Trong tiến trình hội nhập, giao lưu thương mại, việc phát sinh tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi. Do đó, giải quyết tranh chấp đang là vấn đề nổi cộm của nền kinh tế thế giới hiện nay. Các nhà kinh doanh, các cá nhân, tổ chức hoàn toàn có quyền được lựa chọn phương thức để giải quyết những tranh chấp phát sinh: Tòa án, thương lượng, hòa giải, trọng tài Và trọng tài với những ưu điểm nổi bật đang dần khẳng định vị thế của mình. Đây là phương thức được thương gia các nước ưu tiên lựa chọn để giải quyết tranh chấp thương mại. Ở Việt Nam, trọng tài cũng đang hình thành cho mình một chỗ đứng.
Khác với các phương thức giải quyết tranh chấp khác, tranh chấp của các bên được đưa ra trọng tài giải quyết chỉ khi tồn tại một thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài được hiểu là sự nhất trí của các bên về việc đưa ra trọng tài giải quyết tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh. Do vậy, thỏa thuận trọng tài là vấn đề then chốt trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Thỏa thuận trọng tài được xem là công tắc khởi động quá trình tố tụng trọng tài, bởi lẽ không có thỏa thuận trọng tài thì không thể có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng dẫn đến quá trình tố tụng trọng tài. Chỉ những thỏa thuận đúng pháp luật, thể hiện đúng ý chí của các bên mới vận hành được quá trình tố tụng trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực không chỉ là hình thức pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận của các bên, mà còn là căn cứ pháp lý để dựa vào đó bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận. Pháp luật các nước nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đều dành cho thỏa thuận trọng tài sự quan tâm đặc biệt, thể hiện ở việc trong các đạo luật về trọng tài thường có một chương riêng quy định về thỏa thuận trọng tài.
Đặc biệt là trong tiến trình hội nhập, tất yếu sẽ dẫn đến sự gia tăng về số lượng và tính phức tạp của các tranh chấp thương mại. Đã đến lúc các cá nhân, tổ chức kinh doanh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của thỏa thuận trọng tài, để xác lập thỏa thuận trọng tài có hiệu lực, thực sự thể hiện được ý chí của các bên tạo cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành một cách thuận lợi.
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài”. Việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài cùng với việc tìm hiểu, so sánh, với hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới, từ đó đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn
58 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4144 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận Trọng tài thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình hội nhập, giao lưu thương mại, việc phát sinh tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi. Do đó, giải quyết tranh chấp đang là vấn đề nổi cộm của nền kinh tế thế giới hiện nay. Các nhà kinh doanh, các cá nhân, tổ chức hoàn toàn có quyền được lựa chọn phương thức để giải quyết những tranh chấp phát sinh: Tòa án, thương lượng, hòa giải, trọng tài… Và trọng tài với những ưu điểm nổi bật đang dần khẳng định vị thế của mình. Đây là phương thức được thương gia các nước ưu tiên lựa chọn để giải quyết tranh chấp thương mại. Ở Việt Nam, trọng tài cũng đang hình thành cho mình một chỗ đứng.
Khác với các phương thức giải quyết tranh chấp khác, tranh chấp của các bên được đưa ra trọng tài giải quyết chỉ khi tồn tại một thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài được hiểu là sự nhất trí của các bên về việc đưa ra trọng tài giải quyết tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh. Do vậy, thỏa thuận trọng tài là vấn đề then chốt trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Thỏa thuận trọng tài được xem là công tắc khởi động quá trình tố tụng trọng tài, bởi lẽ không có thỏa thuận trọng tài thì không thể có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng dẫn đến quá trình tố tụng trọng tài. Chỉ những thỏa thuận đúng pháp luật, thể hiện đúng ý chí của các bên mới vận hành được quá trình tố tụng trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực không chỉ là hình thức pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận của các bên, mà còn là căn cứ pháp lý để dựa vào đó bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận. Pháp luật các nước nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đều dành cho thỏa thuận trọng tài sự quan tâm đặc biệt, thể hiện ở việc trong các đạo luật về trọng tài thường có một chương riêng quy định về thỏa thuận trọng tài.
