao cho ngân hàng trung ương quyền điều chỉnh mức lãi suất đó. Lý do không thể cho thị trường quyết định mức lãi suất là vì thị trường tiền tệ trong nước chưa đủ sức cạnh tranh. Tuy nhiên qua nghiên cứu thực tế của ngân hàng thế giới cho thấy lãi suất trần cứng ngắc đã làm cản trở sự tăng trưởng về tiết kiệm tài chính và giảm thiểu hiệu năng của đầu tư. Do đó nhiều nước đã thực hiện lãi suất chịu sự quản lý của nhà nước có thể có hại, không có tác động tích cực đối với nền kinh tế nói chung, hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng. Do đó họ có khuynh hướng để cho thị trường có tiếng nói lớn hơn. Trong điều kiện sự ổn định kinh tế vĩ mô chưa được thiết lập, nhà nước có thể quản lý lãi suất. + Ở Việt Nam chính sách lãi suất hiện đang được cải tiến. Đây chính là yếu tố quan trọng để góp phần cải cách lĩnh vực tài chính. Về nguyên tắc cơ chế thị trường có sự cạnh tranh thì tốt nhất là lãi suất nên để cho thị trường quyết định thông qua lãi suất cơ bản. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, khi t ình hình kinh tế vĩ mô chưa được ổn định và các NHTM quốc doanh làm chủ thị trường, thì chính phủ không tránh khỏi việc áp dụng chính sách lãi suất tích cực. Chính sách lãi suất hiện nay có tác động: + Khuyến khích tích lũy và là trung gian tài chính + Hướng các nguồn tài chính vào các hoạt động có tỷ suất lợi nhuận cao nhất. + Lãi suất t ín dụng đươc sử dụng như một công cụ để vận hành cơ chế tạo tiền. * Nếu muốn hạn chế việc tạo tiền của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng nhà nước sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn, từ đó kéo theo lãi suất trên thị trường giữa các ngân hàng tăng lên, vốn khả dụng giảm, N gân hàng nhà nước sẽ thận trọng trong việc cấp tín dụng, do đó tín dụng được cấp cho doanh nghiệp rất ít. Mặt khác về ph
Luận văn liên quan