Đặc biệt là trong tiến trình hội nhập, tất yếu sẽ dẫn đến sự gia tăng về số lượng và tính phức tạp của các tranh chấp thương mại. Đã đến lúc các cá nhân, tổ chức kinh doanh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của thỏa thuận trọng tài, để xác lập thỏa thuận trọng tài có hiệu lực, thực sự thể hiện được ý chí của các bên tạo cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành một cách thuận lợi.
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài”. Việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài cùng với việc tìm hiểu, so sánh, với hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới, từ đó đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã và đang được giới luật gia Việt Nam, các doanh nghiệp cũng như Nhà nước thừa nhận. Đặc biệt, Luật Trọng tài thương mại đã được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010 và sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2011 càng thu hút sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức kinh doanh đối với trọng tài. Trước tác giả cũng đã có nhiều khóa luận cử nhân và luận văn thạc sỹ nghiên cứu về trọng tài thương mại như:
Khóa luận cử nhân Luật “Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật về trọng tài phi Chính phủ ở Việt Nam” của tác giả Lê Huỳnh Phương Chinh năm 2003.
Khóa luận cử nhân Luật “Hoàn thiện pháp luật tố tụng trọng tài Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Lê Thị Kiều Duyên năm 2006.
Khóa luận cử nhân Luật “Một số vấn đề pháp lý về điều khoản trọng tài trong hợp đồng thương mại quốc tế” của tác giả Trần Thị Hồng năm 2009.
Khóa luận cử nhân Luật “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết năm 2004.
Luận văn Thạc sỹ Luật học “Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng trọng tài thương mại” của tác giả Trương Quốc Tuấn năm 2003.
…
Các khóa luận nêu trên chủ yếu nghiên cứu về trọng tài thương mại, ưu nhược điểm của trọng tài thương mại, khảo sát thực tiễn hoạt động của trọng tài tại Việt Nam, từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trọng tài tại Việt Nam. Như vậy, có thể thấy thỏa thuận trọng tài-một vấn đề quan trọng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tất yếu cũng đã được các tác giả trên đề cập, nghiên cứu. Tuy nhiên vấn đề này cũng chỉ được nghiên cứu hết sức khái quát, chỉ chiếm một phần nhỏ trong các luận văn nói trên. Đặc biệt trong đó, chỉ có khóa luận cử nhân “Một số vấn đề pháp lý về điều khoản trọng tài trong hợp đồng thương mại quốc tế” của tác giả Trần Thị Hồng đã đi sâu nghiên cứu về thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại quốc tế. Tác giả Trần Thị Hồng đã phân tích kỹ những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài từ đó tác giả đưa ra những đề xuất để xây dựng một thỏa thuận trọng tài hoàn chỉnh giúp cho các doanh nghiệp khi đàm phán ký kết hợp đồng. Chính vì vậy mà đề tài này mang một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Tuy nhiên, tác giả Trần Thị Hồng đã không đi sâu vào phân tích thực trạng pháp luật cũng như thực trạng áp dụng pháp luật về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Do đó, thiết nghĩ việc nghiên cứu kỹ lưỡng về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài cũng như việc đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài từ đó đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật là việc làm cần thiết, góp phần nhất định làm sáng rõ hơn nhận thức về thỏa thuận trọng tài.
Phạm vi nghiên cứu và mục đích của đề tài
Trọng tài thương mại là một lĩnh vực khá rộng, bao gồm nhiều vấn đề về: thỏa thuận trọng tài, trọng tài viên, quá trình tố tụng trọng tài… Trong phạm vi đề tài của mình tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật tại Việt Nam về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Trong phần đánh giá về thực trạng pháp luật về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, tác giả sẽ phân tích, so sánh, đối chiếu giữa các văn bản pháp luật hiện hành quy định về hiệu lực thỏa thuận trọng tài và Luật Trọng tài thương mại mới vừa được Quốc hội thông qua để thấy được sự khác biệt giữa quy định cũ và quy định mới. Qua đó, có thể làm rõ những điểm mới của Luật Trọng tài thương mại về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả mong muốn đưa ra một cách nhìn toàn diện và có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước đối với hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài. Từ đó có thể phát hiện được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng để đưa ra kiến nghị mang tính tham khảo nhằm hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận là các văn bản pháp luật của Việt Nam và một số văn bản pháp luật quốc tế nổi bật liên quan đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Ngoài ra tác giả còn tiến hành phân tích một số bản án để làm rõ về thực trạng áp dụng pháp luật về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, dựa trên quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam về xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài những phương pháp nói trên, tác giả còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh…
Cơ cấu của khóa luận
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, Khóa luận được chia thành hai Chương. Cụ thể:
Chương 1: Khái quát những vấn đề chung về thỏa thuận trọng tài
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng chế định pháp luật về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
Khái niệm thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài có một vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Bởi nếu không có thỏa thuận giữa các bên tranh chấp thì trọng tài sẽ không có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Do đó, pháp luật Việt Nam và các nước đều dành cho thỏa thuận trọng tài một sự ưu tiên nhất định, thể hiện ở việc dành cho thỏa thuận trọng tài một chương riêng biệt trong các đạo luật quy định về trọng tài. Chính vì thế mà thỏa thuận trọng tài được định nghĩa hết sức rõ ràng trong các đạo luật này.
Luật Trọng tài thương mại (sau đây gọi tắt là LTTTM) đưa ra định nghĩa: “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên nhằm giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”. Trước đây, Khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh Trọng tài) đã đưa ra định nghĩa về thỏa thuận trọng tài như sau: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại”. Như vậy, đối tượng tranh chấp được đưa ra trọng tài giải quyết được xem là vấn đề gây nhiều tranh cãi đã không được đề cập trong định nghĩa về thỏa thuận trọng tài của Luật mới mà được quy định tại một điều khoản riêng biệt (Điều 2 LTTTM). Việc quy định như vậy đã giúp cho những đối tượng tranh chấp mà trọng tài có thẩm quyền giải quyết trở nên rõ ràng hơn nhiều so với cách quy định chung chung “các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại” trong Pháp lệnh đồng thời cũng làm cho định nghĩa thỏa thuận trọng tài đơn giản, rõ ràng hơn tránh việc gây nên nhiều cách hiểu khác nhau.
Luật Mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban luật thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc (sau đây gọi tắt là Luật Mẫu UNCITRAL) đưa ra định nghĩa về thỏa thuận trọng tài như sau: “Thỏa thuận trọng tài là thoả thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng”.
Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài (sau đây gọi tắt là Công ước New York) cũng đã định nghĩa về thỏa thuận trọng tài như sau: “là thỏa thuận bằng văn bản theo đó các bên cam kết đưa ra trọng tài xét xử mọi tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh giữa các bên từ một quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không, liên quan đến một đối tượng có khả năng giải quyết được bằng trọng tài”.
Như vậy có thể thấy quy định của pháp luật nước ta về thỏa thuận trọng tài khá tương đồng với các văn bản pháp luật quốc tế. Thỏa thuận trọng tài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi chỉ khi tồn tại thỏa thuận thì trọng tài mới có thẩm quyền giải quyết và thỏa thuận đó cũng đồng thời loại trừ thẩm quyền của tòa án. Chính vì vậy nên không phải thỏa thuận nào giữa các bên về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đều làm phát sinh thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Để trở thành một thỏa thuận hoàn chỉnh, thỏa thuận đó phải thể hiện đúng ý chí của các bên, theo đúng hình thức do pháp luật quy định, đối tượng tranh chấp phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài…
Trước hết, thỏa thuận trọng tài phải là sự thống nhất ý chí của các bên đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài. Bởi bản chất của thỏa thuận là sự tự nguyện, thống nhất của các bên về một vấn đề nào đó. Sẽ không gọi là thỏa thuận nếu xuất hiện bất cứ sự đe dọa, lừa dối nào.
Thứ hai, đối tượng giải quyết của trọng tài là “các tranh chấp đã phát sinh hoặc có thể phát sinh”. Do đó, thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập ở hai thời điểm khác nhau: khi tranh chấp đã xảy ra hoặc là khi tranh chấp chưa xảy ra. Bởi vậy, tồn tại hai dạng thỏa thuận trọng tài:
Điều khoản trọng tài: là điều khoản các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhằm dự liệu nếu có tranh chấp phát sinh sẽ đưa ra trọng tài giải quyết. Đây chính là thỏa thuận trọng tài được xác lập trước khi tranh chấp xảy ra.
Thỏa thuận trọng tài riêng biệt (hay còn gọi là thỏa ước trọng tài Nguyễn Đình Thơ (2006), “Một số vấn đề về thỏa thuận trọng tài”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (Số 20/2006), tr.16.
): là thỏa thuận giữa các bên sau khi tranh chấp đã phát sinh thống nhất chọn hình thức trọng tài để giải quyết vụ việc.
LTTTM một lần nữa khẳng định điều này tại Khoản 1 Điều 16: “Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng”. Việc quy định thời điểm xác lập thỏa thuận trọng tài như thế là hết sức linh hoạt. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp, giúp cho tranh chấp được giải quyết hiệu quả.
Thứ ba, về hình thức của thỏa thuận trọng tài là phải bằng văn bản. Pháp luật Việt Nam cũng như các nước đều thống nhất, hình thức của thỏa thuận trọng tài phải bằng văn bản Điều 1031 Luật Trọng tài của Cộng hòa Liên bang Đức, Điều 7 Khoản 2 Luật Trọng tài thương mại quốc tế của Cộng hòa Liên bang Nga, Điều 6 Luật Trọng tài Thái Lan, Luật Trọng tài Anh…(Trích theo “Giới thiệu tóm tắt Luật Trọng tài của một số nước trên thế giới”, Hội Luật gia Việt Nam).
. Đây cũng là một trong những điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Vấn đề này sẽ được tác giả làm rõ ở Chương 2 của Khóa luận.
Thứ tư, phạm vi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Luật Mẫu UNCITRAL cũng như Công ước New York đều ghi nhận các tranh chấp được đưa ra trọng tài giải quyết có thể là tranh chấp trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng. Trong khi, Pháp lệnh Trọng tài thương mại Việt Nam chỉ quy định “các tranh chấp đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh trong hoạt động thương mại” mà không đề cập đến vấn đề các tranh chấp đó trong hợp đồng hay ngoài hợp đồngVới cách quy định như trên có hai vướng mắc:
Cần phải xác định đâu là “tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại” và đâu là “tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại”.
Tranh chấp ngoài hợp đồng có được đưa ra trọng tài giải quyết hay không?
Vấn đề này sẽ được tác giả phân tích trong Chương 2 của Khóa luận.
.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về thỏa thuận trọng tài một cách khái quát như sau: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên nhằm giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh giữa các bên. Thỏa thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thỏa thuận riêng”.
Đặc điểm của thỏa thuận trọng tài
Tính tự nguyện
Đây là đặc điểm hết sức đặc trưng của thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận là “đi tới sự đồng ý sau khi cân nhắc, thảo luận”. Khi nói đến thỏa thuận thì nó phải thể hiện được thiện chí của các bên cùng thống nhất vấn đề sau một quá trình đàm phán, thảo luận. Như vậy, bản chất của thỏa thuận là sự tự nguyện thống nhất ý chí của các bên về một vấn đề nào đó. Nếu ý chí đó được thống nhất không dựa trên sự tự nguyện thì không thể coi đó là một thỏa thuận được.
Trong hoạt động kinh doanh thương mại, không ai muốn tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, khi kinh tế càng phát triển, trước đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, vì lợi nhuận người ta sẵn sàng xâm phạm quyền và lợi ích của người khác, tranh chấp xảy ra là điều không tránh khỏi. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp hiệu quả, công bằng… là đòi hỏi cấp thiết. Và việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các bên, các bên có toàn quyền quyết định. Do đó, thỏa thuận trọng tài-là thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, đòi hỏi ở các bên một sự hoàn toàn tự nguyện.
Thỏa thuận trọng tài là kết quả của quá trình đàm phán, cân nhắc giữa các bên. Các cá nhân, tổ chức kinh doanh lựa chọn trọng tài cũng như lựa chọn hình thức kinh doanh cho mình. Trước khi chọn trọng tài giải quyết tranh chấp các bên chắc cũng đã tìm hiểu về phương thức giải quyết này, cũng đã so sánh ưu nhược điểm so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác. Và quan trọng hơn hết là các bên đã đưa ra quyết định chọn lựa sau quá trình cân nhắc. Lựa chọn trọng tài cũng như một quyết định kinh doanh và như mọi quyết định kinh doanh khác, họ phải tự chịu rủi ro có thể xảy ra Trần Hữu Huỳnh (2003), “Pháp lệnh Trọng tài thương mại, những thử thách phía trước”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (Số 04/2003), tr.64.
. Do vậy, một khi đã tự nguyện xác lập thỏa thuận trọng tài các bên phải chịu sự ràng buộc của nó trong suốt quá trình giải quyết vụ tranh chấp. Sự ràng buộc thể hiện ở những điểm sau:
Trong thỏa thuận trọng tài các bên thống nhất lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp, lựa chọn hình thức trọng tài (thường trực hoặc lâm thời), lựa chọn trung tâm trọng tài, lựa chọn địa điểm, ngôn ngữ… Do đó đòi hỏi các bên phải thực hiện đúng theo thỏa thuận đã xác lập. Bởi các bên đã xác lập thỏa thuận một cách tự nguyện, được tự do chọn lựa cách thức giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy các bên cần có trách nhiệm đối với sự lựa chọn của mình.
Mặt khác, tính tự nguyện cũng ảnh hưởng đến thiện chí của các bên khi thi hành quyết định trọng tài. Một khi đã xác lập thỏa thuận trọng tài một cách tự nguyện, các bên cũng cần nghiêm chỉnh thi hành quyết định trọng tài. Góp phần mang lại hiệu quả cho quá trình giải quyết tranh chấp.
Như vậy có thể thấy, đặc điểm này đã thể hiện được ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Trọng tài sẽ giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, thuận tiện cho các bên trong trường hợp tất cả các bên đều có thiện chí, trung thực và hợp tác.
Do đặc điểm hết sức đặc trưng này mà pháp luật đã quy định tính tự nguyện của các bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài cũng là một trong những nội dung ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. LTTTM đã quy định một trong các trường hợp làm cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu là: “Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu” (Khoản 5 Điều 18). Thật vậy, ý chí của các bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài phải hoàn toàn tự nguyện, minh bạch, không bên nào bị lừa dối hoặc bị đe dọa. Nếu có bất cứ sự đe dọa, lừa dối nào thì thỏa thuận trọng tài sẽ không còn nguyên nghĩa vốn có của nó. Tuy nhiên trong trường hợp này, pháp luật vẫn tôn trọng ý chí của các bên. Bởi ở đây phải tồn tại hai điều kiện thì thỏa thuận trọng tài mới vô hiệu: có lừa dối, đe dọa và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Nếu một bên phát hiện bị lừa dối, đe dọa nhưng sau đó vẫn công nhận thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực.
Yếu tố tự nguyện thỏa thuận của thỏa thuận trọng tài quan trọng đến mức một số luật gia Châu Âu cho rằng, nếu giữa các bên đã có thỏa thuận trọng tài kèm theo quy tắc tố tụng thì trọng tài quốc tế sẽ là quá trình tự động, độc lập với luật quốc gia. Ý kiến này tuy hơi thái quá nhưng cũng cho thấy vai trò thỏa thuận ý chí chọn “quyền lực tư” trong phương thức trọng tài Trần Hữu Huỳnh (2000), “Một số vấn đề cơ bản về thỏa thuận trọng tài trong thương mại quốc tế”, Tạp chí Luật học, (Số 1/2000), tr.19.
. Rõ ràng với tư cách là một thiết chế tài phán tư, trọng tài luôn tôn trọng sự tự nguyện của các bên tranh chấp. Và thỏa thuận trọng tài chính là biểu hiện đầu tiên của sự tự nguyện thỏa thuận đó.
Tính độc lập
Đây là đặc điểm cơ bản của thỏa thuận trọng tài. Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài ở đây được xét trong mối quan hệ với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài. Như vậy, dù thỏa thuận trọng tài dưới dạng là một điều khoản trong hợp đồng hay là một thỏa thuận trọng tài riêng biệt đều tồn tại độc lập với hợp đồng.
Trước hết, thỏa thuận trọng tài độc lập với hợp đồng do những lý do sau:
Lý do thứ nhất là, nguyên nhân làm cho hợp đồng vô hiệu và nguyên nhân làm cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu là khác nhau. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 (